(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu chính quyền Việt Nam cần thả ngay lập tức nhà vận động Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông. Phiên xử ông Lía được dự kiến sẽ diễn ra vào buổi sáng ngày 13 tháng Chạp, 2011 tại Tòa án Nhân dân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Ông Nguyễn Văn Lía, 71 tuổi, là một tín đồ lâu năm của Phật giáo Hòa Hảo, một nhóm tôn giáo thường xuyên bị chính quyền đàn áp. Ông cũng là đồng tác giả của một số cuốn sách giảng về giáo lý Phật giáo Hòa Hảo. Ông bị khởi tố về tội vi phạm điều 258 bộ luật hình sự với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước,” một tội danh mơ hồ nhưng có thể dẫn tới mức án lên tới bảy năm tù.
“Mọi dấu hiệu đều thể hiện có sự đàn áp tôn giáo trong vụ này,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Ông Nguyễn Văn Lía được biết đến chủ yếu qua việc vận động cho tín ngưỡng Phật giáo Hòa Hảo và đưa vấn đề đàn áp nhóm tôn giáo này ra với các nhà ngoại giao nước ngoài. Những hành động này hoàn toàn được bảo hộ theo hiến pháp cũng như các nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế của nhà nước Việt Nam.”
Ông bị bắt vào ngày 24 tháng Tư cùng với vợ, bà Trần Thị Bạc Lớn, theo một diễn biến có vẻ là một vụ vi phạm giao thông được dàn dựng trong khi họ đang trên đường tới dự đám giỗ của một đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo. Đêm hôm đó, vợ ông được tha về, nhưng ông bị chính quyền giữ luôn từ thời điểm đó và không được gặp gia đình trong suốt năm tháng sau khi bị bắt.
Khi thăm nuôi ông vào ngày 30 tháng Mười Một, gia đình ông Nguyễn Văn Lía được biết ông bị khởi tố theo điều 258. Gia đình ông cũng công khai bày tỏ sự lo lắng nghiêm trọng về tình trạng suy sụp sức khỏe của ông. Ông bị cao huyết áp, khả năng thính giác hầu như mất hoàn toàn và có một số xương sườn bị gãy do các chấn thương cũ.
Nguyễn Văn Lía khẳng định rằng mình vô tội. Ông kể với gia đình rằng trong khi thẩm vấn, công an cố dọa nạt để ép ông nhận tội, và khi ông từ chối ký vào tài liệu do công an thảo trước, họ đã sử dụng vũ lực ấn ngón tay của ông vào tài liệu đó để lấy dấu tay.
“Giam giữ một người già cả và ốm yếu, chỉ có tội duy nhất là vận động một cách ôn hòa cho tín ngưỡng tôn giáo của mình là việc làm vô nhân đạo,” ông Robertson phát biểu. “Chính quyền Việt Nam cần trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức cho ông Nguyễn Văn Lía, và để ông được điều trị y tế chu đáo.”
Năm 2003, ông Nguyễn Văn Lía bị kết án ba năm tù vì đã kỷ niệm ngày giỗ giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ, người không bao giờ trở về sau khi đi gặp các đại diện của đảng cộng sản vào năm 1947. Sau đó, mức án dành cho ông Lía được giảm xuống còn 18 tháng.
Nguyễn Văn Lía là thành viên tham gia vào một nhóm nhỏ tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đi gặp phái đoàn của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ vào tháng Năm năm 2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã trình bày về sự đàn áp của chính quyền đối với các nhóm Phật giáo Hòa Hảo không được công nhận. Sau cuộc gặp, ông bị đặt dưới sự theo dõi gắt gao và liên tục bị công an địa phương huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang sách nhiễu. Vào tháng Chạp năm 2010, ông Nguyễn Văn Lía cùng với ba nhà vận động Phật giáo Hòa Hảo khác đến gặp đại diện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ Thành phố Hồ Chí Minh. Bốn tháng sau đó ông bị bắt.
“Hoa Kỳ cần yêu cầu Việt Nam thả ngay lập tức ông Nguyễn Văn Lía, và chấm dứt việc trừng phạt các nhà vận động tôn giáo ôn hòa,” ông Robertson nói.
Các nhóm Phật giáo Hòa Hảo không được công nhận chính thức từ lâu đã trở thành mục tiêu đàn áp của chính quyền. Vào tháng Tám năm 2005, sau một vụ đàn áp nghiêm trọng, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, ông Trần Văn Út đã chết trong khi tự thiêu để phản đối chính quyền. Có ít nhất 13 nhà vận động Phật giáo Hòa Hảo khác đang bị ngồi tù với các mức án nặng. Vụ bắt bớ gần đây nhất xảy ra vào ngày mồng 2 tháng Bảy năm 2011, là vụ công an tỉnh Đồng Tháp bắt nhà vận động Phật giáo Hòa Hảo Trần Hoài Ân sau khi ông đi thăm các tù nhân Phật giáo Hòa Hảo về. Trần Hoài Ân cũng là một trong số bốn nhà vận động Phật giáo Hòa Hảo đã đến gặp các nhà ngoại giao Hoa Kỳ vào tháng Chạp năm 2010.
Phật giáo Hòa Hảo là một dòng tu do Huỳnh Phú Sổ sáng lập vào năm 1939 tại miền Tây đồng bằng sông Cửu Long. Một số tín đồ Hòa Hảo đã chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa vào giữa thập niên 1950, đồng thời chống cả du kích cộng sản trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau năm 1975, Phật giáo Hòa Hảo không được nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận là một tôn giáo chính thức. Một phái của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền và được công nhận vào năm 1999. Nhưng các nhóm, phái khác của Phật giáo Hòa Hảo vẫn như nước với lửa với chính quyền.
