PARIS, ngày 11.10.2011 (QUÊ MẸ) - Đáp lời ông Võ Văn Ái qua Thông cáo báo chí kỷ niệm “Ngày Thế gới Chống Tử hình lần thứ IX” hôm 10.10, kêu gọi Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam xóa bỏ án tử hình, Bà Mairead Maguire, Giải Nobel Hòa bình, người Ái Nhĩ Lan, vừa gửi đến cơ sở Quê Mẹ lời kêu gọi sau đây :
“Xin bạn Võ Văn Ái ghi tên tôi trong danh sách ký tên kêu gọi xóa án từ hình tại Việt Nam.
“Án Tử hình chẳng bao giờ được gọi là “nhân đạo” như nhà cầm quyền Việt Nam hành quyết công dân họ, thay vì bảo vệ nhân mạng và tuân thủ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của LHQ cùng với các Công ước quốc tế khác. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ án tử hình để tháp tùng với nhiều chính quyền trong thế giới đã từng xóa bỏ (The death penalty can never be called humane as it means the Vietnam Government is choosing to take the lives of its citizens when Governments are called to protect human life and uphold UN Declaration of Human Rights and many other international laws. We call upon the Vietnamese Governmentto abolish the death penalty and join the many world Governments who have already done so)”.
“Trân trọng.
Mairead Maguire
Giải Nobel Hòa bình”
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 10.10.2011
Tội Tử hình tại Việt Nam nhân Ngày Thế giới Chống Tử hình lần thứ IX
PARIS, ngày 10.10.2011 (QUÊ MẸ) - Trong khi những người đòi xóa bỏ Tội tử hình trên thế giới kỷ niệm “Ngày Thế gới Chống Tử hình lần thứ IX
10 tháng 10, qua tiêu án “Tội tử hình là vô nhân đạo”, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam lên tiếng kêu gọi Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam xóa bỏ án tử hình.
Nhân dịp này, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, phát biểu rằng : “Tội tử hình vi phạm Quyền Sống được đề cao trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Hơn nữa, tội này đặc biệt nguy hiểm tại một quốc gia Độc đảng như Việt Nam, nơi mà pháp luật bị khống chế theo Pháp Luật Đảng, mọi công dân đều có thể lãnh án tử hình cho những tội nói là vi phạm “an ninh quốc gia” nhưng kỳ thực chỉ vì sử dụng quyền tự do ngôn luận lên tiếng đòi hỏi dân chủ hay nhân quyền”.
Mỗi năm Việt Nam kết án tử hình khoảng một trăm người, đa số vì tội buôn bán ma túy, theo thông tin lấy được trên báo chí nhà nước.
Vừa qua, ngày 5.10.2011, ba người bị án tử hình tại Lao Cai vì tội buôn bán ma túy.
Nhưng con số chính xác về án tử hình không ai biết được. Kể từ năm 2004, sau chiến dịch tố cáo án tử hình tại Việt Nam của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tại LHQ và trong công luận thế giới, nhà cầm quyền Hà Nội đã ra Nghị định cấm việc công bố thống kê các án tử hình và các cuộc hành quyết hằng năm, xem đây là “bí mật quốc gia”.
Ông Võ Văn Ái cũng cho biết rằng “Việt Nam tiếp tục hành quyết công dân họ, nhưng Việt Nam lại rêu rao những cuộc hành quyết hiện nay “nhân đạo hơn”. Tháng 7 năm nay, 2011, bắt chước theo công thức của Trung Cộng - như đã thực hiện việc kiểm soát mạng Internet và đàn áp các nhà bất đồng chính kiến - Việt Nam áp dụng cách hành quyết mới, thay vì xử bắn thì chích thuốc độc (lethal). Sắc luật mới này cũng cho phép thân nhân người bị hành quyết được nhận thi hài về chôn cất. Giám đốc nhà tù nay đã nghỉ hưu, ông Nguyễn Đức Minh, minh xác việc thay đổi này : “Chích thuốc độc ít đau đớn hơn, và thân thể người bị xử được toàn vẹn, điều này cũng giảm bớt áp lực tâm lý cho những người thi hành án”. Theo báo chí nhà nước, nhiều công an bị chấn thương tâm thần sau vụ hành quyết.
