Lạc Việt - Sau 3 năm rưỡi ngục tù vì cái án vu cáo "trốn thuế", và thêm gần 1 năm giam giữ trái phép, đến hôm nay Blogger Điếu Cày vẫn chưa được tự do. Không ai biết nhà cầm quyền hiện đang giam giữ anh ở đâu, tình trạng sức khỏe ra sao, còn sống hay đã bị thủ tiêu... Nhà cầm quyền Việt Nam vẫn làm ngơ trước dư luận trong nước và quốc tế thường xuyên lên tiếng kêu gọi trả tự do cho anh. Hàng chục lá đơn của chị Dương Thị Tân gửi cơ quan an ninh điều tra, đòi trả lời cho gia đình về những quan ngại cho tính mạng của anh vẫn bị vất xó.
Sự đấu tranh hào hùng và tinh thần bất khuất của anh vì dân chủ, tự do, nhân quyền cho đất nước đã, đang và sẽ được những người yêu nước ghi nhớ.
Chúng tôi xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến với anh Điếu Cày, gia đình anh và các bạn trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Chúng tôi tin chắc rằng mọi chế độ độc tài, phản dân, hại nước đều phải sụp đổ và trả giá. Lịch sử Việt Nam rồi đây chắc chắn sẽ ghi tên anh Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải).
Hình ảnh anh Điếu Cày đã gắn liền với các diễn biến lịch sử những năm gần đây. Từ một người viết blog cá nhân, anh Điếu Cày đã trở thành người anh cả của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, nơi những người viết blog đòi hỏi quyền tự do báo chí, đòi hỏi công lý cho dân oan, và khi Trung Quốc chính thức thiết lập huyện Tam Sa, anh cùng các bạn trẻ xuống đường để biểu tình trước Tòa Lãnh Sự Trung Quốc ở Sài Gòn cuối năm 2007 để khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cho dân tộc Việt Nam.
Anh đã bị công an bắt và kết án 30 tháng tù vì quy chụp là ‘trốn thuế,’ một bản án ai cũng biết là sai trái. Và khi thời lượng thọ án đã hết, anh vẫn chưa được trả tự do về nhà, vẫn bị giữ trong tù tới 9 tháng, tính tới tuần lễ cuối tháng 7-2011. Hôm Thứ Năm, có tin từ chị Dương Thị Tân, rằng anh Điếu Cày đã “bị mất tay.” Các thông tin này không được nhà nước xác nhận chính thức, mà chỉ là do Trung Tá Công An Đặng Hồng Điệp buộc miệng nói ra với chị Tân, vợ cũ anh Điếu Cày.
Có phải anh đã bị công an đánh dập tay, và rồi phải cắt? Chúng ta không có thông tin nhiều nơi đây, nhưng những chuyện tàn bạo này có thể xảy ra dễ dàng với chế độ này, nơi những vụ công an đánh dân thường, đánh cho gục, đánh tới chết... từng được đưa lên các trang báo cả lề phải và lề trái. Thậm chí, trong khi giải tán biểu tình ở Mường Nhé, công an đã đánh chết nhiều người. Thậm chí, như trường hợp anh Lê Trí Tuệ đã trốn sang được Nam Vang, thủ đô Cam Bốt, và rồi mất tích, được suy đoán có thể là công an VN sang truy sát... Những chuyện tàn bạo đã xảy ra nhiều lắm.
Nhưng anh Điếu Cày vẫn khác nhiều người khác, vì những tấm hình đầy xúc động về anh Điếu Cày được phóng lên mạng Internet. Tôi vẫn không bao giờ quên những tấm hình chụp anh Điếu Cày như thế.
Tấm hình anh đứng trên hè phố, đầu đội nón an toàn, trước nón có sơn hình lá cờ đỏ sao vàng và dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.” Khẩu hiệu này không rõ ai nghĩ ra đầu tiên, nhưng tôi thấy rằng người mang khẩu hiệu này trên nón đầu tiên là anh.
Cũng một tấm hình năm 2007, anh Điếu Cày mặc áo trắng mang dòng chữ “Việt Nam muôn năm - bọn Trung Quốc xâm lược, hãy cút ra khỏi Hoàng Sa & Trường Sa.” Anh đeo máy ảnh lủng lẳng trước ngực, mặc áo trắng này, trong khi hai tay cầm chiếc áo trắng khác có cùng khẩu hiệu đưa cao lên cho mọi người đọc.
Để hỏi ngắn gọn, tại sao nhà nước bắt anh Điếu Cày, trong khi anh nói từ 4 năm trước những gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng nói ở Nha Trang năm 2011?
Một tấm hình khác: anh cùng các bạn Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do biểu tình nơi tam cấp trước Nhà Hát Lớn Thành Phố Sài Gòn, giăng khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa - Việt Nam chủ quyền; Tây Sa, Nam Sa – Trung Quốc ngụy xưng.” Dưới đó là dòng chữ dịch ra tiếng Tàu. Anh và các bạn cùng mặc áo đen, trước ngực có hình 5 chiếc còng xếp theo vị trí 5 vòng tròn Thế Vận. Tấm hình quả nhiên lịch sử, bởi vì chưa có cuộc biểu tình nào tại VN có đồng phục như thế.
Tấm hình khác cho thấy công an cưỡng chế anh Điếu Cày, đẩy anh lên xe công an chở đi. Hình ảnh cho thấy chung quanh xe chạy đông người, và nền gạch đỏ hè phố có lẽ là chung quanh Nhà Thờ Đức Bà.
Có phải anh đã bị công an đánh dập tay, và rồi phải cắt? Chúng ta không có thông tin nhiều nơi đây, nhưng những chuyện tàn bạo này có thể xảy ra dễ dàng với chế độ này, nơi những vụ công an đánh dân thường, đánh cho gục, đánh tới chết... từng được đưa lên các trang báo cả lề phải và lề trái. Thậm chí, trong khi giải tán biểu tình ở Mường Nhé, công an đã đánh chết nhiều người. Thậm chí, như trường hợp anh Lê Trí Tuệ đã trốn sang được Nam Vang, thủ đô Cam Bốt, và rồi mất tích, được suy đoán có thể là công an VN sang truy sát... Những chuyện tàn bạo đã xảy ra nhiều lắm.
Nhưng anh Điếu Cày vẫn khác nhiều người khác, vì những tấm hình đầy xúc động về anh Điếu Cày được phóng lên mạng Internet. Tôi vẫn không bao giờ quên những tấm hình chụp anh Điếu Cày như thế.
Tấm hình anh đứng trên hè phố, đầu đội nón an toàn, trước nón có sơn hình lá cờ đỏ sao vàng và dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.” Khẩu hiệu này không rõ ai nghĩ ra đầu tiên, nhưng tôi thấy rằng người mang khẩu hiệu này trên nón đầu tiên là anh.
Cũng một tấm hình năm 2007, anh Điếu Cày mặc áo trắng mang dòng chữ “Việt Nam muôn năm - bọn Trung Quốc xâm lược, hãy cút ra khỏi Hoàng Sa & Trường Sa.” Anh đeo máy ảnh lủng lẳng trước ngực, mặc áo trắng này, trong khi hai tay cầm chiếc áo trắng khác có cùng khẩu hiệu đưa cao lên cho mọi người đọc.
Để hỏi ngắn gọn, tại sao nhà nước bắt anh Điếu Cày, trong khi anh nói từ 4 năm trước những gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng nói ở Nha Trang năm 2011?
Một tấm hình khác: anh cùng các bạn Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do biểu tình nơi tam cấp trước Nhà Hát Lớn Thành Phố Sài Gòn, giăng khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa - Việt Nam chủ quyền; Tây Sa, Nam Sa – Trung Quốc ngụy xưng.” Dưới đó là dòng chữ dịch ra tiếng Tàu. Anh và các bạn cùng mặc áo đen, trước ngực có hình 5 chiếc còng xếp theo vị trí 5 vòng tròn Thế Vận. Tấm hình quả nhiên lịch sử, bởi vì chưa có cuộc biểu tình nào tại VN có đồng phục như thế.
