Monday, April 2, 2012

Đi thăm trại giam Manila (Manila City Jail – MCJ)


Mẹ Nấm - Tôi đến thăm Trại tạm giam Manila (Manila City Jail – MCJ) trong một buổi huấn luyện những người tù nhân có thể hỗ trợ pháp lý cho các tù nhân khác theo lời mời của Tổ chức Hỗ trợ pháp lý nhân đạo (Human Legal Assistance Foundation – HLAF). Đây là một Tổ chức Phi chính phủ (NGO) ở Philippines, được điều hành bởi một người rất trẻ.

Tổ chức này hiện đang làm việc với 15 nhà tù khác nhau tại Manila và một số vùng lân cận.

Chức năng chính của tổ chức này là đào tạo, hỗ trợ kiến thức về luật pháp cho những người hiện đang bị giam giữ trong các nhà tù nhằm giúp họ hiểu thêm về các quyền của mình, và am hiểu về pháp luật hơn để không phạm tội nữa.


Những người được lựa chọn để đào tạo trở thành một PLC (Paralegal Officer) sẽ được huấn luyện trong 10 tháng về luật hình sự và hệ thống luật pháp, để làm việc trực tiếp với tòa án và những phạm nhân khác. Một PLC được chọn phần nhiều là do sự tín nhiệm của các bạn tù khác, dựa trên bản điều tra về kết quả học tập và năng lực, kiến thức cá nhân trước khi phạm tội, sau đó người quản tù sẽ xem xét lại danh sách này.

(Tổ chức HLAF thường lựa những người phạm tội nặng, có bản án lâu năm nhất để đào tạo - với hy vọng họ có thể ở lâu trong tù mà giúp cho nhiều người khác hơn)

Điều làm tôi ngạc nhiên ở đây là các PLC và nhân viên của HLAF có thể nói chuyện trực tiếp với những người tù, và nhận thư của họ, không thông qua bất kỳ sự kiểm duyệt nào của cảnh sát.

Thật khó có thể tin, là với 6 người làm việc trong văn phòng, HLAF có thể huấn luyện cho một hệ thống gồm 15 nhà tù khác nhau, và đã có hàng ngàn tù nhân nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức này.

"Ngay cả khi họ là tội phạm thì họ cũng có quyền, và họ nên ý thức được mình cần và phải làm gì" - Giám đốc điều hành HLAF nói với tôi như thế khi tôi kết thúc buổi làm việc đầu tiên của mình tại văn phòng anh.


Trại tạm giam Manila City Jail (MCJ) nằm ở 310 Barangay, Santa Cruz, Manila, gần khu vực Recto Slum (nơi dành cho những người không có nhà cửa ở tạm).

Từ trung tâm Makati muốn đến được MCJ phải mất gần 2 tiếng đi xe, đường nhỏ và phải qua nhiều khu nhà ẩm thấp.


MCJ là khu vực tạm giam dành riêng cho nam giới nên những người đến tham quan là nam buộc phải xuất trình giấy tờ cá nhân và “được” đóng dấu “tham quan” (Visitor) ở tay.

MCJ là một trại tạm giam cũ, từ thời Tây Ban Nha, nên cơ sở vật chất nhìn không được mới lắm.

Khu vực tạm giam được chia thành nhiều khu, trong mỗi tiểu khu chia làm hai nhà riêng, mỗi nhà có khoảng 200 phạm nhân đang sinh hoạt theo kiểu tự quản.

Ngay trước cổng vào mỗi nhà là bảng tên tự trang trí để quảng cáo cho nhà của mình, trên các bảng trang trí mà tôi đọc được, người ta tôn xưng những người đã từng ở tù nhiều lần, và có các hành động tốt giúp đỡ người khác. Một kiểu vinh danh của các phạm nhân dành cho các đại ca (big brother – chữ của quản giáo MCJ). Phạm nhân ở MCJ không bị giam giữ trong các phòng giam, họ được đi lại và sinh hoạt bên ngoài cho đến 8h tối.


Có một phạm nhân đã hỏi tôi về “kinh nghiệm” bị tạm giam ở Việt Nam, và khi nghe tôi kể lại điều kiện sinh hoạt cũng như cách thức bị giữ trong thời gian tạm giam, một người quản giáo đã nói với các phạm nhân: “Mọi người nên thấy mình hạnh phúc vì được ở đây đi”.