“Ở Việt Nam, việc đàn áp các nhóm tôn giáo không được chính quyền công nhận, trong đó có Phật giáo Hòa Hảo, là có hệ thống và hết sức nghiêm trọng,” ông Roberson nói. “Hoa Kỳ và các quốc gia khác cần công khai bày tỏ quan ngại về thành tích đáng tiếc của Việt Nam về tự do tôn giáo, coi vấn đề này là ưu tiên hàng đầu trong mọi giao dịch với chính quyền Hà Nội.”
Muốn biết thêm các báo cáo về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xem:
Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động); hoặc robertp@hrw.org
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hoặc siftonj@hrw.org
Ở London, Brad Adams (tiếng Anh): +44-7908-728-333 (di động); hoặc adamsb@hrw.org
Không có một hãng tin độc lập nào tham dự phiên tòa chỉ có các an ninh giả dạng phóng viên các bản tin của TTXVN, đài truyền hình An Giang cũng do phía an ninh viết và cung cấp.
Thấy gì từ phiên tòa xử hai thành viên Phật Giáo Hòa Hảo ở Chợ Mới - An Giang?
Phiên tòa diễn ra ngay ở huyện Chợ Mới - An Giang được coi như là "Thánh Địa" của Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo (GHPGHH). Đây không chỉ là một cuộc trình diễn dân chủ, nhân quyền cách giả tạo của nhà cầm quyền mà là một đòn tấn công hiểm độc vào GHPGHH. Phiên tòa này nhằm gieo rắc sự sợ hãi cũng như là khủng bố tinh thần cho các thành viên khác của GHPGHH hơn là thực thi pháp luật công minh.
Ảnh: ông Nguyễn Văn Lía
Một số đồng đạo khác được coi là đồng phạm của hai ông Lía và Ân đã không được tham gia phiên tòa. An ninh xiết chặt quanh khu vực trụ sở tòa án. Không một thành viên nào khác của GHPGHH tham dự phiên tòa này ngoài một số quần chúng "tự phát" do an ninh "sắp xếp". Người nhà của hai ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân luôn bị một nhóm người dọa nạt và khống chế khi ngồi theo dõi những diễn tiến trong phiên tòa. Một nguồn tin từ Long Xuyên cho hay là phía Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn có đơn yêu cầu tham dự phiên tòa này nhưng đã bị tòa án tỉnh An Giang bác bỏ và từ chối. Như vậy là phiên tòa này cũng diễn ra trong cảnh tương tự như bao phiên xử có màu sắc chính trị khác gần đây.
Một người thân của nạn nhân cho hay là có rất nhiều người chụp hình đeo bảng tên là "phóng viên" nhưng khi hỏi anh là phóng viên của báo nào thì người này không trả lời và lờ đi. Cuối ngày thì trên trang Thông tấn xã VN đăng tin này và báo NLĐ có đăng lại cũng từ nguồn của TTXVN. Đài truyền hình An Giang buổi tối ngày 13.12. 2011 cũng chạy tin này như một cách tuyên truyền xưa nay.
Ảnh: ông Trần Hoài Ân - áo sơ mi trắng ngoài cùng
Bản tin của TTXVN thì cho hay ông Lía bị bắt với tang vật là "15 cuốn sách, 64 đĩa (CD, VCD, DVD) và 36 bản tài liệu có nội dung vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do tín ngưỡng". Như vậy cho thấy là các tang chứng vật chứng này chỉ liên quan đến các họat động tôn giáo và nhân quyền chứ không như là các vũ khí ghê gớm gì. Một loạt các tình tiết tăng nặng cho các nạn nhân như là trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài, đòi các tài sản thuộc tài sản GHPGHH mà trong thực tế không một quy định pháp luật nào ngăn cấm người dân làm những chuyện này.
Ảnh - Ông Trần Hoài Ân (áo trắng, phải) trong môt chuyến từ thiện cứu trợ đồng bào miền trung.
Bản án dành cho các nạn nhân cũng rất nặng nề. Ông Nguyễn Văn Lía bị nhà cầm quyền kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế, ông Trần Hoài Ân bị 3 năm tù giam và 2 năm quản chế ở địa phương.
Luật sư PHL từ Long Xuyên cho hay là các bị cáo bị khép các tội danh trong nhóm "chống nhà nước" thì luôn là nghiêm khắc. Khi lượng hình thì thường là cho "mút khung hình phạt" có kháng cáo thì Tòa phúc thẩm cũng y án. Và luôn luôn chấp hành cho đủ thời gian bị giam giữ không được giảm ngày nào. Về địa phương quản chế sau khi ở tù ra thì luôn luôn bị xoi mói và phải trình diện cho phía an ninh mỗi tháng một lần. Chắc chắn là trong trường hợp này sau khi mãn hạn tù nói trên khi về địa phương quản chế thì những kỳ giỗ Đức Hùynh Phú Sổ hay lễ lộc khác của GHPGHH sẽ không được tham dự và phải trình diện làm việc với an ninh.
Tin trên TTXVN về phiên tòa này ở đây: http://www.vietnamplus.vn/Home/8-nam-tu-cho-hai-doi-tuong-loi-dung-tu-do-dan-chu/201112/117270.vnplus
Dư luận trước bản án của hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
Dư luận người Việt trong và ngoài nước nhận định ra sao về bản án dành cho hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là các ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân? Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một cựu tù nhân lương tâm, từng ngồi tù nhiều năm về các bài viết vận động cho dân chủ, nay là quyền Hội trưởng Hội cựu Tù nhân Chính trị, Tôn giáo Việt Nam, mạnh mẽ phản đối bản án dành cho hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là các ông Lía và Ân:
“Bản án này không đúng thủ tục pháp luật Việt Nam, hoàn toàn đi ngược lại những cam kết của Việt Nam đối với các công ước quốc tế về nhân quyền, bản án ấy không mang lại lợi ích gì cho chính quyền Việt Nam, được cho là của dân, do dân và vì dân. Tôi nghĩ rằng, cá nhân tôi cũng như tất cả những người yêu chuộng tự do, dân chủ ở Việt Nam, và trên thế giới đều cực lực lên án bản án đó. Rất hy vọng Việt Nam sẽ phải nhìn nhận vấn đề này, trong quá trình phát triển sắp tới.”
