“Vì biết Ðảng Cộng Sản bị chi phối bởi tiền, giới lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng tung tiền để tiếp cận đảng viên Việt Nam, và qua đó mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Việt Nam. Trong khi quần chúng không ưa Trung Quốc, và trong khi một số cơ quan thuộc chính phủ Việt Nam cũng rất không ưa Trung Quốc vì cho rằng quyền lợi làm ăn với Trung Quốc gắn liền với nạn tham nhũng, thì quyền lực chính trị của Trung Quốc lại thăng tiến ngay trong nội bộ Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Lý do là vì, đây (Ðảng Cộng Sản Việt Nam) chính là nơi mà Ðảng Cộng Sản Trung Quốc biết rằng họ phải tập trung mọi nỗ lực để có được ảnh hưởng thật sự tại Việt Nam.”
Đông Bàn (Người Việt) - Tiền, quyền lợi cá nhân và quyền lợi thân tộc là động lực chính đằng sau cỗ máy chính trị của Ðảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay. Ðó là ghi nhận của hai công điện do Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh gởi về Washington D.C. trong hai tháng cuối năm 2009.
Đông Bàn (Người Việt) - Tiền, quyền lợi cá nhân và quyền lợi thân tộc là động lực chính đằng sau cỗ máy chính trị của Ðảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay. Ðó là ghi nhận của hai công điện do Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh gởi về Washington D.C. trong hai tháng cuối năm 2009.
Đại hội lần thứ 11 của đảng CSVN. Theo công điện của Ngoại giao Hoa Kỳ, dưới sự bảo vệ của đảng, các đảng viên gần như trở thành “bất khả xâm phạm. (Hình: Getty Images) |
Hai công điện, một viết hồi tháng 10, một viết hồi tháng 12, 2009, bao gồm nội dung các cuộc nói chuyện riêng của ngoại giao Hoa Kỳ với một doanh gia và một quan chức thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Cả hai nhân vật Việt Nam đều bày tỏ sự ngao ngán trước tình trạng tham nhũng lan tràn. Cả hai bày tỏ sự bất lực trước tình trạng tham nhũng không thể ngăn chặn, mà phần lớn là vì, dưới sự bảo vệ của đảng, các đảng viên gần như trở thành “bất khả xâm phạm.”
Vào Ðảng để kiếm tiền!
Một doanh gia tại Sài Gòn nói, Ðảng Cộng Sản bị chi phối bởi nhóm đảng viên “chỉ muốn làm giàu cho cá nhân và gia đình họ,” và nhóm này “chống lại tiến trình minh bạch hóa hoặc những cuộc chiến chống nạn tham nhũng.”
“Tiền bạc đóng vai trò tai hại trong cơ chế hoạch định chính sách của Ðảng Cộng Sản, và cũng chính vì tiền mà đảng này bị Trung Quốc lợi dụng để mở rộng quyền lợi của họ tại Việt Nam, bất kể sự bực mình ngày càng lan rộng của quần chúng đối với chính sách của chính phủ và Ðảng CSVN đối với Trung Quốc.” Vẫn theo lời doanh gia.
“Trên thực tế, quyền lợi kinh tế của cá nhân (đảng viên cộng sản) đã và đang trở thành yếu tố quan trọng nhất trong tiến trình làm chính sách của đảng. Tiến trình hoạch-định-chính-sách-dựa-trên-tiền khiến Ðảng Cộng Sản Việt Nam ngày càng được tổ chức dựa theo tinh thần bè phái, loại bè phái được định hình bởi các thỏa hiệp về quyền lợi kinh tế.”
Doanh nhân này nhận định, sự ra đời của tinh thần bè phái dựa trên quyền lợi kinh tế là một hiện tượng hoàn toàn mới. Hiện tượng này xuất hiện từ cuối năm 2005 và từ đó trở thành khuynh hướng chính trị có tính cách quyết định đối với Việt Nam: “Vào đảng, tất cả là vấn đề tiền bạc!”
“Hệ quả tất yếu, và nguy hiểm, của sự thăng tiến của nhóm đặc quyền kinh tế trong đảng chính là khuynh hướng chống lại sự minh bạch, chống lại cải tổ, chống lại điều hành chính phủ tích cực - vốn từng có thời được áp dụng. Sự đảo chiều này không phải do nhóm thủ cựu lấn thế, mà do quan điểm của nhóm đặc quyền kinh tế, xem sự minh bạch, tự do ngôn luận và cải tổ là trở ngại để họ thu vén quyền lợi.”
Trong số thành phần lãnh đạo chủ chốt của Ðảng Cộng Sản, có rất nhiều người hiểu rằng, đảng sẽ mất quyền kiểm soát nếu cứ tiếp tục đi theo con đường này. Tuy nhiên, thay vì ủng hộ khuynh hướng cải tổ để xây dựng sự ủng hộ cho đảng, họ tập trung mọi khả năng để kìm chế những thay đổi tích cực, cho dầu chỉ là tạm thời, để có thể vơ vét càng nhiều càng tốt cho riêng họ và gia đình họ.
“Họ muốn vơ vét trước khi khuynh hướng chống đảng thắng thế.”
