Trung Quốc thu gom tất cả mọi
mặt hàng thủy sản, trứng vịt, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
mặt hàng thủy sản, trứng vịt, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Làn sóng mua gom nông, thủy sản của các thương lái Trung Quốc (TQ) đang tiếp tục gia tăng, nhất là ở ĐBSCL. Trung Quốc “Nằm vùng” để khống chế giá
Anh em môi hở răng lạnh '' 16 chữ vàng '' . Chính phủ VN cứ ôm chân bọn cầm quyền TQ, những vấn đề như thế này thì im bặt tiếng có dám làm gì đâu dù chỉ là mấy thằng thương lái. Lịch sử VN giờ mới có một chế độ, một chính quyền nhục nhã hèn mạt yếu kém như thế này.! Ôi Người nông dân - công nhân dưới chế độ cộng sản chỉ là công - nông nô cho bọn chủ nhân ông cán bộ đảng cộng sản ngồi trên hút máu tươi .
Gom tôm bán sang Trung Quốc
Tình trạng thu gom tôm nguyên liệu, kể cả tôm chất lượng thấp, tôm bị bơm tạp chất của thương lái TQ ở ĐBSCL đang khiến nhiều nhà máy chế biến thủy sản lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu trầm trọng.
Ông Trang Văn Khanh - Chủ doanh nghiệp Trang Khanh chuyên thu mua, chế biến xuất khẩu tôm sú quy mô lớn ở P.5, TP Bạc Liêu - cho biết từ đầu năm đến nay, thị trường TQ tiêu thụ rất mạnh loại tôm cỡ nhỏ, từ 40-50 con/kg (tôm lớn 20-30 con/kg, chủ yếu xuất sang Nhật và châu Âu). Thương lái TQ mua tôm rất dễ, giá mua lại cao hơn giá bán ở thị trường nội địa VN nên nhiều cơ sở đang ồ ạt gom tôm bán sang TQ. Hiện thương lái TQ đến tận nơi đặt hàng, đặt cọc 30%, số tiền còn lại thanh toán bằng tiền mặt sau khi nhận hàng. Các cơ sở địa phương gom tôm xong chở đến cảng biển Sơn Thầu (TQ) giao hàng.
Chủ DN chế biến xuất khẩu thủy sản Huỳnh Sự (H.Giá Rai, Bạc Liêu) cho biết hiện có nhiều DN trên địa bàn H.Giá Rai cạnh tranh mua tôm nguyên liệu bán sang TQ rất mạnh. Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn đến các nhà máy đang thực hiện hợp đồng xuất khẩu tôm sang các thị trường chiến lược, truyền thống như EU, Mỹ, Nhật... Tại một cuộc họp mới đây với ông Phạm Hoàng Bê, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, một số DN xuất khẩu tôm đã phản ánh về tình trạng thiếu trầm trọng nguồn tôm nguyên liệu. Nhiều DN hiện chỉ có thể hoạt động cầm chừng, có DN chỉ hoạt động từ 30-50% công suất vì thiếu nguyên liệu.
Mua cả tôm bơm tạp chất
Theo một cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản tỉnh Bạc Liêu, việc rất nhiều cơ sở gom tôm bán cho thương lái TQ là do thương lái TQ thu mua tôm nguyên liệu mà không cần kiểm tra chất lượng khắt khe như các thị trường Nhật, EU, Mỹ… Tôm không cần phải đều về kích cỡ, trọng lượng, cả tôm bị bơm tạp chất họ cũng mua. Một số cơ sở ham lời thu mua cả tôm bơm tạp chất trong dân, có đại lý còn tự tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. Tình trạng này khiến các nỗ lực ngăn chặn nạn bơm tạp chất vào tôm của ngành chức năng gặp nhiều khó khăn hơn. Gần đây, cơ quan chức năng ở ĐBSCL đã bắt quả tang hàng chục vụ, tịch thu hàng chục tấn tôm bơm tạp chất. Trước đó, trong năm 2010, tỉnh Cà Mau phát hiện 45 vụ, tịch thu 14.395 kg tôm bơm tạp chất; 6 tháng đầu năm nay phát hiện 26 vụ, tịch thu 5.410 kg tôm. Tại tỉnh Bạc Liêu, chỉ tính từ đầu tháng 9.2011 đến nay đã phát hiện 7 vụ, tịch thu 2.108 kg tôm bơm tạp chất.
Rủi ro lớn
Nhiều bất ổn, rủi ro do phụ thuộc vào thị trường TQ đã được giới chuyên môn cảnh báo từ lâu. Giới kinh doanh đều biết làm ăn với thương lái TQ rủi ro rất cao. Khi cần hàng, thương lái TQ đẩy giá thu mua lên cao hơn giá thị trường từ 5-10%. Khi chi phối được nguồn hàng, họ bất ngờ ép giá, không mua hàng gây tồn đọng hoặc dùng nhiều thủ đoạn để “quỵt nợ”. Nhiều DN chế biến tôm ở Bạc Liêu đều biết hồi năm 2010, một DN ở xã Tắc Vân (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) gom rất nhiều tôm bán cho thương lái TQ, lãi trên 30 tỉ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2011, DN này đã nhiều lần bị thương lái TQ “bẻ kèo” quỵt nợ hàng chục tỉ đồng. Thủ đoạn của thương lái TQ là qua tận DN này đặt hàng, đặt cọc 30%, 70% còn lại thanh toán sau khi nhận hàng ở TQ. Thế nhưng sau khi nhận được hàng, thương lái TQ đã đột nhiên biến mất. DN nọ “chết đứng” vì điện thoại của đối tác tắt, địa chỉ trong hợp đồng là địa chỉ “ma”.