Với tư cách là một nhân chứng, một đồng đạo từng sát cánh với hai ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân, trong công cuộc chấn hưng và bảo vệ đạo pháp sau năm 1975, tu sĩ Lê Minh Triết, từ Thánh địa Phật Giáo Hòa Hảo, An Giang, có mặt tại phiên tòa hôm thứ ba, 13 tháng 12, kể lại về những biện pháp an ninh nghiêm ngặt quanh pháp đình ở Chợ Mới, từ sáng sớm:
“Tôi được mời đến dự phiên tòa này, với tính cách là người có liên quan trong vụ án, về phía công an cũng như Viện Kiểm sát, thì cho biết vụ xử án kỳ này có tính cách công khai, minh bạch, nên đồng đạo chúng tôi cũng như những người dân muốn tham dự phiên tòa. Tuyên bố của các giới chức công an 10 hôm trước, nay không còn là sự thật. Họ đã xuống trạm, canh gác không biết bao nhiêu cửa.
Ngay cả gia đình của anh Nguyễn Văn Lía, ngoại trừ cháu Nguyễn Thế Lữ, tham dự không với tư cách của một thân nhân, mà vì lý do có liên quan đến vụ án. Như vậy, bản thân Nguyễn Văn Lía không có thân nhân đến tham dự. Tòa đã buộc anh Nguyễn Văn Lía và anh Trần Hoài Ân là vi phạm quyền tự do, dân chủ của nhà nước.”
Dịp này, ông Triết cũng thiết tha kêu gọi công luận quốc tế tích cực can thiệp cho hai đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo của mình, sớm được tự do chỉ vì đã “lên tiếng để ủng hộ cho cuộc đấu tranh của tôn giáo Hòa Hảo, chẳng hạn như đòi hỏi phải có trưng cầu dân ý, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được tự do bầu cử và ứng cử, chọn trong Đạo ra những người đủ tài, đủ đức.
Yêu cầu của anh Nguyễn Văn Lía là rất đúng. Từ trước năm 1975, Phật Giáo Hòa Hảo đã có cái lệ đó rồi, nhưng chánh quyền Xã Hội Chủ Nghĩa đã tịch thu hết tất cả. Sự đòi hỏi của ông Lía, ông Ân hoàn tòan chánh đáng, nhưng phía nhà nước thì cho đó là lợi dụng tự do, dân chủ để kết án tù, vì xâm hại lợi ích nhà nước.”
Từ Đức Quốc, Tiến sĩ Âu Dương Thệ, một nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam, bày tỏ suy nghĩ của ông về tội danh “gán ghép” cho hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo:
“Đứng về phương diện nhân quyền quốc tế và luật pháp của Việt Nam thì nhà nước đã vi phạm vào chính những điều họ cam kết và ban bố, dĩ nhiên đứng về phương diện nhân quyền mà nói thì tất cả những ai đấu tranh cho nhân quyền, những chính phủ dân chủ, các tổ chức quốc tế, cần có một tiếng nói chung, rõ ràng, đối với các hành động bắt giam, phạt tù hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong nước hiện nay. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và kêu gọi các tổ chức dân chủ, tự do trên thế giới nên tiếp tay vào cuộc vận động này.”
Cũng qua câu chuyện với RFA, từ Bắc Âu, ông Đỗ Duy Huỳnh, Hội trưởng Hội Người Việt Cao niên tại vương quốc Na Uy, tin rằng các ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hòai Ân đều vô tội:
“Những tín đồ Phật Giáo Hỏa Hảo đã từng lên tiếng trong nước vạch trần tội ác của cộng sản, dựng lên một tổ chức Phật Giáo Hỏa Hảo giả hiệu, làm lợi cho chính phủ. Cộng sản đã xử họ bằng hai bản án nặng nề, phi lý và cần phải xóa bỏ ngay, vi phạm những cam kết của Việt Nam đối với Liên Hiệp Quốc.”
Ông cho biết, người Việt tại xứ này cũng vừa tổ chức các sinh hoạt đẩy mạnh vận động cho tự do tôn giáo và quyền làm người ở Việt Nam:
“Tại Na Uy chúng tôi, vừa qua có tổ chức buổi sinh hoạt ở tiền đình quốc hội để phản đối sự đàn áp của cộng sản đối với các tôn giáo như vụ Thái Hà. Phải cương quyết đấu tranh đòi cộng sản giữ đúng những lời cam kết, đối với Liên Hiệp Quốc trong vấn đề tôn trọng tôn giáo. Mới nhìn vào thì thấy Việt Nam có tự do tôn giáo, nhưng trong khuôn khổ mà cộng sản đưa ra. Họ đàn áp tôn giáo trắng trợn với nhiều mưu mô và tính toán. Người Việt tự do ở hải ngoại khi nghe những bán án như vậy thì cương quyết đấu tranh, bền bỉ và hôm nay thế giới đã lên án những chế độ cầm quyền đó.”
“Bản án này không đúng thủ tục pháp luật Việt Nam, hoàn toàn đi ngược lại những cam kết của Việt Nam đối với các công ước quốc tế về nhân quyền, bản án ấy không mang lại lợi ích gì cho chính quyền Việt Nam, được cho là của dân, do dân và vì dân. Tôi nghĩ rằng, cá nhân tôi cũng như tất cả những người yêu chuộng tự do, dân chủ ở Việt Nam, và trên thế giới đều cực lực lên án bản án đó. Rất hy vọng Việt Nam sẽ phải nhìn nhận vấn đề này, trong quá trình phát triển sắp tới.”