Không khí vui vẻ và thoải mái giữa các quản giáo và phạm nhân là điều mà tôi cảm nhận được. Họ thắc mắc và trao đổi câu hỏi trong buổi học rất tự nhiên. Lúc gặp nhau, họ chào nhau cũng rất thoải mái, vui vẻ, không có kiểu khúm núm hay vâng-dạ-thưa đối với cán bộ mà tôi đã từng chứng kiến.

Một quản giáo ở MCJ cho tôi biết, xét xử phạm nhân có tội hay không là việc của tòa án, chúng tôi chỉ giữ họ ở đây để hạn chế việc vi phạm luật pháp, chứ không thể tước quyền công dân của họ khi tòa chưa tuyên án.

Tôi thấy miệng đắng và hơi ngậm ngùi khi nghe chia sẻ này.


Thời gian thăm tù mỗi ngày từ 12h trưa đến 1h chiều. Và sau khi kiểm tra đồ gửi vào thì người nhà và phạm nhân được gặp nhau ở khu vực riêng, không có sự giám sát.

Người ta không cho phép chụp hình trong các khu vực sinh hoạt của tù nhân, riêng khu vực diễn ra các hoạt động sinh hoạt và tổ chức giảng dạy của HLAF thì được.


HLAF tổ chức khóa học cho các PLC hàng tháng, trong quá trình giảng dạy, họ có thể lựa chọn thêm nhiều PLC mới. Trong một buổi học do HLAF tổ chức, sẽ có 3 hoặc 4 PLC thay nhau giảng bài. Các phạm nhân khác có ý kiến hay thắc mắc gì thì cứ tự nhiên hỏi. Mục nào chưa rõ ràng lắm sẽ có nhân viên của HLAF và các quản giáo trợ giúp.

PLC mặc áo vàng

Nhân viên HLAF mặc áo xanh lá cây


Mỗi PLC sẽ được cấp giấy, viết hàng tháng để ghi chú lại những trường hợp cần được trợ giúp trong tù mà họ ghi nhận được. Và mỗi PLC cũng có một sổ theo dõi riêng của mình.



Một PLC sẽ được cấp cho một thẻ thông hành (Pass ID), để được tự do trong việc đi lại giữa các khu vực khác nhau trong trại giam như một đặc quyền.


Đêm qua, mặc dù rất cố gắng để viết lại cảm nghĩ trong ngày khi đi tham quan Manila City Jail, nhưng tôi đã không thể.

Tôi cũng nghĩ mình đã có thể quên khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng khủng khiếp trong cuộc đời mình ở trại tạm giam Sông Lô (Khánh Hòa), nhưng sự thật không phải vậy.

Cơn ác mộng đã trở lại với tôi sau ngần ấy thời gian, và tôi đã thấy trong giấc mơ của mình những khuôn mặt của những người mình quan tâm yêu quý đang còn bị giam giữ bất công.


Quy trình xét xử một vụ án ở Philippine.

Mặc dù có nhiều sự khác nhau về hệ thống luật pháp, nhưng điều tôi và mọi người quan tâm đó là quyền của con người. Mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau có lẽ đó là điều khiến tôi thấy hứng thú trong việc tìm hiểu cuộc sống, xã hội dân sự và các hoạt động trợ giúp pháp lý ở Philippine.

“Không thể tin được là cô này đã bị giữ vì việc cô ấy đã làm đất nước mình. Ở đây, cho dù thế nào, nếu bạn quan tâm đến các chính sách quan trọng và chủ quyền tổ quốc, thì đều được trân trọng, bất kể bạn thuộc đảng phái nào” – Nuezca, quản giáo của MCJ đã chào tạm biệt tôi như vậy.

Đó sẽ lại là một câu chuyện dài khác ở Việt Nam bạn Nuezca à.


17 comments:

  1. Các bạn cứ đi hỏi mấy người già miền Nam thời trước 1975, có câu "đi tù mập thù lù" là ý nghĩa gì. Cám ơn Mẹ Nấm. Hãy tiếp tục viết về thể loại này, cho người dân dưới chế độ bưng bít mở tầm mắt. Những bài như thế này bọn qủy không tin nhưng sợ người dân biết.

    ReplyDelete
  2. Chúc mừng Như Quỳnh mới đi Dã ngoại về
    và đem kiến thức về cho Dân Mình
    Hèn chi mấy hôm nay tôi không liên lạc được với như quỳnh.