Theo ông Trang Văn Khanh, việc bán tôm cho thương lái TQ cũng không “dễ ăn”. Ngay ở cảng biển Sơn Thầu - chợ giao dịch, mua bán tôm, thủy sản lớn ở TQ, cũng có nhiều thành phần mua bán phức tạp. Nếu các DN Việt Nam thiếu cảnh giác rất dễ bị sập bẫy. Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, nhận định tình trạng dịch bệnh trên tôm trong thời gian gần đây ở các tỉnh ĐBSCL khiến nguồn nguyên liệu giảm mạnh. Sự cạnh tranh mua nguyên liệu của thương lái TQ càng khiến tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến của các DN trong nước trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc cung ứng cho các thị trường xuất khẩu truyền thống.
Trần Thanh Phong
--------------------------------------
Xe gom thủy sản đậu chật đường
Tại Ninh Thuận, các cảng cá Cà Ná (H.Thuận Nam), Khánh Hội (H.Ninh Hải)… đều có từ 3 đến 5 chủ vựa chuyên thu mua thủy sản cho thương nhân TQ. Hàng thu mua chủ yếu là cá hấp. Anh Bình, một chủ vựa tại cảng Cà Ná, cho biết: “Gần nửa năm nay, tôi chuyên thu mua cá hấp cho các thương nhân TQ. Hồi trước, họ có mua nhưng ít lắm, gần đây thì mua ồ ạt, không đòi hỏi cao về chất lượng, giá cả ổn định”. Đại diện cảng cá Cà Ná cho biết: “Mấy tháng gần đây, các xe lạnh gom hàng cho thương nhân TQ tăng cao, có ngày xe phải xếp hàng vì không còn đường vào cảng. Họ chỉ làm việc với các chủ vựa cá chứ không trực tiếp thu mua”. Hiện giá hải sản các thương nhân TQ thu mua tại đây ổn định và khá cao. Cụ thể, giá đối với cá hấp loại 1 dao động từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, loại 2 từ 40.000 - 55.000 đồng/kg, hàng xô thì giá trên dưới 30.000 đồng/kg; trong khi đó, giá các cơ sở chế biến trong tỉnh thu mua luôn thấp hơn 3.000 - 6.000 đồng/kg tùy theo từng loại nên không thể cạnh tranh được.
Bà Bùi Thị Anh Vân, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, nhận định: “Với tình trạng này, các DN chế biến hàng thủy sản ở địa phương sẽ gặp khó khăn nhiều mặt”.
Tại Ninh Thuận, các cảng cá Cà Ná (H.Thuận Nam), Khánh Hội (H.Ninh Hải)… đều có từ 3 đến 5 chủ vựa chuyên thu mua thủy sản cho thương nhân TQ. Hàng thu mua chủ yếu là cá hấp. Anh Bình, một chủ vựa tại cảng Cà Ná, cho biết: “Gần nửa năm nay, tôi chuyên thu mua cá hấp cho các thương nhân TQ. Hồi trước, họ có mua nhưng ít lắm, gần đây thì mua ồ ạt, không đòi hỏi cao về chất lượng, giá cả ổn định”. Đại diện cảng cá Cà Ná cho biết: “Mấy tháng gần đây, các xe lạnh gom hàng cho thương nhân TQ tăng cao, có ngày xe phải xếp hàng vì không còn đường vào cảng. Họ chỉ làm việc với các chủ vựa cá chứ không trực tiếp thu mua”. Hiện giá hải sản các thương nhân TQ thu mua tại đây ổn định và khá cao. Cụ thể, giá đối với cá hấp loại 1 dao động từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, loại 2 từ 40.000 - 55.000 đồng/kg, hàng xô thì giá trên dưới 30.000 đồng/kg; trong khi đó, giá các cơ sở chế biến trong tỉnh thu mua luôn thấp hơn 3.000 - 6.000 đồng/kg tùy theo từng loại nên không thể cạnh tranh được.
Bà Bùi Thị Anh Vân, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, nhận định: “Với tình trạng này, các DN chế biến hàng thủy sản ở địa phương sẽ gặp khó khăn nhiều mặt”.
Xứ dừa phải nhập khẩu dừa
Thua trên sân nhà
Theo số liệu của Hiệp hội Dừa Bến Tre, toàn tỉnh có 51.600 ha dừa với sản lượng hơn 410 triệu trái/năm. Có khoảng 70 DN và 1.400 cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa, sử dụng gần 50.000 lao động. Nhiều sản phẩm chế biến và phụ phẩm từ dừa đã không ngừng tăng về sản lượng và giá trị xuất khẩu như cơm dừa nạo sấy, thạch dừa, sữa dừa, kẹo dừa, than gáo dừa, chỉ xơ dừa... Trong 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Bến Tre đạt 163 triệu USD thì riêng các sản phẩm từ dừa chiếm 80 triệu USD, chưa kể xuất khẩu tiểu ngạch không có số liệu chính xác.
