Wednesday, September 14, 2011

Lao động Trung Quốc tràn vào Việt Nam : "hồn" phổ thông, "da" kỹ thuật cao


SGTT.VN - Làm việc không phép, lao động phổ thông, ăn, ở tạm bợ... là thực trạng của hàng  ngàn lao động Trung Quốc tại dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông. Trong khi đó, tình hình lao động Trung Quốc tại Nhà máy đạm Cà Mau cũng khá phức tạp.


Làm việc phổ thông, ăn ở tạm bợ

Lao động Trung Quốc làm các việc phổ thông, ăn ở tạm bợ.

Theo số liệu rà soát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông vào ngày 7.9.2011, dự án xây dựng nhà máy alumin Nhân Cơ, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông hiện có 343 lao động nước ngoài đang làm việc. Trong đó, có một chuyên gia người Úc, còn lại là các quản lý, kỹ sư, công nhân, lao động phổ thông người Trung Quốc. Số lao động người Trung Quốc ở dự án này khá lớn nhưng hiện tại vẫn còn tới 249 lao động chưa được cấp giấy phép.

Mặc dù được đại diện của Công ty TNHH Sơn Tây (nhà phụ của CHALIECO) giới thiệu là những công nhân kỹ thuật cao nhưng gần 10 công nhân Trung Quốc làm việc tại một góc công trình đều đang làm những công việc rất phổ thông như uốn thép, cưa những tấm ván ép cùng với các lao động thời vụ của địa phương. Anh Dương Vĩnh Minh, một công nhân đến từ tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) đã làm việc tại dự án allumin Nhân Cơ được gần 1 năm nay. Công việc chính của anh là uốn thép, cắt thép và đổ bê tông. Anh Minh cho biết: “Công việc làm khá vất vả. Bình quân mỗi tháng, nhà thầu trả cho anh 9 triệu đồng tiền lương/tháng. Đó là những tháng làm đủ các ngày, còn ốm đau thì không được”.

Cũng như anh Dương Vĩnh Minh, các công nhân cùng nhóm làm việc đều được nhà thầu trả lương 9 triệu đồng/tháng. Khi hỏi về kỹ thuật chuyên môn, nhiều lao động ở đầy đều cho rằng, họ chỉ là những lao động phổ thông ở vùng nông thôn bên Trung Quốc sang đây làm việc, chứ chưa được đào tạo qua trường lớp nào, chỉ làm việc theo kinh nghiệm, vì trước đó đã làm công việc này ở nhiều công trình.

Lao động Trung Quốc ở đây được nhà thầu trả lương cao hơn gấp rưỡi so với công nhân Việt Nam. Chị Trần Thị Thơ, công nhân Việt Nam cho biết: “Tôi làm việc ở đây chỉ được nhà thầu trả lương theo từng ngày, mỗi ngày làm việc đầy đủ 8 tiếng thì được trả 170 nghìn đồng, tương đương trên 5 triệu đồng/tháng. Công việc làm giữa công nhân Việt Nam và Trung Quốc hàng đều giống nhau. Chỉ hơn một cái là công nhân Trung Quốc và nhà thầu họ hiểu tiếng nhau nên chỉ đạo công việc thuận lợi hơn, vì không phải qua phiên dịch. Công việc ở đây khá đơn giản chủ yếu là uốn thép, cắt ván, vận chuyển gỗ làm giàn giáo, lấp đất nên một lao động phổ thông chưa qua đào tạo cũng có thể làm dễ dàng.

Khó kiểm soát

Những đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi để chạy theo lao động Trung Quốc

Hiện nay, lao động đang làm việc tại công trường xây dựng Nhà máy đạm Cà Mau 3.780 người, trong lao động Trung Quốc khoảng 1.730 người. Ông Văn Tiến Thanh, phó ban quản lý cụm Khí- điện- đạm Cà Mau, cho biết: “ Ban quản lý phải tuyển dụng, sử dụng lao động Việt Nam là kỹ sư, cán bộ kỹ thuật đào tạo để chuẩn bị vận hành Nhà máy đạm Cà Mau”. Tuy nhiên, trên thực tế hiện lao động Việt Nam tại đây phần lớn là lao động phổ thông, làm thợ hồ, bốc bác, thợ hàn… với mức lương trung bình tháng 2.700.000đ- 3.500.000đ.