Tấm hình khác cho thấy công an cưỡng chế anh Điếu Cày, đẩy anh lên xe công an chở đi. Hình ảnh cho thấy chung quanh xe chạy đông người, và nền gạch đỏ hè phố có lẽ là chung quanh Nhà Thờ Đức Bà.
Một tấm hình tuyệt vời nữa là khi anh ngồi khụy một chân trên bờ biển cát trắng, có lẽ là Nha Trang, sau lưng anh là một dãy ghế trống chờ cho du khách thuê. Anh Điếu Cày trong ảnh này đội nón vải, tay cầm máy ảnh trước ngực. Trên bãi cát, trước mặt anh là dòng chữ cào xuống thật lớn: “Dân Chủ Cho VN.” Như thế, chúng ta có thể thấy, trước mặt anh là biển rộng, và ước mơ anh minh bạch như thế, không quanh co, không giấu giếm.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chế độ nào tàn bạo tới chỗ trừ diệt người yêu nước bằng cách ‘làm cho mất tay’ như thế?
Tất cả những hình ảnh trên của anh Điếu Cày vẫn còn lưu giữ trên Internet. Bạn chỉ cần vào:
http://images.google.com
gõ chữ “dieu cay” là sẽ thấy các hình ảnh này.
Công an chỉ có thể kiểm duyệt được 700 tờ báo, nhưng không xóa được các hình này. Tiếng nói của anh Điếu Cày đã vang dội, không chỉ từ năm 2007 mà sẽ trở thành cảm hứng dân chủ cho cả nhiều thế hệ sau.
Vào ngày 29-10-2008, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã công bố danh sách các nhân vật và tổ chức tại Việt Nam sẽ được vinh danh và trao tặng Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2008. Danh sách lúc đó gồm có hai cá nhân và một tổ chức, đó là Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải – có bút hiệu là Hoàng Hải và Điếu Cày, và Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận. Những vị nầy đã được bầu chọn từ một danh sách 10 ứng viên do 12 tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đề cử.
Giải thưởng nầy do MLNQVN thành lập từ năm 2002 nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động của những người đã chấp nhận hy sinh, kể cả mạng sống của chính mình, cho lý tưởng nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, Giải Nhân Quyền Việt Nam còn nhằm bày tỏ sự liên đới, hậu thuẩn và quyết tâm của người Việt khắp nơi trong nỗ lực đấu tranh giành lại quyền làm người cho mọi người dân Việt Nam. Lễ trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2008 đã tổ chức vào tháng 12-2008.
Tất cả những hình ảnh trên của anh Điếu Cày vẫn còn lưu giữ trên Internet. Bạn chỉ cần vào:
http://images.google.com
gõ chữ “dieu cay” là sẽ thấy các hình ảnh này.
Công an chỉ có thể kiểm duyệt được 700 tờ báo, nhưng không xóa được các hình này. Tiếng nói của anh Điếu Cày đã vang dội, không chỉ từ năm 2007 mà sẽ trở thành cảm hứng dân chủ cho cả nhiều thế hệ sau.
Vào ngày 29-10-2008, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã công bố danh sách các nhân vật và tổ chức tại Việt Nam sẽ được vinh danh và trao tặng Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2008. Danh sách lúc đó gồm có hai cá nhân và một tổ chức, đó là Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải – có bút hiệu là Hoàng Hải và Điếu Cày, và Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận. Những vị nầy đã được bầu chọn từ một danh sách 10 ứng viên do 12 tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đề cử.
Giải thưởng nầy do MLNQVN thành lập từ năm 2002 nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động của những người đã chấp nhận hy sinh, kể cả mạng sống của chính mình, cho lý tưởng nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, Giải Nhân Quyền Việt Nam còn nhằm bày tỏ sự liên đới, hậu thuẩn và quyết tâm của người Việt khắp nơi trong nỗ lực đấu tranh giành lại quyền làm người cho mọi người dân Việt Nam. Lễ trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2008 đã tổ chức vào tháng 12-2008.
Mạng Lưới Nhân Quyền VN lúc đó viết tiểu sử về anh Điếu Cày như sau:
“Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, thường được biết đến qua bút hiệu Hoàng Hải và Điếu Cầy, sinh năm 1953, nguyên quán Hải Phòng, Hoàng Hải/Điếu Cày là một khuôn mặt can trường, nếu không nói là hàng đầu trong giới blogger và nhà báo tự do trong nước. Ông thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, quy tụ các cây bút tình nguyện viết về thực trạng xã hội Việt Nam hiện tại và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân và lên tiếng tranh đấu cho họ, những người bị thiệt hại do chính sách trưng dụng đất đai, nhà cửa và đối xử bất công của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.
Ông thành lập hai trang mạng: một mang tên "Dân Báo", đăng tải phóng sự và bài viết do những thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do thực hiện; và mạng thứ hai mang tên "Điếu Cày", ghi lại những suy nghĩ cá nhân về thực trạng xã hội Việt Nam hiện tại và sưu tập những bài viết đáng chú ý về Việt Nam. Ngoài ra ông đã tham gia các cuộc biểu tình tuần hành lên án chính sách ngoại giao gây hấn của Trung Cộng ở Hoàng Sa và Trường Sa vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008.
Sau các cuộc biểu tình chống Trung Cộng, bộ máy công an liên tục quấy nhiễu ông, bằng cách triệu tập đến đồn công an làm việc, bất chấp giờ giấc sinh hoạt bình thường của một công dân tự do, hòng tạo áp lực và khủng bố tinh thần để ông, buộc ông chấm dứt các hoạt động xã hội và đấu tranh của mình. Ông bị bắt ngày 19/4/2008 và bị đưa ra tòa về tội danh ngụy tạo "trốn thuế". Ông bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam vào ngày 10-9-2008. Nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế và Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã lên tiếng phản đối, nhất là Hội Nhà Báo Không Biên Giới đã đòi Hà Nội phải trả tự do cho Ông.”
Trong bài trên mạng Dân Làm Báo, nhan đề “Người tự viết bản án của mình,” nhà báo tự do Vũ Đông Hà đã viết về khởi thủy hoạt động của anh Điếu Cày, và rồi ảnh hưởng như triều dâng sau này, trích:
“...Bản án của anh đã được anh tự viết bằng trái tim, trí óc và hành động để cuối cùng nó có được một cái tên, một tội danh: Yêu Nước.
Bản án tự viết bắt đầu tại địa đầu của tổ quốc khi anh đứng nhìn dòng thác Bản Giốc đã không còn là máu thịt của tổ tiên. Người cựu chiến binh Nguyễn Văn Hải đã từng dâng hiến tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ sự toàn vẹn của tổ quốc quay về và trở thành Blogger Điếu Cày. Nơi anh ở nhiều con chim líu lo ghé đậu cùng anh hát khúc tự do. Trong tự do xác định thái độ sống của mình, anh và các bạn đã cất tiếng, đã bước xuống đường và tự viết bản án cho những người tù yêu nước trong tương lai.
Cách đây hơn 3 năm, vào ngày 16 tháng 12 năm 2007 anh Điếu Cày đã hòa nhập cùng hàng ngàn thanh niên sinh viên xuống đường bày tỏ lòng yêu nước và đồng thanh lên tiếng xác nhận chủ quyền lãnh hải lãnh thổ của cha ông...
... Sau ngày anh bị bắt, một thành viên trẻ, tuổi mới ngoài 20 tâm sự: “thật ra em cũng nhát, nhưng bác Điếu đã làm cho em can đảm bằng chính hành động dứt khoát, chơi tới bến của bác ấy. Em follow the leader”. Anh đã trở thành người anh cả của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Anh trở thành một trong những biểu tượng của blogger Việt Nam. Và anh Điếu Cày quý mến, đứa em nhút nhát của anh hôm nào, bây giờ đang là một blogger chơi tới bến, đang cùng với nhiều bằng hữu ngày đêm miệt mài phát triển phong trào Dân Báo...