Thế nhưng giờ thì ngành chế biến dừa đang có nguy cơ đình đốn do thiếu nguyên liệu trước sự cạnh tranh thu mua ồ ạt của thương lái TQ. Mấy năm gần đây, trong khi sản lượng dừa giảm mạnh thì tàu của thương nhân TQ tấp nập vào tận sông Hàm Luông, có lúc neo đậu hàng chục chiếc để tranh mua dừa với DN địa phương. Trung bình mỗi năm có khoảng 110 triệu trái dừa thô của Bến Tre được bán tiểu ngạch cho thương lái TQ, chiếm hơn 1/4 sản lượng dừa của tỉnh. Hiện nhiều DN tại địa phương thiếu nguyên liệu trầm trọng, buộc phải giảm công suất, giảm lao động, thậm chí phải đóng cửa nhà máy...
Các tàu TQ vào tận nơi ăn hàng thông qua các hợp đồng xuất khẩu ký với DN trong nước nhưng thương nhân TQ thì trực tiếp đứng ra thu mua và hiện đã hoàn toàn chi phối về giá.
Ông Cù Văn Thành - Giám đốc Công ty chế biến dừa Lương Qưới, cho biết thị trường dừa trái đang phụ thuộc vào thương nhân TQ. Buổi sáng ít dừa họ tăng giá mua, chiều thấy nhiều người bán thì lập tức hạ giá. Do thiếu nguyên liệu trầm trọng nên một số DN chế biến phải tìm sang Indonesia mua dừa về chế biến. Nhà máy của ông Thành khi hoạt động hết công suất mỗi ngày cần khoảng 300.000 trái dừa nguyên liệu nhưng hiện chỉ có thể hoạt động cao nhất là 70% vào đúng vụ thu hoạch dừa, bình thường chỉ hoạt động cầm chừng từ 20-30% công suất vì thiếu nguyên liệu.
Địa phương thiệt hại
Theo ông Hồ Vĩnh Sang - Chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre: Hiện Bến Tre đang thiếu nguyên liệu dừa cho các nhà máy chế biến nhưng đồng thời dừa lại bán ồ ạt sang TQ theo đường tiểu ngạch. Chủ trương của tỉnh là phát triển công nghiệp địa phương, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, thủy sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời giải quyết lao động thiếu việc làm. Nhưng thực trạng hiện nay khiến việc thực hiện chủ trương đó rất khó. Có thể thấy rõ là nếu bán một trái dừa nguyên liệu qua đường tiểu ngạch thời điểm hiện nay chỉ được khoảng 11.000 đồng, trong khi nếu chế biến thành sản phẩm xuất khẩu, giá trị có thể đạt hơn 100.000 đồng. Ông Sang dẫn chứng: Cứ 100 trái dừa thì lấy được 30 lít nước để làm thạch dừa, giá bán là 300.000 đồng. Than gáo dừa nếu xuất thô được 300 USD/tấn, nhưng nếu chế biến thành than hoạt tính thì có giá từ 1.800 - 2.200 USD/tấn. Cơm dừa chế biến thành cơm dừa nạo sấy bán được gần 3.000 USD/tấn… Bên cạnh đó là tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Chưa kể việc thương nhân TQ mua dừa trả bằng tiền đồng khiến địa phương không thu được ngoại tệ.
Lê Xuân
Trung Quốc ồ ạt thu gom vải thiều
Thương lái Trung Quốc chỉ chọn hàng ngon, lại đưa ra nhiều quy định khắt khe, nhưng bà con trồng vải ở Bắc Giang vẫn thích vì giá cao hơn so với bán trong nước.
Giá bán tận gốc cho thương lái Việt Nam, theo tiết lộ của ông Minh Xuyến ở thôn Già Khê Núi (Tiên Hưng, Lục Nam, Bắc Giang) khoảng 6.000 - 7.000 đồng một kg. Riêng với loại một, quả to, đẹp, chất lượng tốt, có thể được 8.000 đồng. Song thương nhân Trung Quốc có thể trả tới 18.000 - 20.000 đồng, nên người trồng khá hào hứng.
Không chỉ đánh container về tận nơi, nhiều thương nhân Trung Quốc còn thuê người dân chở vải lên tận cửa khẩu. Ảnh: Hoàng Đan. |
Ông Xuyến kể phía bạn hàng Trung Quốc đặt ra những tiêu chuẩn rất khắt khe. "Họ chỉ thu mua tại các hộ gia đình áp dụng kỹ thuật trồng 'vải sạch' và sử dụng hóa chất cũng như các chế phẩm do Trung Quốc cung cấp", ông Xuyến nói. Ngoài ra, còn có quy định về tỷ lệ cuống và quả.
Theo thống kê của Sở Công Thương Bắc Giang vào cuối tháng 6, có đến 60% sản lượng tại huyện Lục Ngạn là do thương lái Trung Quốc thu mua, với giá bán bình quân đạt 8.000- 14.000 đồng một kg, tùy loại.
Ông Lê Văn Huyến, trưởng thôn Chể, xã Phượng Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết vài ngày nay giá vải bắt đầu hạ nhiệt, nhưng bán cho Trung Quốc vẫn cao hơn trong nước 1.000-2.000 đồng một cân. Ông Huyến cũng xác nhận tư thương Trung Quốc chỉ mua những quả loại một, và từ chối mua loại xấu, trong khi bán cho người Việt dễ tính hơn.