Tại khóa họp lần thứ 56 của Ủy hội Nhân quyền LHQ ở Genève tháng tư năm 2000, ông Võ Văn Ái đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam xóa bỏ án tử hình, và ông cho biết trong năm 1999 đã có 194 án tử hình tại Việt Nam.
Hôm nay, nhân “Ngày Thế gới Chống Tử hình lần thứ IX”, ông Võ Văn Ái kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tham gia ký kết bản Quy tắc không bó buộc thứ hai liên hệ với Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị nhằm xóa bỏ án tử hình khi có thể thực hiện, và tức khắc đình chỉ tạm thời án tử hình như bước đầu tiến đến xóa bỏ án tử hình.
Bối cảnh chung quanh án tử hình : 22 tội phạm ghi trong bộ Luật Hình sự Việt Nam có thể đưa tới tử hình, trong đó 7 tội đến từ vi phạm “an ninh quốc gia” như phản bội tổ quốc, những hoạt động nhằm lật đổ nhà nước, gián điệp, hoạt động phỉ, khủng bố, v.v… Định nghĩa về các tội phạm chống “an ninh quốc gia” rất mơ hồ. Nhiều năm qua, do hoạt động của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, LHQ đã từng lên tiếng tỏ vẻ quan ngại cho nhiều cá nhân hành xử ôn hòa quyền tự do ngôn luận của họ bị ghép vào tội phạm trên đây (xem tài liệu của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam trình bày tại Thượng định ASEAN tháng tư và năm năm nay ở Jakarta, Nam Dương : “Pháp quyền hay Pháp trị ? Tội phạm và trừng phạt tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” trên Trang nhà Quê Mẹ :
http://www.queme.net/eng/doc/Crime_and_Punishment_in_Vietnam.pdf
Ví dụ như tội gián điệp (điều 80 trong bộ Luật Hình sự) xử phạt những hoạt động phi chính trị như sự kiện “thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác (tức không phải bí mật nhà nước, chúng tôi chú) nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Những nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet, các bloggers đều có thể bị án tử hình vì họ loan tải thông tin ra nước ngoài theo quan điểm đối lập.
Điều 79 trong bộ Luật Hình sự dự trù án tử hình cho những ai “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, hay “gây hậu quả nghiêm trọng”. Ở đây chữ “nhằm” cần hiểu như “có ý định” chứ chưa thực hiện. Các nhà bất đồng chính kiến đều có thể bị án tử hình chỉ vì họ mới “có ý định” thay đổi chính phủ hoặc hình thành phong trào đối lập. Tháng giêng năm 2010, các nhà hoạt động dân chủ, gồm có luật sư cho nhân quyền Lê Công Định, Lê Thanh Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung, đã bị kết án theo điều luật 79. Trong thực tế những người này chỉ ôn hòa đòi hỏi dân chủ. Thế mà họ đã bị kết án từ 5 năm đến 16 năm tù .
Nhân dịp này, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, phát biểu rằng : “Tội tử hình vi phạm Quyền Sống được đề cao trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Hơn nữa, tội này đặc biệt nguy hiểm tại một quốc gia Độc đảng như Việt Nam, nơi mà pháp luật bị khống chế theo Pháp Luật Đảng, mọi công dân đều có thể lãnh án tử hình cho những tội nói là vi phạm “an ninh quốc gia” nhưng kỳ thực chỉ vì sử dụng quyền tự do ngôn luận lên tiếng đòi hỏi dân chủ hay nhân quyền”.
Mỗi năm Việt Nam kết án tử hình khoảng một trăm người, đa số vì tội buôn bán ma túy, theo thông tin lấy được trên báo chí nhà nước.
Vừa qua, ngày 5.10.2011, ba người bị án tử hình tại Lao Cai vì tội buôn bán ma túy.
Nhưng con số chính xác về án tử hình không ai biết được. Kể từ năm 2004, sau chiến dịch tố cáo án tử hình tại Việt Nam của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tại LHQ và trong công luận thế giới, nhà cầm quyền Hà Nội đã ra Nghị định cấm việc công bố thống kê các án tử hình và các cuộc hành quyết hằng năm, xem đây là “bí mật quốc gia”.
