Wednesday, September 14, 2011

Mười năm trồng cây , trăm năm trồng người của Hồ chủ tịt ''ngòi ' là đây !!!


Việt Nam Phát Triển Hiện Tượng Lạ:
" học sinh ngày hai buổi bơi qua sông đến trường"



Hoc sinh bo hoc vi khong the 
qua song den truong
     Học sinh phải bơi qua con sông này để đến trường.

Đặng Tài (Dân Trí) - Hàng chục học sinh ngày hai buổi bơi qua sông đến trường. Để áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào...


Nhận được thông tin từ nhiều giáo viên ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình về thực trạng học sinh bản ông Tú, bản Ka Oóc đi học phải bơi qua sông, chúng tôi đã vượt quãng đường hàng trăm km để có mặt tại khe Rào (thượng nguồn sông Danh), tận mắt chứng kiến cảnh tượng buồn rơi nước mắt: Hàng chục học sinh, giáo viên phải bơi qua sông đến trường Tiểu học Hưng (xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá). Để áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào bao, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào.

Học sinh bản ông Tú, bản Ka Oóc, bản Hưng, xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, bơi qua dòng sông chảy xiết đến trường



Hôm chúng tôi đến, sau cơn mưa rừng hôm trước, nước khe Rào còn sâu và chảy xiết. Qua một bãi đá bồi sau những trận lũ chừng 20m, 15 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 người đen nhẻm, cởi hết quần áo, cho cùng toàn bộ sách vở cho vào một túi ni-long rồi thổi căng lên, hì hục bơi qua đoạn sông dài khoảng 15m. Những chiếc túi đó, ngoài tác dụng giữ khô quần áo, sách vở còn như một cái phao giúp các em qua sông.



Em Hồ Không (học sinh lớp 5A, trường Tiểu học Hưng) cho biết: “Nước chỗ này sâu và chảy xiết nên chúng cháu sợ lắm. Nhưng vì muốn đến trường học cái chữ để mong sau này có cái nghề cho đỡ khổ nên phải liều mình bơi qua sông thôi”.




Một học sinh giơ cao cặp sách lên đầu, hì hục bơi qua sông



Được biết gần một năm trước, gần bản Hưng có một chiếc thuyền độc mộc chở khách qua sông nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu nên nhiều người vẫn phải chọn cách bơi qua sông. Nhưng trận lũ lịch sử cuối năm ngoái đã cuốn trôi mất con thuyền này.



Chị Hồ Thị Thanh - một người dân sống lâu năm ở đây - cho biết: Trên con sông này đã có nhiều người bị nước cuốn trôi, nhưng may mắn chưa ai mất mạng.



Mùa lũ năm 2009, cô Cao Thị Thức - giáo viên Trường Mầm non Trọng Hóa - cùng một giáo viên khác qua bản ông Tú dạy học trên con đò nhỏ; ra giữa dòng gặp nước xoáy làm lật đò. Cô giáo kia biết bơi nên bơi được vào bờ; còn cô Thức bị nước cuốn trôi gần 200m; rất may sau đó đã được một người dân cứu sống.



Trường hợp gần đây nhất là ông Hồ Nhâm ở bản ông Tú; trong khi bơi qua sông đã bị chuột rút, nước cuốn trôi nhưng cũng may mắn có người đến cứu giúp kịp thời.




Để có con chữ, các em nhiều khi phải đổi lấy cả tính mạng



Gặp chúng tôi bên dòng sông Danh, thầy Đinh Thanh Tùng - giáo viên trường Tiểu học Hưng - cho biết: “Việc học sinh bản ông Tú bơi qua bản Hưng để học lấy con chữ đã diễn ra khá lâu nay. Học sinh ở đây khó khăn lắm. Để có con chữ các em nhiều khi phải đổi lấy cả tính mạng”.



