Lê Diễn Đức -Ngày 10 tháng 10 năm 2011 người Hà Nội kỷ niệm lần thứ 57 ngày giải phóng Thủ đô.
Cách đây hơn hai tháng, ngày 27/7/2011, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký duyệt “Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”.[1]
Trong quy hoạch chung không thấy nói tới khu Phố Cổ Hà Nội, mà chỉ thấy nhắm vào sơ đồ thiết kế mở rộng.
Thực ra, đã có dự án giãn dân cho khu Phố Cổ Hà Nội từ năm 1998, nhưng sau 13 năm, tới tháng 7 vừa qua mới được thẩm định và vẫn chờ phê chuẩn. Theo dự án này, khoảng 40% dân ở khu Phố Cổ sẽ di chuyển khỏi khu vực, giảm mật độ từ 840 người/hécta xuống 500 người/hécta vào năm 2020.
Tuy nhiên, cả trong dự án giãn dân cũng không thấy kế hoạch cụ thể nào về tôn tạo khu Phố Cổ.
Trong quy hoạch chung không thấy nói tới khu Phố Cổ Hà Nội, mà chỉ thấy nhắm vào sơ đồ thiết kế mở rộng.
Thực ra, đã có dự án giãn dân cho khu Phố Cổ Hà Nội từ năm 1998, nhưng sau 13 năm, tới tháng 7 vừa qua mới được thẩm định và vẫn chờ phê chuẩn. Theo dự án này, khoảng 40% dân ở khu Phố Cổ sẽ di chuyển khỏi khu vực, giảm mật độ từ 840 người/hécta xuống 500 người/hécta vào năm 2020.
Tuy nhiên, cả trong dự án giãn dân cũng không thấy kế hoạch cụ thể nào về tôn tạo khu Phố Cổ.
Cũng là Phố Cổ
Một trang website giới thiệu khu Phố Cổ Hà Nội có đoạn:
“Khu Phố cổ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ 36 phố phường, có bề dày gần một ngàn năm lịch sử của một khu đô thị buôn bán sầm uất. Khu phố mang đậm trong mình những dấu vết lịch sử. Các phố mang tên các mặt hàng được sản xuất hoặc bày bán ở đó: phố Hàng Bông, phố Hàng Gai, phố Lò Rèn, phố Hàng Đường. Trong khu vực phố cổ có rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán…”. [2]
Hà Nội có nét đẹp đặc thù nhờ vị thế lịch sử, là trung tâm chính trị, văn hoá và khoa học của cả nước, có các quần thể kiến trúc từ thời Pháp thuộc và những dãy nhà “mái ngói xô nghiêng”, lô nhô nối tiếp nhau. Hồ Gươm, Hồ Tây cùng với những con đường rợp bóng cây cổ thụ, mang lại cho Hà Nội sự lãng mạn, thanh bình.
Nhưng thiếu khu Phố Cổ, Hà Nội sẽ mất đi cái hồn trầm tích, thiêng liêng của Thăng Long văn hiến, nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ tạo nên các tác phẩm qua mọi thời gian. Người ta nói khu Phố Cổ giống như “cái lòng đỏ của quả trứng gà”, “tinh hoa tròn trịa của cả dân tộc” nằm trên “mảnh đất rồng thiêng hội tụ”.
Phổ Cổ đang xuống cấp ở mức bi kịch, nhưng lãnh đạo Hà Nội suốt nhiều giai đoạn khác nhau, hoặc lúng túng trước giải pháp, hoặc bận rộn với những lợi ích to lớn hơn, chỉ thực hiện tôn tạo thí điểm vài chỗ đầy tính chắp vá, phó mặc nó cộng sinh tồn tại.
Mãi đến năm 1995, tức là 20 năm sau chiến tranh, Bộ Xây dựng mới có quyết định khoanh vùng cần bảo vệ tôn tạo. Mất 10 năm nữa, năm 2004, Bộ Văn hoá và Thông tin mới xếp hạng Khu phố cổ vào “Di sản lịch sử của quốc gia”.