Trưởng thôn Chể cũng cho biết lái buôn người Hoa còn sang nằm vùng tại một số địa phương để gom hàng, riêng tại Phượng Sơn có tới gần chục người.
"Họ đánh container sang, mỗi ngày trung bình thu mua một xe khoảng 8-10 tấn, ngày cân nhiều thì hai xe. Nhưng cũng có hôm họ nghỉ, không đến mua hàng", ông Huyến nói.
Ông Hoàng Văn Toán, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Nam xác nhận, việc thương nhân Trung Quốc ồ ạt sang thu gom vải đã diễn ra từ nhiều năm nay. Thường thì họ thuê nhân công Việt Nam chở hàng lên biên giới tập kết. Giai đoạn rộ mùa, họ đánh xe về tận nhà dân thu gom, cân tại ruộng, giá cả thỏa thuận trước.
Theo ông Toán, năm nay, trong tổng số 31.000 tấn vải cả huyện Lục Nam thu hoạch được, có đến một phần ba bán cho người Trung Quốc.
Trả giá nhỉnh hơn thương lái Việt Nam, tư thương Trung Quốc có thể thu gom được những quả vải đẹp nhất tại các huyện Lục Nam, Lục Ngạn (Bắc Giang). Ảnh: Hoàng Đan. |
Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Nam khẳng định với VnExpress.net, chắc chắn không có chuyện Việt Nam áp dụng quy trình trồng "vải sạch" của Trung Quốc như phản ánh nói trên của người dân. "Ở chỗ nào thì tôi không biết, nhưng tại huyện Lục Nam, chưa bao giờ tôi nghe nói đến sự việc này", ông Toán khẳng định.
Trao đổi với VnExpress.net, thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên xác nhận, Việt Nam đang khuyến khích chủ trương tiêu thụ nông sản kể cả vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) với giá cao. Tuy nhiên, theo thứ trưởng, điều kiện để xuất khẩu và bán hàng cho nước bạn phải theo luật pháp của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Ông Biên khẳng định, Việt Nam không chấp nhận việc đưa những hóa chất bảo quản không phù hợp về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm mà luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế đã quy định. "Trong trường hợp phát hiện các trường hợp thu mua trái quy định, chúng tôi đề nghị doanh nghiệp nêu cụ thể để Bộ có căn cứ xử lý", thứ trưởng Biên cho hay.
Trước đó, phía Trung Quốc đã đưa ra các tiêu chí để siết chặt hoạt động xuất khẩu vải thiều từ Việt Nam sang nước này. Theo đó, người dân có vải thiều xuất sang "hàng xóm" sẽ phải chịu thêm các chi phí về bao gói, đăng ký, thực hiện các yêu cầu về kiểm nghiệm và kiểm dịch thực vật. Đồng thời, hoa quả nhập khẩu qua kiểm dịch, kiểm nghiệm khi phát hiện thấy sinh vật hại, hoặc chất độc hại thuộc quy định chính thức của Trung Quốc, nước này sẽ căn cứ tình hình hàng hóa, tiến hành cách thức xử lý như trả lại, tiêu hủy, xử lý trừ dịch hại ... Chi phí xử lý phía chủ hàng phải chịu.
Bách Hợp- Hà Đan
Toàn tỉnh Vĩnh Long có khoảng 6 ngàn ha đất trồng khoai lang, hầu hết sản lượng khoai được thương nhân TQ thu gom.
Theo nhiều nông dân, đang vào cuối vụ nên thương lái vào tận các ruộng khoai ngã giá, đặt cọc với mức giá 1,1 triệu đồng một tạ (60 kg). Bà Phan Thị Bé, Trưởng phòng Kinh tế H.Bình Minh (Vĩnh Long) cho biết, giá khoai năm nay cao gấp đôi so với năm rồi và cao nhất từ trước đến nay. Với mức giá này, lợi nhuận “một công khoai bằng 5 công lúa”.
Nông dân bỏ lúa trồng khoai
Ông Ngô Văn Hải, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã khoai lang Tân Thành (xã Tân Thành, H.Bình Tân), cho biết khoai lang tím Nhật (chiếm 90% diện tích trồng khoai nói chung) chỉ phát triển rộ từ năm 2008, khi thương lái TQ vào và tiến hành thu mua ồ ạt. Thời điểm đó, giá khoai chỉ khoảng 200 ngàn đồng một tạ, nay đã tăng gấp 5 lần. Chính vì vậy mà diện tích đất trồng khoai không ngừng tăng theo cấp số nhân. Năm 2008, cả huyện Bình Minh chỉ có khoảng 10 ha đất trồng khoai thì hiện nay con số này là 324 ha. Còn ở Bình Tân, diện tích đất trồng khoai hiện đã lên đến gần 3.000 ha. Nguồn gốc đất trồng khoai hiện nay là từ đất trồng lúa.
Không dừng lại ở việc gom mua, đầu năm nay, thương nhân TQ còn nhờ một số người dân địa phương đứng tên thuê đất trồng khoai. Diện tích đất mà người TQ “núp bóng” thuê để trồng khoai lang được các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long xác định là 61 ha, thông qua 3 người dân địa phương, với mức giá 35 triệu đồng/ha/năm, thời hạn thuê 3 năm.