Thầy Đinh Thiêm - Hiệu trưởng trường Tiểu học Hưng - bày tỏ niềm lo lắng: “Thấy học sinh bơi qua sông đến trường học chữ nhà trường cũng bất an lắm. Dù nhà trường đã phối hợp với phụ huynh cùng giáo viên các lớp trực ban theo dõi mỗi khi học sinh qua sông đến lớp hoặc về nhà nhưng vẫn thấy không an tâm”.



Thầy Thiêm cho biết thêm, mùa mưa về nước khe Rào dâng lên rất nhanh và chảy mạnh nên học sinh phải nghỉ học dài ngày. Trung bình mỗi năm, học sinh bản ông Tú phải nghỉ học ít nhất 1 tháng do mưa lũ. Chính vì thế nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học.




Sau khi bơi qua dòng nước “tử thần” các em lại chỉnh tề trang phục để tới trường



Trao đổi với PV Dân trí ông Hồ Phin - Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa cho biết: “Không riêng bản ông Tú mà bên trong còn có bản Ka Oóc mọi hoạt động đi lại cũng đều phải bơi qua sông. Để xây dựng cầu phải cần một khoản kinh phí rất lớn trong khi kinh tế xã lại đang còn rất khó khăn. Vừa rồi đã có một đoàn về tiến hành kiểm tra khảo sát nhưng nghe bảo với nguồn kinh phí 5 tỉ đồng là chưa đủ để xây dựng một cái cầu. Hiện chúng tôi đang mong các cấp ban ngành quan tâm hơn nữa để các em học sinh, giáo viên và người dân bản ông Tú, bản Hưng, bản Ka Oóc, xã Trọng Hoá sớm có một cây cầu nhằm thuận tiện và an toàn cho việc đi lại”.

http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/dantri.com.vn/Roi-nuoc-mat-truoc-canh-hoc-sinh-boi-qua-song-den-truong/6973005.epi



Gia Lai: Nghẹn lòng trẻ em bơi qua sông “tìm chữ”

Chứng kiến cảnh bơi qua sông đến trường của các em học sinh chúng tôi không khỏi nghẹn lòng. Hàng chục năm nay như một quy luật, để đến được lớp, trước tiên các em phải bơi qua 50m sông, tiếp đến là đi bộ hơn 5km đường đồi dốc rồi mới đến được lớp.
Năm học mới đang bắt đầu, đó cũng là lúc những học sinh của làng Kpắih bước vào những “trận vật lộn” với dòng nước dữ của sông Ayun để theo đuổi sự nghiệp trồng người. Còn các giáo viên phải liều mình qua sông để đến trường điểm làng.
Ayun là một trong những xã nghèo nhất của huyện Chư Sê, có lẽ “đóng góp” cho chữ “nghèo” này “công đầu” phải kể đến đó là vấn đề giáo dục, khai mở tri thức của người dân. Đã 35 năm nay, kể từ sau khi đất nước giải phóng, Ayun chưa có một học sinh nào tốt nghiệp được cấp 3.

