Tuesday, September 13, 2011

Ông Trương Văn Sương '' Tù Nhân Lương Tâm '' đã chết sau khi bị bắt giam trở lại





Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok - Ông Trương Văn Sương, cựu sĩ quan miền Nam bị án tù chung thân vì tội phản động, bị đưa trở lại nhà tù tháng trước sau một năm tạm tha để chữa bệnh, đã qua đời vào lúc 10:20 sáng nay, ngày 12 tháng Chín, hưởng thọ 68 tuổi.





RFA file - Ảnh chụp anh Trương văn Sương bên di ảnh vợ ngày được tạm tha về sau hơn 33 năm tù. Tại ngôi nhà nghèo nàn người vợ mỏi mòn đợi chờ đã không còn để đón anh. (tháng 7,2010)


Chỉ hai mươi lăm ngày sau
Từ Sóc Trăng, thứ nam của ông Trương Văn Sương là anh Trương Tấn Tài cho biết gia đình nhận tin là lúc một giờ trưa nay: Vào 1 giờ thì ở trên trại điện cho cậu nói là báo cho anh Trương Văn Dũng biết ba đã mất rồi, 10:20 sáng ngày 12 tháng Chín. Thì Tài mới điện lên trên trại thì gặp một cán bộ, hỏi thì cán bộ đó không dám nói là chết rồi, cán bộ đó nói bây giờ tình cảnh nguy kịch lắm ráng thu xếp lên liền đi. Mình mới hỏi ba con thật sự mất chưa chú, ông nói các cháu cứ lên lẹ đi. Thì anh Dũng mới điện lại cho cái ông thông báo đó thì ông mới nói là mất rồi.






Trả lời đài Á Châu Tự Do về tin ông Trương Văn Sương mất, một cán bộ ở trại Nam Hà chỉ nói:

Cái đấy chúng tôi không có trách nhiệm chúng tôi không biết, tôi không rõ, nên liên lạc với lãnh đạo của trại ...

Hiện trưởng nam của ông Trương Văn Sương là anh Trương Văn Dũng đang trên đường ra trại Nam Hà.

Ông Trương Văn Sương bị bắt năm 1984 , bị truy tố tội phản động, cấu kết với một Việt kiều Pháp là Trần Văn Bá để chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam. Sau đó ông Trấn Văn Bá bị án tử hình, ông Trương Văn Sương lãnh án chung thân và bị giam tại trại Nam Hà miền Bắc.

Ngày 12 tháng Bảy 2010, vì đau ốm bệnh tật liên miên, ông được tạm cho về nhà một năm để chữa chạy.

Đến ngày 19 tháng Tám ông Trương Văn Sương bị áp tải trở ra trại giam Nam Hà để tiếp tục thi hành án và đã qua đời chỉ hai mươi lăm ngày sau khi trở lại vòng lao lý.
Trương Văn Sương


Trung Úy Sĩ Quan Trừ Bị Quân Lực VNCH
Sinh: 1943
Từ Trần: 12/9/2011 vào lúc 10h 20 sáng VN
Bị tù đày 33 năm 4 tháng trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam
2011-09-12
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tran-v-suong-died-aft-bck-to-pris-09122011063136.htm


Tù nhân chính trị Trương Văn Sương trở về nhà tù



Nguyễn Bắc Truyển - Tù nhân chính trị Trương Văn Sương đã chịu án tù chung thân tại Trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam) trong cùng vụ án với ông Trần Văn Bá năm 1984. Tháng 7/2010, ông Sương được tạm đình chỉ thi hành án về nhà chữa bệnh tim. Hôm nay, ngày 19/8/2010, cảnh sát Trại giam Nam Hà đã đến địa phương nơi ông Sương cư ngụ, thuộc thành phố Sóc Trăng làm thủ tục đưa ông Sương về Trại giam.
Ông Sương là sỹ quan QL VNCH, bị bắt tù bình năm 1975 và "tập trung cải tạo" đến năm 1982. Tính đến nay, thời gian ông ngồi tù sau năm 1975 là 33 năm và trong những năm tới. Ông mất người vợ và con gái khi ông ở trong tù, cho đến ngày về đến nhà ông mới được biết tin.

Theo lời người con, ông Sương cũng đã chuẩn bị tinh thần để trở về trại giam với tâm trạng bình thản. Sức khỏe của ông Sương cũng tương đối tốt so với khi rời Trại giam một năm trước đây, nhưng cũng không phải là khỏe hẳn và có hiện tượng ông bị thêm bệnh gan. Sau khi ông rời trại giam tháng 7/2010, ông đến tá túc tại nhà nguyện của Hội thánh Tin Lành Menonite (quận 2 - Sài Gòn) do MS Nguyễn Hồng Quang quản nhiệm để chữa bệnh và an dưỡng. Ông đã được MS Quang làm lễ để trở thành một người hầu Chúa.

Chúng ta tiễn ông trở lại nhà tù và cầu nguyện cho ông được Ơn Trên gia hộ. Ông Sương đang tiếp tục làm tròn trách nhiệm của một người con của Đất Mẹ Việt Nam với lý tưởng mà ông theo đuổi là TỰ DO.