...Một blogger vào tù hàng ngàn blogger khác tiếp nối. Một trang blog bị đánh sập hàng trăm trang blog khác mọc lên. Cư dân mạng đã nói thế. Đúng như vậy, công an có thể tước đoạt tự do của anh Điếu Cày nhưng đã không làm tắt ngọn lửa tự do thông tin của blogger Việt Nam. Chỉ nhìn vào 1,2 năm qua cũng đủ thấy...
...Ngày hôm nay anh Điếu Cày đã bị giam giữ trái phép 9 tháng sau khi anh đã mãn hạn tù. Hôm nay lại có tin anh bị mất một cánh tay. Tin dữ chỉ mong là tin không thật, không có. Không thể nào được!!!
Bác Điếu ơi, nhớ lắm nụ cười hiền nhưng đầy tự tin của bác. Nhớ lắm những ngày bác cùng anh em ngạo nghễ phản đối Bắc triều. Bác đang ở trong tù, thể xác bác có thể bị đọa đày, hủy diệt, nhưng tinh thần của bác chắc chắn vẫn nguyên vẹn. Vì bác là bác Điếu!. Ở ngoài này, trong cái nhà tù lớn, cả nước đang bừng bừng uất hận vì họa xâm lăng leo thang, vì lòng yêu nước bị đạp vào mặt. Những tuần qua, con đường mang tên Yêu Nước đang réo gọi người người xuống đường. Những ngày qua, vẫn còn đó và luôn còn đó những gót chân của lớp lớp người tiếp tục tiến bước, cho dù họ có phải vừa đi vừa phải tự viết cho mình một bản án như anh đã tự viết năm nào: bản án dành cho những công dân Việt Nam yêu nước.
Viết lại trong ngày nhận được tin về anh.
Vũ Đông Hà (danlambao)
danlambaovn.blogspot.com”
Tôi không tìm được lời nào để ngợi ca anh Điếu Cày, người đã mở đường cho các nhà báo tự do trong nước. Những gì tôi đọc về anh, và những hình ảnh về anh mà tôi gặp lại trên Internet luôn luôn làm tôi xúc động. Và khi được tin anh “bị mất tay,” tôi không ngăn được nước mắt.
Lời cuối nơi đây tôi xin phép gửi tới Mạng Lưới Nhân Quyền VN, rằng tôi xin trang trọng đề cử anh Điếu Cày cho Giải Nhân Quyền VN 2011. Và nếu được như thế, anh Điếu Cày sẽ là người duy nhất được hai lần trao Giải Nhân Quyền, năm 2008 và năm 2011.
Tôi không biết chính xác thủ tục đề cử ra sao, nhưng tin rằng tất cả các thủ tục đều nhằm phục vụ cho cuộc chiến vì nhân quyền và tự do tại VN, và do vậy sẽ không có gì sai phạm khi trao giải này hai lần cho một người. Hãy cho thế giới thêm một cơ hội đọc về cuộc đời anh Điếu Cày, rằng có một người như thế xứng đáng được vinh danh hai lần chỉ trong vòng vài năm.
Các nhà dân chủ đang thay đổi lịch sử đất nước. Anh Điếu Cày là một trong những người như thế, và hình ảnh anh Điếu Cày không sẽ chỉ lưu trên Internet, nhưng sẽ vẫn còn khắc sâu trong lịch sử quê nhà, trong những ngày chúng ta chưa trở thành một Tây Tạng thứ nhì.
Tác giả : Trần Khải
Bị cấm đoán, kiểm duyệt, trù dập và bỏ tù – 6 người cầm bút Việt Nam lãnh giải nhân quyền Hellman/Hammett
(New York Time) – Hôm nay Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) cho biết có đến sáu tác giả người Việt nằm trong số 37 người cầm bút đến từ 19 quốc gia sẽ lãnh nhận giải thưởng nhân quyền cao quý Hellman/Hammett năm nay. Đây là giải thưởng dùng để vinh danh những cống hiến của họ vào việc góp phần đem lại sự tự do bày tỏ quan điểm và sự cam đảm của họ vì phải luôn đương đầu với mọi trù dập của nhà cầm quyền.
Họ là những cây viết và cũng là những nhà hoạt động dân chủ nhân quyền đã và đang bị trù dập trong thời gian qua. Ngoài những kinh nghiệm đã trải qua, họ còn là những người đại diện cho những nhà văn nhà báo khác hiện đang bị nhà nước trù dập, bách hại.
Bà Elaine Pearson, phó giám đốc phân bộ Á Châu HRW nói: “Vinh danh họ là làm nổi bật những sự việc đang xảy ra ở Việt Nam, mà hiện nay còn nhiều người trên thế giới chưa biết đến. Đây là nơi mà nhà nước thẳng tay trù dập các tiếng nói đấu tranh ôn hòa đòi hỏi tự do ngôn luận, hệ thống báo chí truyền thông độc lập và quyền được tự do sử dụng internet mà không bị kiểm duyệt, và nhà nước này cũng làm bất cứ điều gì miễn là có thể đàn áp những tiếng nói này.
Những người lãnh giải năm nay từ Việt Nam gồm có:
- Một blogger bị giam tù vì mạnh miệng đưa ra lời kêu gọi cải cách dân chủ.
- Nhiều cây viết có chân trong tờ báo Tổ Quốc, một tờ báo “chui”.
- Một vị tu sĩ Phật giáo từng ở tù 26 năm trời chỉ vì niềm tin tôn giáo và viết sách.
- Một người cầm bút chuyên chỉ trích gay gắt các vấn đề xã hội, và cũng là một cựu sĩ quan quân đội cộng sản; và
- Một cây viết là người dân tộc Tày đến từ một tỉnh phía Bắc. Là một đảng viên nhưng ông đã bị khai trừ khỏi Đảng sau khi lên tiếng ủng hộ dân chủ.
Hai trong số các vị này là cô Phạm Thanh Nghiên và cựu trung tá Trần Anh Kim hiện đang ở trong tù, đang chờ xét xử các tội liên quan đến hoạt động dân chủ và viết lách.
Trong những năm vừa qua, có khá nhiều tiếng nói đối lập đã bị bắt giam. Đầu tháng 10 năm 2009, tòa án ở Hải Phòng và Hà Nội đã kết án tù 9 nhà đấu tranh, bao gồm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, là người đã lãnh giải Hellman/Hammett năm 2008. Bà Trần Khải Thanh Thủy, một nhà văn đã lãnh giải Hellman/Hammett, là người từng bị giam tù 9 tháng vào năm 2007, mới đây đã bị công an đánh đập và bắt giam hôm 8 tháng 10, chỉ vì bà muốn đến tòa án ở Hải Phòng và Hà Nội để nghe xử án các bạn của mình.
Bà Elaine Pearson phát biểu “Hơn lúc nào hết khi nhà nước Việt Nam đang gia tăng đàn áp, thì việc công nhận các nhà văn bị giam cầm là điều quan trọng cần phải làm. Mục đích của giải Hellman/Hammett là cung cấp tài chánh để giúp đỡ một phần nào những người cầm bút bị trù dập do bị mất việc hoặc cho khoảng thời gian ngồi tù chỉ vì đã dám lên tiếng đối đầu với chế độ”.
Nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng những hình thức phong tỏa kinh tế một cách trực tiếp và gián tiếp để trù dập tiếng nói của những nhà văn này. Họ luôn bị quấy phá, hành hung, bị triệu tập lên làm việc, bị giam tù bằng những cái tội vu vơ, bị áp lực đuổi việc, bị cách ly với xã hội chung quanh, bị công an câu lưu và thẩm vấn, bị đem ra “đấu tố” trước công chúng và bị những tay sai đầu gấu hành hung đánh đập.. Ngoài những tác giả là nạn nhân trực tiếp, thì những nhà báo làm việc cho báo chí nhà nước cũng bị buộc phải “giữ mình” nghiêm ngặt đối với những bài viết của mình.
Hellman/Hammett là giải thưởng được tổ chức hằng năm do Tổ chức Giám sát Nhân quyền đặt ra và được trao cho các cây bút bị các nhà cầm quyền trù dập khắp nơi trên thế giới. Giải này bắt đầu từ năm 1989 khi nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman ghi rõ trong di chúc rằng tài sản của bà sẽ được sử dụng để giúp đỡ trường hợp các nhà văn gặp nạn sau khi bày tỏ chính kiến.
Chính kinh nghiệm của người bạn đời lâu năm, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett và kinh nghiệm của bản thân mình, đã thôi thúc tâm tư của bà Hellman, bởi vì trong những năm của thập niên 50s cả hai người từng bị các ủy ban của hạ viện quốc hội Mỹ triệu tập vì có những hoạt động liên quan đến niềm tin chính trị và các hội đoàn cánh tả. Những sự việc này đã ảnh hưởng đến sự nghiệp của bà Hellman, trong khi ông Hammett có một thời gian phải ngồi tù.
Năm 1989, người thi hành di chúc của bà Hellman đã yêu cầu Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) hoạch định một chương trình giúp đỡ các tác giả bị trù dập do lên tiếng chỉ trích các quan chức chính phủ hoặc các có các bài viết tố cáo.
Hơn 20 năm qua, có hơn 700 người cầm bút từ 91 quốc gia đã được trao giải này, với giá trị lên đến $10,000, tổng cộng hơn $3 triệu đô Mỹ. Chương trình này cũng giúp đỡ tài chánh cho những trường hợp khẩn cấp khi một tác giả cần tiền để rời bỏ quốc gia của mình hoặc là những trường hợp cần chữa trị bệnh khẩn cấp sau khoảng thời gian ngồi tù hoặc bị tra tấn.
Trong số 37 người lãnh giải năm nay, mỗi nước Trung Quốc, Việt Nam và Iran đều có 6 cây bút được trao giải. Những người còn lại đến từ Miến Điện, Columbia, Ai-Cập, Eritrea, Gambia, Iraq, Bắc Hàn, Pakistan, Nga, Rwanda, Sri Lanka, Syria, Tây Tạng, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia và Zimbabwe.
Tên tuổi của 6 tác giả Việt Nam lãnh giải năm nay:
Ông Nguyễn Hoàng Hải, tức blogger Điếu Cày, 57 tuổi, là một blogger nổi tiếng và bị bắt giam chỉ vì đưa ra những lời kêu gọi dân chủ hóa và chấm dứt tham nhũng bất công ở Việt Nam. Ông là một cựu chiến binh, đã sử dụng bút hiệu “Điếu Cày” để đưa lên trang blogs của mình nhiều bài viết chỉ trích thái độ ươn hèn bạc nhược của nhà nước VN đối với nước láng giềng Trung Quốc. Năm 2006, ông thành lập “Câu lạc bộ các nhà báo tự do”. Kể từ đầu năm 2008, ông Điếu Cày bắt đầu bị công an theo dõi nghiêm ngặt trước cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua Sài Gòn. Ông bị bắt ngày 19/04/2008 và bị kết tội “trốn thuế”, mà nhiều người cho rằng chỉ là cái cớ để bắt ông về các bài viết trên Blog và các hoạt động đấu tranh khác. Ông bị giam giữ cho đến tháng 9 năm 2008 và bị xử án 2 năm rưỡi tù giam. Thoạt đầu ông bị tạm giam tại khám Chí Hòa Sài Gòn, nhưng sau đó bị chuyển về giam tại trại tù Cái Tàu, Cà Mau vào đầu năm 2009. Muốn biết thêm chi tiết về Điếu Cày, xin bấm vào đây.
Ông Nguyễn Thượng Long, 62 tuổi, một thầy giáo trung học, đã trở nên một cây viết nổi bật trong làng báo đối kháng tại Việt Nam, kể từ sau khi ông nghỉ hưu năm 2007.. Khi còn dạy học, ông đã từng nổi tiếng với nhiều bài viết chỉ trích hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Ông mô tả sự tham nhũng có hệ thống giai tầng, cũng như sự giối trá trong thi cử và mua bán đề thi. Năm 2001, tại một hội nghị giáo dục thường niên tỉnh Hà Tây, ông có một bài phát biểu nảy lửa lên án các tệ đoan trong ngành giáo dục. Mặc dầu bài phát biểu này được đăng trên nhiều tập san và báo trong nước, nhưng ông vẫn bị đình chỉ công việc 5 năm. Năm 2007, tin rằng không có cách nào có thể cải tổ nền giáo dục từ trên xuống, ông nghỉ việc và gia nhập tờ báo Tổ Quốc, tiếng nói của những người đối lập. Kể từ khi gia nhập tờ báo này, ông liên tục bị hăm dọa, giam giữ, thẩm vấn và bị cấm ra khỏi nơi cư trú.
Cô Phạm Thanh Nghiên, 33 tuổi, một nhà tranh đấu và là một cây viết có tài, đã bị bắt giữ cách đây hơn 1 năm. Vào năm 2007, khi công ty dệt len nhà nước, nơi cô làm việc bị phá sản, cô Nghiên bắt đầu hoạt động tranh đấu cho dân oan bị cướp đất và viết các bài kêu gọi dân chủ và nhân quyền. Nhà cầm quyền ngăn cấm cô không cho tham dự phiên tòa xử nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân, và từ đó cô liên tục bị công an hăm dọa, trù dập, tra vấn. Tháng 6 năm 2008, cô Nghiên bị công an bắt giữ sau khi đồng ký tên vào một lá thư gởi đến Bộ Công An để xin phép tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa chống tham nhũng. Một vài ngày sau, cô bị một đám côn đồ tấn công và dọa giết nếu vẫn còn tiếp tục “những hành động thù nghịch” chống đối nhà nước. Vào thàng 9 năm 2008, cô Nghiên bị bắt và từ đó đến nay bị giam tại trại giam B-14 Thanh Liệt, Hà Nội. Muốn biết thêm chi tiết về Phạm Thanh Nghiên, xin bấm vào đây.
Thượng tọa Thích Thiện Minh, 56 tuổi, một tu sĩ Phật giáo, nguyên quán tỉnh Bạc Liêu, miền Nam, bị tù chỉ vì lên án chính sách bách đạo của nhà nước cộng sản. Ông phải trải qua 26 năm tù (1976 – 2005) trong các nhà tù từ Xuân Phước, cho đến Xuân Lộc, và nhiều bị tra tấn, ngược đãi. Kể từ khi ra khỏi tù, ông không được trở về nguyên quán để tiếp tục tu hành. Ông tiếp tục bị quản chế và ngược đãi vì đã thành lập Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo. Vì thế ông trở thành phát ngôn nhân cho các tù nhân chính trị bị ngược đãi. Năm 2007, thầy Thích Thiện Minh cho ra mắt cuốn “Hồi ký 26 năm lưu đày”, kể lại kinh nghiệm của bản thân mình trong thời gian bị tù đày cũng như tố cáo chế độ trại tù hà khắc.
