Việt Nam đang đứng trước nguy cơ, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đang bị đe dọa, nhất là gần đây khi Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải, đe dọa tấn công Việt Nam.
Trước tình hình đó, nhiều nhân sĩ, trí thức trong nước đã lên tiếng với chính phủ Việt Nam, và mới đây, đã xuất hiện một Thư Ngỏ của trí thức hải ngoại, gửi lãnh đạo Việt Nam, nói lên mối lo ngại về hiểm họa ngoại bang, cũng như kêu gọi chính phủ Việt Nam tận dụng sức mạnh dân tộc để đối phó với hiểm họa đó.
Nhân dịp này, Thông tín viên Ngọc Trân đã phỏng vấn GS Lê Xuân Khoa, từng là Viện phó Viện Đại học Sài Gòn, sau đó nghiên cứu và giảng dạy ở trường Đại học Johns Hopkins. GS Lê Xuân Khoa cũng là một trong những người đã ký tên trong Thư Ngỏ này. Mời quý vị cùng nghe.
Nhân dịp này, Thông tín viên Ngọc Trân đã phỏng vấn GS Lê Xuân Khoa, từng là Viện phó Viện Đại học Sài Gòn, sau đó nghiên cứu và giảng dạy ở trường Đại học Johns Hopkins. GS Lê Xuân Khoa cũng là một trong những người đã ký tên trong Thư Ngỏ này. Mời quý vị cùng nghe.
Cần dựa vào sức mạnh dân tộc để bảo vệ đất nước
Ngọc Trân: Được biết, Giáo sư cùng một số trí thức ở hải ngoại ký tên trên một lá Thư Ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam. Xin Giáo sư vui lòng cho biết hoàn cảnh ra đời của Thư Ngỏ này? Đây là bức thư do cá nhân ông hay do một tổ chức nào soạn thảo?
GS Lê Xuân Khoa: Vài năm qua, tôi có tham gia công việc với một số chuyên gia nghiên cứu về tình hình Biển Đông và Đồng bằng sông Cửu Long, trước nguy cơ Trung Quốc thôn tính Việt Nam và đe dọa an ninh toàn vùng Đông Nam Á. Đây không phải là một tổ chức chính thức có hội đồng quản trị hay ban điều hành mà chỉ là một số trí thức độc lập quen biết nhau, chia sẻ những công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử, pháp lý và các khía cạnh chuyên môn. Ngoài việc nghiên cứu, nhóm cũng tìm kiếm những giải pháp thích hợp nhằm vận động các nhà làm chính sách ở các nước liên quan như Hoa Kỳ, ASEAN, và tất nhiên là cả Việt Nam nữa.
Sau khi Bản Tuyên bố ngày 25-6 và Bản Kiến nghị ngày 10-7 của các nhân sĩ, trí thức trong nước được công bố, chúng tôi nhận thấy cần phải có sự hưởng ứng của trí thức ở hải ngoại, không đại diện cho một tổ chức nào, nhưng điển hình cho mọi lứa tuổi, giới tính, ngành nghề và khuynh hướng khác nhau, từ một số quốc gia trên thế giới. Như vậy Thư Ngỏ là kết quả của một cuộc tham khảo ý kiến chung. Vì tuổi tác tương đối cao, lại có đôi chút kinh nghiệm về vận động và quen biết một số thân hữu ở các nơi, nên tôi được anh chị em giao cho việc viết thư mời một số trí thức tham gia ký tên. Trong số những người ký tên, đáng chú ý là một số trí thức từng là cựu tù cải tạo, vì quyền lợi chung của đất nước và dân tộc, đã vượt qua những oán hận và ám ảnh trong quá khứ để cùng trí thức trong nước lên tiếng với chính quyền Việt Nam. Vì không phải là công dân sinh sống ở trong nước, chúng tôi không làm kiến nghị, mà lên tiếng bằng một hình thức thích hợp là thư ngỏ.
Ngọc Trân: Quan hệ giữa trí thức trong và ngoài nước đã có từ bao giờ và mối quan hệ này hình thành như thế nào, thưa Giáo sư?