NGƯỜI TÙ LÂU NHẤT TRONG LỊCH SỬ VN : ÔNG TRƯƠNG VĂN SƯƠNG ĐÃ QUA ĐỜI TRONG TÙ CSVN

Ông Trương Văn Sương, cựu sĩ quan miền Nam bị án tù chung thân , trở lại nhà tù tháng trước sau một năm tạm tha để chữa bệnh, đã qua đời trong nhà tù vào lúc 10:20 sáng nay, ngày 12 tháng Chín, hưởng thọ 68 tuổi.


Con ông Trương Văn Sương không được nhận xác cha


SÓC TRĂNG (NV) - Tù nhân bất khuất Trương Văn Sương đã được chôn ở chân núi Ba Sao gần nhà tù Nam Hà hôm Thứ Ba, 13 tháng 9, bất chấp lời yêu cầu của các con trai ông là xin hỏa táng rồi mang về quê nhà.

Hai người con trai, Trương Quang Dũng (trái) và Trương Tấn Tài (phải) đứng trước mộ mới đắp của ông Trương Văn Sương ở chân núi Ba Sao tỉnh Nam Hà. (Hình: Gia đình cung cấp)

Anh Trương Quang Dũng, con trai lớn của ông Sương, từ Nam Hà về tới nhà ở thành phố Sóc Trăng, cho báo Người Việt hay như vậy vào buổi tối (giờ Việt Nam) hôm Thứ Tư.

Ông Trương Văn Sương qua đời hôm Thứ Hai, 12 tháng 9, sau gần một tháng bị buộc quay trở lại trại tù Nam Hà, miền Bắc Việt Nam.

Anh Trương Quang Dũng kể lại đám tang của cha mình cho biết: “Xác ba con để ở nhà xác bên hông nhà thương ở Phủ Lý. Họ đã liệm hết rồi. Con xin đừng mổ tử thi để ba con chết toàn thây mà người ta nói cái này luật của trại. Họ nói anh em con ký tên xác nhận mổ tử thi nhưng anh em con không chấp nhận. Con nói nếu là luật của trại thì trại mổ, còn chúng tôi không chấp nhận.

Anh Dũng mang theo bộ quần áo vét tông mới để thay cho bộ đồ tù của cha anh nhưng không được chấp thuận cho thay.

Người ta chỉ cho mở cái nắp phía trên có lỗ nhỏ có kiếng chừng một tấc vuông, nhìn thấy mặt ba con chớ không được ngó thấy tất cả. Con rờ mặt ba con một chút rồi nhét 2 bộ đồ mang theo cho ba con vào cái lỗ đó chớ không được mở hẳn nắp quan tài. Người ta đậy lại rồi bắt chở đi chôn liền. Mọi chuyện họ đã làm sẵn hết trơn rồi, không có cầu an cầu siêu gì cho ba con được.

Hai người con bên cạnh quan tài ông Trương Văn Sương ở nhà xác bệnh viện Phủ Lý, tỉnh Nam Hà. (Hình: Gia đình cung cấp)

Theo anh kể, chiếc xe chở quan tài ông Sương từ nhà xác của bệnh viện Phủ Lý đi thẳng đến chân núi Ba Sao, gần nhà tù, nơi các tù nhân chết được chôn ở đây.

“Mười mấy người ở tù chung với ba con tới xe hạ quan tài ba con xuống rồi chôn liền.” Anh nói.

Theo anh Dũng, công an không đưa cho anh giấy tờ gì về cái chết của ba anh mà “chỉ đưa tờ giấy nói khen ngợi sự nhân đạo của nhà tù cùng với một triệu đồng.

Anh Dũng kể: “Chôn ba con xong, con tính vào trong trại xin nhìn chỗ ở của ba con và lấy các đồ kỷ niệm của ba con. Nhưng họ nói tới đó xa xôi lắm, tới không được đâu. Họ chỉ dụ chúng con làm tờ cam kết cán bộ đối xử với ba con tốt này kia kia nọ, rồi đưa cho anh em con một triệu đồng coi như cảm tình của trại vậy đó. Biểu con ký thì con nói không biết chữ nên không ký. Còn em con ký nói trại lo lắng này nọ cho ba con thì em con ký, tội nghiệp mấy người tù phải đào huyệt rồi chôn ba con.

Theo lời anh Dũng, anh có xin đem hài cốt của cha về, cuộc đấu tranh gần hai tiếng đồng hồ, nhưng họ nói đã sắp đặt hết rồi. Luật của trại từ xưa tới nay ai chết cũng phải chôn ở đây. Ba năm sau xin phép địa phương, có được chấp nhận thì cho mang hài cốt về quê.

Chúng con có xin đem xác hỏa táng thì họ nói khéo là đã đào huyệt xong hết trơn rồi. Anh ra tới đây lại đòi đem thiêu, nói riết một hồi cũng dứt khoát là không cho.”