Lẽ ra tôi không so sánh với nước khác, dễ bị cho là khập khiễng, nhưng không dưới một lần Hà Nội đã tổ chức ngày hội văn hoá Phố Cổ, mà “trong khuôn khổ lễ hội còn có hội thảo về tôn tạo phố cổ ở các thành phố châu Âu và châu Á”, nhằm “trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và nâng cao giá trị di sản…”.[3]
Trong Chiến tranh thế giới II, đất nước Ba Lan đứng hàng đầu trong những quốc gia ở châu Âu chịu nhiều bất hạnh nhất. Thủ đô Warszawa bị Hitler san thành bình địa trong cuộc khởi nghĩa năm 1944, với khoảng 10 ngàn binh sĩ và 200 ngàn thường dân thiệt mạng, 7 ngàn người mất tích, 5 ngàn người bị thương. Cả thành phổ cổ trong đó có một khu rộng lớn với cung vua, nhiều nhà thờ, khu chợ, nhà ở, thành quách bao quanh có từ thế kỷ 14, chỉ còn là đống gạch vụn.
Trên đống đổ nát, hoang tàn ấy và khi tiềm lực kinh tế còn nghèo nàn, người Ba Lan đã tiến hành tái thiết khu phố cổ ngay từ những ngày đầu tiên. Trong vòng hơn 2 thập niên, toàn bộ một khu phố cổ rộng lớn được phục chế nguyên trạng, duy nhất trên thế giới về quy mô, là niềm tự hào của dân tộc Ba Lan.
Tôi vẫn nhớ những đợt mở các két sắt khổng lồ đựng tiền quyên góp của dân chúng Ba Lan trong và ngoài nước. Các em học sinh tình nguyện tham gia phân loại và đếm tiền vui như trẩy hội.
Đi từ trung tâm thủ đô Warszawa tới Thành Cổ, chúng ta sẽ thấy một quần thể kiến trúc nào đó được phục chế nguyên trạng, còn phía đối diện trên hè phố bên kia đường là những bệ đá trên mặt phủ kính, trong đó có hình chụp quần thể kiến trúc ấy trước khi bị tàn phá. Du khách qua lại có cơ hội thán phục đôi bàn tay kỳ diệu của con người.
“Khu Phố cổ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ 36 phố phường, có bề dày gần một ngàn năm lịch sử của một khu đô thị buôn bán sầm uất. Khu phố mang đậm trong mình những dấu vết lịch sử. Các phố mang tên các mặt hàng được sản xuất hoặc bày bán ở đó: phố Hàng Bông, phố Hàng Gai, phố Lò Rèn, phố Hàng Đường. Trong khu vực phố cổ có rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán…”. [2]
Hà Nội có nét đẹp đặc thù nhờ vị thế lịch sử, là trung tâm chính trị, văn hoá và khoa học của cả nước, có các quần thể kiến trúc từ thời Pháp thuộc và những dãy nhà “mái ngói xô nghiêng”, lô nhô nối tiếp nhau. Hồ Gươm, Hồ Tây cùng với những con đường rợp bóng cây cổ thụ, mang lại cho Hà Nội sự lãng mạn, thanh bình.
Nhưng thiếu khu Phố Cổ, Hà Nội sẽ mất đi cái hồn trầm tích, thiêng liêng của Thăng Long văn hiến, nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ tạo nên các tác phẩm qua mọi thời gian. Người ta nói khu Phố Cổ giống như “cái lòng đỏ của quả trứng gà”, “tinh hoa tròn trịa của cả dân tộc” nằm trên “mảnh đất rồng thiêng hội tụ”.
Phổ Cổ đang xuống cấp ở mức bi kịch, nhưng lãnh đạo Hà Nội suốt nhiều giai đoạn khác nhau, hoặc lúng túng trước giải pháp, hoặc bận rộn với những lợi ích to lớn hơn, chỉ thực hiện tôn tạo thí điểm vài chỗ đầy tính chắp vá, phó mặc nó cộng sinh tồn tại.
Mãi đến năm 1995, tức là 20 năm sau chiến tranh, Bộ Xây dựng mới có quyết định khoanh vùng cần bảo vệ tôn tạo. Mất 10 năm nữa, năm 2004, Bộ Văn hoá và Thông tin mới xếp hạng Khu phố cổ vào “Di sản lịch sử của quốc gia”.
