VRNs (08.04.2012) – Khoảng 9g30 sáng nay, Chúa Nhật Phục sinh, đại lễ của những người tin vào Chúa Giêsu Kitô, hai Đức Giám mục của giáo phận Kontum là Micae Hoàng Đức Oanh và Phêrô Trần Thanh Chung cùng đi với một số giáo dân vào thăm và dâng lễ tại làng Turia Yôp thuộc xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, Kontum. Tuy nhiên, khi gần đến nơi phái đoàn của hai Giám mục bị chặn lại bởi trưởng công an xã Đăk Hring tên là Phúc. Ông Phúc không cho đoàn vào với lý do đây là khu vực đang kiểm dịch, không ai được vào!
Đây quả là một trò tiểu nhân nhằm tạo cớ ngăn chặn một hoạt động tôn giáo, vì việc làm dối trá này để lộ nhiều điều vô lý. Như vậy, đây là một hành vi vi phạm tự do tôn giáo một cách trắng trợn giữa thanh thiên bạch nhật.
Chúng tôi tự hỏi chính quyền huyện Đăk Hà và xã Đăk Hring có phải là những tổ chức khủng bố trá hình hay không? Tại sao một việc làm vi phạm pháp luật rõ ràng như thế lại được dung túng? Nếu thực sự tồn tại chính quyền ở nơi này thì không thể xảy ra những sự việc như vậy.
Phóng viên VRNs ghi nhận được những hình ảnh sau đây, là bằng chứng tố cáo hành vi vi phạm tự do tôn giáo của công an Phúc, trưởng công an xã Đăk Hring:
Ông Phúc, trưởng công an xã Đăk Hring (đứng giữa hai Đức cha)
Công an xã tự dựng lên bảng “Khu vực kiểm dịch”
Các anh là ai? Làm gì ở đây?
Chính quyền Gia Lai chỉ cho tôn giáo được cử hành ở sân nhà
Nguyễn Quân VRNs (08.04.2012) – Gia Lai – Nhu cầu tôn giáo, thờ phượng, tuyên xưng đức tin là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người Công giáo nói riêng và người tín ngưỡng tôn giáo nói chung tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là tại Việt Nam. Thế nhưng, không phải lúc nào nhu cầu tôn giáo của người dân cũng được chính quyền địa phương quan tâm, tạo mọi điều kiện để sinh hoạt cho tốt. Ngược lại, ở một nước “tự do tôn giáo” như Việt Nam thì vấn đề này càng là cái ách mà người Công giáo đang mang không chi cởi ra được, đặc biệt tại các làng vùng xa của tây nguyên.
Sau khi vượt khoảng hơn 20 cây số từ trung tâm thành phố Pleiku, đoàn chúng tôi, Cha Tađêô Hoàng Xuân Sơn, Thầy Liên và các phóng viên VRNs, đến làng Groi trực thuộc giáo xứ Lệ Cần, một nơi còn chưa phát triển về cơ sở hạ tầng, đường đất đỏ gồ ghề, nhiều căn nhà thô sơ, nghèo khó. Lúc 8 giờ, ngày 06/04/2012, chúng tôi đã có mặt tại “nhà tạm của các nữ tu Dòng Ảnh Đức Mẹ làm phép lạ” tại làng Groi, xã Glar, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai (vì đang đợi nhà chức trách địa phương cấp sổ đỏ cho lô đất đang sinh hoạt). Trước mắt chúng tôi là căn nhà có hai tấm vách ở hai đầu, chen giữa là hàng cột trống hoang trống hoắc, không có một mái tôn trên nền xi măng cạnh sát nhà các sơ Dòng Ảnh Phép Lạ. Nhiều giáo dân trong vùng đã kéo đến gặp gỡ chúng tôi tại “căn nhà hoang” trong khuôn viên đất của nhà Dòng, vì quá bức xúc cho nhu cầu tôn giáo không được chính quyền địa phương “quan tâm, giúp đỡ”.
Chúng tôi nhìn căn nhà mà ngơ ngác nhìn nhau, tự hỏi không hiểu tại sao tại một làng nghèo khó như thế này mà lại “bỏ hoang” một nơi đáng tiếc như thế này, vì chỉ cần lợp xong mái tole và hai tấm vách đơn sơ bằng mây cói hoặc tre nứa gì đó là trở thành một ngôi nhà tạm gọi là có chỗ che nắng che mưa.
