2011-12-02 | | PTTPGQT
PARIS, ngày 2.12.2011 (PTTPGQT) - Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kỳ IX tổ chức tại chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, tiểu bang California, Hoa Kỳ từ ngày 18 đến 20.11.2011, đã kết thúc thành công viên mãn với Lể Suy tôn Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, và Lể Cầu nguyện cho Hòa bình thế giới, An ninh Đông Nam Á, Vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam hôm chiều chủ nhật 20.11.
Quang cảnh Đại hội GHPGVNTN kỳ IX, ngày khai mạc 18.11.11 – Photo IBIB |
Tham dự lễ bế mạc có trên 150 chư Tăng Ni, gần 4000 Phật tử và đồng bào các giới tham dự, cùng với các đại diện của Cộng đồng Người Việt ở Nam Caligornia, Cộng đồng Người Việt Pomona, Tập thể Chiến sĩ Miền Tây Nam Hoa Kỳ, Liên Ủy ban Chống Cộng sản và Tay sai, đại diện các đảng phái như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc dân đảng, Đại Việt Cách mạng Đảng, v.v…
Một số quan khách, chính giới Hoa kỳ lên máy vi âm phát biểu hậu thuẫn Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ trong công trình ngài vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam, gồm có Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, bà Loretta Sanchez, Dân biểu Tiểu bang California, Allan Mansoor, hai Nghị viên TP Westminster, Frank Fry và Tạ Đức Trí, Nghị viên Thành phố Fountain Valley, Michael Võ, Đại diện Thượng nghị sĩ Tiểu bang California, Lou Correa, Đại diện Dân biểu Tim Suer, Nghị viên Jose Solora, Đại diện Giám sát viên Janet Nguyễn, Chánh án Nguyễn Trọng Nho, Chánh án Cheri Phạm.
Từ Trung Đông, Bắc Âu và Tây Âu có ba vị khách, ông Sherif Mansour đến từ Ai Cập, ông Arne Lynngård, đến từ Vương quốc Na Uy, bà Marietje Shaake, Dân biểu Quốc hội Châu Âu.
Sau đây, chúng tôi xin đăng tải nguyên văn bốn bài phát biểu của bà Loretta Sanchez, ông Arne Lynngård, nhà hoạt động cho Dân chủ Ai Cập, ông Sherif Mansour, và bà Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Marietje Schaake :
Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Loretta Sanchez
Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Loretta Sanchez |
2011-11-20 | Loretta Sanchez | US Congress
“Nam Mô A Di Đà Phật! Như quý vị đã biết, tôi đã từng hân hạnh được diện kiến Hòa thượng Thích Quảng Độ, người hôm nay được suy tôn lên ngôi vị Tăng Thống Giáo hộ Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Hôm nay là một ngày vui tuyệt vời. Cho tôi ngỏ lời ca ngợi. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, không riêng cho Việt Nam, mà bất cứ đâu trên hoàn cầu cho quyền các dân tộc được tự do tín ngưỡng như họ mong muốn. Tự do tôn giáo là điều chúng ta mong cầu cho bất cứ ai trong thế giới.
Chúng ta còn phải đấu tranh cho tự do, tất cả mọi tự do, không riêng tại Hoa Kỳ mà còn cho Việt Nam. Như thế mỗi ngày, khi tôi tới làm việc tại Hoa Thịnh Đốn, tôi luôn tranh đấu cho những mục tiêu này.
Giờ đây tôi xin được nói với quý vị: Chúc mừng và ca ngợi ngày đẹp đẽ hôm nay!”
Hôm nay là một ngày vui tuyệt vời. Cho tôi ngỏ lời ca ngợi. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, không riêng cho Việt Nam, mà bất cứ đâu trên hoàn cầu cho quyền các dân tộc được tự do tín ngưỡng như họ mong muốn. Tự do tôn giáo là điều chúng ta mong cầu cho bất cứ ai trong thế giới.
Chúng ta còn phải đấu tranh cho tự do, tất cả mọi tự do, không riêng tại Hoa Kỳ mà còn cho Việt Nam. Như thế mỗi ngày, khi tôi tới làm việc tại Hoa Thịnh Đốn, tôi luôn tranh đấu cho những mục tiêu này.
Giờ đây tôi xin được nói với quý vị: Chúc mừng và ca ngợi ngày đẹp đẽ hôm nay!”
Loretta Sanchez
(Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản tiếng Anh)
(Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản tiếng Anh)
Phát biểu của Ông Arne Liljedahl Lynngård
Arne Liljedahl Lynngård, Sáng hội Rafto, Na Uy |
2011-11-20 | Arne Liljedahl Lynngård | Rafto Foundation
Phát biểu của Ông Arne Liljedahl LynngårdSáng hội Rafto, Vương quốc Na Uy
Kính bạch chư Tôn giáo phẩm GHPGVNTN, Kính thưa quý vị quan khách, quý Bà, quý Ông,
Tôi xin ngỏ lời cám ơn Ban Tổ chức đã mời tôi tới đây hôm nay để vinh danh nhà lãnh đạo Phật giáo tối cao, mà cũng là Nhà bảo vệ nhân quyền Việt Nam lỗi lạc, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Tôi hân hạnh được tham gia sự kiện quan trọng này cùng với đông đảo Phật giáo đồ và các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới cũng như tại Hoa Kỳ.
Tôi đại diện cho một tổ chức, lấy tên của một con người rất đặc biệt, đó là Giáo sư Thorolf Rafto. Giáo sư dạy môn lịch sử kinh tế tại Trường Cao đẳng Kinh tế Na Uy. Trong khi giảng dạy, Giáo sư Rafto mang hết cả nhãn quan thế giới vào lớp học, Giáo sư dạy rằng Công bình và Tự do là một phần của học trình. Giáo sư dâng hiến suốt đời mình cho sự thăng tiến dân chủ và tôn trọng nhân quyền, đặc biệt tại Đông Âu, nơi Giáo sư viếng thăm nhiều lần thời chiến tranh lạnh. Giáo sư từng là phát ngôn nhân quan trọng cho những người Do Thái bị áp bức và giới trí thức ở Liên xô cũ, cũng như cho những nhà chính trị ly khai tại các nước Đông Âu. Giáo sư Rafto lấy cuốn sách có tựa đề “Tôi phát biểu cho những tù nhân thầm lặng tại Xô Viết” của Vladimir Tchernavin làm phương châm cho cuộc đời giáo sư.
Giáo sư Rafto mất năm 1986 vào năm 64 tuổi. Sáng hội Nhân quyền Rafto được thiết lập để tưởng nhớ Cố Giáo sư Rafto, và để tiếp tục công tác một đời dài bảo vệ Quyền Con Người của Giáo sư.
Giải Nhân quyền Quốc tế Thorolf Rafto được trao mỗi năm kể từ năm 1987.
Công trình chúng tôi thực hiện gợi hứng từ một nhận xét của Giáo sư Rafto: “Chim trong lồng hót cho tự do, chim ngoài lồng bay cao”. Rất nhiều vị khôi nguyên Giải Rafto sống cảnh chim lồng cá chậu, trải bao nhiêu năm trường sau song sắt hay quản chế. Nhưng họ chẳng bao giờ nản chí hay chịu im tiếng. Đây chính là nghĩa vụ của chúng ta, những công dân tự do trong thế giới, chiếu rọi ánh sáng vào những cá nhân can đảm cùng với mục tiêu của họ.