Với tư cách là một nhân chứng, một đồng đạo từng sát cánh với hai ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân, trong công cuộc chấn hưng và bảo vệ đạo pháp sau năm 1975, tu sĩ Lê Minh Triết, từ Thánh địa Phật Giáo Hòa Hảo, An Giang, có mặt tại phiên tòa hôm thứ ba, 13 tháng 12, kể lại về những biện pháp an ninh nghiêm ngặt quanh pháp đình ở Chợ Mới, từ sáng sớm:
“Tôi được mời đến dự phiên tòa này, với tính cách là người có liên quan trong vụ án, về phía công an cũng như Viện Kiểm sát, thì cho biết vụ xử án kỳ này có tính cách công khai, minh bạch, nên đồng đạo chúng tôi cũng như những người dân muốn tham dự phiên tòa. Tuyên bố của các giới chức công an 10 hôm trước, nay không còn là sự thật. Họ đã xuống trạm, canh gác không biết bao nhiêu cửa.
Ngay cả gia đình của anh Nguyễn Văn Lía, ngoại trừ cháu Nguyễn Thế Lữ, tham dự không với tư cách của một thân nhân, mà vì lý do có liên quan đến vụ án. Như vậy, bản thân Nguyễn Văn Lía không có thân nhân đến tham dự. Tòa đã buộc anh Nguyễn Văn Lía và anh Trần Hoài Ân là vi phạm quyền tự do, dân chủ của nhà nước.”
Dịp này, ông Triết cũng thiết tha kêu gọi công luận quốc tế tích cực can thiệp cho hai đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo của mình, sớm được tự do chỉ vì đã “lên tiếng để ủng hộ cho cuộc đấu tranh của tôn giáo Hòa Hảo, chẳng hạn như đòi hỏi phải có trưng cầu dân ý, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được tự do bầu cử và ứng cử, chọn trong Đạo ra những người đủ tài, đủ đức.
Yêu cầu của anh Nguyễn Văn Lía là rất đúng. Từ trước năm 1975, Phật Giáo Hòa Hảo đã có cái lệ đó rồi, nhưng chánh quyền Xã Hội Chủ Nghĩa đã tịch thu hết tất cả. Sự đòi hỏi của ông Lía, ông Ân hoàn tòan chánh đáng, nhưng phía nhà nước thì cho đó là lợi dụng tự do, dân chủ để kết án tù, vì xâm hại lợi ích nhà nước.”
Từ Đức Quốc, Tiến sĩ Âu Dương Thệ, một nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam, bày tỏ suy nghĩ của ông về tội danh “gán ghép” cho hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo:
“Đứng về phương diện nhân quyền quốc tế và luật pháp của Việt Nam thì nhà nước đã vi phạm vào chính những điều họ cam kết và ban bố, dĩ nhiên đứng về phương diện nhân quyền mà nói thì tất cả những ai đấu tranh cho nhân quyền, những chính phủ dân chủ, các tổ chức quốc tế, cần có một tiếng nói chung, rõ ràng, đối với các hành động bắt giam, phạt tù hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong nước hiện nay. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và kêu gọi các tổ chức dân chủ, tự do trên thế giới nên tiếp tay vào cuộc vận động này.”
Cũng qua câu chuyện với RFA, từ Bắc Âu, ông Đỗ Duy Huỳnh, Hội trưởng Hội Người Việt Cao niên tại vương quốc Na Uy, tin rằng các ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hòai Ân đều vô tội:
“Những tín đồ Phật Giáo Hỏa Hảo đã từng lên tiếng trong nước vạch trần tội ác của cộng sản, dựng lên một tổ chức Phật Giáo Hỏa Hảo giả hiệu, làm lợi cho chính phủ. Cộng sản đã xử họ bằng hai bản án nặng nề, phi lý và cần phải xóa bỏ ngay, vi phạm những cam kết của Việt Nam đối với Liên Hiệp Quốc.”
Ông cho biết, người Việt tại xứ này cũng vừa tổ chức các sinh hoạt đẩy mạnh vận động cho tự do tôn giáo và quyền làm người ở Việt Nam:
“Tại Na Uy chúng tôi, vừa qua có tổ chức buổi sinh hoạt ở tiền đình quốc hội để phản đối sự đàn áp của cộng sản đối với các tôn giáo như vụ Thái Hà. Phải cương quyết đấu tranh đòi cộng sản giữ đúng những lời cam kết, đối với Liên Hiệp Quốc trong vấn đề tôn trọng tôn giáo. Mới nhìn vào thì thấy Việt Nam có tự do tôn giáo, nhưng trong khuôn khổ mà cộng sản đưa ra. Họ đàn áp tôn giáo trắng trợn với nhiều mưu mô và tính toán. Người Việt tự do ở hải ngoại khi nghe những bán án như vậy thì cương quyết đấu tranh, bền bỉ và hôm nay thế giới đã lên án những chế độ cầm quyền đó.”
2011-12-13
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
Nhân ngày Nhân Quyền 10/12/2011, thử đoán xem thời hậu Cộng Sản, các lãnh đạo cộng sản sẽ đi đâu
Trần Duy Huỳnh (danlambao) - Có lẽ trên thế giới này chưa nước nào bị chửi rủa và gán cho nhiều tội như nước Mỹ. Nước Mỹ cũng từng là kẻ thù không đội trời chung của Đảng CSVN trong nhiều năm. Nhưng thật ra, cũng chính nước Mỹ là nơi mà rất nhiều, rất nhiều người trên thế giới muốn được sống và làm việc ở đó.
Ngày 9 tháng 5 năm 2011, theo BBC, anh sinh viên du học Hồ Quang Phương, 22 tuổi, người bị cảnh sát San Jose đánh năm 2009. Sau gần hai năm theo đuổi vụ kiện, với sự giúp sức của cộng đồng người Việt hải ngoại, đã nhận bồi thường 90.000 USD từ chính quyền thành phố San Jose. Nguyên nhân Phương bị cảnh sát Mỹ đánh là do anh không hỉểu rõ sự khác biệt văn hoá giữa hai nước, gây nên ngộ nhận khiến cho cảnh sát mạnh tay.