Lẽ ra tôi không so sánh với nước khác, dễ bị cho là khập khiễng, nhưng không dưới một lần Hà Nội đã tổ chức ngày hội văn hoá Phố Cổ, mà “trong khuôn khổ lễ hội còn có hội thảo về tôn tạo phố cổ ở các thành phố châu Âu và châu Á”, nhằm “trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và nâng cao giá trị di sản…”.[3]
Trong Chiến tranh thế giới II, đất nước Ba Lan đứng hàng đầu trong những quốc gia ở châu Âu chịu nhiều bất hạnh nhất. Thủ đô Warszawa bị Hitler san thành bình địa trong cuộc khởi nghĩa năm 1944, với khoảng 10 ngàn binh sĩ và 200 ngàn thường dân thiệt mạng, 7 ngàn người mất tích, 5 ngàn người bị thương. Cả thành phổ cổ trong đó có một khu rộng lớn với cung vua, nhiều nhà thờ, khu chợ, nhà ở, thành quách bao quanh có từ thế kỷ 14, chỉ còn là đống gạch vụn.
Trên đống đổ nát, hoang tàn ấy và khi tiềm lực kinh tế còn nghèo nàn, người Ba Lan đã tiến hành tái thiết khu phố cổ ngay từ những ngày đầu tiên. Trong vòng hơn 2 thập niên, toàn bộ một khu phố cổ rộng lớn được phục chế nguyên trạng, duy nhất trên thế giới về quy mô, là niềm tự hào của dân tộc Ba Lan.
Tôi vẫn nhớ những đợt mở các két sắt khổng lồ đựng tiền quyên góp của dân chúng Ba Lan trong và ngoài nước. Các em học sinh tình nguyện tham gia phân loại và đếm tiền vui như trẩy hội.
Đi từ trung tâm thủ đô Warszawa tới Thành Cổ, chúng ta sẽ thấy một quần thể kiến trúc nào đó được phục chế nguyên trạng, còn phía đối diện trên hè phố bên kia đường là những bệ đá trên mặt phủ kính, trong đó có hình chụp quần thể kiến trúc ấy trước khi bị tàn phá. Du khách qua lại có cơ hội thán phục đôi bàn tay kỳ diệu của con người.
Một cảnh Thành Cổ Warszawa được phục chế
Một cảnh Cung Vua trong Thành Cổ được phục chế
Tầm văn hoá nào?
Phố Cổ Hà Nội không bị tàn phá sau chiến tranh.
Đã đành, làm mới và phục chế nguyên trạng tuy đã rất khó, nhưng vẫn dễ hơn tôn tạo những công trình có dân cư ngụ, nhưng không phải không thể thực hiện được. Các công trình kiến trúc cổ, thậm chí có hàng trăm năm trước công nguyên, ở Athens (Hy Lạp) hay Roma (Ý), chứng minh điều đó.
Ai đó đổ lỗi cho cái nghèo của Việt Nam, e rằng mâu thuẫn với những gì đang diễn ra.
Nếu không bị quốc hội bác bỏ, ekíp của ông Nguyễn Tấn Dũng đã có thể kiếm ra 56 tỷ đôla cho dự án đường tàu cao tốc và tham vọng này vẫn chưa dừng lại. Ông Dũng cũng chẳng khó khăn chuẩn thuận nhiều tỷ đôla cho Trung Quốc làm tổng thầu hơn 90% dự án quốc gia quan trọng. Con đường cao tốc Trung Lương – Hồ Chí Minh đã chẳng được làm với giá thành “cao nhất hành tinh” đó sao?
Phục vụ Lễ hội Nghìn năm Thăng Long Hà Nội, nhà nước đã từng hào phóng bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng. Nhiều tiền đến mức vỉa hè quanh Hồ Gươm còn tốt đẹp cũng bị đào lên để thay bằng đá tấm, bị dư luận phê phán dữ dội mới ngừng lại.
Trong khi đó, một ít mặt tiền các căn nhà Phố Cổ thì được sơn phết loang lở. Vài công trình tu sửa xong trở thành sản phẩm lố bịch, điển hình là cổng Ô Quan Chưởng. Người Hà Nội đã mỉa mai:
“Trùng tu di tích tuyệt vời
Từ cụ cao tuổi lên đời ca ve
Tiền vào lắm lỗ nhiều khe
Cho nên nó mới bét nhè cổ kim
Nào là bản sắc giữ gìn
Nào là sáng suốt niềm tin chói lòa
Làm ăn be bét thế a?
To mồm cứ hát bài ca tuyệt vời”….