Tôi làm Chủ tịch Sáng hội Rafto ngày Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ nhận Giải Nhân quyền Quốc tế Thorolf Rafto lần thứ 20 năm 2006. Buồn thay, nhưng chẳng ngạc nhiên mấy khi Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ không thể rời nơi quản chế ở Thanh Minh Thiền viện, thành phố Saigon, để sang Na Uy nhận giải năm năm trước đây. Chính vì lý do này mà tôi muốn đi Việt Nam để tận tay trao tấm bằng tưởng lệ cho Ngài. Thế nhưng nhà cầm quyền Việt Nam không cho tôi vào Việt Nam.
Tháng 3 năm 2007, Giám đốc Điều hành Sáng hội Rafto, Bà Therese Jebsen, đã đến Saigon trao bằng tưởng lệ Rafto tận tay Hòa thượng. Nhưng vừa bước vào sân Thanh Minh Thiền viện, bà liền bị Công an bắt. Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã năn nỉ công an để cho bà đứng lại nói chuyện với ngài, dù chỉ vài phút thôi. Nhưng Công an từ chối. Sau một cuộc thẩm vấn dài tại đồn công an, bà Jebsen bị trục xuất khỏi Việt Nam. Đây là cung cách chính quyền Cộng sản Việt Nam tiếp đón người ngoại quốc chỉ muốn tỏ lòng kính trọng đặc biệt với Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Chính quyền Hà Nội quyết cô lập Hòa thượng nơi thiền viện, không cho ngài nói lên sự thiếu tự do và dân chủ tại Việt Nam. Nhưng Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ không để cho chính quyền bịt miệng ngài. Hòa thượng tiếp tục đòi hỏi cho nhân quyền, mặc phải trả với bất cứ giá nào, như trước kia Hòa thượng đã thực hiện tại trại giam Ba Sao ở miền Bắc năm 1998. Nhà cầm quyền hứa trả tự do cho ngài nếu ngài chịu xin khoan hồng cho những “tội” đã phạm. Nhưng Hòa thượng khước từ. Thà tiếp tục bị cấm cố còn hơn là chấp nhận tội Hòa thượng chưa hề vi phạm. Nhưng cuối cùng họ cũng phải trả tự do cho Hòa thượng. Hòa thượng từng nói: “Họ có thể giam cầm thân xác tôi, nhưng không thể nào cấm cố thần trí tôi. Đối với tôi, trong hay ngoài nhà tù cũng thế thôi. Tôi rời nhà tù nhỏ để bườc vào nhà tù lớn. Tại Việt Nam toàn dân đều nằm trong nhà tù của chế độ.”
Hai tuần lễ trước đây, Sáng hội Rafto tổ chức 25 Năm kỷ niệm Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto. Nhiều vị Khôi nguyên Giải Rafto về thành phố Bergen ở Na Uy tham dự. Thế nhưng có một vị khôi nguyên xuất chúng vắng mặt. Một lần nữa, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ không được quyền xuất dương sang Na Uy gặp gỡ những khôi nguyên khác đoạt giải để cùng tán dương cuộc đấu tranh chung cho công bình, nhân phẩm và tự do.
Thay cho sự vắng mặt, Đại lão Hòa thượng Th1ch Quảng Độ gửi cho chúng tôi qua điện thoại lời chào mừng: “Ước chi tôi là chim để bay tới Na Uy tham dự kỷ niệm 25 Năm Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto. Đó là niềm ước mơ. Nhưng hôm nay tôi chưa thể thực hiện ước mơ này”.
Trên phương diện chính trị, Việt Nam ngày nay chẳng khác chi Tiệp Khắc vào thập niên 70, thời phong trào Đoàn kết và Hiến chương 77 ra đời. Cũng là thời Giáo sư Thorolf Rafto vận động cho các nhà ly khai sau bức màn sắc.
Giống như Tiệp Khắc 35 năm trước, đa số nhân dân Việt Nam ngày nay sợ hãi khi phải nói lên quan điểm của họ. Công an đàn áp một cách máy móc bất cứ đâu. Chỉ có những ai dũng cảm mới dám ăn nói. Đặc biệt khó khăn cho giới trẻ còn phải cưu mang gia đình. Nếu họ làm gì khiến công an nghi ngờ, họ sẽ bị theo dõi, hăm dọa, cô lập và sách nhiễu. Công an dùng mọi phương tiện để gây khó khăn cho những nhà họat động.
Tuy nhiên có những dấu hiệu phản đối công khai. Mùa hè năm nay Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cho chúng tôi biết rằng nhân dân Việt Nam hết sức bất bình về thái độ thân Trung quốc của chính quyền. Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp ước biên giới với Trung quốc, qua đó nhượng bộ rất nhiều đất và biển. Trung quốc còn yêu sách hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung quốc tràn ngập hàng hóa vào thị trường Việt Nam, gửi hàng nghìn công nhân khai thác Bô-xít ở Tây nguyên, tàn phá đất và nhà người dân tộc ít người.
Lo sợ trước sự phát triển này giới trẻ và sinh viên đã xuống đường biểu tình hàng tuần tại Saigon và Hà Nội. Hàng nghìn người tham gia các cuộc biểu tình này. Đây là lần đầu tiên nhân dân thuộc mọi thành phần chính trị và tôn giáo cùng chung biểu tình, và cũng là lần đầu tiên giới trẻ Việt Nam xuống đường. Đại Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ nói với chúng tôi ngài rất vui về sự kiện này.
Tôi rất hãnh diện cho người tranh đấu lỗi lạc cho dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, làm khôi nguyên giải Rafto. Ngài nhận giải Rafto cho sự dũng cảm của ngài và sự kiên trì qua bao nhiêu thập kỷ ôn hòa chống đối chế độ Cộng sản tại Việt Nam, ngài cũng là biểu tượng của phong trào dân chủ đang bùng lên trên toàn quốc.
Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto trao cho Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ không mấy được chính quyền Hà Nội tiếp nhận, gây nhiều cọ xát trong cuộc thương thảo giữa Na Uy và Việt Nam khi Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Na Uy thăm viếng Việt Nam năm năm trước đây.
Nhà cầm quyền Việt Nam tố cáo Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ có những hoạt động xúi giục sự chia rẽ. Thật không có chi sai bằng.
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, một sĩ phu lãnh đạo và là lực lượng kết hợp nơi quê hương ngài. Là một Tăng sĩ Phật giáo, học giả và nhà văn, Hòa thượng đem suốt đời mình phục vụ tận tụy cho công lý thăng tiến, cũng như tiếp nối truyền thống Phật giáo bất bạo động, khoan dung và từ bi. Thông qua các kiến nghị chính trị, Hòa thượng Thích Quảng Độ mời gọi Nhà cầm quyền tham gia cuộc đối thoại nhằm cải cách dân chủ đa nguyên, tự do tôn giáo, nhân quyền và hòa giải dân tộc. Đây là điều đã tạo nên sức mạnh và phương hướng cho phong trào dân chủ.
Thế nhưng, Hoà thượng phải trả một giá quá đắt. Vị Cao tăng lão niên 83 tuổi tiêu phí mất 29 năm tù đày chỉ vì đòi hỏi dân chủ và nhân quyền. Là vị Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị cấm đoán. Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ được quần chúng Phật tử Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ. Hòa thượng cũng được sự hậu thuẫn rộng rãi của các cộng đồng tôn giáo khác và những cựu đảng viên Cộng sản.