Không chỉ ở Vĩnh Long, khoai lang đã vượt sông Hậu lan sang cả huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ). Theo ngành nông nghiệp địa phương, hiện có khoảng 100 ha khoai lang đang được trồng trên địa bàn. Đây là vùng đất sản xuất 2 vụ lúa, 1 vụ màu được người nơi khác đến thuê để trồng khoai lang.
Cảnh báo những hậu quả xấu
Tiếp xúc với chúng tôi, bà Phan Thị Bé chia sẻ: “Tình trạng trồng và tiêu thụ khoai lang ở địa phương vừa qua khiến chúng tôi mừng ít, lo rất nhiều. Chúng tôi liên tưởng đến những hậu quả xấu như đã từng xảy ra ở các tỉnh phía Bắc khi họ thu gom đuôi trâu, móng trâu, rễ cây hồi. Để chấm dứt tình trạng người trồng khoai vừa trồng vừa run, thì nhà nước cần tìm đầu ra chính ngạch cho khoai lang, phát triển thêm những thị trường mới để tránh phụ thuộc vào một thị trường náo đó. Ngành nông nghiệp sẽ hướng dẫn, hỗ trợ nông dân trồng khoai theo các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap… để đảm bảo chất lượng”.
Điều đáng nói là theo báo cáo mới đây của Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, việc mua bán giữa người TQ và các đầu mối trung gian đều không có hợp đồng. Thương nhân TQ chỉ tổ chức thu mua theo thời vụ tại kho bãi, giá cả lên xuống bất thường. 7/10 cơ sở thu gom khoai lang hoạt động không phép. Do các cơ sở này hoạt động dưới danh nghĩa là người VN nên rất khó xử lý. "Đặc biệt, trong đợt kiểm tra trên, ngành chức năng phát hiện và xử lý theo pháp luật 21 thương nhân TQ dùng hộ chiếu du lịch vào đây núp bóng người địa phương để thu gom khoai lang đem về nước", bà Phan Thị Bé nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại Vĩnh Long, toàn bộ sản lượng khoai lang được thương nhân TQ thu mua thông qua 10 đầu mối, nằm dọc theo tuyến QL1A, thuộc địa bàn H.Bình Minh. Những đầu mối này có một số điểm chung: không bảng hiệu, địa chỉ, được che chắn rất cẩn thận, có hàng rào chắn và thường xuyên có người bảo vệ, không cho người lạ tới gần…
Chí Nhân
Trung Quốc "sa mạc hoá" nguyên liệu: Nguy và cơ | ||||
---|---|---|---|---|
Thứ Ba, 19/07/2011 --- cập nhật 10:06 GMT+7 | ||||
Khi Trung Quốc vào thu mua nông sản ồ ạt, các doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam mới tá hoả rằng, họ đang bị phá giá, bị chèn ép, thậm chí bị Trung Quốc sa mạc hoá nguyên liệu. Thế nhưng khi hỏi đến trách nhiệm xã hội của họ đối với nông dân thì ai cũng lảng tránh. Chủ nhật vừa rồi, có việc về xứ Nghệ thăm phụ huynh, tôi cho xe chạy qua mấy xã đồng rừng hy vọng tìm lại cảm giác thời thơ ấu lên rừng đốn củi vào những vụ giáp hạt. Con đường liên huyện chạy qua các xã bán sơn địa nay không còn gập ghềnh đầy ổ gà như trước, thay vào đó là đường nhựa phẳng phiu. Hai bên đường, những cánh rừng đại ngàn cũng không còn, thay vào đó là những đồi sắn bạt ngàn cung cấp cho thị trường Trung Quốc. Dừng xe hỏi thăm những người dân được biết, gần đây, thương lái Trung Quốc thu mua nhiều nên cây sắn được giá, trồng sắn thu nhập còn cao hơn trồng lúa. Điều này giải thích vì sao, những diện tích đất rừng thu hẹp từng ngày, nhường chỗ cho cây sắn chỉ vì sự hấp dẫn của lợi nhuận trước mắt. Bỏ ngỏ thị trường khổng lồ Thực ra thì chuyện thương lái xứ Tàu thu mua nông lâm sản Việt Nam không chỉ diễn ra ở quê tôi mà gần như là phổ biến ở mọi ngõ ngách của các chốn thâm sơn cùng cốc nước Việt. Từ đô thị tới nông thôn, từ Nam chí bắc, từ miền xuôi đến miền ngược, thương lái Trung Quốc đều không quản ngại đường xa khó nhọc, đâu đâu cũng bắt gặp họ. Những ông nói tiếng Việt lơ lớ, thi thoảng lại "hảo hảo", "xia xia nỉ" đích thân là thương lái Tàu rồi. Họ thu gom đủ mọi thứ, từ gỗ quý như Trắc, Sưa, Mun, nông sản có sắn lát, vải thiều, cao su, thịt lợn... Thuỷ hải sản có mực, cá đông lạnh, tôm... Thứ gì xứ ta có, họ thu mua thứ ấy.
