Sunday, September 11, 2011

Wikileaks - Đôi điều hé mở chuyện thâm cung đảng Vẹm ngụy quyền CSVN

 Hành động lội ngược dòng, khi cố sống trong mộng tưởng về cuộc cách mạng vô sản mà chính nơi sản sinh ra nó đã chối bỏ.

Wikileaks - Tổng lãnh sự: Ðiếu Cày bị vu cáo



Wikileaks: Tô Huy Rứa: Thủ cựu, thân Phiêu, chống Kiệt, ‘bad boy’



Nguyễn Tấn Dũng có đầu óc cải cách? Lầm!

Ðông Bàn (Người Việt) - Công điện ngày 15 tháng 12, 2009 của đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael Michalak, gởi cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chỉ để phân tích về nhân vật Tô Huy Rứa, vừa được bầu vào Bộ Chính Trị, và “được nhiều người tiên đoán sẽ là ứng cử viên nặng ký cho vị trí Tổng Bí Thư Ðảng vào năm 2011.”

Nội dung công điện, theo cách nhìn của Ðại Sứ Hoa Kỳ, cho thấy một Tô Huy Rứa “thủ cựu,” “gần gũi Lê Khả Phiêu,” một “đối thủ chính yếu của Võ Văn Kiệt.”

Công điện có tựa: “Ðánh Giá Sơ Khởi Tân Thành Viên Bộ Chính Trị - Bad Boy Tô Huy Rứa.”

Siết báo chí, chống Mỹ

Sự tham gia của Tô Huy Rứa vào Bộ Chính Trị, theo đánh giá của Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ, “tương ứng với quan điểm cứng rắn của Ðảng (Cộng Sản), với ‘diễn tiến hòa bình’ được gắn liền với “phê và tự phê.’”

Công điện viết: “Theo quan điểm của chúng tôi, sự thăng tiến của nhân vật này phản ánh và tái khẳng định khuynh hướng bảo thủ, trùng hợp với việc bắt các nhà báo đưa tin vụ PMU-18 hồi năm ngoái. (Sự thăng tiến của Tô Huy Rứa) cũng đánh dấu sự gia tăng quyền lực của Ban Tuyên Giáo Trung Ương, do Rứa đứng đầu từ năm 2006. Rõ ràng là Rứa chính là nhân vật quyết định công bố đoạn ghi âm lời nhận tội của Lê Công Ðịnh.”

Mặc dầu khẳng định Tô Huy Rứa là nhân vật “thủ cựu,” phía ngoại giao Hoa Kỳ nhận định rằng “không nên cho rằng mọi khó khăn mà chúng ta (Hoa Kỳ) đang đối mặt đều do Rứa mà ra.” Công điện giải thích, Tô Huy Rứa là người làm việc trực tiếp với Trương Tấn Sang, Thường Trực Ban Bí Thư Bộ Chính Trị, và qua ông Sang, làm việc với Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh. Do đó “Rứa không thể làm được gì nhiều nếu không có sự chống lưng của Sang, Mạnh, và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.”?

Hai ví dụ được nêu trong công điện.

Thứ nhất, chính Trương Tấn Sang từng bác một số đề nghị của Tô Huy Rứa, trong đó có đề nghị liên quan đến việc cho truyền thông đưa tin về bauxite. Thứ nhì, Nghị Ðịnh 97 - nội dung cấm các tổ chức khoa học công bố những ý kiến phản biện liên quan đến đường lối chính sách của Ðảng và Nhà Nước CSVN - không đến từ Tô Huy Rứa mà đến từ Nguyễn Tấn Dũng, “nhân vật nhiều người lầm tưởng là có đầu óc cải cách chính trị.”

Công điện cho rằng “những cuộc đàn áp các nhân vật bất đồng chính kiến phản ánh sự đồng thuận của các thành viên Bộ Chính Trị cũng như thời điểm Ðại Hội Ðảng đang đến gần,” và “điều này phù hợp với quán tính làm việc của họ trong quá khứ.”

Ông Tô Huy Rứa, người đứng đầu bộ máy tuyên truyền của Ðảng CSVN, không có tiếng nói trong các vấn đề kinh tế, đồng thời có khuynh hướng chống Mỹ rõ rệt. Tuy nhiên, “những quan điểm chống Mỹ của Rứa không ngăn cản được thăng tiến trong quan hệ quân sự giữa hai nước.”

“Dấu ấn Tô Huy Rứa” rõ nét nhất ở các lãnh vực báo chí, văn học, nghệ thuật, theo chiều hướng “siết chặt.” Công điện viết: “Ảnh hưởng của Rứa được thể hiện rõ rệt nhất trong việc siết chặt báo chí, đến một mức cao hơn, quan tâm nhiều hơn về chính trị trong tiến trình tuyển cán bộ (mặc dầu điều đó có thực sự như vậy hay không thì không rõ).”