Việt Nam là nơi mà sự bất hòa và chia rẽ còn mãi mãi ăn sâu - chia rẽ giữa miền Bắc với miền Nam, chia rẽ giữa người cộng sản với người quốc gia, chia rẽ giữa tôn giáo với tôn giáo, giữa nhóm chính trị này với nhóm với chính trị kia, chia rẽ giữa các giai cấp xã hội, giữa các thế hệ. Hòa thượng Thích Quảng Độ đóng vai trò chủ yếu cho việc hòa hợp giới bất đồng chính kiến từ Bắc đến Nam Việt Nam.
Hòa thượng Thích Quảng Độ luôn nhấn mạnh rằng, dân chủ chỉ thực hiện được tại Việt Nam khi tất cả các thành phần dân tộc kết hợp thành khối, đem tất cả tài năng riêng biệt, khả năng chuyên môn, kiến thức và nhiệt tình kết liên nhau trong một phong trào đầy sinh lực.
Năm 2006 khi vinh danh Giải Rafto lần thứ 20 cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, chúng tôi đánh giá cao những khó khăn cực kỳ rộng lớn mà các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam đang đối diện, với quyết tâm đấu tranh ôn hòa nhằm thay thế chế độ độc đảng Cộng sản bằng một thể chế dân chủ, một nhà nước đa đảng xây dựng trên pháp quyền và tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Dù rằng Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, nhưng Nhà nước độc đảng vẫn bất bao dung với mọi phê bình. Truyền thông, các đảng chính trị, các tổ chức tôn giáo, và Công đoàn không được phép hiện hữu nếu không có sự phê chuẩn hay giám sát của nhà nước, hoặc bị xử lý khi chính quyền hay Đảng Cộng sản thấy đi ngược với chính sách của họ.
Tiến trình dân chủ hóa Việt Nam đang nằm trong tay nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng mọi dấu hiệu đoàn kết mang lại sự khuyến khích và sức mạnh cho các bạn. Là người đại biểu cho mạng lưới nhân quyền toàn cầu, tôi xin minh bạch một điều: Chúng tôi đấu tranh chống lại sự lãng quên của các quốc gia dân chủ của chúng tôi khi các quốc gia này chỉ lo thông đồng buôn bán với Việt Nam. Lẽ ra các chính phủ của chúng tôi phải bó buộc Việt Nam tôn trọng nhân dân họ trong khi hợp tác kinh tế và làm ăn được đưa vào chương trình nghị sự.
Cho phép tôi kết luận bài phát biểu của tôi với những lời của chính Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ: “Sẽ tới lúc nhà cầm quyền không thể bắt nhân dân im hơi lặng tiếng mãi được. Đó là lúc toàn dân đứng dậy như nước vỡ bờ. Cùng chung nhau 80 triệu dân Việt nói chung một tiếng nói yêu sách cho dận chủ và nhân quyền. Lúc đó nhà cầm quyền không còn thối thác trước các đòi hỏi của toàn dân, mà phải đói diện và giải quyết thực tại ấy. Đây là lúc tình hình Việt Nam bắt buộc phải thay đổi, và tiến trình dân chủ hóa sẽ ló ra”.
Việt Nam thật may mắn có một nhà lãnh đạo tôn giáo như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, người gợi hứng cho toàn dân trong công cuộc kiếm tìm công lý, tự do tôn giáo, nhân phẩm và dân chủ. Sáng hội Rafto tay trong tay với các bạn Việt Nam như chúng ta đang chia sẻ với Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tất cả viễn tượng dân chủ.
Xin cám ơn quý vị.
Arne Liljedahl Lynngård
(Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản tiếng Anh)
(Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản tiếng Anh)
Phát biểu của Nhà dân chủ Ai Cập, Sherif Mansour
Nhà hoạt động Dân chủ Ai Cập, Sherif Mansour |
2011-11-20 | Sherif Mansour |
Phát biểu của Nhà dân chủ Ai Cập, Sherif Mansour
Xin chào quý Liệt vị,
Tôi xin ngỏ lời cám ơn ông Võ Văn Ái và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) đứng ra tổ chức hôm nay và mời tôi đến phát biểu.
Tôi tên là Sherif Mansour, người Ai Cập hoạt động cho dân chủ và nhân quyền. Tôi từng cộng tác với nhiều xã hội dân sự Ai Cập kể cả Trung tâm Ibn Khaldun, là tổ chức tiên phong cho nhân quyền ở Trung Đông năm 1988. Tôi sáng lập tại Hoa Kỳ Hội những người Ai Cập nhằm Đổi thay, là cộng đồng Ai Cập ở nước ngoài vận động người Ai Cập hậu thuẫn cuộc Cách mạng Ai Cập. Hiện nay tôi cộng tác với tổ chức Freedom House, một tổ chức phi chính phủ hoạt động cho sự thăng tiến tự do trong thế giới, đồng thời tôi liên hệ chặt chẽ với giới trẻ Ai Cập, kể cả Nhóm Trẻ 6 tháng Tư và các nhóm khác hoạt động trên Facebook.
Tôi được mời nói về động lực của cuộc Cách mạng Ai Cập tại một hội trường mà tôi biết rằng quý vị đang quan tâm tới sự chuyển hóa trên quê hương quý vị. Quý vị thừa biết xứ sở mình phải hoàn hảo hơn, nhân dân quý vị ngưỡng vọng cho Tự do; và họ mong muốn hưởng các quyền của họ. Quan trọng hơn, đây chỉ là vấn đề thời gian để họ đạt được hai điều mong ước.
Quý vị mong muốn thành tựu cả hai điều, và điều gì tôi có thể đóng góp thêm cho quý vị, là một viễn tượng cần nhanh chóng đạt tới. Hiển nhiên không có những lời đáp đơn giản, không có những thực đơn dọn sẵn cho mọi quốc gia. Nhưng có những nguyên tắc quan trọng và những bài học từ lịch sử mà chúng ta có thể phác họa ra, quan trọng hơn như trường hợp Ai Cập cho thấy rằng MỌI quốc gia đều có thể trải nghiệm theo cách thay đổi như thế. Ai Cập đã được xem như quốc gia khổng lồ được “ổn định” ở Trung Đông, và có rất ít những chuyên gia tiên liệu sự cố xẩy ra hôm 25.1.2011.
Khi cuộc cách mạng ở Tunisia nổ ra vào tháng giêng 2011, những tên độc tài trong vùng đều nói rằng “Nước ta không là Tunisia”. Thế nhưng nhân dân Trung Đông không nghĩ như thế. Mặc dù khối nhân dân này bị xem như “văn hóa và tôn giáo” của họ miễn dịch với tự do theo đánh giá của các Chuyên gia Tây phương và trong khu vực, vì phần nào đó tôn giáo hay truyền thống lịch sử của họ “xung khắc” với dân chủ. Nhưng nhân dân trong vùng bất chấp lối nhìn khuôn mẫu ấy. Là con người ai cũng ngưỡng vọng tới tự do và mong ước các quyền cơ bản được bảo vệ. Không. Không hề có ngoại lệ.
Tôi cố gắng nói ngắn gọn 5 nguyên tắc hay bài học rút ra từ cuộc Cách mạnh Ai Cập mà tôi được phép nói trong 10 phút, và sau đó trong phần thảo luận tôi sẽ khai triển thêm.