Căn nhà tạm bợ được dựng nên cho nhu cầu tôn giáo trên đất do giáo dân hiến tặng, nhưng chính quyền đã đến tháo gỡ
Các sơ Dòng Ảnh Pháp Lạ hiền lành, buồn bã chia sẻ cho chúng tôi trong uất nghẹn: “Khi chúng tôi về đây năm 2009 thì giáo dân trong vùng còn non 200 người. Nhiều trẻ em nghèo không được đến trường, không hiểu biết về giáo lý; và đa phần giáo dân và dân làng còn nghèo nhưng lại thích uống rượu. Chúng tôi nhiều lần trình bằng miệng và làm đơn nhiều lần kính xin chính quyền cho phép làm ngôi nhà này để chúng tôi có nơi sinh hoạt cho nhu cầu tôn giáo là dạy dỗ giáo lý và dạy chữ cho các em thiếu nhi, củng cố đức tin cho người Công giáo và giúp đỡ người trong làng làm kinh tế cho đời sống khá hơn, nhưng đều không được chính quyền cho phép. Chúng tôi đã phải mượn nhà giáo dân trong làng để dạy chữ và dạy giáo lý cho các em. Nhưng nhà giáo dân quá nghèo, nắng hắt, mưa tạt thì làm sao có thể làm gì tốt cho các em. Tính đến nay, sau khoảng 03 năm thì giáo dân trong làng đã lên được con số 480 người và lượng trẻ con cần tăng trưởng đức tin tôn giáo cũng phát triển khá đông. Ngày nay, trẻ con và cả người lớn trong làng đều biết sống đạo, biết làm ăn, biết học cái chữ và học giáo lý, rửa tội đầy đủ.
Cha Sơn (áo trắng xanh) đang cùng với giáo dân cầu nguyện. Nơi đây, mỗi Chúa nhật có hơn 400 giáo dân phải chen chúc nhau từ trong mái hiên tạm ra ngoài sân, trong khi đó, giáo họ đã nhiều lần xin được dời đến một nơi khác, và đã dựng nên một nhà tạm cho việc cử hành phụng vụ, nhưng bị nhà cầm quyền đến phá.
Vì nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, chúng tôi cần có nơi để cầu nguyện tâm linh, sinh hoạt tôn giáo và dâng Thánh lễ cho 480 con người đang mong mỏi có nơi thờ phượng nơi phải làm tạm công trình phụ đây là một căn nhà liền kề nhà của chúng tôi, mái tôn che mưa che nắng trên nền xi măng. Nhà dựng lên khoảng chưa được 2 tuần thì chính quyền xã và các cấp đã đến tự tháo dỡ toàn bộ công trình hoàn tất này mà chẳng biết chúng tôi có bằng lòng hay không, mặc cho bao nhiêu đồng bào dân tộc trong làng kêu khóc, tiếc nuối vì nhà vừa dựng xong chưa dùng được mấy ngày, giờ lại mất nơi sinh hoạt cho các cháu. Chúng tôi và bà con dân làng buồn lắm. Chỉ mong sao chính quyền nghĩ lại cho phép chúng tôi được phục vụ dân làng cách tốt hơn trong điều kiện chính quyền cho phép. Mong rằng chính quyền nghĩ lại mà cho chúng tôi dựng lại cái nhà này”.
Rời “căn nhà hoang”, yao phu trong làng dẫn chúng tôi sang nhà của anh cách đó mươi bước để cho chúng tôi tận mắt nhìn thấy phần sân bên hông nhà anh đang cho mượn để cha xứ về dâng lễ và sinh hoạt tôn giáo, cầu nguyện, chầu Thánh Thể. Trước mắt chúng tôi là mấy tấm bạt được che trên mấy cây cọc gỗ dựng đứng, phần sát vách cuối chủ nhà là bàn thờ nhỏ có tượng thánh giá Chúa Giêsu đã được che màn vì là ngày thứ sáu tuần Thánh. Trên vách ngoài nhà chủ là tấm bảng đen ghi câu đáp ca và Tin Mừng bằng tiếng Bahnar và tiếng Kinh. Khi cha Sơn và thầy Liên với chúng tôi vào tới “ngôi thánh đường” này thì khá đông dân làng theo chân chúng tôi đến và cùng nhau đọc kinh cầu nguyện bằng tiếng Bahnar cách cung kính, trang nghiêm.