Và quan điểm “chống Mỹ” là điều rõ nhất nơi nhân vật này. “Chắc chắn là ông ta sẽ lôi kéo sự chống đối các chương trình của Hoa Kỳ, chẳng hạn chương trình Peace Corps, Fulbright, và những chương trình huấn luyện về điều hành chính quyền minh bạch.”

Chính vì Tô Huy Rứa, theo nhận định của công điện ngoại giao, mà nhiều việc “đã không thể xảy ra.” Chẳng hạn, “những bài giảng về tư tưởng của Rứa khiến các tranh luận về cải tổ không còn chỗ để nói.”?

Thân Phiêu, chống Kiệt

Người ta không ngạc nhiên khi Tô Huy Rứa thân Lê Khả Phiêu, đối thủ chính yếu của ông Võ Văn Kiệt, một cựu thủ tướng và người có đầu óc cải cách. Vẫn theo công điện.

“Những người đi theo ông Kiệt thấy rõ ảnh hưởng của họ giảm đi đều đều kể từ thời điểm ông Kiệt qua đời.”

Cả Lê Khả Phiêu và Tô Huy Rứa cùng là người Thanh Hóa. Ðiều khác nhau giữa hai nhân vật này là: Tô Huy Rứa đã không thực sự có quyền ảnh hưởng trong việc cài đặt nhân sự - mà điều đó có nghĩa là tiền - cho đến khi ông ta vào Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng trong năm 1996 và được chỉ định làm Bí Thư Thành Ủy Hải Phòng từ năm 1999.

Tô Huy Rứa là ví dụ cụ thể của “lực lượng nòng cốt về tư tưởng,” là những nhân vật thành viên của nhóm quyền lực trung tâm Hà Nội, chiếm được quyền lực thông qua kiến thức và tư tưởng/tuyên truyền Ðảng hơn là kinh qua các vị trí đứng đầu các tỉnh hoặc bộ.

Công điện ghi nhận, chống Mỹ, nhưng có vẻ không góp phần vào cuộc chiến tranh Việt Nam, Tô Huy Rứa lại được tưởng thưởng huân chương cho “cuộc chiến chống Mỹ.”

Nhân vật này học Triết học Marxist, học Toán, lấy tiến sĩ Triết tại Liên Xô, làm bí thư thành ủy Hải Phòng, được bổ nhiệm phó giám đốc Học Viện Chính Trị- Hành Chánh Quốc Gia Hồ Chí Minh năm 1996. Ông ta nắm chức giám đốc vào năm 2004, rồi vào Ban Bí Thư năm 2006, sau đó, ông ta giữ chức Trưởng Ban Tư Tưởng-Văn Hóa Trung Ương.

Sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Washington nhận được công điện từ Tòa Ðại Sứ ở Hà Nội, đầu năm 2010, họ có công điện trả lời.

Công điện trả lời nói rằng “chúng ta có rất ít thông tin về Tô Huy Rứa,” và “với khả năng thăng tiến của Rứa tại Ðại Hội Ðảng 11, và với khuynh hướng chống Mỹ của cơ quan của ông ta, chúng tôi sẽ tiếp tục đọc, với sự quan tâm, bất cứ tường trình nào liên quan đến Tô Huy Rứa. Ðại Hội Ðảng đang đến gần, chúng ta cần bất cứ thông tin nào liên quan đến những diễn tiến quyền lực về vị trí Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Bộ Chính Trị, và các vị trí chủ chốt của Ban Bí Thư.”

Tại Ðại Hội Ðảng CSVN lần thứ 11, ông Rứa tiếp tục được ở lại Bộ Chính Trị nhưng không “thăng tiến” như dư luận tiên đoán. Tuy nhiên, ông làm Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương từ tháng 2, 2011 đến nay.
Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ Đánh Giá: Tô Huy Rứa bắt đầu kiếm tiền được từ năm 1996
Trong một điện văn kín viết cuối năm 2009, ngày 15/12, được tiết lộ trên Wikileaks ngày 30/08/2011, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ viết rằng Tô Huy Rứa, vừa được bầu vô Bộ Chính Trị hồi đầu năm và là Trưởng ban Tư tưởng Trung ương của Đảng CSVN, bắt đầu vô điạ vị “kiếm tiền được” từ năm 1996: “Có lẽ Rứa chỉ bắt đầu thực sự có quyền hành làm đàn anh và bổ nhiệm chức vụ cho đàn em – [tức là] kiếm tiền – khi được vào Ủy Ban Trung Ương [Đảng] năm 1996 và sau đó được bổ nhiệm vô chức vụ Bí Thư Đảng tại Hải Phòng năm 1999.”