Gia Lai:  Nghẹn lòng trẻ em bơi qua sông ’tìm chữ’ - Tin180.com (Ảnh 1)
Để đến trường điểm làng thầy Đạt và các thầy cô giáo khác phải đi trên chiếc bè này.
Gia Lai:  Nghẹn lòng trẻ em bơi qua sông ’tìm chữ’ - Tin180.com (Ảnh 2)
Trên chiếc bè này, thầy Đạt đã nhiều lần bị nước cuốn trôi.
Làng Kpăíh có hơn 200 nhân khẩu, thuộc xã Ayun nhưng dường như làng tách biệt hoàn toàn so với xã bởi sự ngăn cách của dòng sông Ayun. Chúng tôi không khỏi rùng mình khi phải chứng kiến cảnh qua sông của người dân và học sinh nơi đây. Giữa dòng sông đục ngầu vì lũ, hàng chục em học sinh thậm chí mới 9, 10 tuổi phải mang thân ra “đánh cược” với thủy thần để bơi qua sông đi học. Việc đi rẫy, trồng lúa, đi chợ… hay làm bất cứ việc gì người dân cũng phải băng qua dòng nước cuồn cuộn…
Có lẽ vì vậy mà những người Bahnar của làng Kpăíh vẫn còn rất “hoang sơ”, ngoài một vài cán bộ ở xã và giáo viên vào làng làm việc thì hiếm có ai đặt chân đến làng. Lũ trẻ con lớn lên không được tiếp xúc với trẻ con làng khác, không được tiếp xúc với người kinh và tiếng kinh, nên tất cả trẻ con nơi đây khi chưa được đi học đều không biết đến tiếng kinh là gì.
Gia Lai:  Nghẹn lòng trẻ em bơi qua sông ’tìm chữ’ - Tin180.com (Ảnh 3)
Hàng chục em học sinh phải liều mạng bơi qua sông để đến được với con chữ
Gia Lai:  Nghẹn lòng trẻ em bơi qua sông ’tìm chữ’ - Tin180.com (Ảnh 4)
Để đến trường các em học sinh phải bơi qua sông bằng 1 tay, tay kia phải cầm sách vở
Gia Lai:  Nghẹn lòng trẻ em bơi qua sông ’tìm chữ’ - Tin180.com (Ảnh 5)
Lên đến bờ bên kia thì người đã ướt sũng và phải đi bộ thêm hơn 5km đường đồi dốc mới đến được trường
Vì con đường đến trường quá nguy hiểm, thương và lo cho tính mạng của các em nên các thầy cô giáo ở đây phải vào tận làng mở lớp cho các em từ mẫu giáo đến lớp 3. Khiến các thầy, cô như thầy Đạt, thầy Tư, cô Thủy hàng ngày cũng phải mang mạng sống của mình ra để đánh liều với dòng nước lũ, để mang cái chữ đến cho học sinh của mình.
Để qua được sông, trước đây các thầy cô giáo cũng phải bơi qua sông để vào làng. Hai năm nay, các thầy cô được phòng giáo dục trang bị cho chiếc bè tre và đoạn dây cáp để chèo qua sông nhưng vẫn còn rất nguy hiểm, nhiều hôm nước to nhưng vì thương học trò nên các thầy cô đã liều mình chèo bè qua và đã không ít lần bị nước cuốn cả bè cả người theo: “Vào Kpăíh dạy, giáo viên không chỉ có tâm huyết mà phải có sức khỏe tốt và bơi giỏi mới dám vào làng để đi dạy. Có bè nhưng nhiều hôm nước to quá chúng tôi cũng đành bó tay không dám qua, vì nhiều lần cáp đứt, bè trôi”, thầy Trần Văn Đạt chia sẻ, bởi đã không dưới chục lần thầy đánh liều qua sông nên bị lũ cuốn trôi cả bè.
Gia Lai:  Nghẹn lòng trẻ em bơi qua sông ’tìm chữ’ - Tin180.com (Ảnh 6)
Lên đến lớp nhưng người vẫn còn “hơi nước” và quần áo các em mặc thì rất “đơn sơ”
Nguy hiểm nhất là đối với những học sinh từ lớp 4 trở lên phải đến trường đi học. Chứng kiến cảnh bơi qua sông đến trường của hàng chục em học sinh chúng tôi không khỏi nghẹn lòng. Để đến được lớp, trước tiên các em phải bơi qua 50m sông, tiếp đến là đi bộ hơn 5km đường đồi dốc rồi mới đến được lớp. Chính vì vậy, những bộ quần áo các em mặc đi học cũng là những bộ quần áo mặc đi nương, đi rẫy đã cũ rách: “Có lần mưa to nước ngập lên cả bờ, các em chỉ biết đứng nhìn nước thôi chứ không ai dám bơi qua cả”, một em học sinh cho biết.
Giao thông luôn là nỗi lo, sự sợ hãi của làng Kpắih, nhất là đối với những em học sinh. Dù có yêu “con chữ” đến mấy thì các em cũng phải sớm “đầu hàng” bởi những dòng nước lũ. Và thực tế, làng chưa có em nào học đến được cấp 3.
Ông Dương Mạnh Mẫn, chủ tịch xã Ayun cho biết: Vấn đề qua sông của làng Kpắih hay các giáo viên phải vào dạy ngay tại làng luôn là nỗi lo, sự quan tâm của xã. Người dân ở đây đã luôn ao ước có một cây cầu nhưng không biết làm thế nào. Vì kinh phí để xây một cây cầu là quá lớn đối với xã nghèo như Ayun.
Một cây cầu qua sông Ayun là mong ước hàng chục năm nay của toàn bộ người dân và nhất là các em học sinh nơi đây.
Thiên Thư( Theo Tin180 )
http://tin180.com/xahoi/phong-su-anh-clip/20100913/gia-lai-nghen-long-tre-em-boi-qua-song-tim-chu.html