Vẫn theo lời kể của anh Dũng, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài (người từng ở tù chung phòng với ông Sương hơn một năm) đặt một vòng hoa mang theo nhưng bị cấm đi theo. Luật Sư Ðài muốn đưa tới một mục sư để cầu nguyện cho ông Sương cũng không được.

Tất cả cái gì chúng con muốn đều không được mà tất cả đều là sự sắp xếp của trại hết. Họ chỉ cho con thắp nhang rồi nhìn mặt cha là hết,” anh Dũng nói.

Theo lời kể của của anh Dũng, trước khi bị bắt đi, ông Trương Văn Sương như linh cảm mình không còn cơ hội trở lại với các con và các cháu nên nói rằng: “Ba đi chuyến này, ba năm sau con tới lấy hài cốt mang về.”

Theo lời anh, trước khi chết, ông Sương có viết một bức thư về cho các con. Thư chưa kịp gửi đi thì ông chết. Nhà tù có đưa cho anh lại bức thư này, chỉ là thư thăm hỏi.

“Nội dung bức thư là khuyên răn con cái lo làm ăn, lo cho gia đình.”

Ông Trương Văn Sương 68 tuổi, nguyên là một trung úy thuộc Ðịa Phương Quân VNCH, bị kết án tù chung thân năm 1983 khi từ Thái Lan về Việt Nam lập chiến khu phục quốc cùng trong nhóm với các ông Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh. Trước đó, khi miền Nam sụp đổ, ông bị bắt đi tù “cải tạo” 6 năm rồi vượt biên sang Thái Lan.

Quan tài ông Trương Văn Sương được các bạn tù khiêng tới huyệt mộ. (Hình: Gia đình cung cấp)

Trong nhà tù, ông nổi tiếng là một tù nhân bất khuất, từng cầm đầu các cuộc đấu tranh hay tuyệt thực chống sự hà khắc của nhà tù. Các thành quả mà tù nhân ở nhà tù Ba Sao được đối xử bớt hà khắc hơn trước cũng là nhờ sự đấu tranh can đảm của những người như ông Sương. Vì vậy, ông đã bị biệt giam và cùm rất nhiều lần.

Những năm sau này, ông bị bệnh hở van tim, sức khỏe cạn kiệt gần chết thì được cho về nhà tạm một năm để chữa bệnh từ giữa tháng 7, 2010. Hết hạn thì bị buộc quay lại nhà tù Ba Sao và chỉ ba tuần lễ sau thì lên cơn đau tim và qua đời. Con ông đã làm giấy bảo lãnh xin cho ông được tiếp tục chữa bệnh nhưng bị từ chối.

Tổng cộng, ông đã ở trong nhà tù cộng sản hai lần với gần 34 năm. (TN)



Cái chết của một cựu quân nhân trong nhà tù ở Việt nam gây lo ngại


VOA - Một cựu binh sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa chết trong tù đã gây nên những quan ngại cho các quan sát viên quốc tế tại Việt Nam. Thông tín viên Marianne Brown tường trình từ Hà Nội.

Tại một bệnh viện của nhà tù ở ngoại ô Hà Nội, cựu chiến binh và là tù nhân chính trị Trương Văn Sương đã chết chỉ 25 ngày sau khi bị đưa trở lại nhà tù sau 1 năm được tự do tạm vì lý do sức khỏe.

Cựu quân nhân 68 tuổi từng chiến đấu trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã bị bệnh tim nặng và huyết áp cao.

Phát ngôn viên của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch Phil Robertson đã lên án nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ ông Sương trở lại.

Ông Robertson nói:"Bắt giữ trở lại một người bệnh nặng đến như vậy rõ ràng là vô nhân đạo và độc ác. Tôi cho rằng bộ Công An muốn dùng ông để dằn mặt những người khác."

Ông Sương đã trải qua một nửa đời trong tù. Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975, ông bị đi tù cải tạo trong 6 năm. Phát ngôn viên Robertson nói rằng thời gian bị tù đầy dài như vậy có một ý nghĩa nào đó.

Ông Trương Văn Sương thắp nhang trên bàn thờ người vợ đã mất năm 2007 sau hàng chục năm chờ đợi ngày ông trở về
Ông Trương Văn Sương thắp nhang trên bàn thờ người vợ đã mất năm 2007 sau hàng chục năm chờ đợi ngày ông trở về

Ông Robertson cho biết tiếp: "Sự kiện ông bị tù từ năm 1975 đến năm 1981 cho thấy ông là một người bị chính phủ kế tiếp quan tâm đặc biệt. Đã có một sự kỳ thị có hệ thống nhắm vào các cựu quân nhân và công chức của chính phủ cũ tại miền Nam. Đã có sẵn một đánh giá để xem ai phải đi tù cải tạo dài hạn hay ngắn hạn."