(Trương Tuần)
Ô Quan Chưởng trước khi chưa tôn tạo
và sau khi được tôn tạo
Cần nhấn mạnh rằng, tất cả mọi thứ trên nằm trong tầm kiểm soát của một người mang tiếng được ăn học với tấm bằng kiến trúc sư ở Ba Lan: chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo!
Bài “Khổ như phố cổ” trên báo Lao Động ngày 25/8/2011[4] cho thấy, sau lễ hội Ngàn năm Thăng Long, tiền đã chảy đi như sông suối, nhưng dân khu Phố Cổ vẫn ngột ngạt trong các điều kiện sinh hoạt của 100 năm về trước.
Trong phóng sự “Đi xa nhìn về”, nhìn người Mỹ chăm chút từng chứng tích lịch sử, nhà văn Phạm Đình Trọng viết:
“Tôi lại xót xa nhớ đến những chứng tích hùng hồn của lịch sử và những tài sản vô giá của văn hóa Việt Nam đã bị những quyền lực giai cấp, bị những nghị quyết thiển cận đập phá, xóa bỏ. Phá đàn Nam Giao ở cố đô Huế! Xóa sổ hội trường Ba Đình ở thủ đô Hà Nội! Tượng đá nàng Tô Thị ôm con ngóng chồng ở Lạng Sơn bị cho vào lò nung vôi! Những viên gạch mộc của thế kỉ mười sáu xây nên thành nhà Mạc cổ kính ở Tuyên Quang bị đập bỏ để xây lại bằng vật liệu hào nhoáng của thế kỉ hai mươi!…
Nếu tầm văn hóa là ở bằng cấp, học hàm, học vị thì có lẽ công chức Việt Nam có tầm văn hóa cao nhất thế giới! Nhưng cứ nhìn vào việc quản lí các hoạt động văn hóa và quản lí các công trình văn hóa ở ta thì mới thấy tầm văn hóa ở những nhà quản lí đó thảm hại đến thế nào”.[5]
Vâng! Chỉ vì với tầm văn hoá thảm hại đó nên các quan chức cộng sản Việt Nam đã sẵn sàng ăn cắp 150 tấn đồng làm sụt lở tượng đài kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng.
Tầm văn hoá ấy đã bị chôn vùi bởi một loại văn hoá khác đang làm cạn kiệt nguồn tài lực của đất nước: văn hoá tham nhũng!
Ăn nhanh, nuốt dễ
Chỉnh trang, tôn tạo phố cổ Hà Nội là bài toán phức tạp. Giải bài toán này chắc chắn sẽ nhức đầu vì gặp nhiều xung đột quyền lợi giữa chính quyền và dân chúng ở một nơi mà mét đất mét vàng. Ngoài ra, tôn tạo các công trình cổ là việc làm rất khó, đòi hỏi tay nghề cao và nhạy cảm, dễ bị dư luận, nhất là giới văn hoá nghệ thuật xoi mói, phê phán. Tóm lại là khúc xương khó gặm. Chỗ ngồi trên ghế quan có khi kết thúc sớm hơn lúc tiền có thể chảy vào túi.
Nhanh, nhiều, gọn, không gì bằng mở rộng, xây các công trình mới, tạo ra cơn bão đầu cơ, những cơ hội vàng tiếp theo để các doanh nghiệp nhà nước, nơi sẽ được phân bổ các dự án đầu tư, biến thành các ổ chứa tiền ngân sách cho các quan chức vơ vét thoả mãn lòng tham vô đáy.
Quy hoạch mở rộng Hà Nội được Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn với số tiền đầu tư cực “hoành tráng”.
Riêng giai đoạn 2011-2015, tức là thời gian ông Dũng tại nhiệm, tới 69-70 tỷ đôla, còn giai đoạn 2016-2020 là 110-120 tỷ đôla.
Tôi không biết, ông Dũng sẽ lấy đâu ra số tiền khủng khiếp này khi mà nền kinh tế Việt Nam đang ở vào tình trạng tồi tệ nhất từ năm 1991. Nợ công, nợ nước ngoài, dự trữ ngoại tệ, lạm phát, tín nhiệm tín dụng, sức cạnh tranh… đều thảm hại.