Với tựa đề “Nhận xét Sơ khởi về Tô Huy Rứa, Tay Cà chớn trong Bộ Chính Trị” (phỏng dịch “Preliminary Assessment of Politburo Bad Boy To Huy Rua”), điện văn này viết tiếp: “Theo chúng tôi nhận định thì việc Hứa được lên chức [vô Bộ Chính trị] vừa phản ảnh vừa tăng cường khuynh hướng sắt đá kể từ vụ bắt các phóng viên điều tra vụ PMU-18 hơn một năm trước đây. Việc lên chức này cũng đánh dấu tầm ảnh hưởng đang gia tăng của Ban Tuyên Giáo Trung Ương, mà Rứa nắm từ năm 2006”

Viết tiếp về ảnh hưởng của Tô Huy Rứa,: “Ảnh hưởng trực tiếp nhất của Rứa có lẽ là ở việc xiết chặt báo chí, .. và xiết chặt văn chương và nghệ thuật .. Những bài xã luận của tờ Quân Đội Nhân Dân phản ảnh quan điểm của Rứa chống lại các hợp tác với Mỹ .. Bàn tay của Tô Huy Rứa có thể thấy được trong vụ đưa Lê Công Định lên TV

Điện văn của TĐS Hoa Kỳ cũng nói về thứ tự quyền hành trên Rứa và, đặc biệt, viết rằng nếu tưởng Nguyễn Tấn Dũng muốn cải cách chính trị thì đó là tưởng lầm: “Rứa trực tiếp thuộc quyền điều khiển của Trương Tấn Sang và dưới quyền của Nông Đức Mạnh qua Sang, gần như Rứa muốn làm gì cũng phải được sự hỗ trợ của Sang, Mạnh, và Dũng .. Một số quyết định cứng rắn, như QĐ 97, bắt nguồn không phải từ Rứa mà từ Nguyễn Tấn Dũng, Dũng thường được nhiều người lầm tưởng là muốn cải cách chính trị. Dựa vào tất cả những gì chúng tôi biết được thì đợt đàn áp hiện nay phản ảnh ý muốn chung của mọi thành viên Bộ Chính Trị và cũng không khác gì những đợt đàn áp trước đây khi chuẩn bị cho Đại hội Đảng.”

* Sau đây là nguyên văn tiếng Anh của điện văn nói trên:

“1. (C) Following is Post’s evaluation of To Huy Rua, Chairman of the CPV Propaganda and Education Commission, whom many identify as a leading hard-line voice within the Politburo. We welcome comment from INR/B and other analysts.

2. (C) The Politburo’s newest member, To Huy Rua, is considered by many to be a dark-horse contender for the position of General Secretary in 2011 (ref A). His selection to the Politburo at the Ninth Plenum in January (ref B) corresponded with a hardening of the Party’s rhetoric, with “peaceful evolution” now augmented by references to “self-evolution” (ref C). His ascension, in our view, both reflected and reinforced a hard-line trend in evidence since the arrests of the PMU-18 journalists over one year ago (ref D). It also marked an increase in stature for the Commission on Propaganda and Education, which Rua has chaired since 2006. Rua’s fingerprints were clearly on the decision to air taped confessions of Le Cong Dinh (ref E), as well as Central Committee Decree 34 (ref F).

3. (C) Rua is a hardliner, to be sure. Tempting as it is, though, it would be a mistake to attribute all our difficulties to Rua’s plotting — a point explicitly made by blogger Huy Duc immediately after he was fired from Saigon Tiep Thi magazine in August (ref G). Rua answers directly to CPV Standing Secretary Truong Tan Sang and through him to General Secretary Nong Duc Manh, and there is very little that Rua could do without significant backing from Sang, Manh, or Prime Minister Nguyen Tan Dung. (Sang has, in fact, overruled decisions made by Rua, for example on media coverage of bauxite. See ref H). Some restrictive decisions, such as Decision 97, originated not from Rua but from PM Dung, who is often mistakenly identified as a political reformer (ref I). As best we can tell, the current crackdown on political dissent reflects a consensus among Politburo members and is consistent with past practice in advance of CPV Party Congresses.