Nhiều lao động Trung Quốc cũng làm những công việc thông thường như bẽ sắt, hàn, chuyển vật liệu… nhưng có khi lương gấp 4 lần lao động Việt Nam. Nhưng điều đáng nói là có rất nhiều lao động Trung Quốc “lậu”. Hậu quả của việc lao động Trung Quốc làm việc không phép là cơ quan quản lý không thể kiểm soát được chất lượng lao động và khó khăn trong việc đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Cụ thể, từ khi công trình Nhà máy đạm Cà Mau được khởi công, chợ Cái Tàu mọc lên nhiều nhà trọ, quán nhậu có tiếp viên. Ông Quách Trường Giang, công an ấp 4, xã Khánh An (U Minh) nhận ra những bất ổn: “Tệ nạn mại dâm rất phức tạp, nhất là tiếp viên khắp nơi về đây phục vụ công nhân Trung Quốc, khu này nhộn nhịp từ chiều tối”.

Tại chợ Cái Tàu, cô K.D thôi chồng, bỏ lại 3 đứa con, thuê phòng trọ ở. Hàng ngày, cô K.D bán nước đóng chai cho công nhân trên công trường Nhà máy đạm Cà Mau. Ban đêm, phòng trọ cô K.D đón công nhân Trung Quốc đến chơi. Chị bán hàng ở cạnh bên nói: “Cô K.D không phải quen một người mà vài ba người Trung Quốc”.

Ông Quách Văn Hợp, chủ tịch UBND xã Khánh An (U Minh) nói: “Chúng tôi không có chức năng quản lý lao động Trung Quốc dù họ đang làm việc, cư trú trên địa bàn. Dù biết cả chục trường hợp phụ nữ quan hệ với công nhân Trung Quốc nhưng không có cơ sở để kết luận. Lực lượng lao động Trung Quốc khá đông đảo về lâu dài sẽ khó tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra”.

Không dễ trục xuất

Nhà máy đạm Cà Mau sắp hoàn thành phần cầu cảng

Giám đốc sở Lao động, thương binh và xã hội Cà Mau, bà Chung Ngọc Nhãn, nói: “Họ tuyển dụng lao động không có hồ sơ qui định, sử dụng lao động không phép, không báo cáo đúng định kỳ, không đúng qui định đã gây khó khăn cho việc quản lý lao động nước ngoài”. Các ngành chức năng ở địa phương cho rằng ban quản lý dự án cụm Khí- điện- đạm Cà Mau (Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam), chủ đầu tư, tìm đủ lý lẻ để nói rằng tình trạng lao động Trung Quốc chưa được phép nhưng hiện diện trên công trường là chuyện của BQL.

Số lao động người Trung Quốc ở dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ khá lớn nhưng hiện tại vẫn còn tới 249 lao động chưa được cấp giấy phép. Hiện nay, hệ thống hàng rào bao quanh khu vực công trường của nhà máy chưa được xây dựng, lực lượng bảo vệ lại mỏng nên việc kiểm soát người và phương tiện ra, vào công trường là khá dễ dàng. Vì vậy, lao động Trung Quốc trong hoặc ngoài giờ làm việc có thể ra các cụm dân cư địa phương bên ngoài khá tự do.

Ông Nguyễn Đức Nguyên, phó giám đốc sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Đắk Nông cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các nhà thầu Trung Quốc chưa nắm được đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam để thực hiện. Trong khi đó, phần lớn các lao động nước ngoài lại thiếu các thủ tục hồ sơ cần thiết như lý lịch tư pháp, chứng nhận trình độ chuyên môn kỹ thuật cao… Tuy nhiên, về phía các cơ quan Nhà nước có liên quan cũng còn lơ là trong việc nắm bắt, nhắc nhở, xử phạt, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động nước ngoài tại dự án nhà máy alumin thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

Theo ông Bùi Quang Tiến, giám đốc ban quản lý dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ thì hiện tại, nhà thầu CHALIECO (nhà thầu chính Trung Quốc) đang tiến hành làm việc với sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông để xin được cấp phiếu lý lịch tư pháp cho một số lao động có đủ điều kiện, sau đó mới chuyển sang công an tỉnh Đắk Nông để xác nhận có hoặc không có tiền án phạm tội để chuyển hồ sơ ra bộ Công an nên còn phải chờ một thời gian nữa mới có thể cấp phép được.