Có làm thì mới có ăn
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, “đầu tư dự kiến của 22 trên tổng số gần 100 tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong năm 2011 là 350 ngàn tỷ đồng, khoảng 17% GDP. Còn tính cả gần 100 tập đoàn, tổng công ty, thì quy mô đầu tư là khổng lồ, mà một tỷ lệ lớn trong số này là đi vay”.[6]
Mặc dù vậy, từ 10 năm trở lại đây tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp nhà nước cho ngân sách trung bình chưa tới 20% và ngày một giảm so với chính mình, cũng như so với khu vực tư nhân.
Không những thế, tình trạng thua lỗ tăng nhanh chóng mặt, nghiêm trọng nhất từ khi Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Thủ tướng vào năm 2006.
Hãng Reuters ngày 9/9 dựa trên báo cáo của đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương, cho biết dự kiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể bị lỗ 11,7 ngàn tỷ đồng (khoảng 62 triệu đôla); Tổng công ty xăng dầu Petrolimex có thể lỗ tới 1,2 ngàn tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) năm ngoái được cứu nguy khỏi tình trạng vỡ nợ, dự trù đã bị thua lỗ hơn 3 ngàn tỷ đồng…[7]
Ngoài ra, theo công bố của Kiểm toán Nhà nước hôm 30/8/2011, Tổng công ty Bưu chính sẽ lỗ 1.026 tỷ đồng, Tổng công ty Lắp máy lỗ 103 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Hồng lỗ 20,64 tỷ…
Tiền tươi, thóc thật nhận nhiều như núi, ưu đãi đầy mình, sao lại có thể thảm hoạ như thế?
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành lý giải:
“Ở Việt Nam đang có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng và rút ruột các công trình đầu tư từ nợ công”. Một công trình bị rút ruột ba, bốn lần. Theo báo cáo của Quốc hội, công trình nào cũng bị rút ruột 5, 10, 20%, thậm chí đến 30%. Hiệu quả không xứng với đồng tiền bỏ ra và chỉ hiệu quả tức thời. Ví như con đường người ta làm chạy được 20-30 năm thì mình làm chỉ chạy được 3-4 năm đã phải đào lên sửa chữa”.[8]
Quy hoạch bị lạm phát từ trung ương đến huyện, xã. Các đề án quy hoạch “chẳng liên quan gì với nhau, đôi khi còn phủ định lẫn nhau, khiến tất cả trở thành một mớ hỗn độn”.
Trên tờ Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần (7/10/2011), ông Huỳnh Bửu Sơn nhận định:
“Có một thực tế là nhiều tỉnh thành rất thích những dự án lớn, quy hoạch khu đô thị lớn”, “nhiều tỉnh đua nhau làm nhà máy điện, xây cảng biển, sân bay”. “Vũng Tàu dù chỉ cách Sài Gòn có 120km cũng xin làm sân bay quốc tế. Với tư duy kiểu đó, thử hỏi nền kinh tế sẽ phân tán đến mức nào!”. “Nhiều bản đề án quy hoạch rất xa rời thực tế, người ta làm chỉ để được rót ngân sách mà thôi”.
Bởi vì, cũng theo ông Bùi Kiến Thành, “quy hoạch và thực hiện quy hoạch tạo mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng tồn tại và phát triển”.
Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ
Cứ cho rằng số tiền khổng lồ trên sẽ “kiếm được”, phần lớn vay của nước ngoài, bằng phép tính số học đơn giản, chúng ta sẽ có ngay bao nhiêu tỷ đôla chảy vào túi các nhà tư bản đỏ!
Trong các công trình phục vụ Lễ Nghìn năm Thăng Long, công ty Vinaconex đảm trách dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng-Hòa Lạc (nay là Đại lộ Thăng Long). Từ dự toán gần 3,8 ngàn tỷ đồng đã được điều chỉnh lên trên 7,5 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 100%. Mới vài ngày nay, kết luận ban đầu của cơ quan thanh tra đã phát hiện hàng loạt những sai trái, ẩn chứa nhiều dấu hiệu tham nhũng.
Vào năm 2015, ông Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn yên tâm với tài sản kếch sù, hạ cánh an toàn, giống như những người tiền nhiệm. Số tiền trả nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức hiện tại từ nay đến đó, cả gốc và lãi khoảng 1,5 tỉ đôla/năm, sẽ tăng dần lên, và vào năm 2020 lên đến 2,4 tỉ đôla.