Anh Yao phu hiến đất nhưng không được chấp nhận. Đây là do chính sách không công nhận tôn giáo là pháp nhân, nên tôn giáo không được quyền mua bán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cũng như không được quyền nhận hiến tặng. Không biết đây có phải là chính sách tự do tôn giáo không?
Người yao phu là chủ nhà cho mượn sân này là một người hiền lành, ít nói. Anh chia sẻ với chúng tôi trong ánh mắt buồn bã: “chúng tôi đồng ý hiến đất cho tôn giáo để làm nhà nguyện. Dân làng giờ đông giáo dân lắm rồi. Con cái dân làng đứa nào sinh ra cũng theo đạo. Các cha thay nhau về dâng lễ ở đây cũng nhiều lần xin làm nhà nguyện nhỏ nhỏ trong đất này là đất của tôi mà chính quyền không cho. Xin xã thì xã chuyển lên huyện, Ủy ban tôn giáo huyện không cho. Cái nhà bên các Yá (các nữ tu) còn bị họ đến tháo hết. Mình là con cái Chúa, muốn có nơi che mưa che nắng cho dân làng để đọc kinh thôi, có làm cái chi đâu mà họ cũng không cho phép. Nhiều cha và gia đình tôi nhiều lần xin rồi, mới đây ít bữa cũng xin nhưng họ nói là khi nào giáo dân đủ 500 người thì họ cho làm nhưng làm trong nhà người khác chứ không cho trong đất của tôi. Ở cái làng này, ai cũng nghèo, cái ăn còn không đủ, nhà lá dột nát, đất rộng ở đâu ra. Chỉ có nhà tôi là có cái sân rộng nhất nên tôi mới xin làm nhà nguyện tại đây. Mình muốn hy sinh mà cũng không được. Hai ba bữa trước, mưa quá làm rách bạt khi mọi người đang đọc kinh cầu nguyện, tất cả đều ướt hết. Mùa nắng thì nóng. Còn mưa thì ướt. Cái bạt mà, nó mỏng lắm, không làm lâu được. Họ nói nếu để bạt như thế này thì cho, chứ lợp tôn là họ đến dở nữa. Buồn lắm!”
Đi vài trăm bước trong làng, phóng tầm nhìn quanh quất các phía thì có thể thấy được điều anh yao phu này nói quả không sai. Nhà anh là lớn nhất và còn đất trong sân cũng tương đối rộng. Tại phần sân nhà anh có gần chục cây đà bêtông là nơi ngồi cho gần 500 bà con trong làng đến tham dự Thánh lễ.
Vợ anh yao phu này là một người Kinh, chị cho biết: “Xã biểu ghi hết hồ sơ từng người trong nhà của từng hộ dân theo đạo để họ biết. gần cả 500 con người mà ghi chi tiết cho từng người bằng tay thì chúng tôi khổ công thế nào. Bắt làm như vậy mấy lần, thiệt là khổ. Phải chi họ quản lý thì họ đáp ứng nhu cầu tôn giáo của mình thì ai nói làm gì. Đằng này cứ hành dân, không đáp ứng nguyện vọng nhu cầu tôn giáo của bà con mà còn dỡ nhà của các sơ nữa. Mỗi ngày, cứ nhìn cái nhà ấy lại thấy buồn, thấy tiếc”.
Chia tay các sơ Dòng ảnh Vảy, chia tay gia đình anh yao phu, ông trùm và bà con dân làng, chúng tôi ra về nhưng không sao quên được “căn nhà hoang” và ánh mắt trầm buồn của cả một làng người sắc tộc thiểu số. Ngay trên đất của tổ tiên của họ, họ lại bị những người Kinh nhân danh chính quyền không cho họ có nơi sống đời sống tâm linh cho phải đạo Trời.
Liệu những tín hữu Công giáo sắc tộc Bahnar ở đây có được tự do hơn những con bò này?