Ông Trần Anh Kim, còn có tên gọi là Trần Ngọc Kim, 61 tuổi, là một cựu trung tá trong Quân đội Nhân dân VN, hiện đang chờ ngày ra tòa xét xử vì các bài viết và hoạt động dân chủ. Ông Trần Anh Kim nổi tiếng vì từng thu thập chữ ký để tố cáo các quan chức tham nhũng trong hàng ngũ Đảng. Năm 1991, trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 7, công an bắt ông với tội danh “lạm dụng quyền hạn để ăn cắp tài sản nhà nước”. Sau đại hội, ông được trả tự do và khôi phục chức vụ. Năm 1994, ông bị bắt lần nữa, bị giam 2 năm tù và giáng cấp xuống binh nhì. Sau một năm giam cầm, ông được trả tự do, và bắt đầu cuộc vận động chống lại bản án dành cho ông trước đây. Năm 1997, trong một nỗ lực hòa giải, ông được thăng cấp Trung tá. Nhưng ông tiếp tục “cứng đầu”, đòi hỏi công lý và bị sa thải khỏi quân đội, bị mất tất cả quyền lợi, kể cả các khoản phụ cấp, hưu dưỡng. Năm 2006, ông trở thành một cây bút đấu tranh nổi tiếng, rồi tham gia Khối 8406. Ngoài ra ông còn là thành viên của Ban biên tập báo Tổ Quốc. Ngày 6/07/2008, ông bị bắt với các tội danh chiếu theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự như “tuyên truyền chống phá nhà nước” và tham gia Đảng Dân Chủ Việt Nam.
Ông Vi Đức Hồi, 54 tuổi, dân tộc Tày ở Lạng Sơn và là một viên chức Đảng ở cấp huyện, và bị khai trừ khỏi Ðảng và bị quản chế. Ông Vị Đức Hồi sinh ra trong một gia đình cộng sản nòi, có bằng cử nhân kinh tế, chính trị và luật. Ông gia nhập đảng năm 1980 và nhanh chóng thăng tiến lên một vị trí ở cấp huyện. Năm 2006, ông bắt đầu viết một số bài chỉ trích đảng và kêu gọi cải cách dân chủ – thoạt đầu là sử dụng bút hiệu, nhưng sau khi bị khai trừ khỏi Ðảng thì sử dụng ngay tên thật của mình. Vào tháng 3 năm 2007, sau khi biết được ông chính là tác giả của nhiều bài viết dân chủ, ông bị bắt, bị khai trừ khỏi đảng và mất chức. Kể từ đó, ông bị quản chế nghiêm ngặt, công an canh gác suốt ngày ở bên ngoài nhà ông và liên tục đe dọa những ai đến thăm ông. Ông thường xuyên bị triệu tập lên công an tỉnh và Bộ để thẩm cung và hai lần bị đưa ra đấu tố tại địa phương. Vợ của ông, một cô giáo, cũng bị mất việc và khai trừ khỏi Ðảng chỉ vì từ chối tố cáo chồng mình.
BLOGGER ĐIẾU CÀY
Như một phần thân thể
Không thể tách rời!
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!
Đất nước mất rồi sao, không tiếng súng?!
Hãy nhận diện kẻ thù hiểm hung!
Bạo quyền bán nước, những tên nằm vùng,
Tay sai chủ nghĩa Bá Quyền Bắc Kinh!
Anh biểu tình bất bạo động
Đòi lại chủ quyền đất nước Việt Nam
Trong tay tập đoàn Thái Thú người bản xứ
Chúng bắt anh
Đày đọa anh
Vì anh là người yêu nước!
Một cánh tay rơi xuống
Ở hậu phương
Trong hòa bình!
Không phải ở ngoài mặt trận
Mà chính ở hậu phương
Không một tiếng súng
Một cánh tay rơi
Trong hòa bình!
Anh Điếu Cày ơi
Bàn tay nào vẫy gọi, Tổ Quốc ơi
Anh Điếu Cày ơi!
Anh Điếu Cày ơi!
Ơn Anh một cánh tay rơi
Ngày mai triệu cánh... đáp lời núi sông!
...
Nguyễn Văn Hải là nhà ái quốc
Đấu tranh cho đất nước Việt Nam
Tội tình chi bấy cho cam
Bạo quyền kết án biệt giam đêm ngày
Đồng bào ơi, oan này khôn tỏ
Đòi Hoàng Sa... nào có tội chi
Bạo quyền đành đoạn bắt đi
Biệt tăm chẳng biết hạn kỳ thăm nuôi
"Tội Yêu Nước" mà thôi người ạ
Anh Điếu Cày mắc đọa thế ru
Hận này hận tới thiên thu
Đảng là Thái Thú Tàu Phù hại thay
Việt Nam sắp tới ngày mất nước
Đảng chuyên quyền bạo ngược hiếp dân
Lệnh truyền: Giao Chỉ tội nhân
Hoàng Sa... cấm nhắc! Bất tuân lãnh cùm!
HỒ CÔNG TÂM
BLOGGER ĐIẾU CÀY
Nguyễn Văn Hải là người yêu nước
Đấu tranh cho Tổ Quốc Việt Nam!
Tội tình chi bấy cho cam
Bạo quyền kết án biệt giam đêm ngày?!!!
Đồng bào hỡi, oan này khôn tỏ:
Đòi Hoàng Sa nào có tội chi (?)
Bạo quyền đành đoạn bắt đi
Biệt tăm chẳng biết hạn kỳ thăm nuôi?!!!
"Tội yêu nước" mà thôi người ạ
Anh Điếu Cày mắc đọa thế ru ?!
Hận này hận tới thiên thu
Đảng là THái Thú Tàu Phù hại thay!
Việt Nam sắp tới ngày mất nước
Đảng chuyên quyền bạo ngược hiếp dân!
Lệnh truyền: Giao Chỉ Quận nhân
Hoàng Sa cấm nhắc (!) Bất tuân lãnh cùm!
April 23, 2011
HỒ CÔNG TÂM
----------
Blogger Điếu Cày bặt vô âm tín
Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-04-22
Kể từ khi Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải mãn hạn 30 tháng tù giam vào ngày 19 tháng 10 năm ngoái, hiện không ai biết tông tích của Blogger Điếu Cày ra sao.
Anh bị bắt vì tội gọi là trốn thuế, và rồi bị giới cầm quyền VN tiếp tục giam giữ sau khi mãn hạn tù với lý do gán ghép là “tuyên truyền chống nhà nước” cho tới nay.
Thanh Quang điện thoại cho người vợ cũ của Điếu Cày, là chị Dương Thị Tân, để tìm hiểu về tình cảnh của anh.
Thanh Quang : Thưa chị, hiện chị có tin gì về anh Điếu Cày không?
Bà Dương thị Tân : Chúng tôi đến giờ phút này vẫn chưa có một tin tức gì, anh ạ.
Thanh Quang : Phía cầm quyền và công an có thông báo gì cho gia đình về tình trạng anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải như thế nào không, thưa chị?
Bà Dương Thị Tân : Đến giờ phút này chúng tôi vẫn chưa được một thông tin nào chính thức cũng như không chính thức về ông Nguyễn Văn Hải từ phía nhà cầm quyền.
Thanh Quang : Chắc chắn là gia đình chị gặp nhiều khủng hoảng về tình cảnh anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, cũng như là do cách cư xử khắc nghiệt của công an, thì nhân đây chị có muốn chia sẻ với quý thính giả về tình cảnh này không, thưa chị?
Bà Dương Thị Tân : Những gì mà tôi đã nêu lên trong bức thư của tôi đấy là hoàn toàn đúng với những gì mà gia đình tôi đang phải gánh chịu. Những nỗi lo lắng rồi những khủng hoảng của các con cái tôi đang rất là ghê gớm. Bao nhiêu năm tháng nay các cháu không nhìn thấy bố các cháu rồi mà (họ) lại còn không cho gửi, không cho thăm gặp, không cho gửi đồ thăm nuôi thì sự nghi ngờ về tính mạng của ông ấy gia đình chúng tôi đang đặt ra nhưng mà không được trả lời.
Cách hành xử của công an
Thanh Quang : Thưa chị, còn phía hành xử của công an thì cụ thể như thế nào, thưa chị?