Thứ nhất: “Hãy tập chú vào những điều mà bạn và phong trào của bạn có thể làm. Chứ đừng tập trung vào những gì kẻ áp bức có thể làm”. Nguyền rủa bóng tối quá dễ, nhưng điều cần thiết là thắp lên những ngọn nến. Chế độ có thể thổi tắt một hay nhiều ngọn nến. Nhưng nếu ánh sáng cứ bừng lên, mắt chúng sẽ bị lóa, tay chúng sẽ run rẫy. Bọn chúng có thể áp đảo nhân dân, nhưng chúng không thể ngăn cản mùa xuân. Đây đã là trở lực chính cho người Ai Cập vào ngày 25.1.2011. Rất nhiều người Ai Cập chỉ tập chú vào những chi Mubarak làm hay không làm để thăng tiến việc cải cách, nhưng lại chẳng tập trung vào những gì họ có thể kiểm soát hoặc bằng cách nào bó buộc Mubarak phải hợp tác.
Thứ hai: “Nhìn xa trông rộng và Chiến lược”. Trước khi một phong trào được khởi động, người lãnh đạo cần định nghĩa rõ ràng cách nhìn xa trông rộng của họ. Nói cách khác, là giải pháp nào trình bày cho quần chúng? Đó là kế hoạch quý vị vạch ra để xậy dựng chiến lược cho phong trào đạt tới tiêu đích. Quý vị cần phân định các điểm yếu và điểm mạnh. Quan trọng hơn cả là vạch ra thành tích quá khứ có thể đem tới thành công. Quý vị phải cho thấy quý vị là kẻ chiến thắng; để quần chúng tin tưởng và bước theo lệnh quý vị. Quý vị phải có sẵn bộ máy truyền thông tốt trong tay mình. Mạng xã hội luôn luôn là “điểm yếu của chế độ” mà qua đó các nhà hoạt động Ai Cập có thể chen vào để phát biểu hay tổ chức. Quý vị cũng có thể có những công cụ khác như tổ chức tôn giáo hay những mạng lưới xã hội khác.
Đồng thời quý vị hãy nhìn vào lịch sử để tìm ra những ví dụ thành công, dù nhỏ hay lớn, mà quý vị có thể sử dụng để xây dựng cho hiện tại. Nhìn vào truyền thống để tìm ra các yếu tố nổi dậy đầy thách thức hay hậu thuẫn cho sự thật, công lý và nhân phẩm. Xây dựng trên các sự kiện dủ nhỏ yếu đến đâu quý vị sẽ tạo ra niềm tin tưởng và tính chính thống cho quần chúng.
Trong trường hợp Ai Cập sự bạo tản của công an đã là vấn đề đưa tới sự tập hợp. Bất kể giai cấp, giới tính, tôn giáo, hay quan điểm chính trị, toàn thể nhân dân Ai Cập đều đã trải nghiệm cảnh công an áp bức tàn bạo suốt 30 năm qua. Đây đã là tiêu đích mà các nhà hành động sử dụng nâng cao tính đại chúng Ai Cập cho mục đích của họ. Và cũng là mối liên kết giữa những điều “dân chủ mang nghĩa gì trong trừu tượng” và làm sao thể hiện dân chủ trong đời thường người dân Ai Cập. Giống như thế, quý vị cần tìm ra địa điểm, người bản địa, và những mục tiêu vận động quần chúng. Chẳng ai khác làm thay quý vị việc này.
Một trong những dụng cụ hữu hiệu mà các nhà hành động Ai Cập sử dụng để vượt qua sự sợ hãi là tính châm biếm. Trong khu vực, người Ai Cập nổi tiếng hay châm biếm. Các nhà hoạt động sử dụng châm biếm chống lại chế độ. Ví dụ, trong cuộc nổi dậy năm 2011, các nhà hoạt động bất nhẫn trước sự lì lợm không muốn rút lui của Mubarak, họ đã nói “đi mau đi tay tôi mỏi lắm rồi” hoặc các nhà hoạt động dùng tên “Mubaraks” để chỉ rác rưởi họ thu lượm trên công trường Tahir.
Thứ ba: Trò chơi của con số. Một trong những lãnh tụ gợi hứng của chúng tôi là Bác sĩ Mohamed Elbaradei. Năm ngoái ông luôn luôn nhắc nhở chúng tôi rằng “Sức mạnh của các bạn nằm ở số lượng”. Chẳng có chế độ nào, dù tàn bạo đến đâu có thể bắt giam tù toàn thể nhân dân. Chúng cần có nhân dân tuân phục chúng hay ít nhất chấp nhận chúng để sống còn. Quyền lực cần được chia sẻ với 90 triệu người trong trường hợp Việt Nam.
Kinh nghiệm hoạt động của tôi ở trong và ngoài Ai Cập minh chứng rằng trở lực lớn nhất là sự sợ hãi và thái độ yếm thế trong khi đi vận động số đông tạo nên số lượng tối thiểu cần thiết. Sự sợ hãi làm cho quần chúng miễn cưỡng nói lên quan điểm của mình là điều khiến cho sự đàn áp hiện hữu và tồn tại. Thái độ yếm thế làm cho quần chúng không dám hành động để kết hợp sức mạnh. Nếu ta vượt qua hai trở lực này, chẳng có chế độ nào trong thế giới ngăn cản được chúng ta.
Giải độc sự sợ hãi là niềm Hy vọng . Nếu quý vị biết mơ ước và làm cho quần chúng ước mơ theo. Và nếu qúy vị có thể tạo ra giải pháp cho một thể chế mới hay nhóm lãnh đạo mới để quần chúng có thể tin vào mà thực hiện giấc họ mơ, thế là quý vị đã thành công đi nửa đoạn đường. Tôi còn nhớ một trong những khẩu hiệu gần đây trong cuộc cách mạng là “Hãy thực tế và tìm những điều bất khả”. Mơ ước không là lý tưởng. Mơ ước rất hiện thực, nếu chúng ta nhìn từ góc độ của kẻ đàn áp. Chính chúng là kẻ sợ hãi nhất, nên chúng bắt giam người, tra tấn người, hay bắt họ phải ly hương. Thực tế cho thấy một số giấc mơ đã chuyển hóa lịch sử. Trong hội trường này đang có những giấc mơ đó. Chỉ cần ta “tin vào” khả năng hiện thực, và tin chắc lịch sử nằm trong tay mình.
Điều chắc chắn là qúy vị sẽ mắc những sai lầm, sẽ phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Quý vị sẽ thất bại. Thế nhưng cũng có lý khi đặt ra câu hỏi sao quý vị lại không thành công nhỉ? “Ngày Ai Cập giận dữ” rơi vào hôm 25 tháng Giêng, ngày thứ nhất của sự phản kháng không còn là ngày thứ nhất nữa. Vì đã từng có “những Ngày Giận dữ” trước năm 2011. Trong thực tế, ngày 25.1.2010 kêu gọi biểu tình chỉ quy tụ không tới một trăm người xuống đường. Nhưng hãy nhìn những chi xẩy ra một năm sau.