Khi được hỏi có phải cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng kiểm soát những tập đoàn quốc doanh lớn nhất hay không, doanh gia này nhận định, “nhiều quyết định tại Việt Nam phải đi qua Văn Phòng Thủ Tướng, để thủ tướng ra quyết định.”
Trong số những quyết định này, có quyết định phân chia đất đai, tài nguyên - và quan trọng nhất - quyết định hỗ trợ tín dụng do nhà nước bảo đảm (và vì vậy phân lời thấp). Vì có quyền chấp thuận hoặc bác bỏ các quyết định ấy, “Thủ Tướng Dũng đủ sức khống chế, và khống chế một cách hiệu quả, các tập đoàn kinh tế quốc doanh lớn.” Tuy nhiên, những tập đoàn này lại cạnh tranh với nhau, không phải trên thương trường, mà thường là “trong cuộc đua để xem ai có thể cung cấp bổng lộc nhiều hơn cho gia đình và cho những đảng viên chủ chốt đã đứng ra ủng hộ họ.”
“Dưới quyền Thủ Tướng Dũng, các tập đoàn kinh tế quốc doanh ngày càng trở nên trung tâm của tiến trình chính trị, và là cỗ máy chính yếu mà Ðảng Cộng Sản sử dụng để thu vén quyền lợi cho đảng viên. Các tập đoàn này cũng ngày càng trở nên thiếu hiệu quả. Lý do là vì họ đo sự ‘thành công’ bằng khả năng phân phối tài nguyên quốc gia đến các giám đốc và người ủng hộ, chứ không bằng khả năng kinh doanh.”
Ðiều quan trọng, vẫn theo công điện thuật lời doanh nhân, tiền và quyền lợi chi phối cả các quyết định liên quan đến Trung Quốc - theo chiều hướng tiêu cực.
“Vì biết Ðảng Cộng Sản bị chi phối bởi tiền, giới lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng tung tiền để tiếp cận đảng viên Việt Nam, và qua đó mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Việt Nam. Trong khi quần chúng không ưa Trung Quốc, và trong khi một số cơ quan thuộc chính phủ Việt Nam cũng rất không ưa Trung Quốc vì cho rằng quyền lợi làm ăn với Trung Quốc gắn liền với nạn tham nhũng, thì quyền lực chính trị của Trung Quốc lại thăng tiến ngay trong nội bộ Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Lý do là vì, đây (Ðảng Cộng Sản Việt Nam) chính là nơi mà Ðảng Cộng Sản Trung Quốc biết rằng họ phải tập trung mọi nỗ lực để có được ảnh hưởng thật sự tại Việt Nam.”
Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ghi nhận, trong nhiều cuộc nói chuyện với ở chốn riêng tư với giới tư doanh thành đạt tại Sài Gòn, giới này thường chỉ trích trực tiếp vai trò của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng nhiều người khác đã hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước - vốn ngày càng lớn thêm lên và có vai trò tàn phá trong nền kinh tế.
“Bảo kê” của Ðảng
Nội dung một cuộc nói chuyện khác, với một quan chức của thành phố Hồ Chí Minh, tái khẳng định quan điểm của giới doanh gia về nạn tham nhũng và sự bảo bọc của đảng đối với đảng viên của mình.
Công điện làm ngày 17 tháng 12, 2009 bàn về chức năng và thực lực của cơ quan Thanh Tra Chính Phủ tại Sài Gòn. Công điện trích lời quan chức này, rằng chống tham nhũng tại thành phố Hồ Chí Minh là công việc “tứ bề thọ địch.”
Bởi vì cơ quan Thanh Tra Chính Phủ không được quyền truy tố, và cũng không có thẩm quyền phối hợp (với các cơ quan khác), các cuộc điều tra công chức tham nhũng dễ dàng bị ngăn chặn bởi quan chức các bộ và ngành. Các cuộc điều tra tham nhũng liên quan đến đảng viên thậm chí không thể được tiến hành nếu không được giới lãnh đạo đảng cho phép.
Bên cạnh những khó khăn này, giới thanh tra cho rằng thách thức lớn nhất của họ bắt nguồn từ quan điểm của tất cả mọi công chức chính quyền, rằng chính “giới lãnh đạo cao cấp nhất của họ cũng dùng quyền lực để tham nhũng, để thu vén quyền lợi cá nhân.” Và vì vậy, “tham nhũng là điều chấp nhận được.”
Theo quan chức này, nỗ lực chống tham nhũng sẽ không bao giờ thành công trừ khi giới lãnh đạo cao nhất của đảng và chính phủ chịu nhúng tay vào. Ông nói, những người chịu trách nhiệm chống tham nhũng “không bao giờ có thể thuyết phục được giới công chức đừng nhận hối lộ, đừng lạm dụng ngân sách, hoặc đừng lạm dụng quyền hành, nếu giới này vẫn còn tiếp tục chứng kiến cảnh lãnh đạo của họ, thành viên gia đình và bạn bè của lãnh đạo, vẫn cứ tiếp tục trở nên giàu có (nhờ vào tham nhũng).”
“Tham nhũng ở Việt Nam diễn ra từ nóc,” “và chỉ có thể chấm dứt bằng cách bắt đầu từ nóc.”