Trên đường đất đỏ bazan, các chú bò cũng đang theo mục đồng đi tìm nguồn thức ăn và nước uống, tìm bóng cây mát nghỉ lúc trưa hè. Ấy vậy mà con người lại không có chỗ nghỉ chân, không có nơi tựa đầu cho đức tin tôn giáo trong chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Nguyễn Quân TT, VRNs
Ảnh: P. Hoa Vũ
Dưới đây là một vài giấy tờ chính quyền bắt phải làm, nhưng từ năm 2008 đến nay (hơn 3 năm) vẫn chưa được giải quyết
Giấy chứng nhận giáo họ - chuẩn giáo xứ - của Đức giám mục giáo phận Kontum xác nhận. Giấy này đáp ứng chất vấn, liệu nhà nguyện dựng nên có thuộc về một tổ chức tôn giáo được phép hoạt động không?
Giấy đồng ý hiến đất của anh Yao phu
Đây là giấy đăng ký sinh hoạt tôn giáo của cha chánh xứ cho giáo họ
Đây là báo cáo của xã cho huyện, xin huyện giải quyết
Đây là phán quyết của huyện: Không cho phép làm nhà nguyện, mà chỉ cho phép mượn một phần nhà giáo dân đang ở làm nơi sinh hoạt tôn giáo
Bóng đêm bao phủ Cồn Dầu
Mai Xuân Dũng - Vượt qua Hải Vân hiểm trở quanh co giữa một bên là núi cao một bên là vực sâu hun hút đổ xuống biển là tới ngay Đà nẵng, thành phố mà người Pháp hơn trăm năm trước gọi là Tourane.
Đà nẵng bây giờ là thành phố lớn thứ năm sau các thành phố Sài gòn, Hà nội, Hải phòng, Cần thơ nhưng xếp thứ nhất, nhì về năng lực cạnh tranh kinh tế. Một thành phố có nhiều cái nhất và khá đặc biệt trong con mắt du khách.
Người ta gọi Đà nẵng là một thành phố không có phố. Đơn giản vì Đà nẵng là thành phố duy nhất ở Việt nam không có phố mà chỉ có đường. Tất cả địa chỉ trong thành phố đều ghi số nhà sau đó là tên đường.
Các con đường ở đây có những điều thú vị của nó. Một trong các điều thú vị là đường Phạm Văn Đồng chạy từ chân cầu Sông Hàn ra đến đường Hoàng Sa - Trường Sa dọc bãi biển Mỹ Khê diễm lệ, gợi nhớ đến Công hàm ký tên Thủ tướng Phạm Văn Đồng liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt nam.
Quần đảo Hoàng sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974 đến nay. Theo bản đồ hành chính Hoàng Sa là quần đảo thuộc thành phố Đà nẵng. Như thế Đà nẵng là thành phố duy nhất cả nước mà một phần lãnh thổ đang bị bị ngoại bang chiếm đóng cho đến nay.
Đà nẵng và Sài gòn là hai thành phố lớn Việt nam có đường Hoàng Sa. Những du khách từ Hà nội đến đây nhìn thấy hàng chữ Đường Hoàng Sa Trường Sa mầu trắng nổi bật trên nền tấm biển chỉ đường sơn mầu xanh dương không khỏi xúc động. Có người đã ứa nước mắt. Nói như vậy là không quá một chút nào. Nơi đây những chiếc biển chỉ đường không bị phân biệt đối xử như ở Thủ đô Hà nội.
Nhớ lại hồi tháng 6 tháng 7 năm 2011 những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở biển Đông thuộc chủ quyền Việt nam của nhân dân Hà nội cũng có những tấm băng dôn in hàng chữ đỏ như máu: Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam. Những tấm băng dôn yêu nước chỉ khẳng định một sự thật: Hoàng Sa là lãnh thổ Việt nam, trớ trêu thay lại bị các lực lượng công an, dân phòng Việt nam giằng giật như đó là những khẩu hiệu phản động chống đảng. Những người biểu tình bị công an thẳng tay tống lên những chiếc xe bus chở đi giam giữ thẩm vấn. Mấy chữ Hoàng Sa-Trường Sa trở thành dấu hiệu “nhậy cảm” đầy đe dọa bất an cho bất cứ ai nhắc đến nó. Hoàng Sa-Trường sa, khúc ruột đau của Việt nam bị người ta cố công giấu diếm, mai táng như chôn cất hài nhi sinh ra trong một cuộc tình vụng trộm, như đứa con hoang dơ dáy...
