SGTT.VN - Tính đến cuối tuần qua, cả nước ghi nhận 57.055 ca mắc tay chân miệng tại 61/63 tỉnh thành, trong đó số tử vong đã lên đến 117 ca.
Cần nhớ rằng ngày 15.8.2011, cách đây chỉ hơn một tháng, cả nước có 35.000 ca mắc tay chân miệng tại 50 địa phương với 81 ca tử vong, nhưng người có trách nhiệm của bộ Y tế khẳng định “vẫn trong tầm kiểm soát” nên không công bố dịch, dù bộ trưởng bộ Y tế, khi làm việc tại TP.HCM, đã tuyên bố “dịch tay chân miệng đã bùng phát chứ không nói là dịch có nguy cơ bùng phát nữa”.
Tại quận 12, một cán bộ y tế dự phòng giấu tên, than thở: “Năm nào cũng dịch bệnh nhưng chuyển biến trong ý thức của người dân rất chậm. Thú thật chống dịch thành công hay thất bại là hên xui, chỉ biết nhờ trời”.
Không chỉ cán bộ y tế dự phòng, bác sĩ điều trị cũng mệt mỏi vì quá tải. Tại khoa nhiễm một bệnh viện nhi đồng ở TP.HCM, một bác sĩ đã làm đơn xin nghỉ vì quá căng thẳng. Trong khi đó, nhiều nhân viên của khoa này thừa nhận, nếu đây không phải là tuyến cuối, họ sẽ chuyển ngay trẻ mắc tay chân miệng lên tuyến trên vì… chịu hết xiết!
Bình quân, mỗi tuần cả nước ghi nhận 2.000 ca mắc tay chân miệng. Ảnh chụp tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM. Ảnh: Trần Việt Đức
Cho đến nay lý do chính để bộ Y tế không chịu công bố dịch tay chân miệng vì cho rằng đây là dịch bệnh nhóm B, do đó thẩm quyền công bố dịch thuộc về các địa phương “hội đủ tiêu chuẩn”, nghĩa là có số người mắc bệnh vượt quá số người mắc dự tính bình thường và quy mô, tính chất của bệnh dịch vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan y tế tỉnh thành. Dựa vào điều này, đến nay không địa phương nào công bố dịch tay chân miệng dù số ca mắc không giảm rõ rệt, bệnh xuất hiện thêm ở nhiều địa phương khác và số ca tử vong vẫn nhích dần theo từng ngày.
Chỉ trong gần 50 ngày, cả nước có thêm 22.000 ca tay chân miệng, 30 ca tử vong và thêm 11 địa phương ghi nhận có bệnh tay chân miệng. Những con số này “không ngoài tầm kiểm soát” của ngành y tế thì còn là gì nữa?Những tuần qua, tại khoa nhiễm – thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, số ca mắc tay chân miệng của TP.HCM đã chựng lại, nhưng bệnh nhân từ các địa phương chuyển về vẫn nhiều, chiếm đến 70% số bệnh nhi tay chân miệng điều trị ở đây. Bác sĩ trưởng khoa Trương Hữu Khanh nói: “Do địa phương không công bố dịch và biết rằng vẫn còn tuyến trên, nên các tỉnh không mặn mà với điều trị và cứ chuyển bệnh về TP.HCM cho khoẻ”.
Dĩ nhiên, không công bố dịch cũng có lý do, nhưng vì không chính thức xem tay chân miệng là dịch (mặc dù nó đã là dịch thật sự!), nên đến nay căn bệnh tay chân miệng vẫn không nhận được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo địa phương và không huy động được các ban ngành vào cuộc. Vì đây không phải dịch, nên cán bộ phòng chống tay chân miệng trực tiếp chỉ nhận được phụ cấp 30.000 đồng/ngày (thay vì 60.000 đồng/ngày nếu là dịch), còn nếu làm việc gián tiếp thì không có tiền!
Thế giới đã ghi nhận không ít bài học đau xót về sự chậm trễ công bố dịch. Tại Anh, sự chần chừ của chính phủ trong việc công bố dịch bệnh bò điên vì sợ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nuôi bò đã gây rất nhiều thiệt hại về kinh tế hơn người ta nghĩ. Trong khi đó, phản ứng chậm của nhiều nước với đại dịch AIDS đã tiếp sức cho dịch bệnh này bùng phát mà theo ghi nhận, trước năm 2004 có 40 triệu người khắp thế giới mắc bệnh này.