Ở Việt Nam, Thanh Tra Chính Phủ không được quyền khởi tố, không được phép yêu cầu các cơ quan khác nhau cùng hợp tác điều tra. Trong khi Thanh Tra Chính Phủ có thể điều tra từng cá nhân một, họ lại không được quyền khám xét văn phòng làm việc, khám xét computer, giấy tờ của các cá nhân đang bị điều tra, nếu không có “cơ quan chủ quản” viết giấy cho phép. Thậm chí, nếu một cấp trên trực tiếp của người đang bị điều tra đồng ý cho phép điều tra, chỉ cần một người khác, cấp cao hơn, bảo phải ngưng, thì toàn bộ tiến trình điều tra phải dừng lại.
Quan chức này nói, tại Việt Nam, công an có thẩm quyền tuyệt đối. “Công an chuyên về mảng an ninh và chính trị đứng riêng, có thẩm quyền tuyệt đối trong việc yêu cầu, hoặc trực tiếp nhúng tay, tịch thu tài liệu của bất cứ ai, không cần lệnh tòa.”
Mặc dầu Việt Nam có cơ quan “Thanh Tra Chính Phủ,” có vẻ như cơ quan này chỉ tồn tại “làm vì.” Thanh Tra Chính Phủ tại thành phố Hồ Chí Minh “hoàn toàn không được quyền điều tra đảng viên, bất kể đảng viên cao cấp hay đảng viên quèn, nếu không được phép của Thành Ủy.”
“Thậm chí với đảng viên cấp thấp nhất, quyết định điều tra cũng phải do Bí Thư Thành Ủy cho phép, tức là phải có phép của Bí Thư Thành Ủy, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Lê Thanh Hải và Phó Bí Thư Nguyễn Văn Ðua.”
“Ðối với các thành viên tương đối cao cấp, hoặc đối với các vụ “nổi cộm,” Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ phải đưa ra cho lãnh đạo đảng tại Hà Nội quyết định.”
Bởi vì phải xin phép trước khi điều tra, các thanh tra luôn bị rơi vào tình huống: Ðảng sẽ không cho phép điều tra nếu không có chứng cứ rành rành về một cá nhân nào đó tham nhũng; hoặc là các thanh tra viên có thể bị kỷ luật, hoặc thậm chí bị bỏ tù, nếu cứ việc điều tra trước khi được cho phép.
Trên thực tế, một đảng viên chỉ bị điều tra nếu có một cơ quan vệ tinh nào đó của đảng, chẳng hạn Mặt Trận Tổ Quốc, yêu cầu phải có điều tra, dựa trên những tố cáo có bằng chứng hẳn hoi. Thậm chí trong các trường hợp này, đảng cũng sẽ yêu cầu đảng viên phạm lỗi “tự kiểm,” chứ thường là không cho phép tiến hành điều tra. Những đảng viên không biết tự kiểm, hoặc làm cho đảng mất mặt, thì đảng chắc chắn sẽ cho phép điều tra. Thậm chí, trong những trường hợp ấy, một số đảng viên cao cấp sẽ nhảy vào, tung ô dù che chở cho những đảng viên đàn em trung thành với mình.
Vụ Huỳnh Ngọc Sỹ và Xa Lộ Ðông-Tây là một ví dụ. Thanh Tra Chính Phủ đã yêu cầu được điều tra vụ này, nhưng bị từ chối. Huỳnh Ngọc Sỹ có mối quan hệ cá nhân rất thân với Bí Thư Thành Ủy Thành Phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải!
Cưỡng chế trái luật, được bao che đến cùng
Tường Thụy - "Với mức ăn cướp chỉ ngần ấy mà cả một hệ thống chằng chịt bảo kê cho nhau, đổi trắng thay đen về những điều trẻ con cũng biết thì thử hỏi với những vụ ăn cướp tài sản gấp hàng vạn lần thì chúng sẽ kinh khủng như thế nào. Vấn đề ở chỗ, cần vạch trần bản chất của chúng..."
*Trong lá thư gửi ông Hà Hùng Cường, tôi không nhắc lại việc làm sai trái của những người tôi tố cáo vì tài liệu tôi gửi đến Bộ tư pháp đã dày cộp, họ có thể lục trong đó để đọc. Lá thư ấy, tôi chỉ nói đến việc Bộ tư pháp có thái độ như thế nào đối với đơn tố cáo của tôi thôi.
Sau khi tôi công bố công khai “Thư gửi ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng tư pháp”, một số bạn muốn tìm hiểu sự việc như thế nào, chấp hành viên Cao Thị Minh Hằng, Chi cục trưởng Chi cục thi hành án Thanh Trì Nguyễn Đức Hạnh, Phó cục trưởng Cục THA Hà Nội Nguyễn Đức Thường và Cục THA Hà Nội sai phạm đến đâu. Vì vậy, tôi viết bài này để đáp ứng yêu cầu của độc giả.
Cưỡng chế trái luật, được bao che đến cùng
1. Buộc phải khởi kiện. Tòa sơ thẩm xử đúng, tòa phúc thẩm bác đơn:
Năm 2005, tôi có nhu cầu làm lại nhà. Khi tôi đang dỡ nhà cũ thì nhà liền kề huy động anh em họ hàng mang sắt, búa xông vào nhà tôi đóng cọc chiếm đất và đánh đập gia đình tôi. Gọi cảnh sát 113 cũng không giải quyết được gì. Tố cáo đến chính quyền và công an các cấp không ai trả lời. Đến khi tôi ra chính quyền xin giấy phép làm nhà thì UBND xã Vĩnh Quỳnh nói là nhà ông Đến có đơn tranh chấp nên không thể cấp phép.