Lũ chực chờ cuốn học sinh vượt sông đến trường

Từng tốp học sinh xắn ống quần lên trên đầu gối, lội giữa dòng nước xiết, dò dẫm từng bước chân vượt nhánh sông Trà Khúc dài hơn 300 mét. Có em sụt hố, bước chệch khỏi lề đường, quần áo sách vở ướt lướt thướt.

Mưa suốt những ngày qua khiến mực nước trên các sông, suối Quảng Ngãi dâng cao. Nước lũ tràn về cuốn phăng chiếc cầu tre bắc ngang qua một nhánh sông Trà Khúc thuộc thôn Ân Phú, xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh. Nước nhấn chìm cả con đường bên sông hơn nửa mét, khiến hàng nghìn học sinh ở các "ốc đảo" ven sông chịu nhiều cơ cực để đến trường.
Học sinh vượt sông đến trường mùa lũ
Dũng, học sinh cấp 2 ở thôn Ân Phú cho biết: "Cháu phải lội nước một quãng xa, rồi đi đò qua sông Trà để tới trường". Dũng cùng nhóm bạn thường xuyên "chụp ếch" trên đường vì bị sụp hố, trượt chân, nước cuốn... Có bận ngã ướt hết quần áo sách vở, cậu học trò phải trở về nhà thay đồ khác.
Chiếc cầu tre bắc qua nhánh sông đã gãy, nhiều em học sinh vẫn quyết định đến trường bằng con đường này, chấp nhận lội nước để sang sông cho nhanh chứ không chịu đi đò, bất chấp dòng nước chảy xiết.
Nước lũ cuốn sập chiếc cầu tre bắc qua nhánh sông Trà Khúc ở thôn Ân Phú nên học sinh lội nước đến trường, không chịu đi đò. Ảnh: Trí Tín
Chứng kiến cảnh các cháu nhỏ bì bõm trong nước, bà Nguyễn Thị Năm người dân thôn Ân Phú chép miệng: “Thấy các cháu lội nước qua sông nguy hiểm quá, lỡ nước lũ bất ngờ tràn về thì hậu quả thật khó lường. Nhiều hôm tui chứng kiến các cháu vấp cọc tre còn sót lại của cây cầu, ngã nhào xuống nước khiến quần áo, sách vở ướt hết thấy mà thương quá".
Theo người dân địa phương, đoạn đường này giáp trực tiếp với sông Trà Khúc nên luồng chảy khá mạnh, nước lũ dễ dàng dâng cao đột ngột. Do đó nguy cơ lũ chực chờ để cuốn học sinh trên đường đến trường là rất lớn.
"Vậy mà tui chưa thấy chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo nguy hiểm gì cả cho tuyến đường, để các cháu lưu ý khỏi đi chệch ra ngoài”, ông Thành, một người địa phương nói.
Mới đây, trước tình hình lũ dâng cao làm ngập nhiều tuyến đường, chính quyền xã Tịnh An đã bố trí một chiếc đò để đưa đón người dân và địa phương.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Nin, chủ lái đò bến Ân Phú than thở: "Mặc dù xã bố trí chiếc đò này để đưa đón qua sông hàng ngày, thế nhưng các em học sinh cho rằng mực nước sông chưa quá lớn nên lội nước đến trường cho nhanh. Nhiều lần tôi khuyên răn lên đò qua sông đến trường cho an toàn nhưng các em không nghe lời”.
Theo ông Nin, mỗi khi mực nước sông dâng cao, hàng ngày bến đò này đón hàng trăm lượt người dân và học sinh qua lại, học tập.
Hiện mưa vẫn tiếp diễn ở miền Trung, lũ ở các con sông vẫn đang dâng lên nhanh chóng. Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức trao tặng 1.000 áo phao đa năng cho học sinh để vượt sông đến trường an toàn mùa lũ.
Trí Tín
Nghệ An: Chòng chành qua đò tới trường