Trước sự thâm nhập ồ ạt của thương lái Trung Quốc, có người hoài nghi rằng, phải chăng, đằng sau sự có mặt của họ có động cơ khác ngoài kinh tế? Người viết bài này không muốn bàn sâu về chủ đề ngoài chuyện thị trường. Đã nhiều lần đi Trung Quốc, làm việc với các thương lái người Hoa, có thể thấy, Trung Quốc là thị trường khổng lồ. Là nước lớn, sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, với tốc độ phát triển kinh tế hàng năm hai con số, có thể nói, người Trung Quốc ngày nay đang có của ăn của để. Đầu năm nay, họ chính thức vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Với dân số 1,3 tỷ người, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 3.000 USD/năm, có thể nói, Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất thế giới. Nói về Trung Quốc, một nhà báo Mỹ có nhận xét khá hóm: Đó là xứ đói ăn và khát dầu, thiếu năng lượng, lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. Câu này chưa hẳn chính xác nhưng đã phản ánh khá sinh động hiện trạng của Trung Quốc. Một điều lạ là, nằm cạnh thị trường lớn như vậy, nhưng ở xứ ta, dường như chưa có một công trình nghiên cứu nào bài bản về thị trường ấy và chưa có chiến lược nào cho việc thâm nhập thị trường tiềm năng này. Điều này giải thích vì sao, khi Việt Nam là xứ đông dân, đói việc nhưng chỉ có lác đác vài người sang Trung Quốc tìm kiếm thị trường, thay vào đó là người Tàu ồ ạt sang Việt Nam, có mặt ở khắp mọi ngõ ngách của đất nước, vào tận chuồng heo của bà con nông dân xứ ta để gom hàng, lên tận những vùng núi xa xôi để đặt nông dân sản xuất nông sản cho họ. Rủi ro từ thương mại... chợ trời Theo thống kê của Bộ Công Thương, quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2010 đạt 27 tỷ USD, con số này của năm 2011 có thể đạt 30 tỷ USD. Việt Nam xuất sang Trung Quốc xấp xỉ 10 tỷ USD, số còn lại là Việt Nam nhập từ quốc gia láng giềng này. Trong số đó, khoảng 70% là thông qua đường chính ngạch, số còn lại là qua con đường tiểu ngạch. Hiện tại, buôn bán tiểu ngạch giữa hai nước ước đạt khoảng 30% trong tổng kim ngạch và con số này đang có xu hướng tăng nhanh. Đặc biệt, với hàng nông sản, quan hệ thương mại tiểu ngạch đang chiếm tỷ trọng lớn. TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia kinh tế cao cấp, Viện nghiên cứu Thương mại cho rằng: Nông sản là mặt hàng liên quan chặt chẽ với nông nghiệp và nông thôn. Nơi đó có 70% dân số sinh sống. Thương mại tiểu ngạch có ưu điểm là linh hoạt, được giá nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc mua bán thông qua thương lái thường nóng lạnh như thị trường. Trong quá khứ đã có không ít lần hàng đoàn xe tải chở dưa hấu của Việt Nam bị ách ở cửa khẩu Tân Thanh hay Móng Cái, chỉ vì những lý do lãng xẹt: Trung Quốc tạm dừng nhập để kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nông sản, đặc biệt là hoa quả tươi là thứ không bảo quản được lâu, khi bị ách chỉ có cách là bán tháo, thậm chí cho không, theo đó là nhiều chủ vựa bị phá sản. Một rủi ro thứ hai, khi thương lái bên Tàu thu mua được giá, kéo theo đó, nông dân đổ xô sản xuất mặt hàng ấy. Khi họ ngừng thu mua, hàng hoá ế, nông dân lỗ ê chề mà không biết kêu ai. Trường hợp vải thiều ở Lục Ngạn trong vụ này có phần từ nguyên nhân đó. Rủi ro thứ ba là, sự thâm nhập quá sâu của thương lái Trung Quốc, nguồn nguyên liệu Việt Nam bị thu gom đến cạn kiệt, gây khó khăn cho các cơ sở chế biến. Một số cơ sở chế biến thực phẩm của nước ta bị đói nguyên liệu, máy móc đắp chiếu dẫn đến thua lỗ có nguy cơ từ sự vơ vét của thương lái Trung Quốc. Tính đến nay, Việt Nam đã có 5 năm là thành viên của WTO, theo nguyên tắc của tổ chức này, quan hệ thương mại song phương hay đa phương đều phải dựa trên nguyên tắc minh bạch và đúng luật. Thương mại tiểu ngạch là thứ mà gần như không bị điều chỉnh bởi các chế tài của WTO. Khi có tranh chấp xẩy ra sẽ không có ai đứng ra dàn xếp hay bảo vệ lợi ích cho các bên tham gia. Đây được coi là rủi ro lớn nhất mà chúng ta phải tính tới khi làm ăn buôn bán với Trung Quốc theo kiểu... chợ trời. "Setup" lại hệ thống thương mại Hiện tượng thương lái Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam vơ vét nông sản ít nhiều đã làm xáo trộn xã hội. TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên thành viên Ban nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ cho rằng, ở cạnh một nước lớn như Trung Quốc, bên cạnh nguy cơ là cơ hội. Hàng