Từ ngày 15.8 đến nay, chỉ trong gần 50 ngày, cả nước có thêm 22.000 ca tay chân miệng, 30 ca tử vong và thêm 11 địa phương ghi nhận có bệnh tay chân miệng. Những con số này “không ngoài tầm kiểm soát” của ngành y tế thì còn là gì nữa?
PHAN SƠN
Bộ Y tế: Không có gì phải quá lo lắng (?!)
Ngày 27.9, TS Nguyễn Văn Bình, cục trưởng cục Y tế dự phòng (bộ Y tế) khẳng định, hiện bệnh tay chân miệng vẫn được “kiểm soát tốt”. Theo ông Bình, không thể so sánh tay chân miệng với dịch cúm A/H5N1 để nói tại sao không công bố dịch. Mỗi bệnh có virút khác nhau, cơ chế lây truyền khác nhau, tác nhân biến đổi khác nhau. Nhìn chung, hiện đã giảm số ca mắc tay chân miệng do các biện pháp tuyên truyền, phòng tránh đã phát huy tác dụng. Nhưng số địa phương có bệnh lại tăng nên tính cả nước số ca mắc không giảm. Điều này không có gì bất thường, không quá lo lắng. Công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh vẫn phải thực hiện đều đặn, người dân không chủ quan với bệnh. Bộ Y tế liên tục có các đoàn kiểm tra tại các địa phương. Ngay trong tuần này, hai đoàn cũng đi các tỉnh kiểm tra tình hình bệnh tay chân miệng.
Chị Thu Vân (mẹ bé Nguyễn Minh Gia Phú, ba tuổi, phường 8, quận 11, TP.HCM, đã tử vong vì bệnh tay chân miệng):
Đừng để thêm một trẻ nào tử vong nữa!
Gia đình tôi vừa mất một đứa con, nỗi đau đớn này không từ ngữ nào diễn tả hết. Tôi biết, nhiều gia đình khác cũng đang sống trong lo âu, sợ hãi, mất mát như tôi. Do đó, Nhà nước cần có biện pháp thiết thực hơn, đừng để mỗi ngày thêm một nỗi đau.
Chị Đinh Thị Thu Loan (ngụ tại phường 8, quận 11, TP.HCM):
Ám ảnh
Tôi có một con trai nhỏ ba tuổi, sống gần nhà cháu Gia Phú vừa mất vì bệnh tay chân miệng nên tôi luôn sống trong lo sợ. Ngày nào trong nhà tôi cũng có mùi hoá chất, hết cloramin B, đến nước javen, rồi nước rửa tay diệt khuẩn. Mỗi ngày tôi rửa tay, tắm rửa cho con tôi đến cả chục lần, ba của bé thấy vậy cũng sốt ruột vì sợ con cảm lạnh. Nhưng, tôi chỉ biết làm thế vì đã có vắcxin đâu. Thấy nhà bé Gia Phú mất con, mất cháu, đau khổ cả một thời gian dài, tôi bị ám ảnh. Mong sao Nhà nước, ngành y tế tìm biện pháp hữu hiệu nhất khống chế bệnh và đừng để thêm đứa trẻ nào chết, đừng để thêm gia đình nào phải đau khổ, dằn vặt và lo lắng vì bệnh này nữa.
Ông Đặng Văn Khoa (nguyên đại biểu HĐND TP.HCM):
Đừng đánh đổi bằng sinh mạng người dân
Dịch tay chân miệng đang đã trở thành mối lo cho cả cộng đồng. Tuy nhiên, những biện pháp ngăn ngừa dịch của bộ Y tế nói chung và của chính quyền các địa phương chưa đạt hiệu quả. Đã đến lúc, người dân được thấy những biện pháp khả thi của ngành y tế cũng như hệ thống chính quyền để họ có niềm tin rằng mình đang được bảo vệ. Ngành y tế nên xem đã đến lúc công bố dịch hay chưa bởi đây là trách nhiệm của ngành y trước nhân dân. Khi công bố dịch sẽ huy động được tất cả mọi nguồn lực trong xã hội để mọi người, mọi nhà cùng tham gia với ngành y, với chính quyền chống dịch. Không nên vì bệnh thành tích, vì lợi ích trước mắt mà đánh đổi bằng sức khoẻ, sinh mạng của người dân.
Luật sư Lê Hiếu Đằng (phó chủ nhiệm hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam):
Sự thờ ơ và bệnh thành tích?
Dịch tay chân miệng đã lan tới 61/63 tỉnh thành, 111 ca tử vong, điều đó chứng tỏ các biện pháp của bộ Y tế và các địa phương đưa ra để ngăn chặn dịch bệnh là không hiệu quả. Nguy hiểm hơn, trong bối cảnh nguy cấp như vậy nhưng bộ Y tế vẫn báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ là đã kiểm soát được dịch bệnh, cho thấy sự thờ ơ và bệnh thành tích.