Hà Trung - Nguyễn Như

*

Theo ông Lê Thanh Tòng, phó giám đốc sở Lao động, thương binh và xã hội Cà Mau, thống kê mới nhất của sở cho thấy: Nhà máy đạm Cà Mau thuộc cụm khí - điện - đạm Cà Mau có 1.728 lao động Trung Quốc, gồm: 977 lao động lắp đặt kỹ thuật, 340 lao động là thợ lắp thiết bị, 311 lao đông là chuyên gia, kỹ sư, quản lý, 100 lao động phổ thông. Trong số 1.047 lao động không phép gồm 440 lao động dưới 3 tháng và 607 lao động phải làm thủ tục cấp phép lao động.

Khánh Hòa: Tái diễn lao động Trung Quốc không phép

SGTT.VN - Ngày 13.9, ông Hoàng Đình Phi, phó trưởng ban Quản ký khu kinh tế (BQL KKT) Vân Phong (tỉnh Khánh Hoà) cho biết, có gần 50 lao động không có giấy phép trong tổng số hơn 160 lao động người Trung Quốc làm việc tại tổng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa).

Đây là số lao động sang Việt Nam làm việc hơn 2 tháng nay tại công trình xây dựng cầu cảng dầu - tổng kho xăng dầu ngoại quan (TKXDNQ) Vân Phong thuộc nhà thầu liên danh công ty hợp tác đối ngoại kinh tế và kỹ thuật Thượng Hải và tập đoàn xây dựng Thượng Hải. Cũng theo ông Phi, trong tháng 9, BQL KKT Vân Phong sẽ yêu cầu phía nhà thầu Trung Quốc hoàn thành thủ tục lý lịch tư pháp để cấp giấy phép cho số lao động này.

Trước đó vào tháng 9.2010, cũng tại TKXDNQ Vân Phong đã diễn ra tình trạng 39/134 lao động Trung Quốc làm việc không có giấy phép. Cuối năm 2010, toàn bộ số lao động không phép này đã được cấp giấy phép. Đến nay, tình hình lao động Trung Quốc không giấy phép lại tái diễn.

Lê Anh

Thua lao động Trung Quốc một cách cay đắng

Khắp ba miền của Việt Nam, bóng dáng người Trung Quốc như bao phủ khắp nơi. Từ miền núi đến đồng bằng, từ trung du đến hải đảo, sự hiện diện của họ càng làm cho không gian sống của người Việt Nam bị xáo trộn.
Lao động Trung Quốc làm các việc phổ thông, ăn ở tạm bợ. Ảnh: SGTT.



Đã phát hiện hàng chục ngàn lao động Trung Quốc trái phép trên lãnh thổ cương vực, nhưng không trục xuất từ chính quyền địa phương do một nỗi sợ mơ hồ dẫn đến các giải thích của cơ quan chức năng mù mờ khó hiểu, đặc biệt là ngành LĐTBXH đùn đẩy từ trên xuống địa phương, địa phương đẩy về nhà thầu nhà thầu nói do ban quản lý.
Đã thấy họ vi phạm pháp luật nhưng không xử lý bằng pháp luật, lại dựa vào các giải thích không hợp lý để đùn đẩy trách nhiệm khiến hàng chục ngàn người lao động Trung Quốc xâm lấn không gian sống của biết bao nhiêu vùng đất.
Bộ LĐTBXH tốn nhiều tiền tổ chức một cuộc họp mấy ngày ở phía Nam bàn về lao động nước ngoài, nhưng rút cuộc vẫn không giải quyết được vấn đề căn bản sự trái pháp luật đối với lao động không phép đến từ Trung Quốc. Có đầy đủ thủ tục hành chính, các điều khoản lao động phổ thông, những điều luật bảo hộ lao động trong nước, và cao hơn hết là cùng chung dòng màu Việt để tạo việc làm cho người Việt nhưng vẫn thua lao động Trung Quốc làm việc bằng tay và chân, đó là nỗi đau trong tạo công ăn việc làm bị phá vỡ.
Hàng chục ngàn lao động không phép ấy cũng tác động mạnh mẽ lên chính sách xoá đói giảm nghèo của nhà nước đang nổ lực trong khó khăn của lạm phát. Nếu đó là vị trí của những lao động người nghèo vào làm viêc, chắc chắn sẽ tạo được đà thoát nghèo cho hàng trăm ngàn người dân, là cơ hội cho nhiều gia đình được đỡ đần hơn là cứu đói thường niên mỗi năm như hiện nay.
Người ta suy nghĩ rất nhiều, và họp cũng rất nhiều nhưng cuối cùng vẫn thua sự giải thích vô căn cứ từ nhà thầu, thua ngay cả những lao động chân tay không phép. Cả một rừng thủ tục xuất nhập cảnh đã bị bẻ gãy bởi hàng chục ngàn lao động trái phép, đẩy đến hệ luỵ khó lường về cơm ăn, áo mặc, không gian sinh sống, hít thở…
Lao động trái phép từ Trung Quốc sang chẳng có gì ngoài hai bàn tay và đôi cẳng chân gốc hán, thế nhưng họ vẫn ngạo nghễ làm việc ở vùng đất có đầy đủ các quy định chặt chẽ ở mỗi cấp chức năng. Họ đã xuyên thủng được điểm yếu nhất của chức năng để lấy đi các công việc đơn giản, nuôi sống vợ con họ phía bên kia biên giới. Lao động nước ngoài không phép hoàn toàn thắng thế không chỉ với người lao động vừa tầm sức ở Việt Nam mà họ đã thắng cả luật lao động của Việt Nam đưa ra. Họ cũng thắng cả những xử lý không tới đâu để lấy đi sự bình đẳng với lao động người Việt, giành lấy miếng ăn của hàng chục ngàn người đang cần việc làm phổ thông một cách quay quắt.
Khó có sự giải thích có lý nào ngoài: Thua một cách cay đắng.
Cu Làng Cát