Từ những năm sau đổi mới, nhất là từ khi Việt Nam thiết lập quan hệ bình thường với Hoa Kỳ, các nhà trí thức và văn nghệ sĩ trong và ngoài nước đã có nhiều cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu và giao lưu với nhau càng ngày càng nhiều hơn. Các chuyên gia kinh tế, các nhà giáo dục, nhà khoa học và nhà văn đã cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cũng như những suy nghĩ về những vấn đề quan tâm chung. Họ vẫn tiếp tục trao đổi qua email hay điện thoại để cùng tìm hướng đi thích hợp cho Việt Nam và những phương cách giải quyết cho từng vấn đề cụ thể. Nhiều khóa hội thảo chuyên đề đã được tổ chức với các tham dự viên từ trong và ngoài nước, nhiều tác phẩm cũng đã được xuất bản với sự đóng góp bài vở nghiên cứu hay sáng tác của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Điều đáng buồn là cho đến nay, những đóng góp tâm huyết đó của trí thức vẫn chỉ là viết cho nhau đọc và nói cho nhau nghe. Chính quyền chẳng những không chú ý mà còn muốn ngăn chặn sự đóng góp của trí thức. Chúng ta thấy thái độ bất mãn của trí thức trong nước ngày càng lộ rõ qua sự lên tiếng ngày càng mạnh mẽ của họ, kết hợp với tiếng nói của những nhà lão thành cách mạng.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, các nhân sĩ, trí thức trong nước nhận ra mưu toan thâm độc của Trung Quốc đối với Việt Nam. Quả thật, trong sách lược bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam là đối tượng đầu tiên cần phải được Bắc Kinh thôn tính, để từ đó đi đến kiểm soát toàn vùng Đông Nam Á.
Như chúng tôi đã viết trong Thư Ngỏ, Trung Quốc đang từng bước xâm phạm chủ quyền, lũng đoạn kinh tế, thu vét tài nguyên và thực hiện mưu đồ đồng hóa Việt Nam. Nhân sĩ trí thức trong nước đã quyết liệt lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và kiến nghị với chính phủ đổi mới hệ thống chính trị, tôn trọng các quyền tự do của nhân dân để có thể dựa vào sức mạnh dân tộc trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Trí thức ở nước ngoài cũng cần phải lên tiếng, ủng hộ những tiếng nói can đảm của trí thức trong nước. Ngoài ra, cần nhấn mạnh những điểm chính cần phải thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại, để có thể đoàn kết toàn dân và được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
GS Lê Xuân Khoa: Vài năm qua, tôi có tham gia công việc với một số chuyên gia nghiên cứu về tình hình Biển Đông và Đồng bằng sông Cửu Long, trước nguy cơ Trung Quốc thôn tính Việt Nam và đe dọa an ninh toàn vùng Đông Nam Á. Đây không phải là một tổ chức chính thức có hội đồng quản trị hay ban điều hành mà chỉ là một số trí thức độc lập quen biết nhau, chia sẻ những công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử, pháp lý và các khía cạnh chuyên môn. Ngoài việc nghiên cứu, nhóm cũng tìm kiếm những giải pháp thích hợp nhằm vận động các nhà làm chính sách ở các nước liên quan như Hoa Kỳ, ASEAN, và tất nhiên là cả Việt Nam nữa.
Sau khi Bản Tuyên bố ngày 25-6 và Bản Kiến nghị ngày 10-7 của các nhân sĩ, trí thức trong nước được công bố, chúng tôi nhận thấy cần phải có sự hưởng ứng của trí thức ở hải ngoại, không đại diện cho một tổ chức nào, nhưng điển hình cho mọi lứa tuổi, giới tính, ngành nghề và khuynh hướng khác nhau, từ một số quốc gia trên thế giới. Như vậy Thư Ngỏ là kết quả của một cuộc tham khảo ý kiến chung. Vì tuổi tác tương đối cao, lại có đôi chút kinh nghiệm về vận động và quen biết một số thân hữu ở các nơi, nên tôi được anh chị em giao cho việc viết thư mời một số trí thức tham gia ký tên. Trong số những người ký tên, đáng chú ý là một số trí thức từng là cựu tù cải tạo, vì quyền lợi chung của đất nước và dân tộc, đã vượt qua những oán hận và ám ảnh trong quá khứ để cùng trí thức trong nước lên tiếng với chính quyền Việt Nam. Vì không phải là công dân sinh sống ở trong nước, chúng tôi không làm kiến nghị, mà lên tiếng bằng một hình thức thích hợp là thư ngỏ.