Để có thể xin phép làm nhà, tôi buộc phải khởi kiện lên Tòa án ND Thanh Trì. Phiên tòa sơ thẩm xử phần đất nhà bên kia đòi là thuộc quyền sử dụng của tôi.
Sau đó bên bị đơn kháng cáo. Phiên tòa phúc thẩm cho rằng: Chưa có cơ sở pháp lý nào để xác định diện tích đất đang có tranh chấp (giọt gianh) là đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tôi. Tòa sơ thẩm buộc nhà ông Đến phải phá bỏ phần mái gianh này là không có cơ sở pháp luật (tôi tóm tắt, không trích nguyên văn). Vì thế tòa phúc thẩm bác đơn của tôi.
Quyết định thi hành án ngày 3/10/2006 của Thi hành án huyện Thanh Trì (nay là chi cục thi hành án Thanh Trì) chỉ ghi khoản phải thi hành án là tôi phải nộp án phí. Dù không đồng ý với bản án phúc thẩm nhưng tôi vẫn chấp hành quyết định thi hành án này vì chính quyền ra điều kiện như thế mới cấp trích lục bản đồ để xin phép làm nhà.
2. Thi hành án huyện Thanh Trì xuyên tạc bản án, lý sự cù nhầy
Thế rồi chẳng hiểu sao, ngày 14/8/2007 tức là gần 1 năm sau, THA Thanh Trì lại ra tiếp một quyết định thi hành án khác, trong đó khoản phải thi hành ghi theo quyết định của bản án phúc thẩm (bác đơn) mà không nói tôi phải làm gì, trong khi miệng thì nói tôi phải giao đất cho nhà ông Đến. Họ lý sự cù nhầy rằng tòa bác đơn của tôi tức là công nhận cho bên kia. Tôi nhiều lần phân tích rõ cho họ biết, ngay cả trường hợp tòa công nhận cho bên kia thì tôi cũng không có nghĩa vụ phải giao nếu tòa không quyết định tôi phải giao. Tôi yêu cầu ghi rõ khoản phải giao đất vào quyết định thi hành án để tôi biết tôi phải làm gì nhưng họ không chịu ghi.
Trong suốt mấy tháng sau đó, chấp hành viên Cao Thị Minh Hằng khi thì đến nhà tôi, khi thì mời tôi vào xã, khi thì mời tôi đến cơ quan thi hành án để thuyết phục tôi tự nguyện giao đất cho nhà ông Đến. Trong những lần ấy, tôi đều yêu cầu ghi lời họ vào quyết định thi hành án để tôi có cơ sở thi hành nhưng họ vẫn không dám ghi.
Thế rồi, mặc dù quyết định của tòa phúc thẩm cũng như quyết định thi hành án không ghi nhưng chấp hành viên Cao Thị Minh Hằng vẫn liều lĩnh ra quyết định cưỡng chế, ký ngày 29/11/2007.
Sau khi nhận được quyết định cưỡng chế, tôi khiếu nại lên Trưởng thi hành án Thanh Trì Nguyễn Đức Hạnh nhưng ông ta bác đơn của tôi cho rằng yêu cầu của tôi không có căn cứ pháp luật.
Tôi tiếp tục viết đơn lên Thi hành án Tp Hà Nội (nay là Cục THA Tp Hà Nội). Thế nhưng THA Hà Nội không có việc làm nào để đình chỉ cưỡng chế và cũng không trả lời đơn của tôi.
Cuối cũng thì việc cưỡng chế họ vẫn thực hiện vào ngày 7/12/2007. Họ đục phá móng bê tông cốt thép theo chiều rộng 0.2m, chiều dài 7,7 mét, khoét vào chân tường, làm chảy cát nền rồi đục dọc lên phần thân tường làm hư hai nghiêm trọng đến kết cấu nhà tôi, ảnh hưởng đến tuổi thọ và mỹ quan công trình
Nhà tôi xây theo giấy phép do UBND huyện Thanh Trì cấp, theo trích lục bản đồ lưu ở địa chính, khi đó đang trong giai đoạn hoàn thiện.
3. Trưởng thi hành án Thanh Trì và Thi hành án Tp Hà Nội tìm cách che đậy cho cấp dưới:
Sau khi bị cưỡng chế trái phép, tôi khiếu nại lên Trưởng THA Thanh Trì và Trưởng THA Tp Hà Nội. Trưởng THA Thanh Trì trả lời không chấp nhận đơn của tôi
3.1 Thi hành án Tp Hà Nội biết việc cưỡng chế là sai
- Trong buổi làm việc lần đầu với ông Sơn Phó trưởng THA HN, ông này nói: “Nếu bản án không có việc phải giao đất thì anh cứ yên tâm”.