Ông Võ Văn Ái cũng cho biết rằng “Việt Nam tiếp tục hành quyết công dân họ, nhưng Việt Nam lại rêu rao những cuộc hành quyết hiện nay “nhân đạo hơn”. Tháng 7 năm nay, 2011, bắt chước theo công thức của Trung Cộng - như đã thực hiện việc kiểm soát mạng Internet và đàn áp các nhà bất đồng chính kiến - Việt Nam áp dụng cách hành quyết mới, thay vì xử bắn thì chích thuốc độc (lethal). Sắc luật mới này cũng cho phép thân nhân người bị hành quyết được nhận thi hài về chôn cất. Giám đốc nhà tù nay đã nghỉ hưu, ông Nguyễn Đức Minh, minh xác việc thay đổi này : “Chích thuốc độc ít đau đớn hơn, và thân thể người bị xử được toàn vẹn, điều này cũng giảm bớt áp lực tâm lý cho những người thi hành án”. Theo báo chí nhà nước, nhiều công an bị chấn thương tâm thần sau vụ hành quyết.
Tại khóa họp lần thứ 56 của Ủy hội Nhân quyền LHQ ở Genève tháng tư năm 2000, ông Võ Văn Ái đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam xóa bỏ án tử hình, và ông cho biết trong năm 1999 đã có 194 án tử hình tại Việt Nam.
Hôm nay, nhân “Ngày Thế gới Chống Tử hình lần thứ IX”, ông Võ Văn Ái kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tham gia ký kết bản Quy tắc không bó buộc thứ hai liên hệ với Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị nhằm xóa bỏ án tử hình khi có thể thực hiện, và tức khắc đình chỉ tạm thời án tử hình như bước đầu tiến đến xóa bỏ án tử hình.
Bối cảnh chung quanh án tử hình : 22 tội phạm ghi trong bộ Luật Hình sự Việt Nam có thể đưa tới tử hình, trong đó 7 tội đến từ vi phạm “an ninh quốc gia” như phản bội tổ quốc, những hoạt động nhằm lật đổ nhà nước, gián điệp, hoạt động phỉ, khủng bố, v.v… Định nghĩa về các tội phạm chống “an ninh quốc gia” rất mơ hồ. Nhiều năm qua, do hoạt động của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, LHQ đã từng lên tiếng tỏ vẻ quan ngại cho nhiều cá nhân hành xử ôn hòa quyền tự do ngôn luận của họ bị ghép vào tội phạm trên đây (xem tài liệu của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam trình bày tại Thượng định ASEAN tháng tư và năm năm nay ở Jakarta, Nam Dương : “Pháp quyền hay Pháp trị ? Tội phạm và trừng phạt tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” trên Trang nhà Quê Mẹ :
http://www.queme.net/eng/doc/Crime_and_Punishment_in_Vietnam.pdf
Ví dụ như tội gián điệp (điều 80 trong bộ Luật Hình sự) xử phạt những hoạt động phi chính trị như sự kiện “thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác (tức không phải bí mật nhà nước, chúng tôi chú) nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Những nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet, các bloggers đều có thể bị án tử hình vì họ loan tải thông tin ra nước ngoài theo quan điểm đối lập.
Điều 79 trong bộ Luật Hình sự dự trù án tử hình cho những ai “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, hay “gây hậu quả nghiêm trọng”. Ở đây chữ “nhằm” cần hiểu như “có ý định” chứ chưa thực hiện. Các nhà bất đồng chính kiến đều có thể bị án tử hình chỉ vì họ mới “có ý định” thay đổi chính phủ hoặc hình thành phong trào đối lập. Tháng giêng năm 2010, các nhà hoạt động dân chủ, gồm có luật sư cho nhân quyền Lê Công Định, Lê Thanh Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung, đã bị kết án theo điều luật 79. Trong thực tế những người này chỉ ôn hòa đòi hỏi dân chủ. Thế mà họ đã bị kết án từ 5 năm đến 16 năm tù .