Ngọc Trân: Quan hệ giữa trí thức trong và ngoài nước đã có từ bao giờ và mối quan hệ này hình thành như thế nào, thưa Giáo sư?
Từ những năm sau đổi mới, nhất là từ khi Việt Nam thiết lập quan hệ bình thường với Hoa Kỳ, các nhà trí thức và văn nghệ sĩ trong và ngoài nước đã có nhiều cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu và giao lưu với nhau càng ngày càng nhiều hơn. Các chuyên gia kinh tế, các nhà giáo dục, nhà khoa học và nhà văn đã cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cũng như những suy nghĩ về những vấn đề quan tâm chung. Họ vẫn tiếp tục trao đổi qua email hay điện thoại để cùng tìm hướng đi thích hợp cho Việt Nam và những phương cách giải quyết cho từng vấn đề cụ thể. Nhiều khóa hội thảo chuyên đề đã được tổ chức với các tham dự viên từ trong và ngoài nước, nhiều tác phẩm cũng đã được xuất bản với sự đóng góp bài vở nghiên cứu hay sáng tác của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Điều đáng buồn là cho đến nay, những đóng góp tâm huyết đó của trí thức vẫn chỉ là viết cho nhau đọc và nói cho nhau nghe. Chính quyền chẳng những không chú ý mà còn muốn ngăn chặn sự đóng góp của trí thức. Chúng ta thấy thái độ bất mãn của trí thức trong nước ngày càng lộ rõ qua sự lên tiếng ngày càng mạnh mẽ của họ, kết hợp với tiếng nói của những nhà lão thành cách mạng.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, các nhân sĩ, trí thức trong nước nhận ra mưu toan thâm độc của Trung Quốc đối với Việt Nam. Quả thật, trong sách lược bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam là đối tượng đầu tiên cần phải được Bắc Kinh thôn tính, để từ đó đi đến kiểm soát toàn vùng Đông Nam Á.
Như chúng tôi đã viết trong Thư Ngỏ, Trung Quốc đang từng bước xâm phạm chủ quyền, lũng đoạn kinh tế, thu vét tài nguyên và thực hiện mưu đồ đồng hóa Việt Nam. Nhân sĩ trí thức trong nước đã quyết liệt lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và kiến nghị với chính phủ đổi mới hệ thống chính trị, tôn trọng các quyền tự do của nhân dân để có thể dựa vào sức mạnh dân tộc trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Trí thức ở nước ngoài cũng cần phải lên tiếng, ủng hộ những tiếng nói can đảm của trí thức trong nước. Ngoài ra, cần nhấn mạnh những điểm chính cần phải thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại, để có thể đoàn kết toàn dân và được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Trách nhiệm của trí thức: phải lên tiếng
Ngọc Trân: Được biết, các nhân sĩ, trí thức trong nước đã từng có nhiều kiến nghị gửi cho các nhà lãnh đạo về nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, nhưng không thấy chính quyền để ý gì đến những kiến nghị đó. Giáo sư có nghĩ rằng lãnh đạo trong nước sẽ lắng nghe tiếng nói của trí thức ở nước ngoài hay không?
GS Lê Xuân Khoa: Vẫn biết rằng cho đến nay, chính quyền không cần để ý đến tiếng nói của trí thức, dù ở trong hay ngoài nước, nhưng không vì thế mà trí thức phải im lặng trước những vấn đề liên quan đến sự sống còn của đất nước và hạnh phúc của dân tộc. Điều quan trọng là những nhận định chính xác và những đề nghị thực tế của trí thức sẽ được nhân dân biết đến và ủng hộ vì đó cũng chính là nguyện vọng của nhân dân. Như vậy, Thư Ngỏ tuy được gửi cho chính quyền nhưng cũng là viết cho nhân dân và dư luận quốc tế.