Thứ tư, Bằng phương thức Bất bạo động. Chúng ta cần giữ tư thế ôn hòa. Chúng ta muốn kêu gọi quần chúng đến với chúng ta vì chúng ta có chính nghĩa. Chứ không vì chúng ta có súng đạn. Quần chúng theo chúng ta để làm đẹp hơn cho quê hương và cho tương lai con cháu chúng ta tươi sáng hơn. Chứ không vì chúng ta hờn giận hay bất mãn, dù lòng chúng ta có như thế. Chúng ta cần có sự dũng cảm và ý chí hy sinh cho mục tiêu. Nhưng chúng ta phải biết đánh giá các sự hy sinh ấy.
Khi tình hình Ai Cập đi vào ngõ bí, khi Mubarak không chịu từ chức, và khi quần chúng tỏ ra mệt mỏi chán chường, chính quyền liền sử dụng đủ thứ trò bịp để tố cáo những tác nhân ngoại quốc giật dây phong trào - một thứ âm mưu của những thế lực Iran / Mỹ / Do Thái / Palestine… Thế nhưng chính nhờ biết bao hy sinh của những người biểu tình, hơn 1000 người chết và hơn 10.000 người bị thương, mà nhân dân Ai Cập và giới trẻ xuống đường minh chứng tính chất Ai Cập chứ không do ngoại bang như nhà nước tuyên truyền. Chính nhờ phương thức bất bạo động nên quần chúng không còn tin vào sự tuyên truyền của nhà nước.
Thứ năm, Thống nhất và Liên kết. Dù quý vị có một phong trào mạnh mẽ, quý vị vẫn cần xây dựng các liên minh và liên kết trong và ngoài nước. Quý vị cần đẩy mạnh sự kết liên qua các giáo phái, các tập đoàn kinh tế xã hội, giới tính, tôn giáo, và nhóm dân tộc ít người. Sự khác biệt của những nhóm người này thường gây khó khăn trong sự tập họp, nhưng lại là sinh tử cho quý vị thành công. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là kẻ thù của bọn đàn áp chưa hẳn đã là bằng hữu của quý vị đâu. Chưa hẳn chúng hành xử hay hy sinh cho quý vị.
Mô thức liên minh chính yếu cần xây dựng với những nhóm ở trong và ngoài nước. Tôi biết rằng quý vị đang sống ở nước ngoài, điều khiến quý vị đánh giá cao vai trò quốc tế. Tôi cũng từng sống ở nước ngoài và thiết lập nhiều nhóm trong cộng đồng. Và tôi đang cộng tác với một tổ chức quốc tế vốn hậu thuẫn quý vị và chính nghĩa của quý vị. Nhưng xin đừng lầm lẫn, cộng đồng thế giới chỉ là nguồn trợ lực thứ hai cho quý vị và phong trào của quý vị. Chúng tôi chỉ có thể giúp khuếch âm tiếng nói của quý vị. Và trước hết chính quý vị phải làm cho mọi người chịu lắng nghe quý vị. Cần có tiếng nói trong nước kể cả những nhóm nhỏ ngoài lề, trước khi tiếng nói ấy được vọng tới Hoa Thịnh Đố hay Genève.
Điều trên đây không có nghĩa rằng chúng tôi, nhân dân tự do của thế giới hậu thuẫn cho Tự Do, chúng tôi vắng mặt khi quý vị cần đến chúng tôi. Quý vị hãy xem chúng tôi như bằng hữu, như liên minh. Quý vị sẽ mãi mãi nghe chúng tôi lên tiếng cho quý vị, biểu dương cho quý vị, và giúp đỡ quý vị trên con đường quý vị chọn lựa.
Năm năm qua tôi sống lưu vong ở Hoa Kỳ. Mấy năm ấy tôi hay nói với bạn bè Ai Cập ở nước ngoài rằng “Hẹn gặp năm sau ở Cairo”. Nhiều người nghi ngờ điều ấy. Nhưng quý vị thử đoán xem? Năm nay tôi đã trở về thủ đô Cairo ba lần, và tôi tin chắc rằng tôi sẽ gặp quý vị ở Saigon để cùng chào mừng với quý vị sự thắng trận đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày ấy, tôi tin chắc rằng Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ sẽ có đó để cùng với chúng ta ăn mừng. Tôi xin Hòa thượng hãy dũng cảm và kiên trì để tiếp tục gợi hứng cho chúng tôi. Chẳng ai quên sự hy sinh của Hòa thượng.
Xin hẹn gặp lại quý Liệt vị.
Sherif Mansour
(Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản tiếng Anh)
(Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản tiếng Anh)
Phát biểu của Bà Marietje Shaake, Dân biểu Quốc hội Châu Âu
Ms. Marietje Schaake, Dân biểu Quốc hội Châu Âu |
2011-11-20 | Marietje Shaake |
Phát biểu của Bà Marietje Shaake,Dân biểu Quốc hội Châu Âu
Xin chào quý Liệt vị,
Tôi tên là Marietje Shaake, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, người nước Hòa Lan. Tôi thật vô cùng áy náy không có mặt ngày hôm nay tại California, nhưng hy vọng rằng có thể tham gia cùng quý vị trong cuộc hội luận thông qua Video góp ý ngắn ngủi này.
Tại Quốc hội Châu Âu tôi tập trung hoạt động trên lĩnh vực Đối ngoại và Chương trình dạng số cho Quốc hội Châu Âu, đặc biệt là Nhân quyền và Internet Tự do.
Vài tháng trước đây tôi đã dồn hết tâm trí vào việc ứng phó với những sự thay đổi bất hủ mà chúng ta chứng kiến qua các quốc gia Tunisia, Ai Cập và Libya. Đương nhiên mối quan tâm của chúng tôi thật là cần thiết, đặc biệt đối với Syria, nơi nhân dân bị chính phủ tàn sát mỗi ngày.
Vai trò quan trọng của truyền thông xã hội trong việc tổ chức các cuộc phản kháng trên đường phố Ả Rập được ca tụng rộng rãi. Tất cả đã được giới trẻ trong các quốc gia này sử dụng Facebook, Twitter và điện thoại di động để liên lạc nhau, đoàn ngũ hóa và đẩy mạnh sự đổi thay.
Tuy nhiên, các chính phủ cũng rất rành trong việc sử dụng các kỹ thuật hiện đại để theo dõi và phát hiện các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động hay các thành viên đối lập. Kỹ thuật trở nên hữu hiệu như khí giới. Mấy tháng qua tôi có dịp nói chuyện với các nhà hoạt động đang phải đối diện với chính e-mails của họ, với các văn bản trao đổi, các cuộc điện đàm trong thời gian họ bị cấm cố. Nhiều người khác bị tra tấn bắt khai báo các mật mã.
Tiếc thay, chúng ta phải đương đầu với những chế độ đàn áp đang kềm chế hiện nay mà mục tiêu nhằm bịt miệng những tiếng nói muốn cất lên. Nhưng chúng ta rất quan tâm khi thấy các công ty Hoa Kỳ và Châu Âu cung cấp cho các chế độ độc tài này những dụng cụ để vi phạm các nhân quyền cơ bản. Không thể nào chúng ta chấp nhận sự kiện này.
Chúng tôi muốn nêu sự kiện có đoàn nhân viên người Ý ở Damascus xây dựng một trung tâm cho nhà độc tài al-Assad giúp kiểm soát 100% các mạng Internet. Như vậy người dân phản kháng Syrie có còn phương tiện đưa lên YouTube những băng hình về các tội ác nữa không?
Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng tại Quốc hội Châu Âu tôi cố gắng để đưa vào nghị trình sự Tự do Internet một cách toàn diện.
Mặt trận nhân quyền nay chuyển sang trực tuyến, Liên Âu cần làm nhiều hơn nữa để trở thành mạnh mẽ và đáng tin như cơ cấu bảo vệ các quyền trong việc đưa vào nghị trình một cách minh bạch và bạo gan.
Công dân trong toàn thế giới phải được truy cập không giới hạn vào mạng Internet hay các thông tin và kỹ thuật truyền thông.
Lưu lượng thông tin tự do và quan điểm là một trong những trụ cột của dân chủ. Trong liên hệ toàn cầu, mọi công dân phải được quyền đối thoại hay gợi hứng cho nhau về những cải tiến tình hình trong quốc gia họ.
Để thăng tiến nghị trình này, Liên Âu phải sử dụng sức mạnh kinh tế của mình nhắm tác động lên chính trị. Trong công tác ở Ủy ban Mậu dịch Quốc tế, tôi thường xuyên đặt trọng điểm vào các điều bó buộc cho nhân quyền khi ký kết các hiệp ước hợp tác giao thương. Mậu dịch với Liên Âu chỉ có thể thực hiện khi tôn trọng các tiêu chuẩn cơ bản cho nhân quyền. Đúng vậy, trên lĩnh vực này còn nhiều chuyện phải làm tại Liên hiệp Châu Âu.
Hôm nay chúng ta tôn vinh Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ, người là biểu tượng cho cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Sự cống hiến của ngài để thăng tiến việc bảo vệ Quyền Con Người là tấm gương gây hứng khởi cho thế hệ mới. Một thế hệ đang cần mở con đường mới trong việc sử dụng những công cụ mới trong một thế giới không ngừng đổi thay để giải quyết vừa là sự tồn tại vừa là những vấn nạn mới.
Sự liên hệ toàn cầu trong những vùng địa lý cách xa không còn là một trở ngại lớn, và đang mở ra nhiều cơ hội. Dù vậy điều này không có nghĩa là chúng ta quên đi những vấn nạn ở các xứ sở xa xôi nơi chúng ta cư ngụ.
Do đó, tôi xin bảo đảm với quý vị rằng Quốc hội Châu Âu sẽ đứng vững trên hai chân mình như người bảo vệ Nhân quyền toàn cầu cũng như tại Việt Nam.
Hãy để Đại hội hôm nay như một sự tụng ca những ai đã hiến cúng quá nhiều cho sự tồn tại của tha nhân. Một sự tụng ca đầy gợi hứng cho những ai còn kiên trì tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân phẩm.
Xin cám ơn quý Liệt vị.
Marietje Shaake
(Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản tiếng Anh)
(Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản tiếng Anh)
Đài Á châu Tự do tường thuật Đại hội GHPGVNTN kỳ IX tại California
2011-11-24 | Ỷ Lan | Đài Á châu Tự
Trong chương trình phát về Việt Nam hôm 24.11 vừa qua, Đài Á châu Tự Do đã có bài tường thuật về Đại hội GHPGVNTN kỷ IX tại chùa Điều Ngự, thaq2nh phố Westminster, tiểu bang Califorbia, Hoa Kỳ. Xin mời quý độc giả theo dõi bài tường thuật ấy sau đây:
Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2011-11-24
Vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) còn bị đàn áp nên không thể tổ chức trong nước, Giáo hội ủy nhiệm cho Văn phòng II Viện Hóa Đạo tổ chức Đại hội IX tại Hoa Kỳ.
Từ ngày 18 đến 20 tháng 11 vừa qua, 125 đơn vị Hải ngoại gồm 609 đại biểu trên toàn quốc Hoa Kỳ cùng với các đại biểu đến từ Canada, Úc châu, Âu châu, Ban Hướng dẫn Gia Đình Phật tử, Liên đoàn Cựu Huynh trưởng Gia Đình Phật tử, đã về tham dự Đại hội GHPGVNTN kỳ IX tại chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ. Hòa thượng Thích Viên Lý, vị tân Chủ tịch Giáo hội tại Hoa Kỳ là Trưởng ban Tổ chức Đại hội này.
Các Đạo từ của Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ thu âm từ trong nước gửi ra, Đạo từ của Đức Phó Tăng thống Thích Hộ Giác, Diễn văn Chào mừng Đại hội IX của Hòa thượng Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Viên Định, và Diễn văn khai mạc Đại hội của Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo mở đầu Đại hội hôm 18.11.
Năm đề tài thảo luận, đặc biệt là “Phật tử Việt Nam trước hiểm họa Trung Quốc xâm lấn biển, đảo”, và “Những nan đề của công cuộc hoằng pháp tại các vùng sâu vùng xa trong nước và tại hải ngoại” là hai đề tài trọng yếu làm sôi nổi và hứng khởi cho Đại hội IX.
Đặc biệt bản Hiến chương GHPGVNTH đã được tu chính lần thứ tư tại Đại hội, đồng thời công bố thành phần nhân sự mới của Hội đồng Giáo phẩm Trung ương gồm 36 vị, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ lên ngôi vị Đệ ngũ Tăng thống, Hòa thượng Thích Viên Định làm Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Hòa thượng Thích Chánh Lạc Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, và Hòa thượng Thích Viên Lý, Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2011 – 2015.
Đại hội ra Quyết Nghị 12 điểm, trọng tâm đặt vào sự phát triển giới Trẻ, thanh niên, sinh viên thông qua Đại học Hè Phật giáo và quan tâm đến đức dục là nền tảng cho mọi trí dục; đoàn ngũ hóa giới cư sĩ Phật giáo; soạn thảo cho hàng ngũ Xuất gia và Tại gia dự án cải tổ toàn diện nền giáo dục hầu nâng cao trình độ tu học và thích ứng với kỷ nguyên mới toàn cầu; vận động quốc tế kêu gọi sự hậu thuẫn của thế giới thực hiện Chương trình 8 điểm trong “Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN theo mô thức 4 điểm của Viện Hóa Đạo.
Đại hội kết thúc vào chiều chủ nhật 20.11 với lễ Suy tôn Đức `Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ và lễ Cầu nguyện cho Hòa bình thế giới, An ninh Đông nam Á, Vẹn toàn lãnh thổ lãnh hải Việt Nam trước một hội trường gồm có 150 chư Tăng Ni và gần 4000 Phật tử, đồng bào các giới, đại diện các đoàn thể, tôn giáo trong Cộng đồng tại thủ đô tị nạn Little Saigon.
Rất đông các vị quan khách ngoại quốc đến từ Ai Cập, ông Sherif Mansour, Vương quốc Na Uy, ông Arne Lynngard, Quốc hội Châu Âu, bà Marietje Schaake, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, bà Loretta Sanchez, và các Dân biểu, Nghị viên Alan Mansoor, Frank Fry, Tạ Đức Trí, Michael Võ, Lou Correa, Tim Suer, Jose Solora, v.v… đến tham dự và phát biểu sự hậu thuẫn Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ trong công trình vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam.