Bà Dương thị Tân : Nếu mà để xét về mức độ khắc nghiệt thì tôi thấy chưa có một người tù nào bị đối xử khắc nghiệt như thế cả, vì trong thời gian gần đây, họ có bắt bớ giam cầm một số người nhưng việc thăm nuôi, gặp mặt hoặc là tiếp xúc với gia đình thì đều có, riêng trường hợp ông Nguyễn Văn Hải Điếu Cày thì kể từ khi bị cái bản án tù oan 30 tháng đó đến giờ phút này, những đợt không cho thăm nuôi, không cho gặp mặt gửi quà lần này là lần thứ ba, mà mỗi lần ít nhất là 6 tháng, thì tôi thấy sự tàn ác trong cách đối xử với ông Hải là đặc biệt nghiêm trọng.
Thanh Quang : Nói chung thì đời sống của gia đình chị hiện gặp khó khan như thế nào ạ?
Bà Dương Thị Tân : Dạ. Riêng bản thân tôi thì nếu mà có bất cứ một sự kiện gì, hoặc là một phái đoàn nào, hoặc là một tổ chức nhân quyền nào đó muốn đến Việt Nam thăm viếng hoặc muốn gặp riêng tôi đều bị cản trở và bản thân tôi cũng bị quản thúc nghiêm trọng: ra khỏi nhà là có người kèm, hoặc là bị đẩy vào trong nhà, không đ
Thanh Quang : Thưa chị, trước tình cảnh như vậy thì chị còn hy vọng gì về trường hợp của chồng chị?
... không cho thăm nuôi, không cho gặp mặt lần này là lần thứ ba, mà mỗi lần cách nhau ít nhất là 6 tháng, thì tôi thấy sự tàn ác trong cách đối xử với ông Hải là đặc biệt nghiêm trọng.
Bà Dương thị Tân
Bà Dương Thị Tân : Thực sự, nếu mà tin tưởng vào ý chí của ông ấy, gia đình chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vì con người này là một con người kiên cường bất khuất, vì kiên cường bất khuất nên họ có thể bày ra những kiểu tra tấn khủng bố để làm nhụt đi ý chí của ông ấy đi. Nhưng mà sự lo lắng của gia đình tôi là rất lớn vì đến giờ phút này thì tin tức và tất cả những gì báo hiệu về sự sống của ông ấy đều không có.
Thanh Quang : Nhân đây thì chị có muốn nói lên điều gì với công luận trong và ngoài nước không ạ?
Bà Dương Thị Tân : Tôi muốn cùng chia sẻ việc này để cho công luận trong và ngoài nước, tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng cùng gia đình chúng tôi đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra bằng chứng dù sống hay chết của ông Nguyễn Văn Hải, và lên tiếng nói cũng với gia đình chúng tôi trong tất cả mọi trường hợp tương tự.
Thanh Quang : Cảm ơn chị Dương Thị Tân rất nhiều ạ.
Bà Dương Thị Tân : Xin cảm ơn quý Đài.
Người tự viết bản án của mình
Vũ Đông Hà (danlambao) - Trước khi đi Đà Lạt, anh vừa cười vừa nói: “kỳ này chắc chắn tụi nó sẽ dập mình! anh em cố gắng mà vững tiến, chăm lo và hỗ trợ cho nhau, tù trong tù ngoài cũng là tù”. Tháng sau, anh bị bắt và bị tuyên án. Anh vào nhà tù nhỏ với nụ cười khí phách. Anh em ở lại nhà tù lớn vẫn lo lắng cho nhau, vẫn cùng nhau vững tiến trong sự nhớ thương và cảm kích về người anh lớn.
Những anh em, bạn bè ấy là các thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Người anh lớn đó là Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải. Bản án của anh đã được anh tự viết bằng trái tim, trí óc và hành động để cuối cùng nó có được một cái tên, một tội danh: Yêu Nước.
Bản án tự viết bắt đầu tại địa đầu của tổ quốc khi anh đứng nhìn dòng thác Bản Giốc đã không còn là máu thịt của tổ tiên. Người cựu chiến binh Nguyễn Văn Hải đã từng dâng hiến tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ sự toàn vẹn của tổ quốc quay về và trở thành Blogger Điếu Cày. Nơi anh ở nhiều con chim líu lo ghé đậu cùng anh hát khúc tự do. Trong tự do xác định thái độ sống của mình, anh và các bạn đã cất tiếng, đã bước xuống đường và tự viết bản án cho những người tù yêu nước trong tương lai.
Cách đây hơn 3 năm, vào ngày 16 tháng 12 năm 2007 anh Điếu Cày đã hòa nhập cùng hàng ngàn thanh niên sinh viên xuống đường bày tỏ lòng yêu nước và đồng thanh lên tiếng xác nhận chủ quyền lãnh hải lãnh thổ của cha ông.
Nếu mãi cho đến ngày 23 tháng 2, 2010, thủ tướng của đảng và nhà nước mới kêu gọi báo chí thông tin “tốt hơn” về chủ quyền lãnh thổ thì hơn 2 năm trước, anh Điếu Cày, cùng với các thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đã bày tỏ thái độ kiên cường, xứng đáng là hậu duệ của Trần Bình Trọng – thà làm Quỷ Nước Nam còn hơn làm Vương Đất Bắc, khi anh và các bạn viết lên áo trắng: Việt Nam muôn năm – Bọn Trung Quốc xâm lược hảy cút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhìn lại, anh em vẫn đùa về chuyện yêu nước trước-sau của anh Điếu Cày và… của đảng:
Bác Điếu vác cày đi trước
đảng mình lẻo đẻo theo sau
đảng ta theo hoài tắt thở
điên tiết tống bác vào tù.
đảng mình lẻo đẻo theo sau
đảng ta theo hoài tắt thở
điên tiết tống bác vào tù.
Nếu về sau này công an của đảng ngày đem rình rập những công dân Việt Nam phải yêu nước lén lút với 6 chữ vàng HS-TS-VN thì ngày ấy Điếu Cày đã cười thách đố với những Lê Chiêu Thống của thế kỷ 21 bằng hàng chữ đàng hoàng, công khai và đầy lòng ái quốc ngay trên đầu của anh: Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam. Nhớ lại, anh em vẫn đùa bác Điều chơi khôn, đội nón bảo hiểm, công an không dám gõ đầu.
Vậy đó, từ những niềm đau và nỗi nhục Hoàng Sa – Trường Sa anh đã khai bút viết lên tội trạng đầu tiên của anh: dám xâm phạm, dám tranh dành “độc quyền yêu nước” của đảng, dám không yêu nước theo “kiểu” của đảng.
Ngọn lửa yêu nước bùng lên tại Sài Gòn, Hà Nội vào cuối năm 2007 đã bị dập tắt bởi công cụ công an còn đảng còn mình, dưới sự chỉ đạo của TW Hà Nội, theo lệnh của triều đình Bắc Kinh. Dù bị dập tắt nhưng nó đã là một bước ngoặt lịch sử. Lần đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất dưới sự toàn trị của đảng, hàng ngàn thanh niên học sinh biểu tình không theo ý đảng. Rõ ràng hơn bao giờ hết, mặt nạ yêu nước vì dân tộc của đảng đã bị rớt xuống bùn bằng chính thái độ của đảng. Quan trọng hơn cả, biến cố này đã chứng minh rằng yếu tố để kết hợp lòng người, tạo động lượng cùng nhau dấn thân chính là sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Blogger Điếu Cày hiểu rõ điều đó. Anh trở về cùng với các bằng hữu mở ra một mặt trận thông tin qua trang blog Điếu Cày, trang mạng Dân Báo, trang blog Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Mỗi người dân phải là một chiến sỹ thông tin! Mỗi tất đất trên cạn, mỗi hòn sỏi dưới bờ đều phải được thông tin khi bị rơi vào tay ngoại bang. Mọi thái độ buôn đất bán biển, mọi âm mưu dâng hiến gia sản của tổ tiên phải được vạch trần và lên án. Điếu Cày đã tự làm dài thêm bản án cáo trạng cho chính mình. Anh đã chạm nọc và trở thành cái gai của những Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Tuy vậy Điếu Cày vẫn ung dung, cười và gọi những việc mình làm là: chơi blog.