- Trong buổi làm việc ngày 16/6/2008, ông Sơn (Phòng kiểm tra giải quyết khiếu nại) cho biết: Chúng tôi đã triệu tập cô Hằng (là người ra quyết định cưỡng chế) lên làm việc. Ông Sơn có nói cô Hằng có sai thì chỉ là thiếu trách nhiệm chứ không vi phạm về mặt hình sự (?).
- Trong tất cả các lần làm việc giữa tôi với nhiều cán bộ của THA không ai có bất cứ một ý kiến nào bác bỏ đơn của tôi. Không có ý kiến nào có phần nội dung như công văn sau này họ trả lời.
3.2 THA Hà Nội tìm cách bao che cho cấp dưới:
- Khi biết là sai, THA Hà Nội cố tình kéo dài thời hạn trả lời công dân, từ khi tôi gửi đơn lần đầu 18/2/2008 đến 31/12/2008 mới trả lời. Trong thời gian đó tôi tiếp tục gửi đơn thêm 2 lần nữa và qua 14 lần đi lại, gặp tất cả 5 cán bộ THA HN. Khi bị công dân hỏi và thúc ép nên bắt buộc phải trả lời.
- Đến khi bí quá, THA Hà Nội tìm cách để có văn bản giải thích của Tòa án HN nhưng không cho tôi xem, chỉ cầm trên tay dấm dứ. Tôi đấu tranh mãi, họ mới đi phô tô 1 bản (chắc là sợ tôi xé mất bản chính), đưa tôi xem rồi thu lại ngay.
Sau này tôi mới biết, công văn giải thích bản án này do thẩm phán Nguyễn Thái Sơn của Tòa án ND Tp Hà Nội ký ngày 16/12/2008, trong khi bản án phúc thẩm ra ngày 24/7/2006, nghĩa là sau 2 năm 4 tháng.
Công văn này giải thích cũng theo luận điệu của THA Thanh Trì rằng, đã bác đơn nghĩa là đất thuộc nhà bên kia.
Ngoài ra, bằng câu “Ông Đến, bà Thuận tiếp tục quản lý sử dụng phần đất này theo qui định của pháp luật về đất đai”, ông Nguyễn Thái Sơn cho rằng, phần đất này nhà ông Đến đang sử dụng. Chẳng lẽ ông ta đọc bản án mà không hiểu gì? Trên thực tế, phần đất này nhà tôi và chủ cũ sử dụng để xây nhà từ trước đến nay, nhà bên kia khi xây tường bao đã trừ phần đất ấy ra. Họ đã sử dụng một ngày nào đâu mà “tiếp tục sử dụng”. Đây là một trò láu cá của ông Nguyễn Thái Sơn: nếu sau này, sự việc đổ bể thì ông ta chỉ nhận rằng mình hiểu nhầm.
Tôi đã lên Tòa án ND Tp Hà Nội để đòi công văn giải thích bản án này. Sau rất nhiều khó khăn, kiên trì đấu tranh, cuối cùng họ buộc phải giao cho tôi. Lập tức, tôi có đơn khiếu nại về công văn này nhưng mấy năm nay, Tòa án tối cao vẫn không trả lời tôi (Tòa án HN đẩy đơn lên tòa tối cao).
- Trong công văn trả lời, THAHN nói tôi không khiếu nại về quyết định THA. Vì các quyết định THA không ghi rõ tôi phải làm gì tiếp, tôi cho rằng tôi đóng tiền án phí theo quyết định lần đầu là đã xong nên tôi không khiếu nại. QĐ thi hành án sau thì ghi theo bản án không nói tôi phải làm gì nên tôi cũng không khiếu nại. Chỉ có QĐ cững chế mới ghi cụ thể thì tôi khiếu nại ngay lập tức.
- THA HN lợi dụng công văn giải thích bừa bãi của ông Nguyễn Thái Sơn, để bao biện cho việc thi hành án trái luật của Cao Thị Minh Hằng và THA Thanh Trì. Họ đến nhà tôi chỉ xem xét việc nhà tôi thiệt hại ra sao rồi kết luận “không có việc huỷ hoại tài sản của ông Thụy”. Theo họ, nếu nhà bị đổ mới gọi là hủy hoại?
4. Cao Thị Minh Hằng và những người bao che có phạm tội hình sự hay không?
Như tôi đã nói, trong buổi làm việc ngày 16/6/2008, ông Sơn (Phòng kiểm tra giải quyết khiếu nại) cho biết: Chúng tôi đã triệu tập cô Hằng (là người ra quyết định cưỡng chế) lên làm việc. Ông Sơn có nói cô Hằng có sai thì chỉ là thiếu trách nhiệm chứ không vi phạm về mặt hình sự.
Vậy có phải Cao Thị Minh Hằng và nhưng người đồng lõa có phạm tội hình sự hay không, chúng ta hãy tham khảo vài điều có liên quan của Bộ luật hình sự:
Điều 296. Tội ra quyết định trái pháp luật
1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (trong trường hợp trên là cướp đất)
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
...
Tòa phúc thẩm cho rằng, việc tòa sơ thẩm yêu cầu bên kia dỡ mái ngói công trình phụ chìa sang nhà tôi là không có cơ sở nên bác đơn của tôi để giữ phần mái ngói ấy. Thế nhưng, bằng lý sự cù nhầy, THA Thanh Trì đã cưỡng chế, phá nhà tôi để giao đất cho nhà khác.