Tại sao Mỹ không “huyện bênh huyện, phủ bênh phủ” như ở VN? Tại sao toà án Mỹ lại xử chính quyền Mỹ thua, làm mất uy tín của nước Mỹ?. Số tiền 90 ngàn đô là tiền đóng thuế của người dân cũng là một số tiền lớn ở Mỹ và là một số tiền rất, rất lớn tại VN.
Tại vì Hiến Pháp Mỹ tôn trọng và bảo vệ Nhân Quyền, bất chấp người đó có phải là công dân Mỹ hay không và từ đâu tới.
Trở lại VN, ngày 21 tháng 4 năm 2008, blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải bị bắt và kết án vì biểu tình chống Trung Quốc. Ra khỏi tù, anh lại tiếp tục bị giam giữ, không ai biết hiện nay anh đang ở đâu, sống chết ra sao. Có gì sai ở đây không khi Nguyễn Văn Hải một cựu chiến binh, được 10 lời thề danh dự của người quân nhân nung đúc vẫn đang làm nhiệm vụ lương tâm của một người lính yêu nước, mà lại bị nhà cầm quyền đánh giá là “phản động”?
Tại sao Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phải viết những dòng chia tay tức tưởi với mọi người trên blog của mình. Tại sao cô phải vừa nức nở vừa uất nghẹn khi trả lời phóng viên nước ngoài về hành động yêu nước của mình, khiến người xem cũng phải khóc theo cô?
Tại sao vụ Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết ba cô Trịnh Kim Tiến, vì ông bị buộc lỗi “không đội mũ an toàn”, một lỗi không có thật, mà hết xử kín lại xử hở? Tại sao cả một đất nước mênh mông dự án mà nhà nước VN cứ lăm le chiếm miếng đất cỏn con của các cơ sở tôn giáo?
Tại sao người nông dân VN cứ bị nhà nước VN buộc họ phải nhận tiền bồi thường cho miếng đất nuôi sống của gia đình họ, từ tay bọn “lái buôn”, chỉ để đổi lấy số tiền mà ngay cả người buộc họ nhận cũng biết đó là số tiền sống dở chết dở?
Tại sao chị Bùi Thị Minh Hằng đột nhiên mất tích rồi cũng đột nhiên, gia đình chị nhận được thông báo của UBND thành phố Hà Nội là chị đã trở thành trại viên tại cơ sở Giáo dục Thanh Hà ngày 28 tháng 11 năm 2011 mà hoàn toàn không giải thích lý do?
Tại sao 3 cha con blogger Huỳnh Thục Vy với ước mơ rất giản dị, như bất cứ người Việt nào và cũng như bất cứ người nào trên trái đất này, là được sống bình an trên đất nước mình mà không được?
Vậy ai sẽ là người được sống bình yên trên dãi đất đẹp đẽ hình chữ S này, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, một đất nước có quá nhiều câu hỏi “tại sao” về Nhân Quyền? Đảng viên Đảng Cộng sản VN ư? Chưa chắc.
Tuy nhiên, những câu hỏi “tại sao” về Nhân Quyền kia đều được các lãnh đạo VN trả lời dễ dàng và ngon lành. Và câu trả lời được công thức hóa là: “Việt Nam đã tham gia vào bất cứ hiệp ước Nhân Quyền nào do Liên Hiệp Quốc đề ra, các quyền về Quyền Dân Sự và Chính Trị v.v... luôn được tôn trọng, có ghi trong Hiến Pháp của nước CHXHCN VN; Việt Nam có hơn 700 tờ báo; vân vân và vân”. Mới đây Nguyễn Tấn Dũng còn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về Nhân Quyền nữa kìa.
Ngoài ra, công thức còn luôn luôn thêm “Việt Nam phản đối sự can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam”. Có phải chính vì “tôn trọng” việc nội bộ của từng nước mà nhà nước VN, thông qua các đại sứ quán, đã không quan tâm gì đến hoàn cảnh của hàng ngàn, hàng chục ngàn người Việt đang bán sức lao động ở nước ngoài?
Trở lại câu hỏi, các lãnh đạo Đảng CSVN sẽ đi đâu sau thời hậu cộng sản. Phi Châu chăng? Còn lâu. Có người nói Trung Quốc, các lãnh đạo Đảng CSVN hiểu rõ Trung Quốc hơn bất cứ người dân Việt nào, 16 chử vàng và 4 tốt là để “đối xử” giữa nhân dân hai nước chứ không phải giữa họ với các lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, họ chẳng dại gì mà đâm đầu vào rọ.
Ông cha ta nói “có thực mới vực được đạo”, khi nào các con chữ trong các đạo luật Nhân Quyền mà VN đã ký, thôi nhảy múa trơn trượt trên miệng lưỡi các nhà lãnh đạo VN, khi các con chữ đó được biến thành sự thật, thì ngày đó các lãnh đạo Đảng CS sẽ có thể có quyền tự chọn nơi sinh sống của mình và gia đình mình, nếu không, chính nhân dân sẽ chọn cho họ.
10/12/2011
Tương lai dân chủ của Việt Nam
Vũ Đức Khanh - Asia Sentinel (Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ) -Về lâu dài, sẽ có thay đổi tại Việt Nam. Đảng Cộng sản có thể là một phần của thay đổi này, hoặc là nó sẽ bị bỏ rơi phía sau. Đã đến lúc giới lãnh đạo Việt Nam nắm lấy số phận của mình. Họ muốn sống trong đất nước Việt Nam nào, và liệu họ có sẵn sàng để chịu những hi sinh cần thiết?...