Chơi. Người ta nói, anh chơi. Người ta làm, anh chơi. Những “trò chơi” đầy chiến lược mà người cựu-chiến-binh-trở-thành-blogger đã ngày đêm suy nghĩ để làm sao có tác động lớn nhất, bảo vệ sự an toàn tối đa cho anh em trong môi trường luật rừng náo loạn cung đình của đất nước. Chính vì thế mà anh tạo được niềm tin, dấy lên được lòng can đảm để nhiều bằng hữu của anh đã bước qua biên giới của sợ hãi. Sau ngày anh bị bắt, một thành viên trẻ, tuổi mới ngoài 20 tâm sự: “thật ra em cũng nhát, nhưng bác Điếu đã làm cho em can đảm bằng chính hành động dứt khoát, chơi tới bến của bác ấy. Em follow the leader”. Anh đã trở thành người anh cả của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Anh trở thành một trong những biểu tượng của blogger Việt Nam. Và anh Điếu Cày quý mến, đứa em nhút nhát của anh hôm nào, bây giờ đang là một blogger chơi tới bến, đang cùng với nhiều bằng hữu ngày đêm miệt mài phát triển phong trào Dân Báo.
Đấu tranh một mình đảng và nhà nước xem đó là chuyện ruồi. Khi có những bằng hữu, anh em chung quanh và “follow the leader”, blogger Điếu Cày đã trở thành một lực lượng. Đối với những kẻ ngồi xổm trên pháp luật thì đó là hiểm họa và họ đã phải ra tay. CA còn đảng còn mình được lệnh hạ mình làm bẹt giê trước nhà, làm tài lọt đưa đón ngày đêm cho Điếu Cày và các thành viên của CLBNBTD. Uống cà phê? có mặt!. Mua rau cho vợ? có mặt! Đi nhậu? có mặt luôn!. An ninh được lệnh bằng mọi cách ngăn chận cuộc biểu tình ngày 29/04/2008 rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh. Tuyên giáo họp và ra thông tư, chỉ thị mỗi phóng viên phải là một bồi bút của đảng viết bài dựng chuyện bôi nhọ Điếu Cày…
Ngày 10 tháng 9 năm 2008, khúc đại hòa tấu "Lời chó tru đêm" chấm dứt. Triều đình Lê Chiêu Thống tuyên án Điếu Cày. Bản án đã có sẵn do chính anh tự viết. Công an quan tòa chỉ việc đóng cửa sửa lại tội danh: Yêu nước đổi thành trốn thuế.
Một blogger vào tù hàng ngàn blogger khác tiếp nối. Một trang blog bị đánh sập hàng trăm trang blog khác mọc lên. Cư dân mạng đã nói thế. Đúng như vậy, công an có thể tước đoạt tự do của anh Điếu Cày nhưng đã không làm tắt ngọn lửa tự do thông tin của blogger Việt Nam. Chỉ nhìn vào 1,2 năm qua cũng đủ thấy. Mọi vấn đề to lớn của đất nước, ngay cả một số quyết định mà lãnh đạo đảng buộc lòng phải thay đổi đều thấy có ảnh hưởng bởi thông tin chủ động, đồng khắp và mau lẹ của blogger. Từ dự án đường sắt cao tốc đến vấn nạn bằng giả trường dỏm, từ chuyện mua dâm học sinh của chủ tịch Hà Giang đến Nông cha lợi dụng tình thế công an Bắc Giang giết người đưa Nông con vào ghế bí thư tỉnh để dọn đường vào TW, từ 80.000 tỉ Vinasink cho tới Đại lễ 10% GPD, từ công hàm bán nước, âm mưu "đồng thuận" cho đến đạp mặt người dân yêu nước… blogger Việt Nam đã trở thành tấm gương trong suốt phản ảnh bức tranh Việt Nam và bộ mặt thật của đảng.
Trong bối cảnh trên, viễn ảnh anh Điếu Cày ra khỏi tù nhỏ do đó đã trở thành nỗi ám ảnh của đảng. Trước ngày anh mãn hạn tù, 19.10.2010, công an được lệnh lên kế hoạch đàn áp, khủng bố tù nhân và bằng hữu của anh. Họ đã bắt blogger Anhbasg Phan Thanh Hải, một trong những người bạn cộng tác thân tín nhất của anh. Họ đã bao vây tìm mọi cách cô lập và khủng bố tinh thần các thành viên của CLBNBTD và người thân của anh. Ngày 21.10.2010, công an ra công văn 927/TB/ANĐT tiếp tục giam giữ anh Điếu Cày để điều tra anh tội tuyên truyền chống phá chế độ khi anh đang ở trong tù!.
Ngày hôm nay anh Điếu Cày đã bị giam giữ trái phép 9 tháng sau khi anh đã mãn hạn tù. Hôm nay lại có tin anh bị mất một cánh tay. Tin dữ chỉ mong là tin không thật, không có. Không thể nào được!!!
Bác Điếu ơi, nhớ lắm nụ cười hiền nhưng đầy tự tin của bác. Nhớ lắm những ngày bác cùng anh em ngạo nghễ phản đối Bắc triều. Bác đang ở trong tù, thể xác bác có thể bị đọa đày, hủy diệt, nhưng tinh thần của bác chắc chắn vẫn nguyên vẹn. Vì bác là bác Điếu!. Ở ngoài này, trong cái nhà tù lớn, cả nước đang bừng bừng uất hận vì họa xâm lăng leo thang, vì lòng yêu nước bị đạp vào mặt. Những tuần qua, con đường mang tên Yêu Nước đang réo gọi người người xuống đường. Những ngày qua, vẫn còn đó và luôn còn đó những gót chân của lớp lớp người tiếp tục tiến bước, cho dù họ có phải vừa đi vừa phải tự viết cho mình một bản án như anh đã tự viết năm nào: bản án dành cho những công dân Việt Nam yêu nước.
Viết lại trong ngày nhận được tin về anh.
Chẳng lạ gì, dù có là thánh thần đi chăng nữa mà phải sống trong một xã hội với những luật lệ rừng xanh do Đảng & nhà nước CSVN biên chế ra thì chúng vẫn có đủ trăm phương ngàn cách để gán ghép người vô tội thành có tội và dùng nó là cái cớ để bắt giam tù đày, tra tấn người khác ! Thật là một đảng khủng bố khốn nạn .
ReplyDeleteĐồng lên án những hành vi luật rừng rú khủng bố hại dân của đảng bạo quyền CSVN với cộng đồng thế giới và với đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước.Bloger Điếu Cày vô tội , bloger Điếu Cày là người yêu NƯỚC
ReplyDeleteViệt cộng phạm vô số tội ác với nhân dân việt nam. Tội ác của chúng càng ngày càng gian manh, càng thủ đoạn, càng ác độc , càng nói năng lật lọng , càng lộ rõ đầu óc lưu manh đầu trộm đuôi cướp . Trường hợp của chú Điếu Cày 1 minh chứng cụ thể rỏ ràng nhất là nạn nhân của bạo quyền việt cộng .
ReplyDeleteHãy thả ngay chú Điếu Cày cùng những người dám nói lên sự thật!
Những người dũng cảm đấu tranh vì dân chủ,công lý và tự do sẽ sống mãi trong lòng nhân dân.
ReplyDeleteCầu mong cho anh Nguyễn Văn Hải ( Điếu Cày ) được bình an.