Sau khi được thả năm 1981, ông Sương đã trốn sang Thái Lan, nơi đây ông gia nhập Mặt Trận Thống Nhất của Lực Lượng Ái Quốc Giải Phóng Việt Nam. Tổ chức này nay đã giải thể, từng tìm cách vào Việt Nam 10 lần trong 3 năm. Hơn 20 thành viên đã bị bắt. Ông Sương bị bắt khi ông tìm cách đổ bộ vào bờ biển Nam Việt Nam năm 1983. Ông bị lãnh án tù chung thân. Trong một thông cáo báo chí gửi hãng tin Associated Press, bộ Ngoại giao Việt Nam đoan quyết rằng sức khỏe của ông Sương bình ổn khi ông bị đưa trở lại nhà tù.

Ông Nguyễn Minh Thuyết, một cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam, cho biết thông thường các tù nhân bệnh quá nặng cần được cho phép chết ở nhà. Ông nói làm như vậy là hành xử theo tập tục của Việt Nam và an ủi cho cả tù nhân lẫn gia đình của họ. Ông Thuyết đồng ý là những quân nhân từng chiến đấu cho chế độ cũ của miền Nam đã bị đối xử bất công sau chiến tranh.

Ông Thuyết nói sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975, những người có lý lịch liên hệ tới cách mạng, như những công nhân hay binh sỹ, được đối xử ưu đãi hơn những người thành phố hay những người thuộc giai cấp trung lưu thấp. Ông nói đối xử tệ với những quân nhân từng chiến đấu cho miền nam hay các viên chức chính phủ cũ đã được giới hạn trong một khoảng thời gian. Ông nói thêm hiện nay những người hay thân nhân của họ từng phục vụ trong chính phủ cũ ở miền Nam không còn bị kỳ thị nữa.

Ông Sương là tù nhân chính trị thứ nhì chết trong nhà tù trong những tháng gần đây. Vào ngày 11 tháng Bảy, ông Nguyễn Văn Trại đã chết ở đông nam Việt Nam sau khi thọ án gần 15 năm vì tội chính phủ Việt Nam gọi là" trốn ra nước ngoài chống chính quyền nhân dân".

Ông đã 74 tuổi và bị ung thư gan. Ông đã chết trước khi mãn hạn tù có 5 tháng. Theo phát ngôn viên của Human Rights Watch thì những tù nhân chính trị bị đau ốm nặng là những trường hợp ưu tiên cần phải được trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện. Ông nêu lên trường hợp của linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị đưa trở lại nhà tù vào tháng Bảy sau khi được tạm tha trong một năm để chữa bệnh. Vị linh mục lớn tuổi này đã bị hai lần đột quị khiến ông bị liệt một phần thân thể.

Ông Robertson nói tiếp: "Tôi không hiểu tại sao bộ Công an lại nghi kỵ đến như vậy đối với những người chỉ hành xử quyền tự do bày tỏ ý kiến của họ. Theo quan điểm của tôi, nó phản ánh một mức độ thiếu tự tin trong bộ Công an, cho quyền kiểm soát xã hội của họ, đến nỗi họ cho rằng ngay cả những người già cả, ốm đau nặng cũng có thể khơi mào cho bất ổn hay bất mãn."

Các quan sát viên quốc tế đang theo dõi sát vấn đề sức khỏe của linh mục Nguyễn Văn Lý.

VN lên tiếng về ông Trương Văn Sương


Người mà các tổ chức nhân quyền gọi là tù chính trị mới chết trong tù ở Việt Nam, ông Trương Văn Sương, tử vong vì "bệnh nặng" trong trại giam, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ông Sương "đã chết do một chứng bệnh nặng mặc dù đã được sự chăm sóc của các bác sỹ tại một bệnh viện," theo lời của ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao, được hãng tin AP trích lời nói.

Ông Nghị, nguyên Giám đốc Trung tâm Báo chí Bộ Ngoại giao, được hãng tin AP trích lời nói ông Sương đã có "sức khỏe ổn định" khi trở lại trại giam tiếp tục thi hành án.

Là người vừa được bổ nhiệm vào chức vụ mới, Vụ trưởng Vụ Thông tin - Báo Chí, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cũng cho biết, ông Trương Văn Sương, năm nay 68 tuổi, đã được "ra tù" để hoãn thi hành án, chữa bệnh trong một năm từ tháng Bảy năm ngoái.

Hôm 13/9, Human Rights Watch, Tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền có trụ sở tại New York đưa tin và báo động về việc ông Sương chết trong tù một hôm trước đó, như một "tù nhân chính trị bị giam cầm với tổng thời gian hơn ba thập niên."

Ông Trương Văn Sương, cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, qua đời ngày 12/09 ở trại giam Nam Hà sau thời gian được cho là bị bệnh tim và huyết áp cao.

Ông từng thụ án tù sáu năm ở một trại cải tạo ở Quảng Bình sau năm 1975.

Sau khi được thả, ông trốn sang Thái Lan, đi theo nhóm ông Trần Văn Bá, Việt Kiều Pháp, tổ chức kế hoạch 'đưa người và vũ khí đột nhập' vào Việt Nam.

Ông Trần Văn Bá sau đó bị kết án tử hình năm 1985, còn ông Sương bị tuyên án chung thân.