3.000 thợ TQ tràn vào Hải Phòng, lương cao gấp 10 lần thợ VN

Photo courtesy of PetroVN

3.000 Thợ TQ Vào Hải Phòng, Lương Cao Gấp 10 Lần Thợ VN; Lương thợ hàn TQ gấp 3 thợ VN, lương bảo vệ TQ gấp 10 bảo vệ VN. Công nhân Trung Quốc vào Việt Nam, giành việc làm của thợ VN, và khi cùng làm một công trường, thợ VN bị lãnh lương thấp hơn dù là cùng công việc.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị có bản tin nhan đề “Cạnh tranh bất bình đẳng ngay trên sân nhà” hôm 11-9-2011 kể lại.

Bản tin nói, “Một thực trạng đang phổ biến tại nhiều công trường do đối tác Trung Quốc làm chủ thầu thi công tại Việt Nam, đó là lao động Việt Nam phải cạnh tranh việc làm với lao động Trung Quốc trên chính… sân nhà. Điều này đã được chính chủ đầu tư của Việt Nam chia sẻ.

Tiền công của lao động Việt Nam rẻ hơn lao động Trung Quốc?”

Trường hợp cụ thể được nêu là ở dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, nơi bắt đầu xây từ tháng 11-2005.

Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng là dự án lớn do nhà thầu Trung Quốc và Nhật Bản trúng thầu thực hiện cung ứng, thi công và lắp đặt toàn bộ thiết bị (EPC). Dự án được triển khai chính thức từ tháng 11/2005 với hai hạng mục: nhà máy nhiệt điện 1 và nhà máy nhiệt điện 2. Trong đó, các nhà thầu Trung Quốc chiếm tỷ lệ áp đảo (gồm bốn đơn vị thầu cấp 1: Tập đoàn điện khí Đông Phương – tổng thầu công trình; công ty Hồ Bắc…; ngoài ra còn có nhiều nhà thầu phụ thứ cấp như: Thanh Sơn, Quảng Tây, Quế Lâm, Giang Tô…).

Theo một lãnh đạo của nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 (đã vận hành), với quy mô bốn tổ máy có công suất 300 MW/tổ máy, để hoàn thành đúng tiến độ, số lượng công nhân có mặt trên công trường phải luôn đảm bảo ở criminal số 4.000 lao động. Đó là điều kiện tối thiểu và cần thiết để thi công một công trình lớn như nhà máy nhiệt điện Hải Phòng.

Trong khi người dân Hải Phòng thất nghiệp cao, công trường lại đón nhận có lúc hơn 3.000 lao động TQ.