Không có cầu nhưng trường học lại ở bên kia sông nên ngày ngày các em học sinh phải bất chấp hiểm nguy qua đò đến trường. Đó là thực trạng diễn ra nhiều năm nay tại hợp tác xã Hồng Sơn (Nam Thượng, Nam Đàn, Nghệ An).

Từ thị trấn Nam Đàn, chúng tôi men theo bìa rừng trên con đường ngoằn ngoèo đầy bùn và đá để tiếp cận bến đò Kia thuộc hợp tác xã (HTX) Hồng Sơn. Chỉ tay ra khoảng sông trước mặt, một người dân nơi đây cho biết: “Sông Lam đoạn ni tuy nhỏ nhưng có khi nước rất xiết. Độ sâu của sông về mùa cạn cũng ở mức 25m còn về mùa mưa, mùa lũ thì nước băng trắng như biển”. Dù nguy hiểm thế nhưng do không có cầu nên các em phải mạo hiểm qua đò bơi đến trường.
Chòng chành trên con đò hằng ngày chở khách sang sông, anh Nguyễn Văn Nam, một thanh niên đưa đò cho hay: “Nếu học sinh đi đường bộ thì phải men theo đường bìa rừng. Đó là con đường độc đạo để xuống thị trấn Nam Đàn rồi băng qua cầu Nam Đàn để đến lớp. Nói thì đơn giản thế nhưng chuyện đạp xe đi đường vòng là hơi khó vì khoảng cách đó không dưới 15km”.
Nam Thượng là xã thuộc diện nghèo, người dân ở phân tán trên cả hai bờ tả và hữu ngạn sông Lam. HTX Hồng Sơn bao gồm 3 xóm, tập trung 400 hộ nằm trên sườn núi và bị sông Lam ngăn cách với các trung tâm như UBND xã, trường học, trung tâm y tế xã… nên qua sông là điều “bất khả kháng”.
Hiện nay HTX Hồng Sơn có hơn 200 em học sinh tham gia học tập ở tất cả các cấp. Ngày nào cũng như ngày nào, việc đến trường của các em cứ đều đặn hai buổi sáng chiều. Những lúc nắng ráo thì không sao nhưng khi gặp mưa giông, gió giật thì việc qua đò cũng đồng nghĩa với việc đánh đổi tính mạng.
An toàn hơn, một số hộ dân đã quyết định cho con nghỉ học hoặc cho đi học theo đường bộ bằng xe đạp. Chị Nguyễn Thị Thắng, 45 tuổi, ngụ xóm 4 (Nam Thượng) nói: “Năm trước tui cho cháu đi học cấp 2 bên kia sông nhưng thấy nguy hiểm, sợ chuyện xấu xảy ra nên năm nay tui quyết định cho cháu đạp xe chạy đường vòng cho chắc. Mùa đông, thấy cháu phải lục đục thức dậy từ 4 giờ 30 để chuẩn bị đi học ca sáng mà thương!”.
Được biết, năm 2009 Hội chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An đã lập danh sách và tặng mỗi em học sinh nơi đây một áo phao để phòng thân và UBND xã Nam Thượng đã hỗ trợ mỗi em học sinh 10.000 đồng để thuê đò. Tuy nhiên về độ an toàn đối với các em xem ra không khả quan.
Trên một chuyến đò, em Nguyễn Thị Thân, học sinh lớp 7 Trường THCS Nam Thượng chia sẻ: “Hồi trước em sợ lắm! Nhưng để đi học thì phải đi đò nên dần dần rồi cũng quen”. Em cho biết thêm, các bạn đi cùng thuyền ai cũng có áo phao bỏ trong cặp nhưng hầu hết các bạn đều không biết bơi.
Ông Nguyễn Viết Sơn, phó Bí thư thường trực Đảng uỷ Nam Thượng, cho biết: "Xã cũng đã đặt vấn đề với cấp trên nhờ hỗ trợ xây cầu nhưng chưa được giải quyết. Trong đại hội Đảng bộ các cấp lần tới, chúng tôi sẽ xem đây là nội dung trọng tâm và sẽ bàn bạc kỹ lưỡng. Nói thật, nếu không có nguồn từ trên xuống hoặc nguồn vốn tài trợ khác thì Nam Thượng cả chục năm nữa cũng không làm được cầu".
Về biện pháp đảm bảo an toàn, ông Sơn cho hay: "Bến đò do xã trực tiếp quản lý, các chủ lái đò đều được quán triệt tối đa về ý thức trách nhiệm của mình. Trên đò đã được trang bị áo phao phòng hộ để đề phòng bất trắc. Còn các hiện tượng học sinh tự ý bơi đò qua sông chủ yếu là con em vạn đò, và chúng tôi sẽ trực tiếp tận các hộ gia đình để nhắc nhở...".
Dưới đây là một số hình ảnh các em học sinh xã Nam Thượng chòng chành qua đò tới trường:
Ván lát trên đò đã xuống cấp.
Bất chấp hiểm nguy lên đò để tới trường và về nhà sau buổi học.
Thở phào khi lên bờ.
Những con đò thô sơ mà người dân Nam Thượng vẫn chuyên chở các em học sinh tới trường. 
 