Tổ chức này cũng cho biết đây là trường hợp 'tù nhân chính trị thứ hai' được phát hiện thiệt mạng trong tù, tính từ tháng Bảy năm nay.

Chính phủ Việt Nam luôn nói họ không giam giữ 't̀u chính trị' mà thường dùng Bộ Luật hình sự để xử tất cả những ai có hoạt động chính trị chống lại Đảng Cộng sản.

'Lên tiếng quan ngại'

Trước đó, một tù nhân khác là ông Nguyễn Văn Trại, 74 tuổi, đã qua đời trong tù hôm 11 tháng Bảy vì bệnh ung thư tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, chỉ vài ngày sau khi gia đình xin cho ông 'về nhà chờ chết,' nhưng không được trại giải quyết nguyện vọng.

Ông Trại, người bị bắt năm 1996 và kết án tù 15 năm với tội danh “đi ra nước ngoài chống chính quyền,” lẽ ra chỉ còn 5 tháng nữa là mãn án.

Gần đây, nhiều quốc gia và các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế tiếp tục lên tiếng quan ngại về việc Chính quyền Việt Nam được cho là có xu hướng 'nặng tay hơn' với giới bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ, tôn giáo, nhân quyền ôn hòa, cũng như về đối xử với nhiều tù nhân và cựu tù nhân chính trị, lương tâm.

Hai trong số các trường hợp đang được các tổ chức nhân quyền quan tâm là việc linh mục Nguyễn Văn Lý được đưa lại nhà tù sau một năm hoãn thi hành án chữa bệnh, mặc dù ông vẫn chưa khỏi bệnh.

Trường hợp khác là tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải, hay blogger Điếu Cày, người đã được công an thông báo với gia đình là bị "mất tay" sau khi tiếp tục bị giam giữ nhiều tháng liền dù đã mãn hạn tù, mà không được xét xử.

Người thân của ông Hải cũng lên tiếng cho hay gia đình không hề được nhà chức trách cho biết rõ ràng ông đang được giam giữ ở đâu cũng như sinh mạng hay sức khỏe của ông hiện ra sao.


Anh hùng Trương Văn Sương




Luật sư Nguyễn Văn Đài - Vào lúc 10.20 sáng ngày 12 tháng 9 năm 2011, trái tim tù nhân chính trị bị giam cầm lâu nhất thế giới đã ngừng đập tại bệnh viện tỉnh Hà Nam. Tù nhân chính trị Trương Văn Sương thọ 68 tuổi, có tất cả hơn 33 năm trong tù. Ông ra đi không chỉ để sự thương tiếc trong lòng những người thân trong gia đình mà còn để sự thương tiếc trong những người có cùng niềm tin vào Chúa Jesus, những bạn bè, đặc biệt là những tù nhân chính trị và thường phạm ở trại giam Nam Hà.

Tôi được đưa đến nhà tù Nam Hà vào ngày 4 tháng 1 năm 2008, khi đó những người tù chính trị ở đây đã kể tôi nghe rất nhiều về chú Sương, họ nói những gì mà tù chính trị ở đây được đối đãi tử tế hơn tù thường phạm là nhờ một phần những đấu tranh trước đây của chú Sương. Trước đây khi nhà bếp mỗi lần nấu cơm không tốt, rau bẩn, hay tiêu chuẩn ăn bị cắt xén, chú Sương thường mang tất cả đồ ăn đó ra nhà văn hóa trại, và yêu cầu ban giám thị tới nhận lại. Hàng tháng khi viết bản kiểm điểm cá nhân, chú Sương luôn viết vào đó là yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, và đưa ra những kiến nghị dân chủ hóa đất nước. Chú Sương cũng còn là tù nhân chính trị bị kỷ luật và bị giam cùm không chỉ nhiều nhất ở nhà tù Nam Hà mà có lẽ nhiều nhất thế giới. Mỗi lần kỷ luật chú Sương, công an nhà tù phải huy động những người to khỏe, người thì bịt mồm, người thì khóa tay, sau đó họ mới áp giải được chú Sương xuống khu kỷ luật.

Khi nghe những câu chuyện về chú Sương, tôi mong ước có dịp được gặp chú một lần. Tháng 10 năm 2008, tôi được họ chuyển sang buồng giam số 6, nơi chú Sương bị giam trước đây. Tất cả những tù nhân ở đây mỗi khi nhắc đến chú Sương, họ đều tỏ ra rất kính trọng chú. Tại nơi biệt giam, chú có nghe về tôi, và thỉnh thoảng chú có gửi cho tôi một chút rau tươi mà chú tự trồng được tại đó. Sau nhiều năm bị biệt giam, vào tháng 9 năm 2009, chú được đưa trở lại buồng giam số 6 chung với tôi và từ đó tôi và chú cùng ăn chung với nhau cho đến khi chú được đưa đi cấp cứu và sau đó được về gia đình chữa bệnh.