    ReplyDelete
  3. Tù nhân Z30AMar 30, 2012 06:15 PM
    Điều rất ngạc nhiên và khó hiểu là Trại tù Xuân Lộc nói riêng và các Trại tù trên khắp đất nước Việt Nam rất sợ người tù muôn tìm hiểu về luật pháp. Khi một người tù được gia đình gởi các sách về luật pháp thì trại tù không cho đọc.

    Trong thời gian tạm giam để điều tra mà giới tù gọi là giam ép cung, cách giam giữ vô cùng tàn bạo và dã man: phòng giam nhỏ nhốt đông người (nằm phải nghiêng người),cách ly với gia đình và bạn bè, luật sư không được gặp mặt, bị đánh đập khi thẩm vấn, dùng đầu gấu đại bàng đánh bạn tù...

    Tôi đã nhiều lần đề nghị với Cảnh sát trại giam là thành lập thư viện pháp luật và tôi sẽ vận động gởi sách liên quan đến pháp luật vào, nhưng họ đều ù ơ dí dầu và bỏ qua. Trong khi đó thì người tù rất muốn tìm hiểu về luật pháp. Hay như vấn đề tâm linh, chuyện đặt một tượng Phật, tượng Đức Chúa...là điều không tưởng. Tại sao CS lại sợ Đức Tin như vậy?

    Đây có thể là cách làm ngu người tù để họ dễ trị. Tuy nhiên, cách này đôi lúc bị phản tác dụng khi người tù bị đẩy vào thế đường cùn. Họ tự sát, tấn công CS trại giam và trật tự (cũng là tù giúp việc cho trại giam), "quẻ" (giả bộ bệnh), trốn trại...

    CSVN hay nói đến mỹ từ "giáo dục", "cải tạo"...nhưng thực tế là cưỡng bức lao động, nước sông công tù, hành hung, ngược đãi, "hút máu tù"...Đừng nghe những gì CS nói. Từ "giải phóng" chúng đã biến Việt Nam thành một nhà tù lớn.

    ReplyDelete
  4. Qua bài viết này, Mẹ Nấm cho mọi con dân Việt thấy rằng. Đi tù trong chế độ XHCN VN đồng nghĩa bị tù dưới sự cai trị của băng đảng cướp Mafia. Cướp bóc, tống tiền, bắt bớ, giam cầm, đánh đập, tra tấn, giết chóc, thủ tiêu. Mọi món đều có cả, chẳng thiếu món gì.......

    ReplyDelete
  5. Đối với các nước dân chủ thì pháp quyền được đưa lên hàng đầu, phán xử ai có tội chuyện đó do TOÀ phán chứ chính quyền ko được động đến.
    VN thì có pháp quyền trên cái mồm loa mép giải của bọn cs thôi chứ làm gì có dân chủ thật sự, điển hình là vụ Tiên Lãng, lẽ ra phải do Toà xử, đàng này ông thủ tướng lại hiên ngang cưa ghế ông toà mà đúng ra chính ông Thủ đó là bị cáo.
    Pháp quyền của cs chỉ là như vậy thôi!
    Tởm!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chính quyền CSVN coi tù nhân như kẻ thù. Còn những ở chế độ văn minh, người tù được giúp đỡ cải hóa để trở nên người tốt sống có ích cho xã hội.

      Delete
    2. Tôi say rượi lái xe cảnh sát Mỹ bắt tôi vảo tù, em tôi tới lãnh về,tôi không về, thế là bị hai nhân viên cảnh sát khiêng tôi ra tận xe,và còn bảo,nếu muốn ngủ thì vào khách sạn mà ngủ,ờ đây không phải khách sạn, đó là nhà tù của thiên đường phản động đấy HeHeHe

      Delete
  6. Việt Nam đang nhốt tù 90 triệu thằng dân. Mà tù nhân vẫn lấy vợ, sinh con, nhậu nhẹt, hút chích , gái gú thoải mái. Quả đúng là thiên đường XHCN.

    ReplyDelete
  7. Trong khi các Quốc Gia Tiến Bộ trên khắp TG, có khuynh hướng chuyển biến Tội Phạm thành Người Lương Thiện hữu ích cho Gia Đình và Xã Hội, thì VN ta… nhà cầm quyền toàn rừng rú man rợ ????!!!!