hoá, nông sản làm ra có người mua là hạnh phúc rồi. Nông sản được giá đang làm thay đổi đời sống của một bộ phận nông dân. Vấn đề còn lại là phải tổ chức thị trường có bài bản để đảm bảo lợi ích lâu dài cho người sản xuất, hạn chế rủi ro trước những diễn biến xấu. Sau nhiều năm công nghiệp hoá, nhưng hiện tại Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp liên quan trực tiếp tới đời sống của gần 60 triệu dân, nhưng có thể nói chúng ta chưa có hệ thống thương mại được tổ chức một cách bài bản. Khi Trung Quốc vào thu mua nông sản ồ ạt, các doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam mới tá hoả ra rằng, họ đang bị phá giá, đang bị chèn ép, thậm chí đang bị Trung Quốc sa mạc hoá nguyên liệu. Thế nhưng khi hỏi đến trách nhiệm xã hội của họ đối với nông dân thì ai cũng lảng tránh. Rằng các DN Việt Nam đã làm gì để tổ chức vùng nguyên liệu và hệ thống thu mua bài bản, làm gì để đảm bảo lợi ích cho bà con nông dân một cách bền vững? Nếu họ làm được điều đó thì chắc chắn rằng, nông dân không vì lợi ích trước mắt để đến với thương lái Trung Quốc. Rồi nữa, về mặt quản lý nhà nước, các thương lái hồn nhiên vào Việt Nam một cách ồ ạt bằng hộ chiếu du lịch, đến với từng người dân, làm giá, đặt hàng, thu gom, trả tiền mặt, còn thương lái Việt Nam lại bỏ trống sân nhà. Ông Nam cho rằng, cần phải thể chế hoá hiện tượng này. Chúng ta không có ý định ngăn cấm thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhưng cần phải có các chế tài quản lý. Không thể để họ vào Việt Nam làm ăn, buôn bán bằng hộ chiếu du lịch mà không chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng. Việc kinh doanh phải gắn liền với các nghĩa vụ tài chính với nước sở tại, chúng ta chưa đề cập tới chuyện đó. Như đã nói ở phần đầu, chỉ vì Trung Quốc thu mua sắn với giá cao mà một diện tích rừng không nhỏ đã biến mất nhường chỗ cho cây sắn. Nông dân thường bị hấp dẫn bởi lợi ích trước mắt, vài trò của nhà nước là phải chỉ cho họ thấy lợi ích lâu dài. Để làm được điều đó, không có cách nào khác là không được bỏ rơi nông dân và ban hành cách chính sách hợp lòng dân. Thương lái Trung Quốc ồ ạt thu gom nông sản, bên cạnh những nguy cơ, là những cơ hội lớn khi Nhà nước biết hoàn thiện hệ thống quản lý. Theo Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam |
Trong thời kỳ bão giá trong nước đang ngày một leo thang, người tiều dùng gồng mình lên để đối phó. Thế mà trong khi đó bao nhiêu nông - thủy sản trong nước thì đang rơi vào tình trạng bị Trung Quốc ồ ạt thu mua để xuất về nuớc mình. Với tình trạng này mà không có giải pháp thiết thực nào thì không chừng đến một lúc nào đó chúng ta lại phải nhập ngược lại nhưng với giá ngất ngưỡng ....Dân gánh đủ !!! Không biết các ông lảnh đạo ở trên có còn nghỉ lo cho dân không hay mãi lo cái túi THAM riêng mình nhở !!!!
ReplyDeleteVới tình hình thu gom nguyên liệu của TQ như hiện nay rất đáng lo ngại . TQ đúng là nham hiểm,thủ đoạn khó lường. Ko biết các nước khác có cùng chung cảnh ngộ như VN ko,chứ thấy nó cứ âm mưu hại VN hết lần này đến lần khác.còn các ông bà lảnh đạo mình lo ăn lo hốt lo bòn của công , hối lộ tham ô chạy chọt tăng chức tăng quyền nên không còn thời gian lo chuyện TQ thủ đoạn ma mảnh thôn tính Việt Nam bằng đường kinh tế .
ReplyDeleteNgười dân VN là con Lạc cháu Hồng với truyền thống mạnh ai người ấy sống. Còn nhà nước quản lý thì theo kiểu " Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Than ôi! mẹ VN ... VN thua thằng Tầu khựa trên mọi mặt trận chỉ vì dân ta không đoàn kết và cái chính quyền ta nhu nhược u mê chỉ lo sợ mất đảng nên lệ thuộc vào đàn anh Tầu khựa quá nhiều . Hỡi người dân VN hãy tẩy chay giặc Tầu. không mua, không bán với giặc Tầu.
ReplyDeleteMấy ông làm quản lý, cán bộ thị trường, và các cơ quan chức năng đi ngủ hết rồi ah? để dân tự bơi hay sao?
ReplyDeleteNông dân ngư dân cứ bán hàng theo nhu cầu thị trường, theo quy luật cung cầu. Nơi nào cần mua, trả giá cao và trả tiền trước thì ta bán thôi. Có chửi là chửi mấy thằng có trách nhiệm quản lý , mấy thằng có chức có quyền học thì dốt mà nhậu nhẹt ăn chơi thì cực giỏi, tiêu tiền của dân như cỏ rác chứ có làm được cái mịa gì cho dân đâu
ReplyDeleteÂm mưu thâm độc , TQ đưa nhiều người qua để tiếp tục khai thác đủ thứ , và khi có vấn đề về chính trị thì những con người đó đã "ở bên trong thành" chỉ cần trong đánh ngoài tấn công thì còn gì Việt Nam .