HOÀNG NHUNG – TÙNG QUANG
Nguồn : Báo SGTT
Ngày 27.9, TS Nguyễn Văn Bình, cục trưởng cục Y tế dự phòng (bộ Y tế) khẳng định, hiện bệnh tay chân miệng vẫn được “kiểm soát tốt”. Theo ông Bình, không thể so sánh tay chân miệng với dịch cúm A/H5N1 để nói tại sao không công bố dịch. Mỗi bệnh có virút khác nhau, cơ chế lây truyền khác nhau, tác nhân biến đổi khác nhau. Nhìn chung, hiện đã giảm số ca mắc tay chân miệng do các biện pháp tuyên truyền, phòng tránh đã phát huy tác dụng. Nhưng số địa phương có bệnh lại tăng nên tính cả nước số ca mắc không giảm. Điều này không có gì bất thường, không quá lo lắng. Công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh vẫn phải thực hiện đều đặn, người dân không chủ quan với bệnh. Bộ Y tế liên tục có các đoàn kiểm tra tại các địa phương. Ngay trong tuần này, hai đoàn cũng đi các tỉnh kiểm tra tình hình bệnh tay chân miệng.
LỆ HÀ
Chị Thu Vân (mẹ bé Nguyễn Minh Gia Phú, ba tuổi, phường 8, quận 11, TP.HCM, đã tử vong vì bệnh tay chân miệng):
Đừng để thêm một trẻ nào tử vong nữa!
Gia đình tôi vừa mất một đứa con, nỗi đau đớn này không từ ngữ nào diễn tả hết. Tôi biết, nhiều gia đình khác cũng đang sống trong lo âu, sợ hãi, mất mát như tôi. Do đó, Nhà nước cần có biện pháp thiết thực hơn, đừng để mỗi ngày thêm một nỗi đau.
Chị Đinh Thị Thu Loan (ngụ tại phường 8, quận 11, TP.HCM):
Ám ảnh
Tôi có một con trai nhỏ ba tuổi, sống gần nhà cháu Gia Phú vừa mất vì bệnh tay chân miệng nên tôi luôn sống trong lo sợ. Ngày nào trong nhà tôi cũng có mùi hoá chất, hết cloramin B, đến nước javen, rồi nước rửa tay diệt khuẩn. Mỗi ngày tôi rửa tay, tắm rửa cho con tôi đến cả chục lần, ba của bé thấy vậy cũng sốt ruột vì sợ con cảm lạnh. Nhưng, tôi chỉ biết làm thế vì đã có vắcxin đâu. Thấy nhà bé Gia Phú mất con, mất cháu, đau khổ cả một thời gian dài, tôi bị ám ảnh. Mong sao Nhà nước, ngành y tế tìm biện pháp hữu hiệu nhất khống chế bệnh và đừng để thêm đứa trẻ nào chết, đừng để thêm gia đình nào phải đau khổ, dằn vặt và lo lắng vì bệnh này nữa.
Ông Đặng Văn Khoa (nguyên đại biểu HĐND TP.HCM):
Đừng đánh đổi bằng sinh mạng người dân
Dịch tay chân miệng đang đã trở thành mối lo cho cả cộng đồng. Tuy nhiên, những biện pháp ngăn ngừa dịch của bộ Y tế nói chung và của chính quyền các địa phương chưa đạt hiệu quả. Đã đến lúc, người dân được thấy những biện pháp khả thi của ngành y tế cũng như hệ thống chính quyền để họ có niềm tin rằng mình đang được bảo vệ. Ngành y tế nên xem đã đến lúc công bố dịch hay chưa bởi đây là trách nhiệm của ngành y trước nhân dân. Khi công bố dịch sẽ huy động được tất cả mọi nguồn lực trong xã hội để mọi người, mọi nhà cùng tham gia với ngành y, với chính quyền chống dịch. Không nên vì bệnh thành tích, vì lợi ích trước mắt mà đánh đổi bằng sức khoẻ, sinh mạng của người dân.
Luật sư Lê Hiếu Đằng (phó chủ nhiệm hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam):
Sự thờ ơ và bệnh thành tích?
Dịch tay chân miệng đã lan tới 61/63 tỉnh thành, 111 ca tử vong, điều đó chứng tỏ các biện pháp của bộ Y tế và các địa phương đưa ra để ngăn chặn dịch bệnh là không hiệu quả. Nguy hiểm hơn, trong bối cảnh nguy cấp như vậy nhưng bộ Y tế vẫn báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ là đã kiểm soát được dịch bệnh, cho thấy sự thờ ơ và bệnh thành tích.