Đổ dốc Hải Vân, Đà nẵng hiện ra trước mắt một bên là biển xanh một bên là thành phố gọn gàng trong quy hoạch, những con đường với nhiều cây xanh cắt tỉa hình tháp được chăm sóc tốt. Đà nẵng được biết đến với các danh thắng nổi tiếng: Hải Vân, bán đảo Sơn trà, Bãi biển Mỹ Khê…
Đà nẵng thu hút sự chú ý của giới đầu tư Quốc tế bởi tốc độ triển khai các dự án quy hoạch đô thị hiện đại. Nhưng cùng với nó, từ hai năm nay, thành phố này trở nên nổi tiếng chính là vụ án cưỡng chế bạo lực di dời nghĩa trang và hàng trăm hộ dân gây nên cái chết thương tâm của anh Nguyễn Thành Năm tại Cồn dầu.
Chúng tôi đến Đà nẵng như một chuyến du ngoạn thắng cảnh biển Mỹ Khê và nhân dịp này đến Cồn dầu tìm hiểu thực hư một vụ án chấn động lương tâm nhân loại. Một vụ án có lẽ là duy nhất trên thế giới khi cảnh sát 113 phối hợp cùng chính quyền địa phương nhẫn tâm, thẳng tay đàn áp đánh đập tang quyến, những thân nhân, máu mủ ruột già của người đã quá cố: bà Maria Đặng Thị Tâm vào ngày 4/5/2010, không cho phép họ được chôn cất an táng người chết trong nghĩa trang bao đời nay của thôn Cồn Dầu.
Mâu thuẫn chủ yếu giữa dân và chính quyền trong việc giải tỏa đất đai trên cả nước nói chung và Cồn Dầu nói riêng ai cũng hiểu đó chính là Tiền. Với giá đền bù rẻ mạt cho người dân mất đất đai nhà cửa ruộng vườn, các đại gia nhà đất và chính quyền thu được một số tiền khổng lồ khi bán lại đất nền hoặc sau xây cất chung cư, biệt thự.
Chính vì lẽ đó chính quyền quyết tâm bằng mọi giá đuổi dân ra khỏi mảnh đất của họ.Sự việc tạm lắng xuống sau một thời gian khi công luận trong nước và thế giới lên tiếng về sự bất công tàn bạo của nhà cầm quyền nhưng đến nay, vấn đề thu hồi đất của chừng trăm hộ giáo dân tại xứ đạo Cồn Dầu lại nóng lên khiến cho đời sống của nhiều hộ dân tiếp tục chìm trong lo sợ.
Một số hộ tại đây vừa qua đã nhận được thông báo của UBND quận Cẩm lệ do ông Thương ký sẽ cưỡng chế các hộ dân chưa chịu di dời.
Mặt khác, theo thông báo của linh mục chính xứ với giáo dân Cồn Dầu trong thánh lễ hồi chủ nhật ngày 11 tháng 3 vừa qua, thì chính quyền cũng yêu cầu cha xứ ký giấy bàn giao đất nghĩa trang và trước mắt sẽ tiến hành tháo giỡ Thánh giá. Công an chính quyền đang gây áp lực liên tục với gia đình các giáo dân không nhận tiền đền bù để giao đất cho dự án khu đô thị sinh thái Hòa Xuân.
Ở đây, khác với các địa phương khác, viên chức chính quyền đến làm việc từng nhà vào ban đêm. Tại một gia đình chỉ có người mẹ và cô con gái đang đi học, sự đe dọa khống chế tinh thần khiến cho bà mẹ hoảng sợ phẫn uất đến mức ngất đi. Các đoàn công tác liên tục đến các gia đình mượn cớ này cớ khác theo kiểu kiểm tra hộ khẩu để sách nhiễu, đe dọa cưỡng bức bà con giáo dân phải nhận đền bù, di dời lên khu định cư. Nhưng nếu đến khu định cư, người dân sẽ mất đất một nửa vì phải bỏ tiền ra làm nhà mới. Hơn nữa mất đất người nông dân biết lấy gì làm kế sinh nhai?