Hi vọng dân chủ đến từ Hoa Kỳ
“Nếu con người là thiên thần thì chẳng cần đến chính quyền,” những nhà cách mạng yêu nước Hoa Kỳ Alexander Hamilton và James Madison từng viết trên tờ Federalist Papers. Và giờ đây, chính quyền Việt Nam phải lựa chọn một loại chính quyền mà mình muốn. Chẳng có thiên thần nào sẽ đem điều này đến. Bị kèm chặt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam đang vướng vào một hoàn cảnh không chắc chắn. Nó có thể chính thức trở thành đồng minh với người láng giềng ở phía bắc - kẻ gây hấn chủ yếu về các tranh chấp lãnh thổ và khu vực biển Nam Hải - hoặc với Hoa Kỳ.
Người dân Việt Nam đã biểu lộ thái độ chống Trung Quốc trong khi chính quyền cộng sản đang vất vả để giữ hoà bình với người láng giềng này. Nếu chính quyền đặt quyết định của mình lên chính trị, câu trả lời trở nên vẩn đục với những lợi nhuận trước mắt, những thành phần trục lợi và cầu an.
Nhưng nếu quyết định này được đặt trên sự an bình lâu dài của nhân dân và đất nước, câu trả lời trở nên rõ ràng hơn một tí. Trước tiên là Việt Nam trông đợi gì ở tương lai? và thứ hai là nó có thể làm gì để đạt được mục đích của mình? Là một người quan tâm theo dõi với quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, tôi tin rằng bất kỳ quyết định nào cũng phải tính đến tương lai tự do, hoà bình và thịnh vượng của người dân Việt Nam.
Vì thế, tôi tin rằng Việt Nam phải nhìn về Hoa Kỳ để tìm sự trợ giúp và hậu thuẫn khi tiến đến tương lai.
Thử thách từ bên trong
Tuy nhiên việc chính thức đón nhận Hoa Kỳ, có thể không dễ dàng hoặc được chấp nhận đối với Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam với những nguyên nhân khác nhau.
Đối với Trung Quốc, mối quan tâm thì đơn giản và hợp lý: một Việt Nam thân Tây phương sẽ được Bắc Kinh xem là không gì khác hơn là một vị trí của những hoạt động và quyền lợi của Hoa Kỳ tại Đông nam Á, một can thiệp vào sân sau của Trung Quốc. Sự giân dữ của Trung Quốc chắc chắn sẽ tương đương với thái độ của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh khi Cuba đứng về phe của Liên Xô. Nhưng chắc chắc rằng Trung Quốc sẽ không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Việt Nam, bất kể Việt Nam làm bạn với ai. Cản trở thật sự trong vấn đề này không phải là Trung Quốc mà lại là từ bản thân chính quyền Việt Nam.
Trong một quốc gia độc đảng, chính quyền luôn muốn giữ nguyên tình trạng hiện tại. Chính sách kinh tế có thể thay đổi, nhưng chẳng có lý do nào để thay đổi và đảo lộn hệ thống. Tuy nhiên, nguyên tắc dân chủ không chỉ đơn giản yêu cầu thay đổi, nó đón nhận thay đổi. Nó cho phép người dân làm chủ tương lai của mình bằng cách bầu những ai mà họ tin rằng có khả năng đại diện tốt nhất cho quyền lợi của họ, và nó cũng tạo điều kiện cho việc bầu cử loại bỏ những chính trị gia không có khả năng hoặc thất bại trong việc này. Để Việt Nam trở thành một quốc gia thật sự tự do và thịnh vượng, nó phải thay đổi; và sự thay đổi này không thể xảy ra cho đến khi tình trạng hiện tại - một chính quyền độc đảng quản lý một quốc gia theo chủ thuyết của một vài người - bị loại bỏ.
Điều này có quá cực đoan? Đúng, thật sự như thế, nhưng nó chỉ là ý tưởng.
Tuy nhiên, cải cách chính trị không cần phải cực đoan. Nó không cần phải xảy ra ngay lập tức (và nếu nó xảy ra ngay, những thay đổi như thế chắc chắn sẽ không lâu dài). Nhưng cải cách cần phải xảy ra. Cho dù là tuần tới, tháng tới hoặc năm tới, cần phải có kế hoạch cho sự thay đổi. Đáng tiếc là có những người không muốn thay đổi.
Dưới sự cầm quyền độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, lòng mong muốn của người dân bị tuỳ tiện giới hạn bởi cơ quan quyền lực chẳng có trách nhiệm gì với ai ngoài mình. Đề cập đến dân chủ hoặc chỉ trích chính quyền về những vấn đề nhân quyền có thể bị đi tù hoặc phạt tiền một cách vô lý. Người dân không làm chủ được số phận của mình, ít ra là trong môi trường áp bức này. Ở phương Tây, những từ ngữ như “tự do” được dùng như những sáo ngữ. Ở những quốc gia như Việt Nam, những từ này mang ý nghĩa thật sự.
Tuy nhiên, nếu không có một cuộc cách mạng, dưới chính thể hiện thời chắc chắn là người dân Việt Nam sẽ chẳng bao giờ thật sự hưởng được tự do.
Lần nữa, không cần phải đến mức như thế, và có những lý do thực tiễn tại sao nhà nước nên cân nhắc việc thay đổi. Trong khi một chính quyền độc đảng có lợi thế là có thể hành động hoặc phản ứng nhanh chóng vì nó không cần tham vấn từ người dân hoặc những đảng đối lập, nhưng nó lại không có lợi thế khi phải thích ứng với những tình thế thay đổi.
Trong khi những nhà lãnh đạo trong một chính thể dân chủ có thể thu thập và hành động dựa trên sự cố vấn của nhiều quan điểm từ những chính kiến khác nhau, những nhà lãnh đạo độc đảng hầu như luôn bị ràng buộc bởi cái giới hạn về sự khác biệt bên trong tổ chức của mình, tất cả đều phải đi theo với cùng một tư tưởng. Thật dễ dàng hơn khi tìm được một sự đồng thuận trong một nhà nước độc đảng, nhưng nó sẽ thiếu đi tính linh hoạt để chuẩn bị cho việc thích ứng với những thách thức khác nhau.