Qua các phương tiện thông tin điện tử ngày nay, tiếng nói của một nhóm sẽ sớm trở thành tiếng nói của toàn dân và sẽ tạo thành một sức mạnh mà nhà cầm quyền không thể coi thường. Sự lên tiếng hỗ trợ của trí thức ở ngoài nước sẽ được trí thức và nhân dân trong nước hoan nghênh, nếu sự lên tiếng này không phải là những lời công kích hay đe dọa có thể bị chính quyền tố cáo là âm mưu gây bạo loạn của các thế lực thù địch, nhằm lật đổ chính quyền. Lời lẽ trong Thư Ngỏ biểu thị thái độ nghiêm túc của những trí thức độc lập ở nước ngoài, không thuộc một tổ chức tranh đấu nào, không theo đuổi một mục đích cá nhân nào, ngoài lòng mong muốn thấy được một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, dân chủ, và nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
Những nhà lãnh đạo quá cố như ông Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt đã từng đón nhận và thực hiện một số đóng góp của trí thức ở nước ngoài nhưng rất tiếc là ông Thạch thì phải từ chức vì áp lực của phe thân Trung Quốc, còn ông Kiệt thì qua đời trong khi đang xúc tiến một số dự án hợp tác giữa trí thức trong và ngoài nước.
Chúng tôi tin rằng tiếng nói của trí thức trong và ngoài nước, cũng là tiếng nói của nhân dân, sẽ được nhà cầm quyền lưu ý và tìm cách đáp ứng bằng cách này hay cách khác. Phản ứng của chính quyền còn tùy thuộc ở cách tiên liệu mức chịu đựng của nhân dân đến đâu. Phản ứng trong lúc này có thể là tỏ thái độ hòa hoãn bằng những cuộc gặp gỡ với nhân sĩ, trí thức, khuyến khích tiếp tục đối thoại thay vì biểu lộ sự bất mãn. Trong khi đó, bộ máy an ninh tăng cường các biện pháp ngăn ngừa biểu tình và mọi hình thức biểu lộ lòng yêu nước, chống hiểm họa Trung Quốc.
Vì không nắm vững các yếu tố quyết định từ mọi giới ở trong nước, chúng ta chỉ có thể theo dõi tình hình và cách hành xử của các nhân sĩ, trí thức như thế nào trong những ngày tới. Chúng ta cũng có thể mong rằng khuynh hướng yêu nước và cấp tiến trong Đảng Cộng sản và trong các thành phần lãnh đạo sẽ đủ mạnh để thuyết phục được phe bảo thủ đồng ý đáp ứng thuận lợi những đề nghị của trí thức. Như vậy chính quyền sẽ có chỗ dựa là sức mạnh của nhân dân và sự hỗ trợ của quốc tế trong những cuộc đối thoại song phương và đa phương với Trung Quốc. Nhưng nếu Nhà nước không chịu thay đổi và tiếp tục những hành động đàn áp người yêu nước thì sớm muộn gì nhân dân cũng sẽ nổi dậy.
GS Lê Xuân Khoa: Vẫn biết rằng cho đến nay, chính quyền không cần để ý đến tiếng nói của trí thức, dù ở trong hay ngoài nước, nhưng không vì thế mà trí thức phải im lặng trước những vấn đề liên quan đến sự sống còn của đất nước và hạnh phúc của dân tộc. Điều quan trọng là những nhận định chính xác và những đề nghị thực tế của trí thức sẽ được nhân dân biết đến và ủng hộ vì đó cũng chính là nguyện vọng của nhân dân. Như vậy, Thư Ngỏ tuy được gửi cho chính quyền nhưng cũng là viết cho nhân dân và dư luận quốc tế.
Qua các phương tiện thông tin điện tử ngày nay, tiếng nói của một nhóm sẽ sớm trở thành tiếng nói của toàn dân và sẽ tạo thành một sức mạnh mà nhà cầm quyền không thể coi thường. Sự lên tiếng hỗ trợ của trí thức ở ngoài nước sẽ được trí thức và nhân dân trong nước hoan nghênh, nếu sự lên tiếng này không phải là những lời công kích hay đe dọa có thể bị chính quyền tố cáo là âm mưu gây bạo loạn của các thế lực thù địch, nhằm lật đổ chính quyền. Lời lẽ trong Thư Ngỏ biểu thị thái độ nghiêm túc của những trí thức độc lập ở nước ngoài, không thuộc một tổ chức tranh đấu nào, không theo đuổi một mục đích cá nhân nào, ngoài lòng mong muốn thấy được một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, dân chủ, và nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
Những nhà lãnh đạo quá cố như ông Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt đã từng đón nhận và thực hiện một số đóng góp của trí thức ở nước ngoài nhưng rất tiếc là ông Thạch thì phải từ chức vì áp lực của phe thân Trung Quốc, còn ông Kiệt thì qua đời trong khi đang xúc tiến một số dự án hợp tác giữa trí thức trong và ngoài nước.