Trong thời gian ở đó, chú đã kể cho tôi nghe những câu chuyện về những năm tháng tù đày gian khổ trong các nhà tù ở phía Nam, sau đó chú bị chuyển ra nhà tù Thanh Hóa và cuối cùng là nhà tù Nam Hà. Trong những năm bị cải tạo ở miền Nam, chú và những người tù ở đó đã phải kéo cày thay trâu trong nhiều năm, cơm ăn không đủ no. Những người tù bị kỷ luật thì cơm bị trộn chung với muối với tỷ lệ 70/30, không cho nước uống. Nhiều người không chịu nổi đã phải tự sát trong buồng giam. Chú Sương có mong ước được gặp lại các con, các cháu trước khi qua đời, nhưng chú cũng có nguyện ước được chết trong nhà tù.

Thượng Đế có lẽ đã hiểu thấu lòng chú, Ngài đã cho chú được thỏa ước nguyện. Tháng 7 năm 2010, chú bị ốm nặng, phải đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh Hà Nam, do bệnh viện không có khả năng chạy chữa, nên bộ công an và nhà tù Nam Hà đã cho chú được về gia đình chữa bệnh một năm. Chú đã được thỏa mong ước gặp lại các con, các cháu và những người bà con thân thích. Nhưng có lẽ điều may mắn nhất cuộc đời của chú là khi chú tới Hội Thánh Tin lành Mennonite của mục sư Nguyễn Hồng Quang, chú Sương đã được gặp Chúa Jesus. Chú và con trai Trương Tấn Tài đã đặt niềm tin nơi Chúa, họ đã được cứu rỗi và được hưởng những phước hạnh mà Chúa ban cho. Những người Việt yêu nước ở hải ngoại đã quyên góp giúp chú Sương mua được mảnh đất và xây được một căn nhà nhỏ. Những tưởng chú Trương Văn Sương sẽ được vui vẻ tuổi già với con cháu cho đến khi về với Chúa. Nhưng ngày 15 tháng 8 năm 2011, bộ công an và nhà tù Nam Hà đã đưa chú trở lại nhà tù.

Những ngày ngắn ngủi bên cháu nội

Ước nguyện được qua đời trong nhà tù của chú đã được thỏa nguyện, 10 giờ 20 phút ngày 12 tháng 9 năm 2011, trái tim của người anh hùng đã ngừng đập. Đức Chúa Trời đã đưa linh hồn chú Trương Văn Sương về Thiên đàng vinh hiển, ở nơi đó chú không còn phải chịu cảnh ngục tù, không bị những kẻ gian ác rình rập, không phải chịu những cơn đau tim, những lần khó thở. Nhưng phần thân xác của chú hiện vẫn bị giam cầm tại nghĩa trang của nhà tù Nam Hà, phải ba năm sau các con của chú mới có thể đưa xương cốt của chú trở lại quê nhà.

Chú Trương Văn Sương đã để lại một tấm gương sáng cho những người đấu tranh dân chủ ngày hôm nay, đó là sự kiên cường, bất khuất, không lùi bước, không đầu hàng trước cái ác, trước những bất công. Hy sinh cả cuộc đời để tranh đấu cho tự do, nhân quyền. Chúng tôi, những thế hệ con cháu của chú sẽ tiếp tục tranh đấu để đất nước và nhân dân sớm được hưởng tự do, dân chủ. Để những ước mong của chú và những người đã ngã xuống vì tự do, dân chủ sẽ không bao giờ uổng công vô ích.
Ngày 15 tháng 9 năm 2011.

22 comments:

  1. Nỗi khổ của người tù chính trị Trương Văn Sương đã phải chịu qua hơn ba chục năm bị cái chế độ cộng sản độc tài, tàn ác và bất nhân này trù dập, gây tang thương cho gia đình ông, vợ xa chồng, con xa cha và biết bao nhiêu nỗi khổ trong cảnh tù đày, lầm than, tủi nhục.Không biết đến bao giờ thì cái chế độ cộng sản bất nhân, bất nghĩa, dối trá, gian tham, tàn bạo, dã man và thối nát này nó sụp đổ cho người dân lương thiện được nhờ. Cái xã hội cộng sản lưu manh biến những người cộng sản thành vô liêm sĩ, cướp bóc, lường gạt, hối lộ, tham nhũng, lòng lang dạ thú, đàn áp những người yêu nước, bỏ tù những người công chính, mù quáng, vô cảm, mất đạo đức và lý trí. Cái xã hội cộng sản đã chế tạo ra nhiều cái virus lây lan trong nhiều tầng lớp cán bộ, công an, trẻ em, thanh thiếu niên, bị nhồi sọ nhiều thứ tư tưởng rác rưởi vô bổ cho nên làm cho xã hội ngày càng suy đồi, băng hoại. Chúng ta cần phải thay đổi cái thế chế chính trị cộng sản bịnh hoạn này để cho xã hội Việt Nam được khỏe mạnh, dân tộc Việt Nam được thực sự có độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ và tẩy sạch hết những vết nhơ của sự tàn ác, dối trá và lưu manh do chế độ cộng sản gây ra.