Mở đầu cuộc lễ là cuốn băng hình Thông điệp của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ thu băng từ Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon. Ngài nói:
“Thế giới ngày nay như ngôi nhà lửa vì nạn cuồng tín, bạo động và khủng bố có tính quốc tế. Làm sao dập tắt lửa? Không thể nào trông cậy vào kẻ đốt nhà đi chữa lửa. Chỉ có Con Người Ý thức mới làm được việc này, những người đã dập tắt ngọn lửa tham, sân, si trong lòng mình mới đem lại an lạc cho kẻ khác và thế giới. Cách đây gần ba nghìn năm, Đức Phật đã trao tặng nhân loại nguyên lý sống khoan dung và trí tuệ, để con người có thể thoát ly mọi hoàn cảnh khổ đau, vô minh và bất bình đẳng xã hội, bước lên chân trời Giải thoát, Giác ngộ.
Đây chính là hành trình thể hiện nguyên lý ấy của người theo đạo Phật Việt Nam suốt trên Hai Nghìn Năm qua. Hành trình ấy ghi đậm vào lịch sử Việt Nam. Một lịch sử Phật giáo đồng hành cùng chúng sinh để cứu khổ và giác ngộ. Một lịch sử Phật giáo đồng hành cùng dân tộc để bảo vệ chủ quyền và hoàn mãn văn hiến. Đấy là thể thống nhất của Đạo Phật Việt trong tinh thần Bất Nhị và tính Tương duyên Tương sinh.”
Người Phật tử Việt Nam đã biết thánh hóa cái chết bằng sự hóa thân vào Sự Sống để tôn trọng và bảo vệ Con Người, thăng hoa Con Người lên chân trời Trí Tuệ”.
Ngài đề cập đến chế độ ngày nay rằng:
“Tiếc thay một chế độ ngoại thuộc khác lại đến vào năm 1975, làm cho sự phát huy Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị ngưng trệ cho đến hôm nay. Chế độ này cản ngăn Giáo hội và chư Tăng Ni, Phật tử tham dự tái thiết Việt Nam sau ngày chiến tranh chấm dứt trên các lĩnh vực tâm linh, văn hóa, giáo dục, y tế, từ thiện xã hội, nhân quyền. Cùng với chính sách độc tài toàn trị của Đảng Cộng sản, hậu quả của sự ngăn cản này làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam phải sống trong đói nghèo, mất tự do và không sao phát triển. Việc thấy rõ qua bản Báo cáo năm nay của LHQ về sự Phát triển con người trong thế giới: sau 36 năm chấm dứt chiến tranh, Việt Nam vẫn còn đứng hàng thứ 128 trên 187 quốc gia!
Một việc khác không thể không nói là hiểm họa xâm lấn của Trung quốc trên đất và biển, đảo, đang làm xao động nhân tâm và lo lắng cho toàn thể nhân dân nước Việt mấy năm qua.”
Sau khi Cư sĩ Võ Văn Ái thay mặt Đại hội đọc Quyết Nghị 12 điểm của Đại hội IX, Dân biểu Loretta Sanchez lên phát biểu mở đầu bằng danh hiệu Phật A Di Đà:
“Nam Mô A Di Đà Phật! Như quý vị đã biết, tôi đã từng hân hạnh được diện kiến Hòa thượng Thích Quảng Độ, người hôm nay được suy tôn lên ngôi vị Tăng Thống Giáo hộ Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Hôm nay là một ngày vui tuyệt vời. Cho tôi ngỏ lời ca ngợi. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, không riêng cho Việt Nam, mà bất cứ đâu trên hoàn cầu cho quyền các dân tộc được tự do tín ngưỡng như họ mong muốn. Tự do tôn giáo là điều chúng ta mong cầu cho bất cứ ai trong thế giới.
Chúng ta còn phải đấu tranh cho tự do, tất cả mọi tự do, không riêng tại Hoa Kỳ mà còn cho Việt Nam. Như thế mỗi ngày, khi tôi tới làm việc tại Hoa Thịnh Đốn, tôi luôn tranh đấu cho những mục tiêu này.
Giờ đây tôi xin được nói với quý vị: Chúc mừng và ca ngợi ngày đẹp đẽ hôm nay!”
Tiếp đấy trong lời phát biểu của ông Arne Lynngard thuộc Sáng hội Rafto đến từ Na Uy có đoạn nói rằng:
“Tôi rất hãnh diện cho người tranh đấu lỗi lạc cho dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, làm khôi nguyên giải Rafto. Ngài nhận giải Rafto cho sự dũng cảm của ngài và sự kiên trì qua bao nhiêu thập kỷ ôn hòa chống đối chế độ Cộng sản tại Việt Nam, ngài cũng là biểu tượng của phong trào dân chủ đang bùng lên trên toàn quốc (...) Hòa thượng Thích Quảng Độ luôn nhấn mạnh rằng, dân chủ chỉ thực hiện được tại Việt Nam khi tất cả các thành phần dân tộc kết hợp thành khối, đem tất cả tài năng riêng biệt, khả năng chuyên môn, kiến thức và nhiệt tình kết liên nhau trong một phong trào đầy sinh lực.
Việt Nam thật may mắn có một nhà lãnh đạo tôn giáo như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, người gợi hứng cho toàn dân trong công cuộc kiếm tìm công lý, tự do tôn giáo, nhân phẩm và dân chủ. Sáng hội Rafto tay trong tay với các bạn Việt Nam như chúng ta đang chia sẻ với Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tất cả viễn tượng dân chủ.”
Trong bài phát biểu của ông Sherif Mansour, nhà đấu tranh cho dân chủ Ai Cập, nêu lên 5 điểm thành công của cuộc Cách Mạng Hoa Lài ở Trung Đông, mà ông nghĩ rằng sẽ giúp thêm kinh nghiệm cho các nhà dân chủ tại Việt Nam, rồi ông kết thúc:
“Sau khi cuộc Cách mạng đã thành công, tôi trở về Ai Cập ba lần trong năm nay, và tôi tin rằng tôi sẽ gặp các bạn rất sớm tại Saigon để cùng các bạn chào mừng chiến thắng chống lại Đảng Cộng sản. Ngày đó, tôi tin chắc rằng Đại lão Thích Quảng Độ sẽ cũng có đó để mừng vui chiến thắng. Xin gửi đến Hòa thượng lời cầu chúc dũng cảm, kiên trì và tiếp tục gợi hứng cho tất cả chúng ta. Không ai không chú tâm đến sự hy sinh của Hòa thượng”.
Bà Marietje Schaake, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, trong băng hình gửi tới nói đến công tác đối ngoại của bà trên lĩnh vực tự do Internet, và bà kết luận:
“Hôm nay chúng ta tôn vinh Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ, người là biểu tượng cho cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Sự cống hiến của ngài để thăng tiến việc bảo vệ Quyền Con Người là tấm gương gây hứng khởi cho thế hệ mới. Một thế hệ đang cần mở con đường mới trong việc sử dụng những công cụ mới trong một thế giới không ngừng đổi thay để giải quyết vừa là sự tồn tại vừa là những vấn nạn mới.
Do đó, tôi xin bảo đảm với quý vị rằng Quốc hội Châu Âu sẽ đứng vững trên hai chân mình như người bảo vệ Nhân quyền toàn cầu cũng như tại Việt Nam.
Hãy để Đại hội hôm nay như một sự tụng ca những ai đã hiến cúng quá nhiều cho sự tồn tại của tha nhân. Một sự tụng ca đầy gợi hứng cho những ai còn kiên trì tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân phẩm.”
Ỷ Lan Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Los Angeles.
Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2011-11-24
Vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) còn bị đàn áp nên không thể tổ chức trong nước, Giáo hội ủy nhiệm cho Văn phòng II Viện Hóa Đạo tổ chức Đại hội IX tại Hoa Kỳ.