ReplyDeleteNgười dân nghèo mới đi nuôi tôm trồng lúa kiếm sống (bọn cán bộ nhà nước giàu thì ăn hối lộ xây biệt thự chứ nuôi tôm làm gì), nhà nước hỗ trợ rất ít , nói chính xác hơn chẳng có hổ trợ đồng bạc nào ngoài cái hổ trợ tuyên truyền bằng mồm , khi thu mua thì nhà nước lại còn ép giá đòi hỏi nhiều thì họ thà bán sang cho TQ còn có lý hơn, giờ nhà nước chi tiền ăn nhậu ăn giọng ít lại đi , lấy tiền hỗ trợ mua tôm của người dân giá cao hơn TQ xem , thời buổi kinh tế phải nói sòng phẳng thực tế ai mua giá cao thì bán (nói trước mình không ưa mấy thằng láo mồm sống = niềm tin, đổ xăng = nước lã, mấy thằng mặt lợn tham quan mở miệng ra là vịn vào Đảng và Bác tội đồ dân tộc tuyên truyền ba xạo vì dân vì nước phán đấu bán giá rẻ để khỏi bị tàu thu gom hàng ) 3 cái luận điệu lải nhải tuyên truyền kiểu đó chắc chỉ có thích hợp ở thời dân trí còn thấp kém 30 40 năm về trước kìa chứ thời nay thì quên đi các Vẹm không có dụ dổ được ai làm anh hùng ngu kiểu đó đâu .
ReplyDeleteViệt cộng bị tàu cộng xỏ mũi.. " trâu làm chó ăn " 2 thằng cộng tiêu điều nước Nam .
ReplyDeleteQuả thực, bây giờ nhắc đến trung quốc, ở mọi phương diện, tôi đều thấy căm ghét khủ ng khiếp. Những chính sách của trung quốc với láng giềng việt nam là quá tàn bạo, thâm độc. Vậy mà chúng ta vẫn cứ luôn mồm kêu trung quốc là láng giềng tôt, thật ngu ngốc hết chổ nói.
ReplyDeleteCũng vì doanh nghiệp mình vốn chơi mất dạy cũng chẳng khác gì bọn Tàu... Nên thằng nào mua thì dân lo bán đi lỡ ế thì sao... Bài học muối, mía, dưa hấu,...đầy ra đó... Không bán gấp đi thì người dân chết đói hà...
ReplyDeleteĐó là hình thức phá hoại kinh tế của bọn Trung quốc, mấy ông bà lảnh đạo cứ ngồi đó mà trách người nông dân mà không chịu đối phó với âm mưu của bọn bành trướng. Làm sao trách người nông dân được , khi nhà sản xuất Việt nam thu mua ép nông dân,trong khi lãi ngất trời! Ở đâu mua có giá là nông dân bán thôi .
ReplyDeleteCác cụ cứ ngồi trên mây mà nói xàm..Nếu tôi có dừa...tôi cũng sẽ bán cho TQ..nếu họ trả giá cao..Người nông dân không có tội...Quanh năm làm lụng vất vả..chỉ mong thu hoạch được mùa. Sao thấy giá trị lợi nhuận lớn như vậy..mà ko mua giá cao cho bà con nông dân nhờ đi...hay là ép giá họ...bắt buộc họ phải bán cho người trả giá cao thôi. ko phải họ không yêu nước..mà là nước chưa yêu họ. Lãnh đạo quá kém...dần dần..TQ ko đánh về quân sự..chỉ dùng kinh tế thôi, cũng đủ thê thảm rồi.
ReplyDeleteCác ông ( cù văn thành, hồ vĩnh sang..) cứ kêu không có nguyên liệu phải nhập khẩu dừa từ Indonexia.Ông bà mình có câu " tiên trách kỷ hậu trách nhân" . Sao các ông không tự nhìn lại mình đi.Ông bảo là 1 trái dừa nếu chế biến xuất khẩu thì được giá cả trăm ngàn đồng, vậy mà các ông mua của người dân chưa đến mười ngàn đồng bạc, TQ nó mua giá 11,000 thì phải bán cho nó chứ sao.Sao các ông không tăng giá mua lên 12,000/quả thì thử hỏi xem có thằng ngu nào đem dừa bán cho TQ nữa không.Cả một thời gian dài các ông ép giá người dân thu lợi nhiều quá rồi, giờ nhờ có mấy thằng Tàu khịa vô người trồng dừa mới " nở mặt" tí xíu,các ông ăn được ít tí thì các ông la làng lên.Các ông mới là những kẻ không ra gì.
ReplyDeleteDoanh nghiệp tư nhân Vn trong nước thì bị tập đoàn QD của 3D đè đầu kẹp cổ, để hút máu, rút ruột và khi ló đầu ra ngoài thì bị TQ đập , mà đến bây giờ mà vẫn còn sống, tồn tại, còn ngáp ngáp , theo tôi thế là giỏi lắm rồi.
ReplyDeleteSống trong một đất nước mà chính Quyền, Lãnh Đạo, là một lũ tham nhũng, và lúc nào cũng tính đến chuyện bán nước, thì dân phải bị chà đạp, và Doanh Nhân phải bị bỏ rơi là lẽ đương nhiên thôi