Sông Kôn - Ở nông thôn, khi những con chó không còn ra đường cho bọn bắt chó tròng cổ nữa, thì bọn bắt chó chuyển đổi thành bọn bắt gà. Mới đây bọn họ xông vào chuồng gà nhà dân ở xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định bắt đi cả trăm con gà. Tại hiện trường chuồng gà bọn bắt gà để lại dấu vết là một tờ giấy trong đó có ghi dòng chữ: “thông cảm, vì không đủ bao tải đựng gà nên không bắt nữa chứ không phải chê gà mà bắt ít”.
Ấm ức trước nạn trộm cắp hoàng hành thách thức nhân dân, và sự bất lực của chính quyền địa phương. Nhân dân xã Bình Thuận tự tổ chức mai phục để bắt trộm. Cuối cùng nhân dân bắt được… cái xe máy của bọn trộm đem lên nộp cho công an xã để làm tang chứng, vật chứng. Sáng hôm sau người dân hồ hởi lên trụ sở công an xã để cùng công an truy tìm dấu vết ăn trộm. Nhưng khi đến nơi thì công an xã thông báo cho người dân biết, cũng đêm hôm đó có một vụ trộm khác, vụ trộm xe máy. Người bị trộm là công an xã, còn cái xe bị trộm chính là cái xe dân bắt được của bọn trộm gà đem nộp cho công an. Công an lý giải là do viên công an xã trực tối hôm ấy say rượu. Nghe công an nói thế dân đành… bó tay!
Còn có câu chuyện trộm khác mà tôi nghe được: Một chị nọ mới mua chiếc xe tay ga mới cóng, chiếc xe không lúc nào rời khỏi ánh mắt chị vì chị sợ bị mất trộm. Một hôm đi chợ, vì không có chỗ gửi xe nên chị đi xe luôn vô trong chợ, dựng xe bên sạp hàng để mua thức ăn. Tay này mua thức ăn thì tay kia chị nắm lấy cái xe để canh chừng ăn trộm. Bỗng đâu có một người lấn tới cái tay nắm xe của chị và nói nhỏ: cho đi qua một chút. Chị thụt tay lại cho người đó đi qua rồi nhanh chóng đưa tay trở lại để tiếp tục nắm giữ cái xe. Cảm giác cái xe còn trong tay nắm nên chị an tâm mua bán. Đến khi mua bán xong quay lại thì cái xe mà chị đang nắm trong tay là xe của người khác, còn cái xe của chị thì…
Cảnh tài xế chạy vào tấp nập để “làm luật”, trình “giấy” cho chốt CSGT ....cướp cạn!
Bây giờ từ thành thị cho đến nông thôn, khắp hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng nạn trộm cướp lên ngôi hoàng hành, công an bất lực không trị được chúng mà chuyển sang khuyến cáo dân canh chừng. Nhưng, cách canh chừng như bà chị trong câu chuyện mất xe tay ga kể trên là cùng chứ có cách nào canh chừng hơn được nữa, thế mà xe vẫn cứ bị mất.
Trộm cướp và… trộm cướp, cuộc sống người dân đang trải qua những ngày tháng khó khăn, nghiệt ngã. Và rồi cuối cùng, có câu chuyện cổ tích xưa được người dân đem ra làm kế sách đối phó.
Câu chuyện cổ tích ‘Anh bán quạt’: Ngày xữa ngày xưa có anh bán quạt gánh quạt đi bán dạo, giữa trưa hè nóng bức anh để gánh ngồi nghỉ mát dưới bóng cây rồi lấy một cái quạt ra quạt mát. Bầy khỉ trên cây thấy thế bắt chướt ùa xuống gánh quạt của anh cầm lấy mỗi con một cái mà quạt. Anh không sao lấy lại quạt được và khóc hu hu… Rồi ông Bụt hiện ra bày kế: con quẳng chiếc quạt đi đừng quạt nữa. Anh bán quạt làm theo lời ông bụt. Bầy khỉ cũng bắt chước quăng quạt theo, vậy là anh gom quạt lại mà gánh về nhà.
Bọn trộm cướp bây giờ nó nhiều lắm, kết hợp với bọn bảo kê nữa nó đông như bầy khỉ kia nên nhân dân không làm gì được chúng. Dân chúng mà xài cái gì là bọn chúng bắt chước và ngang nhiên cướp cái của dân mà đem ra xài cái ấy.
Để khỏi bị chúng nó lấy, dân chỉ còn cách làm cho những đồ vật mình dùng trở nên không có giá trị. Vậy là những đồ vật bằng đất nung, tre nứa, nhôm nhựa, những đồ vật đã cũ đến lúc phải vất đi nhưng dân chúng vẫn còn đem ra sử dụng.