4. (C) So, what exactly is To Huy Rua’s influence and how is it brought to bear? Rua appears to have no say on economic matters. Nor has his anti-U.S. rhetoric thwarted significant advances in the mil-mil relationship, though it has found voice in prominent editorials in Quan Doi Nhan Dan. And, again, it is likely that Vietnam would be cracking down on political dissent anyway, with or without Rua. Rua’s influence is probably most directly felt in increased restrictions on the press, on a heightened attention to ideology in the recruitment of cadre (though how much is lip service is hard to tell), and in literature and the arts. He is likely to rally opposition to U.S. programs such as the Peace Corps and Fulbright and to obstruct efforts to engage on governance. Rua’s influence can also, we would argue, be felt in what is not happening — in today’s climate, Rua’s ideological palaver has crowded out arguments for reform. In terms of factional politics, Rua is probably adding support to conservative elements affiliated with former General Secretary Le Kha Phieu, an archrival of the former reformist Prime Minister Vo Van Kiet, whose followers have seen their influence steadily diminish in the year since Kiet’s death.

5. (C) Biographical Notes: Like Le Kha Phieu, To Huy Rua hails from Thanh Hoa, though unlike Phieu, Rua probably did not begin to acquire real influence over patronage and appointments — money — until he entered the Central Committee in 1996 and was named Haiphong Party Secretary in 1999. Rua is a prime example of an “ideological cadre,” a member of the Hanoi-centered elite who rose to prominence through academia and the Party ideological/propaganda structure, rather than through the provinces or ministries (ref J). In 1965, when he was 18, Rua joined the Youth Volunteers to Combat the Americans, a civilian organization that provided logistical support for PAVN and NLF forces, and in 1970 he began his studies in Marxist philosophy at the Central Political Propaganda and Training School, while also studying math at Hanoi University. (Details are sketchy, but it appears that Rua did not take part in the U.S. war, though he did earn a medal for “anti-U.S. struggle.”) In the early 1980s, Rua completed his graduate studies at the Soviet Academy of Social Sciences, earning a Ph.D. From his return to Hanoi until his appointment in Haiphong, Rua rose steadily through the academic/Party hierarchy and was named as the Deputy Director of the Ho Chi Minh Political Academy in 1996. In 2004 he became the Academy’s Director. Rua joined the CPV Secretariat in 2006, the same year he took over as Chair of the Propaganda and Ideology Commission, a position he continues to hold.
Cả hai công điện, một gởi đi từ Hà Nội, và một gởi trả lời từ Washington D.C., đều đánh dấu “MẬT.”

DongBan@nguoi-viet.com

Wikileaks: Vatican ép TGM Ngô Quang Kiệt từ chức


Ðông Bàn (Người Việt) - Tổng giám mục Giáo Phận Hà Nội, Ngô Quang Kiệt, đã từ chức dưới áp lực của Vatican, ngõ hầu khai thông tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Vatican-Hà Nội; một tiến trình mà Vatican thì muốn, còn Hà Nội thì không mặn mà.

Theo hai công điện ngoại giao gởi đi cuối năm 2009, một từ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Vatican, một từ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Công điện còn cho thấy sự khác biệt về quan điểm của Vatican (cùng ngoại giao Hoa Kỳ) và Giáo Phận Hà Nội về bản chất của các vụ tranh chấp đất đai tại đây.

Một số nhượng bộ từ cả hai phía, mà phần lớn là từ Vatican, đã được thực hiện để mở đường cho “các viễn kiến rộng lớn hơn và lâu dài hơn,” của cả Vatican và Hà Nội.



Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội, Ngô Quang Kiệt (giữa), được chào đón trong buổi lễ đón đức ông, thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, Pietro Parolin đến Hà Nội ngày 15 tháng 2, 2009. Theo công điện ngoại giao Hoa Kỳ, cũng chính trong chuyến đi này, Ðức Ông Parolin gay gắt chỉ trích TGM Kiệt về cách giải quyết các tranh chấp tài sản của giáo hội tại Hà Nội. (Hình: Aude GENET/AFP/Getty Images)


Không mời, nhưng ông cứ đến

Công điện đề ngày 4 tháng 12, 2009, từ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Vatican gởi về Washington D.C. đề cập đến những dàn xếp cho cuộc viếng thăm của ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch CSVN, đến Vatican ngày 11 tháng 12, 2009.

“Nhờ can thiệp trực tiếp của Hồng Y Bernard Law, chuyến thăm Giáo Hoàng Benedict XVI của chủ tịch Việt Nam đã được xác định sẽ diễn ra vào ngày 11 tháng 12, 2009. Hiện chưa rõ phía Việt Nam có nhượng bộ hay không, và nếu có thì đó là nhượng bộ nào, để ông Triết có thể thăm Giáo Hoàng.”

“Phía Vatican có thể đã có một số nhượng bộ để cải thiện quan hệ với chính phủ Việt Nam, và nhượng bộ ấy là việc ép Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt về hưu sớm.” Theo công điện ngoại giao Hoa Kỳ ở Vatican.