NGUYỄN ĐỨC LÂM



Vnexpress bắt học sinh diễn lại bơi qua sông để quay video?



Bắt học sinh diễn lại cảnh bơi vượt sông vì nhân đạo hay câu khách? Cả hai trường hợp đều không nên, tuyệt đối không nên. Nhưng người dân phản ánh, khi đã có thuyền rồi vẫn có nhà báo bắt học sinh diễn lại cảnh bơi vượt sông để quay phim. Đó là vùng người Khùa, họ nói thật bụng, nói thật những gì họ làm và người khác nói họ làm.
Sự bắt buộc diễn lại của các học sinh ở đây, đằng sau nó là bóng dáng của cái gì?
Tấm hình Vnexpress chụp khi đã có thuyền
Báo điện tử Vnexpress ngày 20.9.2011 có bài viết và clip “Học sinh phải bơi qua sông đến trường” nói về tình cảnh các học sinh bản Ông Tú, Ka Oóc, xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, Quảng Bình vẫn thường bơi qua sông đi học trong gần một năm nay.
Đây là tờ báo đưa sau cùng sự kiện này, trước đó Dân trí đã có bài và chùm ảnh khá ấn tượng. Ngày 17.9, sau khi báo chí phản ánh, huyện đã đưa 110 áo phao, cũng như đưa thuyền cho người dân trong xã.
Nhà báo của Vnexpress lên muộn, chẳng còn hình ảnh bơi qua sông khi đã có thuyền. Một người dân nói lại, có một nhà báo lên sau này, nói các em học sinh đi học bơi qua sông để quay phim, kêu gọi làm cầu, các cháu cũng cởi áo quần rồi bơi sang, quay xong lên thuyền, người còn ướt cũng được quay luôn.
Đây là đường link đến bài viết và clip:
Xem hình trong clip của tờ báo điện tử này, dễ thấy những khung hình cuối, các em ngồi trên thuyền, người ngợm còn ướt sũng sau cú bơi biểu diễn.
Người ta có thể tàn nhẫn bắt các em bơi để ghi hình khi có thuyền là vì mục đích gì? Nó có là dã man khi câu khách trên lưng học sinh?
May mắn các em đều an toàn, nếu có mệnh hệ nào khi bắt các em diễn lại? thì ăn nói sao đây?
Cu Làng Cát