Tới gặp bà con nơi đây chúng tôi thấy rõ nỗi phẫn uất và sợ sệt trong ánh mắt mọi người. Bà con cho biết để cán bộ chính quyền tiếp cận các nhà dân vào ban đêm cho êm thấm nhẹ nhàng, “người ta” đã cho người ngang nhiên bắt trộm chó của mọi nhà trong làng.
Ngoài việc đồng áng các hộ dân ở đây còn làm vườn. Làm vườn phải có nước dẫn từ các kênh mương nhưng chính quyền ngang nhiên cho máy ủi tới san phẳng các mương tưới tiêu, cống thoát làm cho các hộ không có nước tưới ruộng vườn. Ngược lại các đường đi bị san lấp ngập trong bùn nước rất khó khăn cho việc giao thông. Hiện nay với sự truy bức của chính quyền một số hộ dân đã phải ra đi và sống tại các khu định cư một cách vấ vưởng. số còn lại ở thôn Cồn Dầu còn khoảng 200 gia đình chưa chịu nhận tiền đền bù, trong số đó tới 7,8 chục hộ vẫn tiếp tục cố bám trụ trên mảnh đất quê hương trong tuyệt vọng.
Trên đường từ Cồn Dầu trở lại thành phố Đà Nẵng để viếng thăm Đức Cha Tổng Giám mục địa phận Đà nẵng Châu Ngọc Tri chúng tôi vẫn còn một cảm giác kỳ lạ như những lính trinh sát liều lĩnh đi vào vùng địch hậu của một thời chiến tranh mấy chục năm trước.
Cồn Dầu, nỗi đau của mấy trăm hộ dân còn đó.
Mai Xuân Dũng
Hãy đoàn kết và liên đới, hiệp thông với nhau để cùng nhau hành động vì lợi ích của bản thân và tương lai dân tộc Việt Nam.
ReplyDeleteYêu cầu các Linh mục, Giám mục đừng ép giáo dân phải di tản. Chúa muốn họ và tổ tiên của họ ở đó thì cho dù quỷ dữ có kéo tới đập phá Giáo Xứ Cồn Dầu cũng không sao đâu. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn! Đừng vì nhác gan và sợ cộng sản mà ép dân làm phải từ bỏ tổ tiên cho quỷ dữ giầy xéo. Chỉ có những tên đầu trâu mặt ngựa mới không coi ông bà cha mẹ ra gì, cho dù còn sống hay đã chết. Nếu có chết thì cũng là tử vì đạo vì đã dám đương đầu với Satan và quỷ đỏ!
ReplyDeleteĐừng sợ cộng sản! Cộng sản đã sụp đổ gần hết trên thế giới rồi, chỉ còn lại các nước cộng sản bé nhỏ đang bị Trung cộng dụ dỗ nên chưa chịu từ bỏ chủ nghĩa cộng sản đó thôi. Nội trong thế kỷ 21 này cộng đồng quốc tế sẽ tìm mọi cách để dẹp sạch hoàn toàn chế độ cộng sản trên phạm vi toàn thế giới vì chế độ cộng sản đã phạm nhiều tội ác chống nhân loại với bản chất vô thần, tàn bạo, phi nhân, gian dối, chai lì, hiếu chiến, độc tài, xảo quyệt, tham lam, ngạo mạn, bạo động và tàn ác của nó.
ReplyDeleteCác thành phần nạn nhân khác nhau của chế độ cộng sản cần phải đoàn kết và kết nối chặt chẽ với nhau, bắt tay nhau để cứu nguy Tổ quốc Việt Nam. Đừng sợ khi thấy bạn bè và thân nhân bị cộng sản đàn áp và bắt bớ! Hãy nhìn dũng khí của người dân Tây Tạng kìa! Họ dám tự thiêu để chết vì tình yêu dân tộc Tây Tạng và vì một Tây Tạng được độc lập, tự do, hạnh phúc, không chịu nô lệ cho Trung cộng.
Những thành phần nạn nhân của cộng sản đang sinh sống trên đất nước Việt Nam:
- Nông dân bị cướp đất.
- Công nhân bị lừa đảo làm nô lệ lao động và bị cướp tiền lương, tiền đặt cọc, tiền môi giới...
- Tôn giáo bị cướp tài sản và bị đàn áp.