Những dàn xếp cho chuyến đi của ông Triết, vẫn theo công điện, gặp phải một số trở ngại liên quan đến thủ tục ngoại giao. Công điện dẫn lời các nguồn tin ngoại giao viết rằng cuộc gặp gỡ “đã được xác định sẽ diễn ra vào Thứ Sáu, 11 tháng 12, lúc 11 giờ sáng. Mặc dầu phía Việt Nam đưa ra thông báo về chuyến đi này, phía Tòa Thánh lại không hề công bố”.

Vào thời điểm trước khi có chuyến đi của ông Triết, “diễn tiến và tình huống (của cuộc gặp này) quá mong manh, đến nỗi giới chức Vatican chịu trách nhiệm quan hệ với chính phủ Việt Nam từ chối gặp giới chức Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Vatican để thảo luận thêm”.

Cuối cùng, đích thân Hồng Y Bernard Law phải đi Việt Nam để thảo luận và hoàn tất những sắp xếp sau cùng cho chuyến đi của ông Triết. Vẫn theo công điện, trong các cuộc thảo luận này, phía Việt Nam tỏ ra “không mặn nồng mấy với quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh, nhưng lại rất quan tâm đến chuyến đi của ông Triết, vốn đã được thông báo rộng rãi”.

Tiếp ông Triết là một nghĩa cử từ Vatican, tuy nhiên, Hồng Y Law không tiết lộ những nhượng bộ từ phía Việt Nam, cho dầu, vẫn theo công điện trích lời Hồng Y, “có vẻ là chắc chắn đã có một số nhượng bộ (từ phía Việt Nam)”.

Trong khi đó, công điện đề ngày 25 tháng 11, 2009, từ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội gởi cho Washington D.C. viết rằng cuộc viếng thăm Vatican của ông Nguyễn Minh Triết là để “bàn về việc thiết lập các quan hệ ngoại giao, và rất có thể, một chuyến thăm của Ðức Giáo Hoàng đến Việt Nam trong năm 2010”.

Về mặt thủ tục ngoại giao, phía Việt Nam muốn Vatican có thư mời chính thức chủ tịch nước của họ. Vatican từ chối, viện dẫn lý do “chưa có tiền lệ” (về thư mời).

Hồng Y Bernard Law sau đó đã phải nhờ phó đại sứ Hoa Kỳ cùng đại sứ Ý tại Việt Nam chuyển thông điệp đến Bộ Ngoại Giao Việt Nam, rằng nếu chính quyền Việt Nam bày tỏ mong muốn tổ chức chuyến đi cho ông Triết, đồng thời nêu rõ ngày giờ đề nghị cho chuyến đi, Vatican sẽ “đáp ứng theo chiều hướng tích cực”.

Chuyến đi của ông Triết không nên được tách rời khỏi bối cảnh ra đi của một nhân vật khác - Tổng giám mục Giáo Phận Hà Nội, Ngô Quang Kiệt.

TGM Ngô Quang Kiệt “phải ra đi”

Nguồn gốc, diễn tiến, và thực hư câu chuyện liên quan đến việc từ chức của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đến nay vẫn là câu hỏi cho nhiều người. Cả hai công điện ngoại giao của Hoa Kỳ khẳng định Tổng Giám Mục Kiệt từ chức dưới áp lực của Vatican.

Công điện từ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Vatican hồi cuối 2009 viết: “Phó đại sứ Hoa Kỳ hỏi Hồng Y Bernard Law là liệu Tòa Thánh có chấp nhận đơn từ chức (đã được đệ nộp) của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt hay không.” Hồng Y ngụ ý “điều này là chắc chắn,” và rằng “có nhiều nhân vật tại Việt Nam có thể điền được vào vị trí của Tổng Giám Mục Kiệt”.

Sự cương quyết của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trong giai đoạn cao trào của tranh chấp đất đai tại Hà Nội có thể đã khiến Vatican khó chịu. Theo công điện của Ðại Sứ Michael Michalak, thư từ chức được tổng giám mục đệ trình cho Ðức Ông Pietro Parolin, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, trong chuyến ghé Việt Nam của nhân vật này. Theo lời một người thân cận của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Ðức Ông Parolin đã “chỉ trích gay gắt Tổng Giám Mục Kiệt về cách thức giải quyết các vụ tranh chấp đất đai của Tòa Thánh với quan chức Hà Nội”.

Áp lực từ chức ngày càng gia tăng. Vào Mùa Hè 2009, trong một cuộc tiếp kiến trực tiếp với Ðức Giáo Hoàng, có mặt cả Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, người đứng đầu Tòa Thánh chỉ thị cho Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam rằng cần “hy sinh cá nhân, chứng tỏ tự chế trong các bất đồng với chính quyền, và phải tuân thủ luật pháp”.