Chúng tôi tin rằng tiếng nói của trí thức trong và ngoài nước, cũng là tiếng nói của nhân dân, sẽ được nhà cầm quyền lưu ý và tìm cách đáp ứng bằng cách này hay cách khác. Phản ứng của chính quyền còn tùy thuộc ở cách tiên liệu mức chịu đựng của nhân dân đến đâu. Phản ứng trong lúc này có thể là tỏ thái độ hòa hoãn bằng những cuộc gặp gỡ với nhân sĩ, trí thức, khuyến khích tiếp tục đối thoại thay vì biểu lộ sự bất mãn. Trong khi đó, bộ máy an ninh tăng cường các biện pháp ngăn ngừa biểu tình và mọi hình thức biểu lộ lòng yêu nước, chống hiểm họa Trung Quốc.
Vì không nắm vững các yếu tố quyết định từ mọi giới ở trong nước, chúng ta chỉ có thể theo dõi tình hình và cách hành xử của các nhân sĩ, trí thức như thế nào trong những ngày tới. Chúng ta cũng có thể mong rằng khuynh hướng yêu nước và cấp tiến trong Đảng Cộng sản và trong các thành phần lãnh đạo sẽ đủ mạnh để thuyết phục được phe bảo thủ đồng ý đáp ứng thuận lợi những đề nghị của trí thức. Như vậy chính quyền sẽ có chỗ dựa là sức mạnh của nhân dân và sự hỗ trợ của quốc tế trong những cuộc đối thoại song phương và đa phương với Trung Quốc. Nhưng nếu Nhà nước không chịu thay đổi và tiếp tục những hành động đàn áp người yêu nước thì sớm muộn gì nhân dân cũng sẽ nổi dậy.
Mục đích cuối cùng: một nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ
Ngọc Trân: Như Giáo sư đã biết, lập trường của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản là không thể nói chuyện với chính phủ cộng sản và phải thay đổi thể chế độc tài, thì Việt Nam mới có dân chủ và nhân dân mới được tự do, hạnh phúc. Lá Thư Ngỏ chỉ đòi chế độ phải dân chủ hóa bằng sự thay đổi cơ chế và tôn trọng các quyền tự do của người dân, như vậy lập trường của những người ký Thư Ngỏ có thể bị coi là quá ôn hòa hay không?
GS Lê Xuân Khoa: Theo tôi thì đây là những cách tiếp cận khác nhau nhưng có cùng một mục tiêu là một chế độ dân chủ cho Việt Nam. Trong 36 năm qua, cộng đồng người Việt hải ngoại đã tham gia, ủng hộ hay chứng kiến những nỗ lực nhằm thay đổi hay lật đổ chế độ độc tài cộng sản bằng lực lượng vũ trang hay bằng cách vận động các thế lực quốc tế, nhưng tất cả đều đã thất bại. Ngày nay, hầu hết các tổ chức chống cộng đều chuyển hướng sang tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền. Đây là một sự chuyển hướng đúng, thực tế hơn và có thể được các chính phủ và tổ chức quốc tế hỗ trợ nhưng cũng chỉ đến một mức độ nhất định.
Một cách tiếp cận thực tế khác là phát triển sự trao đổi, phối trí và hợp tác giữa trí thức ở trong và ngoài nước. Đây là một việc làm công khai và hợp pháp theo nhận định của trí thức trong nước. Phương cách thực tế này có thể bị một số nhân vật trong cộng đồng hải ngoại coi là quá yếu, còn có thể kết tội là giúp duy trì chế độ độc tài, chẳng hạn vì Thư Ngỏ không quyết liệt đòi bãi bỏ điều 4 Hiến pháp hay đòi thực thi đa nguyên, đa đảng. Nhưng nếu lộ trình dân chủ hóa được thiết lập như được nhấn mạnh trong Thư Ngỏ, tức là sửa đổi Hiến pháp trên cơ sở tam quyền phân lập, thực hiện tự do bầu cử và ứng cử, tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân, trả lại tự do cho những công dân bị giam giữ vì tranh đấu ôn hòa cho dân chủ, và thi hành nhiều điều khác được nêu ra trong Thư Ngỏ, thì đâu còn bóng dáng của điều 4 Hiến pháp. Quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội cũng sẽ đương nhiên dẫn đến đa nguyên, đa đảng.