11 comments:

  1. Mấy nhok' nhìn thương quá!!! Thật nguy hiểm , thn6 phận nghèo sinh mạng như cỏ rác không có ông bà chính quyền nào quan tâm tới , có chăng vài bài báo cho có lệ

    ReplyDelete
  2. Nhà nước đã đổ hang trăm tỉ đồng đi đâu vậy? tại sao đến giờ nhửng khúc sông nhỏ thế mà không xây được một cây cầu nhỏ cho các em đi học chứ.. các em là tương lai của đât nước mà hàng ngày phải bán mạng để đến trường lớp vậy sao...

    ReplyDelete
  3. mấy ông bà lảnh đạo vét chừng nào đầy túi rồi mới tính bạn Vịt ơi

    ReplyDelete
  4. Biết chừng nào mới đầy , đời ông đời cha đời con rồi tới đời cháu chắt mén của họ chắc tiêu tùng Việt Nam mình quá hic hic ....Tội nghiệp các em nhỏ!sao thấy xót xa quá.

    ReplyDelete
  5. Có 60m mà cũng không làm được cầu cho con em đi học, chính quyền bị mù mắt rồi thì phải ! chỉ cần 4 cột betong cợ lớn. vả 4 dây cáp loại có đường kính khoản 5cm . để bắc qua sông làm thàng một chiếc cầu treo là xe máy và người đi bộ qua lại vô tư rồi. không biết mấy ông đó làm lớn để làm gì mà không lo đầu tư cho tuổi trẻ , tối ngày cứ lo tranh giành chức vụ cho to rồi hốt lùa vào túi riêng thì giỏi thì hay lắm

    ReplyDelete
  6. Tiền tham nhũng hết rồi lấy đâu nữa mà xây cầu cho các em đi học nữa?????????? ngậm ngùi thôi!!!!!!!!!!!!!!

    ReplyDelete
  7. Ở việt nam cái gì chẳng chù bị... Đại hội chù bị,bầu cử chù bị... Quay phim các cháu mong kiếm công trình để dưỡng già cũng trù bị nốt. Báo trí lề nhà cầm quyền thì phải định hướng theo hướng đó. Đằng sau việc đưa tin là những người hưởng lợi từ tin đó và trước hết là cái lợi của người đòng ý đưa tin đó lên.

    ReplyDelete
  8. CHẾ ĐỘ KHỐN KIẾP, CHÚNG SỬA SOẠN LÀM MỘT TƯỢNG HÌNH HƠN 430 000 000 000 ĐỒNG (430 TỶ)

    ĐỂ CHÚNG ĐƯỢC LẠI QỦA 30 PHÀN TRĂM TÍNH RA CŨNG ĐƯỢC GẦN 150 TỶ. THẾ MÀ MỘT CÂY CẦU CHO CON EM CHÚNG NÓ KHÔNG CHO;

    CHO TÔI CHỬI CHA ĐÚA NÀO CÒN NÓI CHẾ ĐỘ NÀY LÀ TỐT (XIN LỖI QÚY VỊ , MONG THA THỨ)

    ReplyDelete
  9. Hồ Chí Minh và Rừng U Minh là một, dân chúng hay dùng lẫn lộn nhau. Khi nói đến Hồ Chí Minh và đồng bọn có nghĩa là người dân muốn nói đến những người rừng, xài luật rừng và chuyên nghề đi cướp rừng, cây lớn, cây nhỏ đều cướp hết. Ở Việt Nam hằng tấn cây vàng lớn bé đều đã bị cướp sạch vào tay các công an và cán bộ người rừng u minh tăm tối!

    ReplyDelete
  10. Hay cho câu '' Của dân do dân vì dân '' Chán đời cái Xã hội VN này quá ...

    ReplyDelete
  11. QUÁ SƯC THƯƠNG TÂM.ĐAU LÒNG QUÁ.THAN ÔI! SAO DÂN TÔI KHỔ THẾ NÀY?!

    ReplyDelete