Cùng thời điểm này, quan chức Hà Nội công khai chỉ trích Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, “đặc biệt là chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP. Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo,” khi ông này kêu gọi cách chức người đứng đầu Giáo Phận Hà Nội.


Hành động của Nguyễn Thế Thảo được giới ngoại giao Hoa Kỳ và Vatican (thông qua Hồng Y Bernard Law) xem là “đi quá xa, một cách nghiêm trọng”.

Giới ngoại giao Hoa Kỳ tại Vatican nhận định trong công điện gởi về Washington D.C. rằng: “Với hành động đối mặt với chính quyền Việt Nam một cách mạnh mẽ trên vấn đề tài sản (của Giáo Hội), Tổng Giám Mục Kiệt có thể đã đặt những mục tiêu lâu dài khác của Vatican vào thế rủi ro. Mặc dầu giới chức Tòa Thánh không khẳng định (và chắc chắn không bao giờ khẳng định) rằng họ đã yêu cầu Tổng Giám Mục Kiệt về hưu sớm, gần như hoàn toàn chắc chắn là họ đã làm điều đó.”

Vào thời điểm nộp đơn xin từ chức, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt mới 57 tuổi, trẻ hơn rất nhiều so với tuổi về hưu trung bình của hàng Hồng Y, là 75.

Về phía mình, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt chưa bao giờ công khai lý do từ chức. Ông chỉ thường than phiền về “tình trạng sức khỏe và chứng mất ngủ,” theo công điện của tòa đại sứ tại Hà Nội. Tuy nhiên, “những nguồn tin thân cận với ngài khẳng định rằng lý do chính khiến ngài muốn từ chức là vì không muốn bị xem như chướng ngại vật cho tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Vatican-Hà Nội”.

Ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội nhận định TGM Ngô Quang Kiệt là người “có đầu óc thực tế”.

Tương lai quan hệ Vatican-Hà Nội

Ngoại giao Hoa Kỳ tại Vatican nhận định rằng, ưu tiên của Tòa Thánh về hướng Việt Nam là bảo vệ quyền tự do tôn giáo, đồng thời nhanh chóng mở rộng quyền này tại đây, để giải quyết những tranh chấp tài sản đang diễn ra giữa Tòa Thánh và chính phủ Việt Nam, và, khi điều kiện cho phép, tái thiết lập quan hệ ngoại giao để bảo vệ và mở rộng Công Giáo tại Việt Nam.

Vatican, thông qua Hồng Y Bernard Law, chia sẻ quan điểm với ngoại giao Hoa Kỳ, rằng những tranh chấp đất đai giữa giáo hội và chính quyền Hà Nội “mang tính chất luật pháp hơn là tự do tôn giáo”.

Về hướng cải thiện quan hệ Vatican-Hà Nội, công điện từ Vatican trích lời một linh mục cho biết, “các cuộc thương thảo bí mật đang được tiến hành”. Tuy nhiên, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam gần như hoàn toàn không được tham dự vào các thương thảo này. Khoảng 40% thành viên của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam ủng hộ nói chuyện với chính quyền, 60% chống. Tuy nhiên, vẫn theo linh mục được trích lời, hội đồng “đang từng bước một nghiêng về hướng nói chuyện”.

Công điện từ Hà Nội nhận định, vào thời điểm các cuộc biểu tình tranh chấp đất đai lên đến cao trào năm 2008 tại Hà Nội và Quảng Bình, “Giáo Phận Hà Nội bày tỏ sự thất vọng vì cho rằng Vatican không ủng hộ họ”.

DongBan@nguoi-viet.com

Wikileaks: TQ ảnh hưởng tới chính trị VN tới đâu?


Trung Quốc lợi dụng lòng tham của các đảng viên Đảng Cộng sản và tạo cơ hội để họ có thể thu lợi cá nhân. Trung Quốc lưu giữ hồ sơ của các "cán bộ đang lên" và ủng hộ những người có chung lý tưởng trong khi ngăn cản những ai làm mất lòng họ. Việt Nam chấp nhận đề nghị của các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Hà Nội, những người muốn Việt Nam sa thải các nhà báo viết bài chống Trung Quốc. Tổng cục II, cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng và khi đó do Tướng Nguyễn Chí Vịnh điều hành, là một trong những công cụ chính để Trung Quốc gây ảnh hưởng lên Việt Nam....
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã có điện tín dài bốn trang đánh giá về ảnh hưởng của Trung Quốc tới chính trị nội bộ Việt Nam.

Tướng Mã Hiểu Thiên của Trung Quốc từng phát biểu về quan hệ với Việt Nam

Điện tín đánh đi ngày 27/1/2010 được Wikileaks công bố cho thấy Đại sứ Michael Michalak dùng tới những từ như "móng dài" và "răng nhọn và sắc" của "gấu trúc", ám chỉ Trung Quốc.