Nếu chính phủ Việt Nam thật sự tin rằng Trung Quốc là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia - những vụ mua bán vũ khí và nâng cấp kỹ thuật quốc phòng dường như cho thấy điều này là đúng - thì nó sẽ hưởng lợi từ việc tham vấn nhiều ý tưởng khác biệt hơn là hoạt động trong một nhóm cố vấn giới hạn có cùng suy nghĩ. Trong mọi cuộc xung đột, việc dự đoán không bao giờ là một điều tốt.
Những cơ hội
Dân chủ là quyền lợi cao nhất của người dân Việt Nam, và không ai có thể giúp đỡ quá trình chuyển hoá của Việt Nam tốt hơn Hoa Kỳ. Trong khi Hoa Kỳ đã đưa ra những bảo hộ an ninh nào đấy chống lại những đe doạ từ nước ngoài, thay vì thế nguồn kinh nghiệm dồi dào về việc gìn giữ dân chủ của Hoa Kỳ là điều Việt Nam nên tìm kiếm.
Hoa Kỳ cho phép thấy được những khó khăn trong việc điều khiển một chính phủ dân chủ. Chúng ta chỉ cần nhìn vào hiện tại hỗn loạn của Quốc hội Hoa Kỳ để thấy rằng dân chủ, dù rất tốt đẹp, cũng vô cùng xấu xí. Có nhiều tiếng nói cùng một lúc, tất cả đều đòi hỏi được lắng nghe, và tất cả đều khăng khăng là mình đúng, có thể trở thành vấn đề khi những tiếng nói này từ chối hợp tác với nhau, từ đó làm nguy hại không chỉ đến tương lai của đất nước mà còn cuộc sống của người dân.
Nhưng Việt Nam có thể tránh được tất cả những điều này bằng cách xem Hoa Kỳ như là một hướng dẫn về những việc nên hoặc không nên làm. Chính phủ Hoa Kỳ cho thấy vô số những ví dụ về những thành công và thất bại của một chính quyền dân chủ. Rút ra từ những bài học này, Việt Nam có thể thiết lập một cách đúng đắn một hình thức dân chủ trong chính quyền và hiến pháp được trang bị để đối phó với những vấn đề này. Họ không cần phải bắt chước rập khuôn hình thể chính phủ của Hoa Kỳ; thay vì thế họ có thể dựa vào nó để phát triển. Đây là cơ hội để nắm lấy những điều khả dĩ tốt đẹp và làm nó tốt đẹp hơn.
Bằng cách học hỏi những người đi trước, Việt Nam có được mối lợi của việc thiết lập một nền dân chủ với những an toàn cần thiết, kiểm tra và cân bằng, và những điều khoản để tạo lập một chính phủ hiệu quả và có khả năng. Như cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói, “Dân chủ là hình thức chính phủ tồi tệ nhất ngoại trừ những hình thức khác cũng đã được thử nghiệm qua.”
Tuy nhiên, để những thay đổi này xảy ra, chính quyền hiện tại phải sẵn sàng và có thiện ý. Khi biên giới giữa các quốc gia ngày càng lu mờ trong thời đại Internet, người dân Việt Nam không còn bị cô lập khỏi những bè bạn trên toàn cầu. Họ đã thấy được những gì họ có và không có được, cũng nhưng những sai sót và thất bại của chính phủ họ. Ta chỉ cần nhìn cuộc cách mạng Arab để thấy được những ảnh hưởng của nhận thức này.
Về lâu dài, sẽ có thay đổi tại Việt Nam. Đảng Cộng sản có thể là một phần của thay đổi này, hoặc là nó sẽ bị bỏ rơi phía sau. Đã đến lúc giới lãnh đạo Việt Nam nắm lấy số phận của mình. Họ muốn sống trong đất nước Việt Nam nào, và liệu họ có sẵn sàng để chịu những hi sinh cần thiết?
Thằng Dũng y tá ít nhất nó củng có vài tấn vàng , sau thời hậu cs phải làm sao truy nả lấy lãi nạp vào kho bạc nhà nước tự do - dân chủ - nhân quyền ... Không thể để chúng lọt lưới
ReplyDeleteBẩn và ác quá cộng sản ơi !Đả đảo bọn cộng sản đàn áp tôn giáo nói chung , đàn áp Phật giáo Hòa Hảo nói riêng.
ReplyDeleteĐây là cầm quyền mafia nên chỉ có thế thôi, còn để chúng nó cầm quyền thì sẽ đến lượt từng gia đình phải đóng góp cho chúng 1 mạng người.
ReplyDeleteBuồn cho thân phận dân mình như cỏ rác trong chế độ XHCN, ...bao giờ mới có thể tự hào ....TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM ? và có ai hỏi tôi là ai, thì tôi chỉ biết cuối đầu, đau trong nổi đau chung dân tộc bị đoạ đày.Hy vọng những que diêm đốt cháy lên ngọn lửa thiêu đốt ổ kiến lửa bạo tàn.
ReplyDeleteTội ác của cường quyền cộng sản,lấy tre làm bút,lấy nước biển đông làm mực,cũng không đủ bút mực kể cho hết tội mà cường quyền cộng sân đã gây ra cho dân tộc vn hơn 65 năm qua
ReplyDelete"Giết cha giết mẹ để chứng minh cho cái Tính Đảng của mình" là đại đồng chí Trường Chinh đấy , nên mấy thằng đảng đàn em con cháu chúng nó noi theo tánh ác !Cha mẹ chúng, ân nhân của chúng mà còn bị chúng đánh, chúng giết, chúng cướp nhà, chúng cho vào tù thì còn kể gì người khác! Ông Nguyễn Văn Lía đòi quyền hành đạo chẳng khác gì một cái đấm vào bọn đảng vô thần nên chúng trả thù đê tiện vậy đấy . Cầu xin ơn trên gia hộ cho ông thân tâm an lành, sớm cái đảng vô thần này gặp quả báo .