- Những nhà đấu tranh cho dân chủ và thân nhân đang bị giam cầm, quản chế, quấy nhiễu...
- Phụ nữ và trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục hay lấy chồng nước ngoài.
- Bịnh nhân bị đòi tiền hối lộ hay đưa phong bì thì bác sĩ mới chữa trị.
- Ngư dân bị phá sản vì bị Trung cộng bắn phá không cho đánh cá, cướp tàu bè và đòi tiền chuộc.
- Nạn nhân của tham nhũng lan tràn của công an và quan chức nhà nước cộng sản.
- Thân nhân của những người dân vô tội bị công an lên cơn bất thình lình và vô cớ đánh chết hay bắn chết.
- Những người lính Việt Nam Cộng Hòa và thân nhân của họ.
- Công an đang bị các vị chóp bu độc tài cộng sản dùng làm lá chắn hay làm bia đỡ đạn trong tình trạng tổng phản công chống độc tài của toàn dân Việt Nam.
Dạo nầy bệnh ô nhiễm ôn dịch lây lan nhiều vô số kể.., đi đến đâu cũng thấy đồ ôn dịch nổi vàng khè ..dầy đặc trong mấy ống cống thoát nước...
ReplyDeleteLại trò hề của bọn cộng sản. Tiểu nhân, đê tiện, hèn hạ là bản chất của bọn chó cộng sản. Các người bưng bô cho bọn đảng thối tha này có sáng mắt ra chưa?
ReplyDeletedich này là dịch gì vậy?
ReplyDeletedịch nhìn đâu cũng thấy lực lượng thù địch, hả?
Bảng ghi "khu vực kiểm ĐỊCH (!?)" có vẻ đúng hơn
hết thuốc chữa cái bọn đầu tôm đảng cọng này !
Có ôn dịch nào nguy hiểm bằng ôn dịch cộng sản. Cả nước đã bị dịch cộng sản rồi, tại sao chỉ mỗi làng Turia có bảng "Khu vực kiểm dịch"?
DeleteỞ cái xứ cộng sản khốn nạn này, công an cộng sản hành xử khốn nạn, đàn áp quyền tự do tôn giáo của người dân ở vùng sâu vùng xa không ai thèm đến. Các anh công an cộng sản dòm giống như mấy ông khủng bố của họ, vừa ngu dốt nhưng rất hung tợn, sẵn sàng nhào vô tấn công người dân như bầy chó sói rừng!
DeleteChỉ là những người dân không có vũ khí trong tay mà VC còn sợ đến mức như vậy, chả trách gì bọn chúng luồn trôn Tàu Cộng để được nắm quyền. hehe. Rồi cũng có ngày các ngươi sẽ được luồn trôn ống cống
ReplyDeleteBà mẹ nó ( sorry ) ! Thêm một bằng chứng tố cáo trước công luận thế giới về hành vi thù địch với tôn giáo.
ReplyDeleteHay! Quân ta phát minh trên cả tuyệt vời .
ReplyDeleteKhu vực đó đang có dịch tin chúa không tin đảng .
Gây tội ác quá nhiều rồi , sợ cũng phải . Chúng nhìn ai , nhìn tổ chức nào , tôn giáo nào chúng củng sợ hết . Ngày tàn của chúng không còn xa nữa đâu .
ReplyDeleteDịch này gọi là dịch Cấm đạo và đàn áp giáo dân Công Giáo và các Tôn Giáo '' thuần túy '' không nằm trong quản lý của mặt trận tổ quốc ( tôn giáo quốc doanh ).
ReplyDeleteNhững điều trông thấy mà đau đớn lòng...... Hết ý kiến cái nhà cầm quyền này .
ReplyDeleteThử hỏi cứ như vậy mà làm sao đất nước không bị đạo đức suy đồi. ma quỷ thống trị đất nước nầy lấy đâu ra hạnh phước. Ma quỷ nó rất sợ đức tin , cho nên nó ngăn cảng phá hoại đàn áp bằng mọi cách.
ReplyDeleteDậy mà đi, dậy mà đi hỡi đồng bào ơi....Mọi người hãy vạch trần tội ác của Cộng Sản và những sản phẩm của chúng. Vùng lên thôi đồng bào ơi!
ReplyDelete