Thêm quy hoạch vĩ đại mở rộng Hà Nội nữa, số nợ sẽ bao nhiêu? Chỉ có trời biết!
Thế hệ thanh, thiếu niên hôm nay chỉ còn mấy năm nữa thôi sẽ tha hồ thay nhau đi đổ vỏ ốc, gánh vác cái gia tài “nước Việt buồn” mà “một bọn lai căng, một lũ bội tình” để lại.
Âu cũng là hệ quả tất yếu của đám cha chú chỉ vì miếng ăn mà phải sống trong sợ hãi, cam chịu kiếp nô lệ, hiện thân thành bầy cừu, nhắm mắt trước bất công và đểu cáng, mặc cho kẻ cai trị đè đầu cưỡi cổ!
Lê Diễn Đức
Theo: RFA Blog’s
———————————————————-
Chú thích: Các tư liệu sử dụng trong bài:
[1]: http://www.tinmoi.vn/thu-tuong-phe-duyet-quy-hoach-ha-noi-08559203.html
[2]:http://www.hanoi2010.org/vi/pagesEditos.asp?IDPAGE=104&sX_Menu_selectedID=m1_8D9EE853
[3]: http://www.tourdulich.net/webplus/viewer.asp?pgid=3&aid=1237
[4]: http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Kho-nhu-dan-pho-co/55825
[5]: http://www.rfavietnam.com/node/792
[6]: http://vef.vn/2011-10-03-3-rui-ro-lon-tu-no-cong-cua-viet-nam
[7]: http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnams-major-state-firms-face-big-losses–9-9-11-129524798.html
[8]: http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/553711/No-cong-thanh-dai-hoa-neu%E2%80%A6-tpp.html
Thế là “vũ như cẩn” rồi! món phở “tái” ăn mãi chán quá!
ReplyDeleteBao nhiêu năm rồi… còn “tái” không thôi… Cái cớ '' tái tạo '' để vơ hốt tiền thôi !
Và cứ thế, tiền lại đổ vào túi tham ...............của bọn đảng bất lương !
Lăng thằng Hồ Chí Minh cải tạo thành Nhà vệ sinh công cộng! Như thế mới của dân, vì dân chứ! Ráng tái tạo lăn hồ đi nha mấy đồng chí , rộng to vậy tái tạo thành nhà vệ sinh tiền nhiều lắm tha hồ mà bỏ túi .. Mau mau lên ké hoạch nào các đồng chí khà khà
ReplyDelete"Cướp đêm là giặc,cướp ngày là Quan" Ông bà mình xưa nói câu này , bây giờ không còn thích hợp với hiện tại xã hội , bây giờ phải nói "Cướp đêm là Quan,cướp ngày củng là Quan"…!!Một thể chế thống trị kiểu '' Cướp "này thì sẽ sớm lụi tàn mà thôi .
ReplyDeleteChung qui củng bởi các ổng thiếu kiến thức văn hóa , kém trình độ nghệ thuật .. Toàn là Tiến Sĩ bằng mua không mà . Còn chút nhân tính sót lại ,cho sơn phết là may mắn rồi , gặp thằng ham ăn nuốt mạnh nó cho phá ra bán đất luôn rỏ khổ :(
ReplyDeleteHãy cứ nói lên . Nói lên để biết dân mình không ngu đâu , nói lên để nhà cầm quyền không phải muốn làm gì thì làm. Hãy nói lên để thế gới biết bản chất của đàng CSVN ngu dốt phá hoại
ReplyDeleteVu-cáo, nói láo, bịa chuyện, tham lam, tàn ác là những mánh-lới của bọn Việt-cộng. Một lũ tà-quyền ngu-dốt cầm quyền khiến đất nước càng ngày càng lụn-bại. Đả-đảo bọn tà-quyền Hà-Nội. Đả-đảo bọn Việt-cộng!
ReplyDeleteCon người mới XHCN là Tiến Lên hàng đầu .
ReplyDeleteTIẾN LÊN HÀNG ĐẦU .
Hàng đầu ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu ?
Đi đâu không biết - Hàng đầu tiến lên .
Nói chuyện với cái đảng ăn cướp, bán nước này thiệt mệt quá , ngu dốt cầm quyền sao mà khá
ReplyDelete