HOÀNG NHUNG – TÙNG QUANG
Nguồn : Báo SGTT
.
Trong tầm kiểm soát mà 117 trẻ tử vong ? 117 SINH MẠNG CỦA CÁC CHÁU RẺ RÚNG VẬY SAO?
ReplyDeleteBà bộ trưởng bộ y tế con nó ở nhà biệt thự sống trong nhung trong lụa làm sao biết tay chân miệng là gì.Thật khốn nạn, để đến khi có người trong gia đình bà Bộ trưởng Bộ Y tế có người chết vì bệnh tay chân miệng thì bà mới chịu công bố dịch hay sao? Sao lại vô cảm và chạy theo thành tích đến vậy? Hay vì do không có vắc xin phòng trị bệnh nên không có nhà cung cấp lót tay, vận động hành lang nhập... !!!!!
ReplyDeleteĐể có được 1 đứa con không phải dễ như gà đẻ, đó là 1 sinh mạng, 1 con người. Vậy mà Bộ Y Tế không hề xem trọng tính mạng người dân, cứ để dịch bệnh hoành hành, hơn trăm con người đã phải rời bỏ thế giới này vì sự tắc trách, thờ ơ của quý quan chức. Nếu con cháu của quý lãnh đạo bị mắc bệnh rồi tử vong như vậy thì họ có chịu được ko?
ReplyDeleteKHI NÀO BẢN THÂN CÁC VỊ LẢNH ĐẠO NGÀNH Y BỊ BỆNH TCM THÌ CÁC VỊ MỚI LO BÀ CON À. NHƯNG CHẮC CHẮN KHÔNG BAO GIỜ ĐIỀU ĐÓ XẢY RA. VÌ THẾ CON CHÁU CỦA CHÚNG TA CÒN KHỔ DÀI DÀI....
ReplyDeleteMấy đứa nhỏ bị bệnh đâu phải con của mấy thằng ở bộ y tế đâu mà phải lo lắng...! Cái lủ lảnh đạo này toàn là 1 lủ mọi rợ,con người ta chết đầy ra đó mà nói không có gì ....một lủ trâu bò
ReplyDeleteThằng cha con mẹ bộ trưởng bộ y tế , bọn lảnh đạo cấp trên chúng nó con cháu chúng nó chưa chết thì làm sao mà có dịch được. Con mẹ tụi lãnh đạo ngu xuẩn
ReplyDeleteKhông phải cậu ấm cô chiêu nhà các cụ các bà nên các cụ các bà coi đó là chuyện " bình thường" hả. Bệnh này giờ lên mạng mới biết nó như thế nào đây này. Nói gì đến người dân. Ko tuyen truyền, cũng chả biết mặt mũi bệnh nó thế nào, cách phòng ra saovay65 mà các cụ các nà quan to lại dỏng dạc to mồm bảo là đả kiểm soát được dịch bệnh , kiểm soát được mà trong vòng vài ngày tăng lên số tử vong ào ào của mấy đứa nhỏ thế à ! các cụ các bà ở trên cao kia có biết 3 chử 'vô liêm sỉ '' không ??
ReplyDeletekhi nào mà bị lên án dữ quá thì lại ra công bố " "chúng tôi đã cố gắng hết sức ko cho dịch bùng phát và vẫn trong tầm kiễm soát"chết nhiều wa' thì:" người dân an tâm nhà nước đang thực hiện mọi biện phát" cùng lắm thì công bố dịch , bộ trưỡng chúng nó có bị đâu mà sợ , chỉ có con dân nghèo thì chết tự chịu than trời , mà than trời to quá củng bị vu khống ghép tội chống phá nói xấu nhà nước không biết chừng
ReplyDeleteThật là khâm phục lương y của bà bộ trưởng.
ReplyDeleteThật là khâm phục khả năng kiểm soát của bà bộ trưởng. Tôi nói thật đấy.
Bởi vì, các sinh mệnh bé bỏng có chết thêm vài trăm em nữa thì bà cũng vẫn kiểm soát được. Bà thật có tài năng khi càng kiểm soát thì số ca bệnh càng tăng và các em bé chết càng nhiều.
Nếu như con bà đau ốm thôi có thể bà đã rơi nước mắt. Còn nỗi đau của các em bé khác và của mẹ các em thì bà có biết chăng !