Việc cưỡng chế của THA Thanh Trì đã làm thay đổi bản đồ địa chính năm 1994: Bản xác nhận sử dụng đất ở có trích lục bản đồ năm 1994, thể hiện ranh giới nhà tôi với nhà ông Đến phần tranh chấp là một đường liên tục, nay đã bị gãy khúc 0.2 m mà THA cho dỡ tường cũ để cắt cho nhà ông Đến. Tôi nhấn mạnh: ranh giới giữa hai nhà trước đây được ngăn cách bới tường nhà và tường rào do chính nhà ông ta xây nên.
Đọc đến đây, chắc sẽ có bạn cho rằng, vài mét vuông đất có thể cho nhau được sao để sự việc rắc rối như thế.
Các bạn hãy tưởng tượng: một kẻ xin bạn không đến vài mét vuông đất, chỉ vài nghìn đồng thôi mà nó cứ bảo tiền trong túi bạn là tiền của nó rồi gọi đồng bọn xông vào đánh bạn, thò tay vào túi bạn móc bằng được. Đến khi bạn kêu, những người có trách nhiệm phân xử bắt bạn chứng minh tiền trong túi là của bạn. Tất nhiên bạn chững minh được nhưng nó không nghe rồi kết luận chưa có cơ sở để khẳng định số tiền nó cướp của bạn là của bạn, mà nó chưa có cơ sở kết luận là của bạn nghĩa là của thằng kia, khi đó bạn nghĩ thế nào và xử lý ra sao?
Mặt khác, với mức ăn cướp chỉ ngần ấy mà cả một hệ thống chằng chịt bảo kê cho nhau, đổi trắng thay đen về những điều trẻ con cũng biết thì thử hỏi với những vụ ăn cướp tài sản gấp hàng vạn lần thì chúng sẽ kinh khủng như thế nào.
Vấn đề ở chỗ, cần vạch trần bản chất của chúng.
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều
Lê Hiền Đức - Lãnh đạo của Tập đoàn bưu chính – viễn thông (VNPT) bỏ qua cho Hòa vì coi tiền là vỏ hến, coi việc Hòa tham nhũng, lãng phí của công vài tỉ, vài chục tỉ là việc nhỏ hay vì cùng một giuộc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như Hòa?... Phải chăng ngoài Trần Văn Tuấn, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hùng, Hòa còn quan hệ bất thường, mờ ám với lãnh đạo các cơ quan hữu quan như VNPT, Bộ công an, Ủy ban kiểm tra trungương, Ban tuyên giáo trung ương?...
Đầu tháng 3-2011, vào trang mạng luatvidan, tôi đọc được văn bản số 05 ngày 26-2-2011 của Văn phòng luật sư Vì Dân do trưởng văn phòng là tiến sĩ, luật sư Trần Đình Triển kí, gửi Ban bí thư Trung ương đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (thường trực BCĐ phòng chống tham nhũng trung ương), chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra, trưởng ban Tổ chức, trưởng ban Tuyên giáo trung ương, bộ trưởng Bộ công an, bộ trưởng Bộ thông tin - truyền thông, kiến nghị "xác minh, điều tra, làm rõ và xử lí nghiêm minh những căn cứ - dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng của bà Đặng Thị Bích Hòa (bí thư Đảng uỷ, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện) có liên quan đến một số cán bộ thuộc diện Ban bí thư trung ương quản lí". Dưới đây là tóm tắt "những căn cứ - dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng" mà văn bản này (vẫn lưu ở http://luatvidan.vn/index.php?f=news&do=detail&id=87) đề cập:
Ảnh trái: Đặng Thị Bích Hòa - bí thư Đảng uỷ, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện.
- Lợi dụng chức vụ, dùng tiền công ty để giải quyết các quan hệ: Ngày 1-1-2008 ra quyết định tiếp nhận vợ bộ trưởng Bộ nội vụ Trần Văn Tuấn vào làm việc, sau đó chi trả tiền đóng bảo hiểm, bố trí cho đi "công tác" nước ngoài tuy bà này không hề tới làm ở công ty; Chi trả cước phí điện thoại cho số thuê bao 0912672266 của con trai bộ trưởng Tuấn (riêng tháng 3-2010 đã là 38.804.388 đồng); Tổ chức cho nhiều người ngoài công ty đi "công tác" nước ngoài;
- Tham nhũng: Tạo email giả của một đối tác nước ngoài tên là Jeffrey Ian McLean rồi thông qua 2 công ty Việt Nam, kí phát hóa đơn GTGT để rút gần 2 tỉ đồng của công ty; Dùng tiền công ty mua 2 xe ô-tô Mercedes để phục vụ riêng mình; Dựng lên một số đại lí ảo để rút tiền công ty (sơ bộ đã phát hiện 1,3 tỉ đồng); Dùng tiền công ty trả cước phí điện thoại cho số thuê bao 0915576869 của con mình (riêng tháng 3-2010 là 7.285.799 đồng); miệng nói công ty thừa xe nhưng lại kí hợp đồng thuê xe bên ngoài để chuyên chở hàng hóa;
- Có dấu hiệu khai man ngày sinh (hồ sơ Đảng, hồ sơ nhân sự ghi 10-2-1956, sổ bảo hiểm lại ghi 17-10-1957); Có dấu hiệu quan hệ bất thường với thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn; Được phó vụ trưởng Vụ báo chí - xuất bản – Ban tuyên giáo trung ương Nguyễn Văn Hùng bao che một cách khó hiểu, bất thường.