Và đâu đó trên đường phố, người ta vẫn thấy có những anh nhà giàu đi chiếc xe máy cà tàng. Đâu phải vì họ hà tiện không mua xe sang trọng, mà như thế tránh được nguy cơ bị trộm cướp. Tiền bạc là một phần, phần khác tính mạng được an toàn lại là quan trọng hơn.
Sông Kôn
Đất nước của... gì đây?
Kĩ sư Vi Toàn Nghĩa - ...Một khi đạo đức của nền dân chủ đã mất, tính tham lam lọt vào các trái tim, cái hư hỏng lồng vào tất cả mọi ngóc ngách của xã hội, các ước vọng bị đổi mục tiêu: cái người ta vốn yêu thì người ta không yêu nữa, người ta vẫn thấy mình tự do, nhưng tự do làm trái pháp luật... mỗi công dân giống như một nô lệ trốn khỏi nhà chủ nô. Điều trước đây được coi là kỷ cương thì nay người ta coi là hà khắc. Cái trước đây được coi là luật thì nay họ coi là phiền nhiễu. Điều đáng lưu ý người ta coi là đáng sợ. Cách sống thanh đạm bị coi là thói hà tiện...
Xem báo:
- Sát thủ giết người cướp vàng, giết cả em bé 18 tháng tuổi...
- Hàng ngàn người tập trung cướp nghêu...
- Nạn mãi lộ cảnh sát giao thông hơn cướp cạn...
- Mại dâm thản nhiên đón khách cả ban ngày...
- Hàng ngàn học sinh thi đại học được điểm 0 lịch sử...
- Ông "đường sắt cao tốc" thành chủ tịch quốc hội...
- Thứ trưởng ngoại giao ta sang nước "lạ" xin lỗi vụ cắt cáp thăm dò dầu khí...
- Chi tiền cho dự án khoa hoc: "nâng cao tính hấp dẫn của đảng"...
- Bác Nguyên Ngọc (đất nước đứng lên - bắn pháp chảy máu ) - tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Khải (ozon), Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Gs Nguyễn Huệ Chi..."bỗng dưng" trở thành "phản động"...
- Thi trang phục "x mảnh "của nước "lạ" cho cụ Lý Thái Tổ xem (21-8)...
- Ông "VINASHIN" trúng thêm nhiệm kỳ nữa...
- Hai bác lãnh đạo VKS cấp huyện - dẫn Cave di du thuyền chơi trên sông Thêm, làm chết đuối mất một cô...
- Boxit Tây Nguyên sẽ được xuất khẩu bằng máy bay (không cần đường bộ) ...
- Ông điện ảnh "mượn" 40 tỉ đồng, bây giờ không tìm thấy ông ấy...
- Học sinh lớp 10 giết người ngay tại cổng trường....
- Cán bộ tỉnh X dùng hơn 100 bằng giả....
- Quân đội nhân dân bỏ "Trung với nước" để "Trung với Y"...
- ...
Hôm qua , hôm kia ta là "đất nước 4 nghìn năm lịch sử - hạnh phúc trong tay ta đang nở hoa kết trái - còn gì đẹp hơn lá cờ đỏ "xyz"".
Vậy mà hôm nay - đất nước của ...CÁI GÌ ĐÂY ! Thật sự hoang mang. Đợi mỗi ngày như đợi thêm bất công, đợi thêm tội ác.
Tôi có đọc :"Một khi đạo đức của nền dân chủ đã mất, tính tham lam lọt vào các trái tim, cái hư hỏng lồng vào tất cả mọi ngóc ngách của xã hội, các ước vọng bị đổi mục tiêu: cái người ta vốn yêu thì người ta không yêu nữa, người ta vẫn thấy mình tự do, nhưng tự do làm trái pháp luật... mỗi công dân giống như một nô lệ trốn khỏi nhà chủ nô. Điều trước đây được coi là kỷ cương thì nay người ta coi là hà khắc. Cái trước đây được coi là luật thì nay họ coi là phiền nhiễu. Điều đáng lưu ý người ta coi là đáng sợ. Cách sống thanh đạm bị coi là thói hà tiện.
Trước kia tài sản của mỗi công dân được coi như một phần sự giàu có quốc gia, thì nay kho tàng chung bị coi như sở hữu tư nhân. Nước cộng hòa chỉ là cái túi cho một số người bòn rút, sức mạnh quốc gia chỉ còn là quyền lực một vài công dân...."