    ReplyDelete
  2. Tự do-Dân chủ-Nhân quyền rõ ràng không tự nhiên mà có được. Mặc niệm 1 phút cho linh hồn của chú Trương Văn Sương được an bình yên nghỉ siêu thoát vì 2 chữ Tự Do.

    ReplyDelete
  3. Cầu chúc cho Linh hồn bác Trương Văn Sương được siêu thóat nơi Tịnh Độ!

    ReplyDelete
  4. Kính hương hồn ông Trương Văn Sương, cảm ơn tri ân những việc làm và sự hy sinh của ông cho Dân tộc cho Đất nước!

    ReplyDelete
  5. Thành thật chia buồn cùng tang quyến của anh hùng đấu tranh cho dân chủ Trương Văn Sương. Xin cầu cho hương hồn anh hùng Trương Văn Sương an nghỉ trong lòng đất mẹ VN. Một ngày nào đó dân tộc VN sẽ đạp đổ dẹp bỏ chế độ CSVN và tên của anh hùng Trương Văn Sương sẽ được tổ quốc ghi công vì đã cống hiến cho dân chủ tự do của nước Việt.
    Đã đảo tập đoàn gian ác bịp bợm bán nước ngụy quyền CSVN!
    Tinh thần vì tự do dân chủ nhân quyền của anh hùng Trương Văn Sương bất diệt!
    Dân tộc VN trường tồn, bè lũ bạo quyền bán nước CSVN phải bị sụp đổ đền tội!

    ReplyDelete
  6. Tận đáy lòng của cháu kính phục Bác . Vĩnh biệt người anh hùng quả cảm. Rồi đất nước Việt Nam cũng sẽ tới ngày Tự Do lập lại.Mong Bác yên nghỉ siêu thoát .

    ReplyDelete
  7. Xin thắp nén hương cúi đầu trước vong linh ông Trương Văn Sang và chia buồn cùng tang quyến!
    Chỉ vì sự hà khắc và tàn bạo của chế độ CSVN mà nhiều người đã phải vong mạng trong gông cùm!

    ReplyDelete
  8. Tội nghiệp chú quá hic hic , người ta bệnh nặng rồi còn bắt vào tù chi nửa , trời ơi hơn 3o năm trong tù ngục còn g2 là con người , sao mà ác nhân thất đức vô lương tâm thế , không sợ quả báo sao nhỉ !!!!!!!!
    CẦu xin mười phương chư Phật - Bồ át tiếp rước hương linh chú về nơi cỏi cực lạc .

    ReplyDelete
  9. Nhà nước Việt cộng sợ hãi qúa nên nhìn đâu cũng thấy người dân lật đổ họ.Liệu nhà nước này còn tồn tại được bao lâu nữa.

    ReplyDelete
  10. Cái chết của Ông Trương văn Sương chắc là một cái chết rất mờ ám nên mọi yêu cầu của người thân đều bị khước từ. Cọng sản rất sợ sự thật bị phanh phui. Thú vật cũng còn tốt hơn đảng cs. Từ nay đừng ai đem thú vật ra so sánh với bọn này. Chẳng còn biết so sanh chúng với cái thứ gì nưã...

    ReplyDelete
  11. Xin thắp một nén nhang tưởng niệm linh hồn anh, người tù bất khuất Trương văn Sương. Chúng tôi sẽ xin lễ cầu siêu cho anh. Trân trọng và cảm phục tinh thần yêu nước và bất khuất của anh. Vô cùng thưong tiếc...

    ReplyDelete
  12. ANH HÙNG TỬ, KHÍ HÙNG BẤT TỬ
    Tên anh sẽ sống mãi trong trái tim, trong khối óc của dân tộc, của tổ quốc Việt Nam. Xin được nghiêng mình trước huơng linh anh hùng Trương Văn Sương.

    ReplyDelete
  13. Thành Kinh Phân Ưu và chia buồn cùng gia đình Ông Trương Văn Sương

    ReplyDelete
  14. Cho tôi chia buồn với Dũng Tài ! Cầu cho Linh hồn chú Sương siêu thoát và phù hộ cho NHÂN DÂN Việt Nam sớm thoát vòng NÔ LỆ

    ReplyDelete
  15. Thiện kẻ thù ÁcSeptember 16, 2011 at 2:50 PM

    Trương Văn Sương là một nhân vật có thực. Anh không phải là Lê văn Tám, là Kim Đồng...như đảng Cộng Sản lừa dối. Anh không phải là Nguyễn Văn Trội trốn trong chuồng gà và khóc như mưa khi bị bắt. Anh cũng không phải là anh hùng Nguyễn Văn Bé như đảng tuyên truyền khi anh đã quay súng trở về với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Trương Văn Sương sống giữa thời đại với chúng ta, chung nhau một đất nước, gánh chung những hoạn nạn, thuơng đau của quê huơng hôm nay. Anh vừa nằm xuống để tổ quốc và nhân dân được đứng lên, đứng lên như con người kiêu dũng của một đất nước anh hùng... "Hỡi những ai gục xuống, ngoi dậy hùng cường đi lên...". Tiếng ca Việt Nam Quê Huơng Ngạo Nghễ đang rền trời mời gọi mỗi người chúng ta tiếp nối bước chân anh, người anh hùng Trương Văn Sương.