BBC không có điều kiện để kiểm chứng toàn bộ các ý kiến nêu ra trong những điện tín ngoại giao của Mỹ bị rò rỉ qua Wikileaks nên chỉ có thể trình bày lại các nét chính để giới thiệu.

Điểm chung của nội dung này là Hoa Kỳ theo dõi rất kỹ các cuộc tranh luận nội bộ và biết đến nhiều nhân vật tại Việt Nam, từ quan chức quốc phòng, Đảng, giới nghiên cứu và đại biểu quốc hội.

Nhưng kết luận của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ về mức độ ảnh hưởng của Bắc Kinh lại khác xa so với những người chỉ trích Trung Quốc ở Việt Nam.

Đại sứ Michael Michalak
Trung Quốc không thể bắt Việt Nam phải theo và công chúng Việt Nam cũng không làm như vậy được."

Điện tín nhận định các chỉ trích Trung Quốc đã tăng lên trong những tháng trước Đại hội 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam do sự phản đối việc Trung Quốc tham gia vào dự án bauxite cũng như lệnh "cấm đánh cá" mà Bắc Kinh đơn phương đưa ra trên Biển Đông.

Đại sứ Michalak nói một số quan chức cao cấp của Việt Nam từng bị tố cáo thân Trung Quốc và đây là việc dán 'mác' nhiều khi có động cơ chính trị.

Phía Hoa Kỳ dẫn lời một nguồn tin khẳng định rằng Trung Quốc lợi dụng lòng tham của các đảng viên Đảng Cộng sản và tạo cơ hội để họ có thể thu lợi cá nhân.

Nguồn khác lại nói Trung Quốc lưu giữ hồ sơ của các "cán bộ đang lên" và ủng hộ những người có chung lý tưởng trong khi ngăn cản những ai làm mất lòng họ.

Trong khi đó đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Dũng, thành viên ủy ban hợp tác quốc hội Việt Nam - Trung Quốc, lại tỏ ra nghi ngờ ảnh hưởng của Bắc Kinh tới các vấn đề nhân sự.

Nhưng điện tín cũng nói ông Nguyễn Lân Dũng cho rằng các quan chức Việt Nam có thể "tự kiểm duyệt" khi biết dư luận chung nói Việt Nam chịu sức ép của Trung Quốc.

'Chiến đấu và chiến thắng'

Đại sứ quán ở Hà Nội dẫn lời một tổng biên tập báo và một giáo sư luật than phiền rằng Việt Nam chấp nhận đề nghị của các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Hà Nội, những người muốn Việt Nam sa thải các nhà báo viết bài chống Trung Quốc.

Một số blogs chính trị của Việt Nam, theo bức điện tín, cũng đổ lỗi cho Trung Quốc khi Việt Nam kết án blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, về tội trốn thuế.

Các blogger nói vụ kết án ông Hải có động cơ chính trị và ông là người có quan điểm chống Trung Quốc và đã lập kế hoạch phân phát các áo phông khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Điện tín cũng dẫn nguồn tin nói với Thời báo Kinh tế Viễn đông rằng Tổng cục II, cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng và khi đó do Tướng Nguyễn Chí Vịnh điều hành, là "một trong những công cụ chính để Trung Quốc gây ảnh hưởng lên Việt Nam."

Đại sứ quán Hoa Kỳ nói Tổng cục II có thể là nghi phạm vì cơ quan này từng dính tới vụ scandal "dạng Watergate" khi họ nghe lén các đối thủ trong Bộ Chính trị của cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trong thập niên 90 và bố vợ của ông Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Đặng Vũ Chính, người cũng từng nắm Tổng cục II, bị cho là vu khống Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Nhưng Đại sứ Michalak cũng nói Tướng Vịnh không phải là người mà Trung Quốc "dễ nắn gân".

Ông Michalak nhắc lại Tướng Vịnh từng nói thẳng về khả năng xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc và trong một cuộc gặp với quan chức ngoại giao Hoa Kỳ, tướng Vịnh đưa ra một bức tranh về các ảnh hưởng "lành" của Trung Quốc.

Ông Vịnh nhấn mạnh rằng thành công về kinh tế của Trung Quốc tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam và có thể đảm bảo ổn định trong khu vực.

Điện tín của Hoa Kỳ nói ông Vịnh không lảng tránh vấn đề Biển Đông. Ông tướng này bác bỏ tuyên bố chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc và nói Việt Nam "biết cách chiến đấu và chiến thắng".