Đọc, thấy vừa phục vừa mừng. Phục, tất nhiên không phải đám tham nhũng, tiêu cực kia mà là Văn phòng luật sư Vì Dân và các công dân – người lao động chân chính đã tố cáo, cung cấp thông tin về Hòa cho Văn phòng. Mừng vì với chứng cớ rành rành như vậy, nhiều khả năng con sâu Hòa sẽ sớm phải ra trước vòng móng ngựa, những kẻ có chức có quyền lâu nay bao che cho sai phạm của ả, quan hệ mờ ám với ả sẽ sớm bị vạch mặt chỉ tên, thân bại danh liệt.
Ai dè chỉ sau đó vài ngày, tôi nhận được một lá đơn của chị Khổng Thị Hồng Vân, nguyên trưởng phòng Nghiệp vụ của Công ty cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện, là người đã chủ động tố cáo và tích cực tham gia đấu tranh với các sai phạm của Hòa, cũng là người đầu tháng 3-2011 bị Hòa sa thải cùng 11 người khác (trong đó có anh Trần Xuân Quý, nguyên phó tổng giám đốc, nguyên trưởng phòng Tổ chức hành chính). Với trách nhiệm công dân, tôi đã liên hệ với Văn phòng luật sư Vì Dân, với chị Vân và những người bị Hòa đuổi việc như chị để xác thực các nội dung thông tin, sau đó có đơn tố cáo gửi tới một số vị lãnh đạo Bộ công an và tới Thanh tra Chính phủ, Ủy ban kiểm tra trung ương đảng. Để chắc ăn, tôi còn liên hệ với cả doanh nhân Jeffrey Ian McLean.
Một lần nữa tôi bị biến thành quả bóng, phải lăn vòng vèo trong một trận bóng đầy ám muội bởi các chân sút là các cơ quan của Đảng, Nhà nước.
Liên hệ với Tập đoàn bưu chính – viễn thông (VNPT), cơ quan chủ quản của Công ty cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện, tôi nhận được câu trả lời là chỉ cơ quan công an mới có thể làm rõ được vụ việc này.
Với Bộ công an thì Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm cho biết đã giao Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng; cục này đã điều tra, xác minh và chuyển toàn bộ hồ sơ sang để Cục an ninh thông tin - truyền thông thuộc Tổng cục an ninh nội địa giải quyết theo thẩm quyền. Tôi đã gặp Tổng cục an ninh nội địa, và lãnh đạo bộ trực tiếp phụ trách thì được biết theo chỉ đạo của bộ trưởng Lê Hồng Anh, tổng cục An ninh 2 đã chuyển hồ sơ vụ việc tới Ủy ban kiểm tra trung ương để xác minh; vì chưa nhận được phản hồi từ đó nên cơ quan công an không thể làm gì.
Ngày 13-9-2011, tôi đã đến gặp ông Nguyễn Văn Nhân, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy VNPT. Ông Nhân cho biết: “sự việc này chỉ có Bộ công an mới làm rõ được”.
Còn Ủy ban kiểm tra trung ương, sau nhiều lần gửi đơn thư, gọi điện thoại, sáng 17-9-2011 tôi nhận được trả lời bằng văn bản là cơ quan này đã giao Ủy ban kiểm tra – Đảng uỷ VNPT xem xét, giải quyết.
Sau khi lăn đủ một vòng VNPT -> Bộ công an -> Ủy ban kiểm tra trung ương -> VNPT như vậy, tôi tự hỏi:
- Lãnh đạo VNPT bỏ qua cho Hòa vì coi tiền là vỏ hến, coi việc Hòa tham nhũng, lãng phí của công vài tỉ, vài chục tỉ là việc nhỏ hay vì cùng một giuộc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như Hòa?
- Bộ Công an là cơ quan của Chính phủ hay là cơ quan của Đảng, của Ủy ban kiểm tra trung ương? Công an có còn là lực lượng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, hoạt động theo tinh thần thượng tôn pháp luật?
- Điều 32 của điều lệ Đảng quy định rõ uỷ ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ "1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên...", tại sao Ủy ban kiểm tra trung ương vẫn án binh bất động không chỉ với Hòa mà còn với cả Trần Văn Tuấn, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hùng khi sai phạm của họ đã rành rành, không còn là "dấu hiệu"?
- Phải chăng ngoài Trần Văn Tuấn, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Văn Hùng, Hòa còn quan hệ bất thường, mờ ám với lãnh đạo các cơ quan hữu quan như VNPT, Bộ công an, Ủy ban kiểm tra trungương, Ban tuyên giáo trung ương?