ReplyDeleteĐạo Hòa Hảo thờ gì mà CS sợ? Phật và Cửu huyền thất tổ. PGHH dạy người ta điều gì mà CS lo? Dạy người ta nhớ ơn Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng), ơn Đất nước, ơn Cha Mẹ, ơn Đồng bào và Nhân loại; dạy người ta sống theo giáo lý nhà Phật; dạy người ta sống hiền hòa, hòa hợp, ôn hòa, hữu hảo với nhau. CS vô pháp vô thiên, bán nước, hại dân, chà đạp tinh thần dân tộc nên lo sợ là phải.... Cứ đàn áp đi, tới một lúc những con người dân miền Tây chân chất đó không chịu đựng nổi thì đừng trách có một cuộc tắm máu lần thứ hai. Mác vót, dao phay, hai bàn tay cần cù lao động hiền hòa sẽ trở lại thành vũ khí có ngày.
ReplyDeleteVì cộng sản là vô thần nên các tôn giáo khác chúng quyết tâm đàn áp cho tiêu tan , đừng bao giờ tin chúng hòa hợp tôn giáo là sai lầm ..Toàn dân đã tới giờ phút cùng đứng lên đánh đuổi bọn cs vô thần ra khỏi vn cho nó về vói mao mà ở...
ReplyDeleteKHỎI THAM DỰ THÌ CŨNG BIẾT KẾT QUẢ & DIỄN BIẾN CỦA PHIÊN TÒA NÀY RỒI. VIỆT CỘNG THÌ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI BẢN CHẤT: LƯU MANH, HÈN HẠ, VÔ LIÊM SỈ...
ReplyDeleteThis comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDeleteHung tàn bạo ngược quá!
ReplyDeleteNgang nhiên làm điều tham bạo, không phải là giặc thì phải gọi là gì? Yêu nước bị gán cho tội gây rối trật tự,còn thủ đoạn đê tiện nào nữa đem ra đàn áp dân sẽ có lúc nhận được quả báo chui ống cống thôi
Bọn vgcs đã tới cuối đường trần nầy rồi nên chúng điên cuồng vùng vẫy được tới đâu hay tới đó vì trót gây tội ác cao ngập trời với quốc gia dân tộc giờ đây chúng không thể quay đầu lại được. Chỉ có sức mạnh toàn dân nổi lửa tiêu diệt chúng mà thôi!
ReplyDeleteNói hòai, nói mãi cọng sản vẫn ko nghe đâu anh em ơi
ReplyDeleteXuống dường bạo động với đám công an thôi
Phật giáo thì tập trung xung quanh cac sư thầy, công giáo thì tập trung theo các cha xứ. Phải đối đầu mới được chứ nói hòai cũng như nước đổ đầu vịt thôi
CSVN rất thù Phật Giáo Hòa Hảo, vì là 1 tôn giáo luôn lấy từ bi ra đáp trả những ác nghiệp của kẻ ác nên PGHH luôn bị CSVN dùng thủ đoạn chia nhỏ để trị , củng giống như các tôn giáo khác , PGHH củng bị ban tôn giáo quốc doanh bưng bô cho MTTQ để khống chế tất cả những vị lảnh đạo không lệ thuộc đảng tôn giáo quốc doanh
ReplyDeletePhiên xử này chứng minh cho thế giới biết hiện nay ở VN thì đảng cọng sản đang dùng luật rừng để cai trị .
Chế độ cầm quyền hiên nay ở VN là nghiệp chướng không chỉ của Giáo hội Phật Giáo VNTN, Phật Giáo Hòa hảo mà còn là nghiệp chướng cho nhiều tôn giáo khác, cũng là nghiệp chướng của cả dân tộc VN
ReplyDeletePhải hiểu ngược lại những tuyên bố của báo chí VN thì mới đúng sự thật
Còn các tòa án ở Vn thì hiểu là TÀ ÁN thì mới chính xác .
Không có lẽ phải .Không có công lý ở VN . Phải cho toàn thế giới biết VN thực chất tàn ác , cướp nhân quyền, nhân phẩm, cướp quyền tự do của người dân
ReplyDeletelà thế nào.
Quả là tuyêt vời cho cái :
ReplyDelete"Thiên Đàng Đĩ Điếm Ngụy Quyền Đãng Trị Quê Hương Ta"
Huỳnh Phú Sổ đã hướng dẫn đệ tử Phật giáo Hòa Hảo:
ReplyDelete- Lấy từ bi hỉ xả làm căn bản, thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau và cùng hướng Phật để diệt trừ trong tâm tính những điều độc ác.
- Không xây chùa chiền, vì nếu có tiền để xây chùa thì hãy giúp đỡ người nghèo làm việc từ bi. Cúng Phật chỉ cần trải tấm vải (đã được làm phép) ở bất kỳ đâu (trừ những nơi ô uế) là có Phật ở đó.
Chính vì thế mà Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp dã man, Vụ xử tù ông Nguyễn Văn Lía là điển hình, còn nhóm "Phật giáo quốc doanh" thì lúc nào cũng được yên ổn và nhà cầm quyền quan tâm.
Hãy trả Phật giáo về cho Phật tử đúng nghĩa!
Có phải chăng chế độ đang thách đố và tạo ra lòng căm thù cho người dân lành đáng thương này.
ReplyDeleteCầu Ơn trên ban phước lành đến cho ông Nguyễn Văn Lía và ông Trần Hoài Ân .
Tất cả những mớ hổn độm,như con ác quỷ ăn thịt và máu người,và chúng chiếm quyền lực của tất cả Nhân dân.Rồi cuối cùng cũng trả lại cho Nhân dân,vì lịch sữ luôn tiến lên phía trước.
ReplyDelete