Báo cáo là đã kiểm soát? Thế nào là đã kiểm soát? Bệnh của ... bưng bít giấu giếm sự thật, thành tích, tham nhũng, che đậy vô trách nhiệm, bảo thủ , , tầm kiểm soát nỗi gì. Bộ trưởng từ chức đi, đùng cố "kiếm tiền" nữa
ReplyDeleteVô trách nhiệm, vô cảm, thờ ơ với tính mạng trẻ nhỏ, thật ko thể chấp nhận được, không có lương tâm hay sao mà nhìn con người ta như thế vẫn mở miệng nói là "kiểm soát được", thật đáng sợ và ghê tởm chịu hết nổi!
Tôi không thể dùng từ ngữ nào để có thể tả hết sự vô tâm một cách mất nhân tính của những người có thẩm quyền trong ngành y tế. Khi mà chỉ trong vòng một tháng dịch bệnh đã lan tràn khắp cả nước, cướp đi 111 sinh mệnh và đang đe doạ không chỉ 57.005 sinh mệnh đang mắc bệnh được phát hiện mà còn nhiều hơn thế nữa. Mầm non vô tội không hề biết gì, nhìn các em cười, khóc, vui chơi.....Những người lớn chúng ta phải làm gì? Làm gì???? Bộ y tế và chính phủ phải có biện pháp gì đi chứ!!! Cấp bách! Cấp bách! Đây là sinh mệnh con người Việt chứ không phải là bò điên ở Anh hay là bất cứ gì khác!.....
ReplyDeleteBệnh thành tích đã di căn đến tất cả ban ngành rồi, xã hội này sẽ sớm đi theo ông bà thôi
ReplyDeletechữa cho con rùa thì lên báo ầm ầm...coi như là cha mẹ chết đi sống dậy...nào là cấp bách...cấp thiết...còn chữa cho dân thì kêu cứ từ từ tính..dek có gì phải lo.....dkm...lũ súc vật...ngay cả thằng thứ trưởng bộ y tế còn còn khai gian học vị tham nhũng đầy ra thì nguyên cả cái đám bộ y tế chắc cũng chạy theo cho có phong trào học tập và làm theo gương thằng thứ trưởng
ReplyDeleteBộ y tế nhận lương của người dân thì không thể nói là "không kiểm soát được" hay "nhờ vào ý trời". Như thế là tắc trách. Giống như việc ách tắc giao thông thì đổ tại hết cho người dân là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nếu vậy thì lập ra các Bộ, Ban, Ngành để làm gì? Dột từ nóc dột xuống rồi nên giờ cứ quanh quẩn đổ lỗi lung tung. Nhìn Nhật Bản kia kìa. Mr. Naoto Kan lập ra mục tiêu và tự hứa với người dân về việc tái thiết đất nước sau động đất và khủng hoảng hạt nhân. Nhưng hết thời gian mà vẫn chưa thực hiện được nên TỰ XIN TỪ CHỨC kia kìa!!! Đất nước có những người lãnh đạo trách nhiệm và luôn ý thức được lợi ích của quốc gia, của nhân dân như thế thì đất nước đó mới tiến bộ được, nhân dân mới tín nhiệm được.
ReplyDeleteHỠI NHỮNG ĐẦY TỚ CỦA DÂN CÁC VỊ ĐANG LÀM GÌ VẬY ,117 SINH MẠNG NHỮNH ĐỨA TRẺ VÔ TỘI VÀ BIẾT BAO NHIÊU NHỮNG TRÁI TIM TAN NÁT MÀ VẪN KHÔNG LÀM ĐỘNG LÒNG CÁC VỊ SAO .NHIỀU LÚC TÔI CHỈ ƯỚC MÌNH CÓ ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯA GIA ĐÌNH MÌNH TỚI MỘT ĐẤT NƯỚC KHÁC ĐỂ SINH SỐNG .HY VỌNG TRONG MỖI CON NGƯỜI CÁC VỊ HÃY CÒN LẠI 10% LƯƠNG TRI CON NGƯỜI NHÉ !
ReplyDeleteThông tin mới trên tivi trong 2 ngày tăng hơn 5000 ca nhiễm bệnh mới rồi đấy ! Khiếp quá , vậy mà vẩn trơ trẻn vểnh mỏm lên nói khẳng định bệnh tay chân miệng vẫn được “kiểm soát tốt”. Bọn đầu tôm nó có bao giờ đi thực tế đâu, toàn ngồi 1 chổ xem báo cáo ... láo. Chỉ có dân đen là khổ , tính mạng người dân sao giống cỏ rác quá !
ReplyDeleteKhốn nạn cho một đất nước. Sự sống và cái chết chẳng có gì được đảm bảo.
ReplyDelete