    ReplyDelete
  16. ĐÚNG LÀ NHỮNG KẺ VÔ NHÂN TÍNH, MỘT BỌN ĐỂU GIẢ. NHỮNG KẺ VÔ CÙNG HÈN HẠ. TẠI SAO CÙNG MỘT GIỐNG NGƯỜI MÀ CÓ LOẠI LẠI ĐI LÀM NHỮNG VIỆC LÀM NHƯ VẬY. XIN TRỜI HÃY TRU ĐẤT HÃY DIỆT NHỮNG KẺ ÁC BẤT LƯƠNG NHƯ VẬY ĐI.CẦU ƠN TRÊN ƯỚC ÔNG SƯƠNG VỀ CỎI TRỜI AN LÀNH.

    ReplyDelete
  17. Một điều khó hiểu không sao giải thích được
    - Bọn cướp chiếm đoạt căn nhà bạn ở, làm tan nát hạnh phúc gia đình bạn, tống cả nhà bạn vào tù (tù không tội-không hẹn ngày về), lên vùng kinh tế mới hiểm độc không sự sống, cùng đường chạy ra biển làm mồi cho cá, làm nạn nhân bất hạnh trong tay lũ hải tặc Thái, để mong được làm thuyền nhân tỵ nạn. Còn biết bao nổi oán hận, tủi nhục mà những người sống trong ngôi nhà kém may mắn của bạn phải gánh chịu.
    Sau 36 năm đã có ai nhận được lời xin lỗi từ bọn cướp, một lời ăn năn, tuyệt đối là không. bọn cướp vẫn ăn mừng ngày đại thắng và gởi thiệp mời các bạn về cùng chung vui (nhiều người vẫn cho đó là ân huệ, đặc ân). nhiều người đã về "xin" tình nguyện đóng góp công sức, "chấp nhận" không bàn chuyện nhà nước lo, "không được phép"rao giảng tự do, "biết cuối đầu" trước quốc nạn tham nhũng,..
    Thế là những bạn(bù nhìn) đã trở về.

    hãy nhìn về cái chết thương tâm tù nhân của chế độ bạo tàn cộng sản anh Trương văn Sương, với 34 năm tù cộng thêm 3 năm quản chế thể xác không hồn. chính Anh đã tha thứ tội lỗi của chúng nhưng Anh KHÔNG BAO GIỜ KÝ XIN KHOAN HỒNG ĐỂ ĐỔI LẤY TỤ DO. Anh Trương văn Sương là biểu tượng dấn thân cho tự do dân chủ, Tinh thần Anh Trương văn Sương bất diệt.

    Chủ nghĩa cộng sản vẫn còn là thiên đàng cho những giấc mơ ?

    ReplyDelete
  18. Có lẽ “nhà cầm quyền hóa cuồng rồi sao?? Giam cầm người ta bấy lâu nay rồi , thân thể bệnh đến như vậy rồi mà còn bắt giam trở lại nữa . TOI^THật sự không biế nhing74 người lảnh đạo họ có còn nhân tính con người khôn đây ?

    ReplyDelete
  19. ” Có lẽ “nhà cầm quyền hóa cuồng rồi sao”??
    Yes ! tôi nghỉ đúng như vậy , bọn chúng hiện giờ chẳng khác nào 1 con chó điên ( như tên Ghadafi )bị mọi người ( bao nhiêu diển biến bất lợi trong thời gian gần đây )dồn ép đến chân tường , bế tắc , không còn đường thoát , bọn chúng tuyệt vọng nhe nanh vuốt gầm gừ với bất cứ ai , nhòm ai chúng củng sợ nên chúng bắt giam tù đày thủ tiêu , hy vọng có thể kéo dài sự sống còn . Qua các động thái hèn với giặc ác với dân , lúng túng , đầy mâu thuẩn trong đối nội đối ngoại , bất lực trước đà tuột dốc không phanh của kinh tế , …có thể thấy rỏ ngày tàn của bọn chó điên đã gần kề.

    ReplyDelete
  20. Có mắt thấy tai nghe câu chuyện Tù Nhân Chính Trị này thì khó một ai có thể tìm kiếm thấy được lòng hận thù kiểu này (của bọn Việt gian cộng sản VN) ở loài thú hoang dã ! Và cho những ai cho đến giờ phút này mà còn ngu ngơ ngờ nghệch tin là bọn Việt gian CSVN có thiện tâm thiện chí muốn "Hòa hợp hòa giải" thì lấy đây làm bài học

    ReplyDelete
  21. Đả đảo lũ cầm quyền bất lương Ba đình.
    HẢY XUỐNG ĐƯỜNG ĐỪNG HÈN NHÁT NỮA ĐỒNG BÀO ƠI.

    ReplyDelete
  22. Người ta nói Việt Nam là một nhà tù lớn, hay cả quốc gia đang bị nhốt trong cái cũi...quả không sai!!!

    ReplyDelete