Lợi ích và mưu đồ

Đại sứ quán Hoa Kỳ nói các cách tiếp cận giống nhau của Trung Quốc và Việt Nam về vấn đề như bất đồng chính kiến phản ánh hệ thống chính trị, ý thức hệ giống nhau bên cạnh sự ám ảnh chung của hai bên về ổn định nội bộ và an toàn chế độ.

Điện tín trích lời Giáo sư Nguyễn Huy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, nói rằng Việt Nam là Trung Quốc là hai nước Cộng sản theo hướng tư bản ít ỏi trên thế giới và các nhà lãnh đạo hai nước có nhiều điểm chung.

Đại sứ Michalak cũng nhận định: "Trung Quốc không thể bắt Việt Nam phải theo và công chúng Việt Nam cũng không làm như vậy được."

Hoa Kỳ nói Đảng Cộng sản Việt Nam chọn làm theo Trung Quốc những gì có lợi cho họ, chẳng hạn như kìm hãm những tư tưởng chống chế độ được công chúng ủng hộ hay chỉ thay đổi tới mức mà quyền lợi của họ không bị ảnh hưởng.

Điện tín viết: "Vấn đề là ảnh hưởng của Trung Quốc ít tính trực tiếp hơn nhiều so với những gì các nhà chỉ trích nói và nó thường xuyên phản ánh qua lợi ích, mưu đồ và niềm kiêu hãnh.

"Việt Nam làm sao để có thể đối phó hiệu quả với Trung Quốc là đề tài gây chia rẽ nội bộ đáng kể, nhưng đây là cuộc thảo luận không đơn thuần chỉ là giữa phe thân và chống Trung Quốc.

"Thật dễ dàng khi chúng ta và cả những tiếng nói chỉ trích từ bên trong Việt Nam chỉ tay về phía Trung Quốc.

"Cuối cùng thì Việt Nam vẫn nhất quyết độc lập và chính họ phải chịu trách nhiệm về những thành công hay thất bại của [chính sách này]."

TPR

5 comments:

  1. Hèn với giặc tàu , ác với dân là bọn đảng việt cộng ... Ô nhục

    ReplyDelete
  2. Phật Giáo Hòa HảoSeptember 11, 2011 at 3:39 PM

    Chúc mọi người yêu nước bình an

    ReplyDelete
  3. Đảng nay một lũ chí ngu ,
    Coi thù là bạn coi thù ân nhân .
    Tham tàn ,bán nước vinh thân
    Giết dân phản quốc chúng quân tội đồ .

    ReplyDelete
  4. Trong điều lệ đảng CSVN phần kết nạp đảng viên mới,có mục phải có một người trong tổ chức đảng,kèm cặp,giúp đỡ và đứng ra giới thiệu kết nạp người mới vào ĐCSVN.Chính điều lệ này đã đưa CSVN thành một bầy sâu theo lẽ “mã tầm mã,ngưu tầm ngưu”.Theo quy định quy hoạch cán bộ thì người được quy hoạch sắp xếp lên cương vị mới ,yếu tố đầu tiên phải là đảng viên.Điều này đã được giáo dục tiêm nhiễm cho lực lượng lao động trẻ.Và để phát triển ,người thanh niên trẻ sẽ lệ thuộc vào người được đảng giao nhiệm vụ giới thiệu,dìu dắt. thế là chủ nghĩa cơ hội có đất sống màu mỡ.những kẻ cơ hội sẽ ra sức dùng tiền để mua cho được cái chữ đảng viên để có cơ hội dấn thân chức,quyền vì họ biết rằng từ chức quyền sẽ đẻ ra tiền bạc.(nguyên nhân của bệnh tham nhũng ở các chức vị to,bé) Và khi những người này được giao trách nhiệm phát triển đảng,tất nhiên sẽ là sự ngã giá sòng phẳng với “ngưu tầm ngưu,mã tầm mã”.Lâu dần trong đảng chỉ tồn tại cánh hẩu,bè phái và mặc sức lũng đoạn vì trong nhà cả mà!khôing bao giờ có nhân tố mới.
    ĐCSVN đã tự mình biến thành sâu theo cách như vậy.

    ReplyDelete
  5. TRẢ LẠI TỰ DOOctober 1, 2011 at 9:50 AM

    Cả thế giới đều sợ người Mỹ vì người Mỹ đã nói là sẽ làm
    Người Mỹ sợ người TQ vì TQ nói mà không làm
    Người TQ sợ người Nhật vì im im chưa nói đã làm
    Nhật sợ Việt Nam, vì nói 1 đàng làm 1 nẻo, bố ai biết đường nào mà lần....
    Tổ cha cái bọn lảnh đạo Việt cộng ngu dốt mà còn ác .

    ReplyDelete