************************************************** ************************************************** ****************
Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam
& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam
Que Me : Action for Democracy in Vietnam & Vietnam Committee on Human Rights
Que Me : Action pour la Démocratie au Vietnam & Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l’Homme
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : queme@free.fr - Web : http://www.queme.net
************************************************** ************************************************** ****************
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh; Là loài nấm độc sinh sôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời”. Chúng sống nhờ vào nước mắt nhuộm đầy máu xác chết đồng bào mà giờ kêu gọi chúng nó bỏ đồ đao xuống dẹp bỏ '' Án tử hình '' chắc không đực đâu . Ngọai trừ dẹp bỏ đào thải chúng đi , rồi chính thể mới Dân Chủ thì họa may thực hiện tôn trọng nhân quyền .
ReplyDeleteĐừng mong có sự thay đổi thiện chí của đảng cộng sản VN bất lương , vô lương tâm . CS chỉ thay đổi khi bị áp lực nặng nề không lối thoát thì mới chịu thỏa thuận để sinh tồn tiếp thôi .
ReplyDeleteKhôn ngoan thì nghe lời bà Mairead Maguire. Xuất thân từ đấu tranh chống bạo quyền , áp bức bất công từ trước khi nhận được giải Nobel Hòa Bình nên bà hiểu rõ con người CS .Đây là cơ hội để hội nhập với thế gới văn minh ,chớ ương ngạnh nha cái lủ đười ươi hang Pắc Pó.
ReplyDeleteĐiều này nên làm ngay! Kêu gọi người dân cùng chung tay bằng mọi hình thức,không khoanh tay ngồi chờ sự ban ân , phải đấu tranh quyết liệt ở mọi phương diện , lên án cộng sản , vận động các nhà chính trị gia Thế giới đồng lên tiếng ủng hộ để bảo vệ nhân quyền , bảo vệ nhân phẩm sinh mạng con người.
ReplyDeleteRất tán thành hủy bỏ ÁN TỬ HÌNH tại Việt Nam . Thế kỷ 21 rồi mà sao vẫn còn những tên bạo chúa sống mất nhân tính như vậy. CSVN còn hơn thời trung cổ lận.
ReplyDeletePhải biết nắm bắt cái Dân CHỦ nhỏ nhoi ,cái Tự do hạn hẹp để tìm con đường thoát nguy . Nếu biết lợi dụng nó đấy mới là thượng sách . Mổi người chúng ta góp một tay hành động thét lên đòi quyền con người , mỗi tổ chức hành động tấn công chỉa mủi nhọn vào bạo quyền cộng sản bằng nhiều phương thức ... Tôi tin cộng sản sớm tàn . Cám ơn Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Cơ sở Quê Mẹ gióng lên tiếng chuông kêu gọi xóa án Tử hình tại Việt Nam
ReplyDeleteKhông riêng gì chuyện lên án xử tử hình mà mọi chuyện , mọi vấn đề trong đất nước này dưới sự lảnh đạo điều hành của đảng cộng sản đều đáng lên án , cần phải dẹp ngay cái đảng thối tha khốn nạn này ...
ReplyDeleteHÃY LÊN TIẾNG
ReplyDeleteTất cả mọi người cùng nhau HÃY LÊN TIẾNG.
HÃY LÊN TIẾNG cho cá nhân bạn, cho người thân và cho đồng bào mình.
HÃY LÊN TIẾNG hoà với nhịp đập của triệu con tim rằng chùng ta vẫn sống.
HÃY LÊN TIẾNG, hãy nói cho dân tôi nghe rằng Việt Nam không cuối đầu nô lệ.
Tất cả 80 triệu trái tim Việt Nam HÃY LÊN TIẾNG trước những bất công, không chỉ cho riêng bạn, người thân, bạn bè và còn cho chính đồng bào mình.
ReplyDeletenhân đạo,thiên đạo ở vn đã chết từ khi cộng sản cầm quần lộn cầm quyền,hiện tại chỉ có địa ngục đạo thôi
ReplyDeleteTHỦ TỤC KHIẾU TỐ CÁC VI PHẠM NHÂN QUYỀN TẠI HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC.
ReplyDeleteĐƠN KHIẾU KIỆN GỦI VỀ:
SERVICE D APPUI
HCDH-UNOG
1211 GENEVE
SUISSE
Télécopie: (4122) 917-9011
Email: 1503@OHCHR.ORG