Báo SGTT kể tiếp:

“Như vậy, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng sẽ là công trường giải quyết hàng triệu việc làm cho hàng ngàn lao động tại chỗ của địa phương và lao động Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế lại không đúng như mong muốn. “Thời kỳ cao điểm (giai đoạn năm 2008 – 2009), tại Thủy Nguyên có tới trên 2.000 lao động Trung Quốc sang làm việc tại công trường. Trong số đó, rất nhiều lao động phổ thông sang thực hiện các công việc thủ công như: đào đất, phụ hồ, mang vác… – phần công việc mà lao động thủ công Việt Nam cũng thực hiện được,” ông Nguyễn Thế Khang, trưởng phòng Nhân sự nhà máy nhiệt điện Hải Phòng cho biết.

Tuy nhiên, trên thực tế chưa dừng lại ở criminal số đó, bởi có những thời điểm có tới trên 3.000 lao động Trung Quốc có mặt tại Thủy Nguyên. Do lao động của Trung Quốc áp đảo về lực lượng, nên lao động của Việt Nam bị cạnh tranh việc làm. Ông Nguyễn Văn N. , một lao động địa phương làm việc tại công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 2 cho biết, để có một công việc tại công trường là một điều khó khăn, ngoài việc phải cạnh tranh, còn có nhiều “góc khuất” khác. Ông N. là một nông dân sống tại Thủy Nguyên. Ngoài công việc đồng áng, ông đi phụ hồ, thợ nề, làm hàn xì, bốc vác… Thời điểm xây dựng nhà máy nhiệt điện 1, ông N. làm công nhân tại công trường với mức lương dưới 100.000 đồng/ngày công.

Ông N. cho biết, lao động phổ thông địa phương làm việc trong công trường nhận mức lương thấp hơn nhiều so với lao động người Trung Quốc. Đơn cử, với một thợ hàn người Việt Nam cùng làm chung với lao động Trung Quốc, mức lương nhận được cao nhất khoảng 150.000 – 180.000đ/ngày công. Trong khi đó, mức lương cũng công việc như trên của lao động Trung Quốc thường gấp từ hai đến ba lần…”

Cụ thể, có những việc làm trả lương cho thợ TQ gấp 10 lần thợ VN. Báo SGTT kể:

“Tương tự, ngày công của lao động Việt Nam làm ở vị trí nấu ăn cho lao động Trung Quốc, mức lương của họ nhận được khoảng hai triệu đồng/tháng; công việc bảo vệ (tại khu chung cư của công nhân Trung Quốc tại My Sơn (xã Ngũ Lão, Thủy Nguyên) nhận mức lương 1,5 triệu đồng/tháng, không có phụ cấp. Một bảo vệ Việt Nam tại khu chung cư My Sơn cho biết, mới đây, bên Trung Quốc có đưa sang một bảo vệ người Trung Quốc, mức lương của họ tính ra tiền Việt khoảng 10 triệu đồng/tháng, cao gấp gần mười lần so với tiền lương của bảo vệ người Việt Nam.”

5 comments:

  1. Bọn TQ này là lính đặc nhiệm của Trung cộng đấy. Nằm suốt dọc chiều dài đất nước chỗ nào cũng có, nằm tại chổ chờ lệnh. Có chiến sự xảy ra, chỉ cần hê một tiếng là có hàng ngàn ngàn thằng giặc TQ

    ReplyDelete
  2. Nguyễn Ngọc TuấnSeptember 15, 2011 at 12:46 PM

    Vậy mới thấy sự bất lực, thối nát. "Người lạ" vào làm công nhân ở Vn mà cũng không kiểm soát được. Lỗi thì như trái bóng, hết đá qua người này lại chuyền qua người khác. Thối quá

    ReplyDelete
  3. Đó là cách người Trung quốc đang xâm chiếm VN một cách lặng lẽ và ngọt ngào.

    ReplyDelete
  4. It is very clear the Vietnamese security forces is under the control of China. They are China agents, not Viet Nam public servant. They know who will protect them, who will feed them. They are working hard so when China totally take control of Viet Nam in the near future, they will be rewarded with positions which will bring them lot of benefits and money.

    ReplyDelete
  5. Mưu sâu kế độc của "chiến tranh kinh tế" di dân công nhân để toàn quyền lũng đoạn kinh tế VN. mà quản lý, lũng đoạn được kinh tế VN là nắm được quyên đô hộ sinh sát gần 90 triệu dân VN...thì là đương nhiên tóm thâu nước VN của chúng mình rồi... không cần phải dùng "chiến tranh bằng vũ khí".thì chúng nó cũng tự nhiên biến nước VN thành một tỉnh của Trung Cộng....

    ReplyDelete