Nam mô A Di đà Phật ... nhân ngày sinh nhât lần thứ 59 cầu mong anh Điếu Cày{Thanh Hải)khỏe mạnh lạc quan chắc chắn lý tưởng của anh cũng là của muôn dân vn đang mong mỏi và tranh đấu tất yếu sẽ thắng lợi.
ReplyDeleteAnh Điếu Cày là người chống Trung Quốc mạnh mẽ nhất . Anh khởi xướng chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa , Trường Sa . Hiện nay đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ nhưng cũng như đang mất tích ! Nhà nước Việt Nam không cho gia đình cũng như dư luận biết anh đang ở đâu ! Có lẽ anh đang ở nhà tù Trung Quốc hay đã bị thủ tiêu cũng nhu Trung Quốc đã thủ tiêu hàng ngàn thành viên Pháp Luân Công vậy ! Chúng ta cần phải dấy lên phong trào đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải công khai trả lời cho người thân và dư luận biết .
ReplyDeleteNhững người đã dám quên mình vì nước vì dân như anh. Tổ quốc và nhân dân sẽ không bao giờ quên. Chúc anh sức khỏe và nghị lực để chiến thắng được bản thân , làm tót cho đại sự, cho quê hương Dân Tộc giòng bách Việt .
ReplyDeleteVinh danh anh Điếu Cày blogger (Nguyễn Văn Hải).
ReplyDeleteNhà cầm quyền cộng sản Việt Nam làm việc cho xã hội đen với Trung-quốc, cho nên lúc nào cũng mờ ám, không dám cho dân biết sự thật, che đậy thông tin. Chính vì thế chúng ta cần phải thông báo hay báo động cho hết tất cả mọi tầng lớp nhân dân biết dã tâm xâm lấn đất nước ta của Trung-quốc kể cả những người ở vùng sâu, vùng xa, tẩy chay hàng hóa và du lịch Trung-quốc.
Nhân dân VN yêu nước vẫn còn rụt rè và sợ hải,nên chính quyền cứ đàn áp,nếu chúng ta đồng một lòng đoàn kết mà xuống đường biểu tình với số lượng đông thì chính quyền phải bó tay thôi..Hãy đứng lên hỡi đồng bào ta ơi!thời cơ đã đến rồi.Chế độ độc đảng đang có dấu hiệu sắp tàn rồi.
ReplyDeleteĐối với bọn tiểu nhân CSVN bán nước thì chuyện gì họ cũng dám làm. Hồn thiêng sông núi sẽ hun đúc cho quý vị luôn khẳng định lập trường, có nhiều nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, cùng chung vai đưa đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ.
ReplyDeleteCông an VN là một tập hợp của những phần tử không có lương tri, không có nhân cách, không có trí tuệ. Bọn chúng chỉ là một thứ công cụ trong tay bọn cầm quyền hèn hạ với giặc, tàn ác với dân '
ReplyDeleteViệt gian bán nước tội đồ
Điếu Cày hào kiệt thế cô quật cường .
Xin Chúc mừng sinh nhật của nhà dấu tranh trí-thức Blogger Điếu Cày , Anh chính là ngôi sao sáng là tấm gương đẹp cho nhiều thế hệ thanh niên trẻ có tấm lòng yêu nước hiện tại và cả sau này. Mong anh được BÌNH AN trong mọi hoàn cảnh và phải được TRẢ LẠI TỰ DO trong thời gian sớm nhất.
ReplyDeleteRồi sẽ có lúc dân VN sẽ hỏi tội tụi bay thôi CAM ạ.Cứ coi thường dân đi, cứ sài luật rừng đi. Ác giả ác báo nghe chưa...
ReplyDeleteNhững trái tim yêu nước đang ở bên cạnh và cầu nguyện cho anh Hải. Chúc anh Hải an lành, mau vượt qua cuộc "thử lửa" xảo quyệt và hèn hạ này của cộng sản .
ReplyDelete06:29 Ngày 20 tháng 10 năm 2011
ReplyDeleteĐã đến lúc cần phải thay đổi lãnh đạo đất nước, thay đổi thể chế chính trị.
Tất cả sinh viên / thanh niên phải mạnh dạn đứng lên đòi lại chủ quyền cho dân tộc, lật đổ chế độ đãng trị tàn ác bán nước này. Nên nhớ là không có một cuộc cách mạng nào mà không đỗ máu hy sinh.
Mong lắm thay,
Bài viết xúc động, nói lên ý chí kiên cường, lòng yêu nước, thương nòi vô bờ bến của anh Điếu Cày. Mặc dù biết trước nhà cầm quyền sẽ hãm hại, nhưng anh không chịu lùi bước, vần kiên trì theo đuổi mục tiêu, lý tưởng của mình, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền trên đất nước VN, đấu tranh chống bành trướng TQ xâm chiếm biển đảo, đất liền VN. Chỉ thế thôi, anh đã trở thành vị anh hùng của dân tộc. Tổ quốc ghi công anh.
ReplyDeleteSOS . THE CRITICAL CONDITION OF MR. NGUYEN VAN HAI ( BLOGGER DIEU CAY )
ReplyDeleteNGÀY BLOGGER VIỆT NAM 19/10 , HÃY TIẾP TỤC ĐẤU TRANH CHO BLOGGER ĐIẾU CÀY, CHO GIỚI BLOGGER VIỆT NAM VÀ CHO TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC ĐANG BỊ ĐÀN ÁP, TÙ TỘI .
Bọn lãnh tụ sát nhân, Việt gian ở Thành phố Saigon phải công khai số phận của anh Điếu Cày . Hoặc chúng đã thủ tiêu anh, hoặc chúng đang tra tấn nhục hình anh hằng ngày . Không có chế độ nào có quyền bưng bít tin tức người bị giam vô thời hạn như vậy . Đây không phải là thời chiến . Đất nước này còn có luật lệ ?!
ReplyDeleteTrời ạ ,nhờ đọc bài này tôi mới biết cái anh Điếu Cày,tên anh nghe bình dân lạ mà đáng khâm phục thật !!!Nhất định con người này có khí phách ngang tàng,có trí ,có dũng...con người như Anh xứng đáng là một lãnh tụ cho nên bọn Lê Chiêu Thống thời đại mạt vận này khiếp sợ Anh.Nếu sau này Tổ Tiên phù hộ cho vận nước ta thoát cái chế độ tay sai chắc chắn tên Điếu Cày bình dị sẽ trở thành môt biểu tượng bất khuất ,vĩ đại như các tên Gióng ,Yết Kiêu,Trắc ,Nhị ,Ẩu trong lịch sử mà các học sinh khi học thấy phấn khích ,tự hào ...Từ nay trong tôi mỗi lần nghe tên Điếu Cày nó không đơn giản như cái điếu để hút thuốc lào nữa ! mà là biểu tượng chống bọn Trung Quốc cướp Hoàng Sa ,Trường Sa và chống lại bọn tay sai hèn hạ Lê chiêu Thống thời nay..cảm phục...cảm phục.....cảm phục mãi mãi .
ReplyDeleteĐả đảo bọn bán nước mang tên cầm quyền Việt Nam.
ReplyDeleteĐảo đảo bọn vô lại công an, an ninh, nhà tù Việt Nam.
Hãy trả tự do cho anh Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu cầy) về với gia đình, về với đồng bào của anh.
Đọc bài này,tôi đã khóc,khóc cho anh và khóc cho đất nước này.Chúng tôi sẽ cùng với nỗi đau của anh, sẽ đấu tranh đến ngày tổ quốc VIỆT NAM có dân chủ
ReplyDeleteViệt gian bán nước tội đồ
ReplyDeleteĐiếu Cày hào kiệt thế cô quật cường
I LOVE YOU Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải).
Trả tự do cho anh Điếu Cày.Tinh thần tự do muôn năm.Hãy trả tự do ngay lập tức cho những người yêu nước.Đả đảo chế độ độc tài.
ReplyDelete