    ReplyDelete
  8. Cả nước VN là 1 cái nhà tù XHCN vĩ đại và trong đó có đủ thứ bia hơi, bia ôm, vũ trường và động đĩ. Nhà nưóc XHCN vừa là cai tù và cũng là nơi chũ chứa nhựng món ăn chơi quên đời nới trên. 84 từ nhân được làm tất cả trì một thứ: Ra 1 tờ báo nói lên sự thật vế cái nhà tù vĩ đại này.

    ReplyDelete
  9. Duy ( Đồng Tháp )April 3, 2012 at 8:22 AM

    Ở Việt Nam luật pháp chỉ dành cho dân đen ? Bọn cán bộ chó cọng sản cầm quyền chúng suốt ngày ngồi nghĩ ra luật để đàn áp nhân dân ....
    làm sao cai trị dễ nhất
    đàn áp dễ nhất
    và bóc lột đuợc nhiều nhất ....
    Đó là chủ nghĩa lưu manh cộng sản còn sót lại trên thế giới này????chúng đang bị cơn bão dân chủ tự do và nhân quyền cuốn vào gầm xe tăng???

    ReplyDelete
    Replies
    1. Việt Nam Tôi ĐâuApril 3, 2012 at 3:22 PM

      NÓI chuyện chân chính với băng đảng việt cộng,chắc hẳn bạn là người cõi trên,chỉ có tàu cộng mới đủ bản lĩnh chỉ giáo đám âm binh,vì họ là thiên binh mà,hai tên cõi âm hay cõi thiên này nói chuyện,người thường như tôi và bạn chỉ chào thua,bạn yên chí đi rồi cũng đến lúc cung tiễn bọn nó về chốn âm ty hay thượng giới thôi...

      Delete
  10. THIÊN TÀI ĐẢNG TAApril 3, 2012 at 9:02 AM

    Bà Nguyễn Thị Doan nói "nền dân chủ của nước ta tốt gấp vạn lần nền dân chủ tư sản" Không lẽ nhà tù và trại cải tạo của nhà nước ta lại thua cái nhà tù của nước tư sản của Philippines sao? Nền dân chủ của Đảng và nhà nước đỉnh cao trí tuệ loài vượn của ta thiệt là tốt '' bất cực ''

    ReplyDelete
  11. Mệ Nấm không thấy đảng ta luôn khoan hồng với tù nhân à, hàng năm đến lễ tết đều có ân xá tù nhân rất nhiều. Rất nhiều xì ke ma tuý mại dâm cướp giết đều được ân xá khoan hồng. Họ ra tù còn được cho làm lại cuộc đời bằng cách cho làm quần chúng tự phát, phụ giúp công an nhân dân giữ gìn trật tự an ninh chính trị, bảo vệ đảng ta. Chỉ có những kẻ phản động, âm mưu áp đặt dân chủ tự do lên nhân dân VN mới bị giam cầm mút mùa không thương tiếc.

    ReplyDelete
  12. Mình không may sanh ra và lớn lên trong cái Nước gọi là Âm phủ thì đành mà chịu thôi Me Nấm nó ơi.Làm sao mà đem Âm ti Địa ngục đi so sánh với cái gọi là Thiên Đàn phản động,chuyên nghe bọn thù địch xúi dục...cái này khác nhiều.....Lảnh đạo Nước mình nó có biết đọc biết nghĩ tới những thứ lẻ tẻ nầy làm chi đâu chời.

    ReplyDelete
  13. Mẹ Nấm hay quá. Tôi kính phục Mẹ Nấm.Cầu mọi điều tốt lành cho Mẹ Nấm.

    ReplyDelete
  14. Có đi ra ngoài mới thấy dân mình sống trong 1 địa ngục và kẻ cai ngục là những con quỷ ở âm ti. Ở trong nước bị bưng bít nên con người dể dàng chấp nhận hoàn cảnh vì họ có biết hơn đâu. Sự cố gắng của Mẹ Nấm đã đưa ánh sáng đến cho sự tăm tối của đất nước VN. Nếu có nhiều người góp tay tiếp tục đưa ánh sáng vào sự tăm tối của VN thì 1 ngày tăm tối sẽ được đẩy lùi. Đây là 1 việc làm cần thiết để thay đổi VN .

    ReplyDelete