(Tinh thần pháp luật montesquieu-trg 55-nxb giáo dục - đại học khoa học xã hội và nhân văn - bài giảng khoa luật).
Ta hãy xem: "Dân chủ XHCN được thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: - Có sự thống nhất giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp , tư pháp" (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, nxb lao động, trg 273 - 11-2010).
Liệu tất cả các hệ lụy trên phải chăng đều có nguyên nhân từ cái: "sự thống nhất" này ?.
"Sự thống nhất này" đã cho phép một nhóm người "chui ra khỏi cái chăn pháp luật". ?
"Sự thống nhất này" đã cho phép một bộ phận "không có chức năng pháp luật" răn đe trước các cơ quan "có chức năng pháp luật", thậm chí răn đe cả quốc hội - cơ quan làm ra luật: "chưa đến mức đến mức phải chịu kỷ luật" (vụ VINASHIN)?
"Sự thống nhất này" đã chứng tỏ rất rõ ràng: không còn cần tầng lớp luật sư trong thực thi pháp quyền tại Việt Nam (tham khảo các vụ án đã xử và đang xử, để thấy rằng có thể giải thể đại học luật).
"Sự thống nhất này" đã đưa dến một xã hội phân hóa cao độ, đã cho phép một nhóm người "sống thử chủ nghĩa cộng sản "làm theo năng lực (thậm chí không cần năng lực) hưởng theo nhu cầu" - cả đất nước đã trở thành ruộng % của họ, và nhân dân là người làm công trên thửa ruộng đó. (tham khảo "bí thư tỉnh ủy").
"Sự thống nhất này" đã cho phép làm ra cái tem: "PHẢN ĐỘNG" để dán vào bất cứ ai có ý kiến phản biện. Rất tự nhiên chính thể đã và đang chuyển sang chính thể chuyên chế: "Nếu trong chính thể dân chủ phải có đạo đức, chính thể quân chủ phải có danh diện ,thì trong chính thể chuyên chế phải có sự sợ hãi. Vì ở đây đạo đức là không cần thiết và danh diện sẽ là nguy hiểm." (Tinh thần Pháp luật - trg56).
Chúng ta có hẳn một "Viện Triết", có hẳn một cơ quan "nghiên cứu về lý luận", sao không có ý kiến của một triết gia nào? Họ đang nghiên cứu cái gì ?!.
Từ khi khối XHCN sụp đổ ta đã hoàn toàn khủng hoảng về mặt lý luận. Chấp nhận "cơ chế thị trừơng" (thực ra là chấp nhận phát triển theo con đường tư bản) chính là ta đã "thay đổi màu cờ". Vậy thì làm sao đem cái lý luận cũ áp vào một thể chế hoàn toàn khác? Phải biết rằng: "không phải ý thức quyết định đời sống, mà chính đời sống quyết định ý thức" (Các Mác-Ph.Ăngghen -tuyển tập - tập 1, trg 277 NXBST-1980).
Theo quan điểm của tôi :
Muốn xã hội công bằng và văn minh - phải có một nhà nước pháp quyền thực sự (nhớ chữ thực sự). Không phải pháp quyền "chỉ đạo".
Lập pháp, hành pháp, tư pháp - không được dưới sự chỉ đạo của bất cứ nhóm người, thế lực nào.
Phải làm nhiệm vụ chức năng hoàn toàn độc lập theo nguyên tắc của luật pháp.
Có như vậy công bằng mới đủ chia cho 100 triệu dân ta mà phần của ai cũng to bằng nhau.
Đây cũng là con đường TẤT YẾU VÀ DUY NHẤT của dân tộc.
Thế lực nào chặn đường dân tộc CHẮC CHẮN SẼ DIỆT VONG.
0962412242
Chế độ CSVN thực chất là chế độ khủng bố.Nên sản sinh ra lắm yên hùng đạo tặc thú tánh là phải rôì
ReplyDeleteKết quả của nền giáo dục xhcn qua nhiều thế hệ đấy, ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG là làm theo"thánh HỒ" dạy phải thắm nhuần cn mac lenin phải dùng bạo lực để đấu tranh giai cấp "đánh còn cái lai quần cũng đánh" mà.
ReplyDeleteXH này dạy người ta cách sống "mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé", dạy người ta nghĩ ra nhiều thủ đoạn, phương cách "tranh giành miếng ăn bất cấp tất cả chuẩn mực đạo đức XH hay tôn ty trật tự gia đình"...
ReplyDeleteƯớc gì các em cháu chúng ta trong tương lai không xa cũng được sống trong một XH tử tế như thòi VNCH.