Đau xót là trong thời gian qua, Hòa vẫn nhơn nhơn, tác oai tác quái ở vị trí bí thư Đảng uỷ, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện; 12 công dân - người lao động chân chính vẫn bị tước đoạt công ăn việc làm, sa vào cảnh khó khăn về vật chất, hoang mang, bức xúc về tinh thần. Nghiêm trọng hơn, Văn phòng luật sư Vì Dân và tiến sĩ, luật sư Trần Đình Triển còn bị Hòa thuê bọn lưu manh, côn đồ tới đe dọa, hành hung tới 2 lần (ngày 5-4 và ngày 8-8-2011) vì đã tố cáo ả, bảo vệ quyền lợi cho người lao động (việc này, có thể xem ở http://www.luatvidan.vn/index.php?f=news&do=detail&id=528).
Chẳng còn biết kêu cầu ở đâu, tôi đành đưa vụ việc này ra ánh sáng của công luận với hi vọng ánh sáng ấy sẽ soi rõ hơn, sẽ thiêu cháy những bộ mặt nội xâm quỷ dữ. Tôi vẫn tin chẳng chóng thì chầy, Hòa cùng những kẻ có chức có quyền lâu nay bao che cho sai phạm của ả, quan hệ mờ ám với ả sẽ phải trả giá đắt.
"Dễ dàng là thói hồng nhan - Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều", vụ Lã Thị Kim Oanh vừa mới đây thôi, chúng bay chẳng nhớ ư?
Lê Hiền Đức, 80 tuổi, công dân chống tham nhũng.
Trong vụ vỡ nợ 80 ngàn tỷ của tập đoàn tàu thủy Vinashin Nguyễn Tấn Dũng là người đứng đầu đã không bị truy cứu trách nhiệm, còn cựu Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Phạm Thanh Bình đã bị các nhà chức trách xử lý đến đâu hay trong vụ này thí vài ba con chốt ...Thế là xong chuyện 80 ngàn tỷ !!!
ReplyDeleteChống tham nhủng sao mà chống khi từ trên tới dưới đều cá mè một lứa , sâu dân mọt nước tham ô bao che . Cần gì phải đi hết một vòng chống tham nhủng cho mất công mà chẳng giải quyết được gì , bản chất vấn đề là chế độ độc tài toàn trị; nếu tất cả mọi người tập trung tinh thần và hành động để giải quyết cái gốc của vấn đề thì mọi tệ nạn sẽ hoá giải được; bằng không cũng chẳng khác con kiến mà leo cành đa mà thôi .
ReplyDeleteMột xã hội phân hoá ,đồi trụy mang mầm móng hiện sinh . Một Nhà nước độc tà Đảng trị . Một tập hợp Công an cấu kết với du đãng côn đồ trở thành những băng Đảng Mafia . Thì đất nước VN chắc chắn sẽ là miếng mồi ngon cho TQ nay mai
ReplyDeleteCác quan to nằm trong đảng ở chóp bu đang thu vén mua vàng và Dollar để bỏ chạy , cái ngày bình yên Tổ Quốc sẽ phải đến, không biết những kẻ bán rẻ Tổ Quốc cho ngoại bang có được bình yên hay không ?
ReplyDelete66 năm gieo mầm một lũ thú.....tham lam
ReplyDeleteCÒN GÌ CÁI ĐẤT NƯỚC NÀY NỮA KHI LŨ SÂU NÓ ĐANG TÀN PHÁ TỪNG NGÀY!!!!!!!
ReplyDeleteĐCSVN không chết vì phản động , không chết vì biểu tinh . Nhưng chắc chắn chết vì giành ăn và bội thực .
ReplyDeleteĐường lối chống CSVN của Mỹ sau 1975 tuyệt diệu là ở chổ này .
Tranh chấp về tiền bạc và quyền lực rồi cuối cùng thanh toán lẫn nhau trong Đảng Cộng Sản Việt Nam, rồi nó sẽ sụp đổ luôn không ai cứu cho nên mới phải chạy qua Tàu cầu cứu Đảng Cướp Cộng Sản Việt Nam để gia nhập Đảng Cộng Sản Trung-quốc rồi bán luôn nước Việt Nam cho Trung Cộng. Sau đó thì Đảng Cộng Sản Trung-quốc vắt chanh xong thì bỏ vỏ, quyền cũng mất mà tiền cũng bị Đảng Cộng Sản Trung-quốc cướp lại. Công giã tràng, chỉ tổ hiếp đáp dân lành trong tay không một tất sắt! Không biết là còn làm Vua được bao lâu nữa?
ReplyDeleteTẠI SAO DÂN TỘC VÀ TỔ QUỐC NGHÈO KHỔ?
ReplyDeletevì cùng thời gian người dân vn phải đóng thuế nuôi sống 2 hệ thống chính quyền.
-1 ĐẢNG QUYỀN
-2 CHÍNH QUYỀN,
đồng thời người dân bị cùng một lúc 2 chính quyền vơ vét tận thu mồ hôi và nước mắt của nhân dân vn,nói gọn CHÚNG NÓ LÀ BẦY SÂU NÁI
Nếu chống tham nhũng triệt để như các nước văn minh khác thì chế độ công sản còn tồn tại sao? không bao giờ, chúng chỉ tồn tại như vậy, khi xã hội trong sạch thì cộng sản biến mất trên bản đồ thế giới.
ReplyDeleteMột cái xã hội bát nháo, cộng sản thối tha trơ trẻn đê tiện gớm ghiết . Bọn CS tên nào cũng thúi quắc!
ReplyDelete