Tóm lại, những phương cách tiếp cận khác nhau cho cùng một mục tiêu không mâu thuẫn với nhau, mà đôi khi còn hổ trợ cho nhau nếu được hiểu như một sự phân công và có sự phối hợp nhịp nhàng.
Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam muốn thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc và hợp tác bình đẳng với các nước ASEAN, Hoa Kỳ và các nước đồng minh khác, thì phải từ bỏ chế độc tài toàn trị để thiết lập và thực hiện lộ trình dân chủ hóa. Tôi thành thật nghĩ rằng đó là nguyện vọng của nhân dân trong nước và cũng là điều mong ước của cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Ngọc Trân: Xin cám ơn Giáo sư đã giành thời gian cho buổi phỏng vấn này.
GS Lê Xuân Khoa: Theo tôi thì đây là những cách tiếp cận khác nhau nhưng có cùng một mục tiêu là một chế độ dân chủ cho Việt Nam. Trong 36 năm qua, cộng đồng người Việt hải ngoại đã tham gia, ủng hộ hay chứng kiến những nỗ lực nhằm thay đổi hay lật đổ chế độ độc tài cộng sản bằng lực lượng vũ trang hay bằng cách vận động các thế lực quốc tế, nhưng tất cả đều đã thất bại. Ngày nay, hầu hết các tổ chức chống cộng đều chuyển hướng sang tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền. Đây là một sự chuyển hướng đúng, thực tế hơn và có thể được các chính phủ và tổ chức quốc tế hỗ trợ nhưng cũng chỉ đến một mức độ nhất định.
Một cách tiếp cận thực tế khác là phát triển sự trao đổi, phối trí và hợp tác giữa trí thức ở trong và ngoài nước. Đây là một việc làm công khai và hợp pháp theo nhận định của trí thức trong nước. Phương cách thực tế này có thể bị một số nhân vật trong cộng đồng hải ngoại coi là quá yếu, còn có thể kết tội là giúp duy trì chế độ độc tài, chẳng hạn vì Thư Ngỏ không quyết liệt đòi bãi bỏ điều 4 Hiến pháp hay đòi thực thi đa nguyên, đa đảng. Nhưng nếu lộ trình dân chủ hóa được thiết lập như được nhấn mạnh trong Thư Ngỏ, tức là sửa đổi Hiến pháp trên cơ sở tam quyền phân lập, thực hiện tự do bầu cử và ứng cử, tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân, trả lại tự do cho những công dân bị giam giữ vì tranh đấu ôn hòa cho dân chủ, và thi hành nhiều điều khác được nêu ra trong Thư Ngỏ, thì đâu còn bóng dáng của điều 4 Hiến pháp. Quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội cũng sẽ đương nhiên dẫn đến đa nguyên, đa đảng.
Tóm lại, những phương cách tiếp cận khác nhau cho cùng một mục tiêu không mâu thuẫn với nhau, mà đôi khi còn hổ trợ cho nhau nếu được hiểu như một sự phân công và có sự phối hợp nhịp nhàng.
Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam muốn thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc và hợp tác bình đẳng với các nước ASEAN, Hoa Kỳ và các nước đồng minh khác, thì phải từ bỏ chế độc tài toàn trị để thiết lập và thực hiện lộ trình dân chủ hóa. Tôi thành thật nghĩ rằng đó là nguyện vọng của nhân dân trong nước và cũng là điều mong ước của cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Ngọc Trân: Xin cám ơn Giáo sư đã giành thời gian cho buổi phỏng vấn này.
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
Cầu Xin Hồn Thiêng Sông Núi Phù Hộ Cho Toàn Dân VN Sớm Được Thật Sự Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền
ReplyDelete