Từ ngày 18 đến 20 tháng 11 vừa qua, 125 đơn vị Hải ngoại gồm 609 đại biểu trên toàn quốc Hoa Kỳ cùng với các đại biểu đến từ Canada, Úc châu, Âu châu, Ban Hướng dẫn Gia Đình Phật tử, Liên đoàn Cựu Huynh trưởng Gia Đình Phật tử, đã về tham dự Đại hội GHPGVNTN kỳ IX tại chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ. Hòa thượng Thích Viên Lý, vị tân Chủ tịch Giáo hội tại Hoa Kỳ là Trưởng ban Tổ chức Đại hội này.
Lễ Suy tôn và Cầu nguyện bế mạc Đại hội GHPGVNTN kỳ IX tại Chùa Điều Ngự, 20.11.11 – Photo IBIB |
Kêu gọi Dân chủ cho Việt Nam
Các Đạo từ của Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ thu âm từ trong nước gửi ra, Đạo từ của Đức Phó Tăng thống Thích Hộ Giác, Diễn văn Chào mừng Đại hội IX của Hòa thượng Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Viên Định, và Diễn văn khai mạc Đại hội của Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo mở đầu Đại hội hôm 18.11.
Năm đề tài thảo luận, đặc biệt là “Phật tử Việt Nam trước hiểm họa Trung Quốc xâm lấn biển, đảo”, và “Những nan đề của công cuộc hoằng pháp tại các vùng sâu vùng xa trong nước và tại hải ngoại” là hai đề tài trọng yếu làm sôi nổi và hứng khởi cho Đại hội IX.
Đặc biệt bản Hiến chương GHPGVNTH đã được tu chính lần thứ tư tại Đại hội, đồng thời công bố thành phần nhân sự mới của Hội đồng Giáo phẩm Trung ương gồm 36 vị, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ lên ngôi vị Đệ ngũ Tăng thống, Hòa thượng Thích Viên Định làm Tân Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Hòa thượng Thích Chánh Lạc Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, và Hòa thượng Thích Viên Lý, Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2011 – 2015.
Đại hội ra Quyết Nghị 12 điểm, trọng tâm đặt vào sự phát triển giới Trẻ, thanh niên, sinh viên thông qua Đại học Hè Phật giáo và quan tâm đến đức dục là nền tảng cho mọi trí dục; đoàn ngũ hóa giới cư sĩ Phật giáo; soạn thảo cho hàng ngũ Xuất gia và Tại gia dự án cải tổ toàn diện nền giáo dục hầu nâng cao trình độ tu học và thích ứng với kỷ nguyên mới toàn cầu; vận động quốc tế kêu gọi sự hậu thuẫn của thế giới thực hiện Chương trình 8 điểm trong “Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN theo mô thức 4 điểm của Viện Hóa Đạo.
Đại hội kết thúc vào chiều chủ nhật 20.11 với lễ Suy tôn Đức `Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ và lễ Cầu nguyện cho Hòa bình thế giới, An ninh Đông nam Á, Vẹn toàn lãnh thổ lãnh hải Việt Nam trước một hội trường gồm có 150 chư Tăng Ni và gần 4000 Phật tử, đồng bào các giới, đại diện các đoàn thể, tôn giáo trong Cộng đồng tại thủ đô tị nạn Little Saigon.
Rất đông các vị quan khách ngoại quốc đến từ Ai Cập, ông Sherif Mansour, Vương quốc Na Uy, ông Arne Lynngard, Quốc hội Châu Âu, bà Marietje Schaake, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, bà Loretta Sanchez, và các Dân biểu, Nghị viên Alan Mansoor, Frank Fry, Tạ Đức Trí, Michael Võ, Lou Correa, Tim Suer, Jose Solora, v.v… đến tham dự và phát biểu sự hậu thuẫn Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ trong công trình vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam.
Các Dân biểu Hoa Kỳ tại Đại hội GHPGVNTN kỳ IX tại Chùa Điều Ngự hôm 20/11/2011- Photo IBIB |
Mở đầu cuộc lễ là cuốn băng hình Thông điệp của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ thu băng từ Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon. Ngài nói:
“Thế giới ngày nay như ngôi nhà lửa vì nạn cuồng tín, bạo động và khủng bố có tính quốc tế. Làm sao dập tắt lửa? Không thể nào trông cậy vào kẻ đốt nhà đi chữa lửa. Chỉ có Con Người Ý thức mới làm được việc này, những người đã dập tắt ngọn lửa tham, sân, si trong lòng mình mới đem lại an lạc cho kẻ khác và thế giới. Cách đây gần ba nghìn năm, Đức Phật đã trao tặng nhân loại nguyên lý sống khoan dung và trí tuệ, để con người có thể thoát ly mọi hoàn cảnh khổ đau, vô minh và bất bình đẳng xã hội, bước lên chân trời Giải thoát, Giác ngộ.
Đây chính là hành trình thể hiện nguyên lý ấy của người theo đạo Phật Việt Nam suốt trên Hai Nghìn Năm qua. Hành trình ấy ghi đậm vào lịch sử Việt Nam. Một lịch sử Phật giáo đồng hành cùng chúng sinh để cứu khổ và giác ngộ. Một lịch sử Phật giáo đồng hành cùng dân tộc để bảo vệ chủ quyền và hoàn mãn văn hiến. Đấy là thể thống nhất của Đạo Phật Việt trong tinh thần Bất Nhị và tính Tương duyên Tương sinh.”
Người Phật tử Việt Nam đã biết thánh hóa cái chết bằng sự hóa thân vào Sự Sống để tôn trọng và bảo vệ Con Người, thăng hoa Con Người lên chân trời Trí Tuệ”.
Ngài đề cập đến chế độ ngày nay rằng:
“Tiếc thay một chế độ ngoại thuộc khác lại đến vào năm 1975, làm cho sự phát huy Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị ngưng trệ cho đến hôm nay. Chế độ này cản ngăn Giáo hội và chư Tăng Ni, Phật tử tham dự tái thiết Việt Nam sau ngày chiến tranh chấm dứt trên các lĩnh vực tâm linh, văn hóa, giáo dục, y tế, từ thiện xã hội, nhân quyền. Cùng với chính sách độc tài toàn trị của Đảng Cộng sản, hậu quả của sự ngăn cản này làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam phải sống trong đói nghèo, mất tự do và không sao phát triển. Việc thấy rõ qua bản Báo cáo năm nay của LHQ về sự Phát triển con người trong thế giới: sau 36 năm chấm dứt chiến tranh, Việt Nam vẫn còn đứng hàng thứ 128 trên 187 quốc gia!
Một việc khác không thể không nói là hiểm họa xâm lấn của Trung quốc trên đất và biển, đảo, đang làm xao động nhân tâm và lo lắng cho toàn thể nhân dân nước Việt mấy năm qua.”
Ca ngợi HT Thích Quảng Độ
Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ - Photo IBIB |
“Nam Mô A Di Đà Phật! Như quý vị đã biết, tôi đã từng hân hạnh được diện kiến Hòa thượng Thích Quảng Độ, người hôm nay được suy tôn lên ngôi vị Tăng Thống Giáo hộ Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Hôm nay là một ngày vui tuyệt vời. Cho tôi ngỏ lời ca ngợi. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, không riêng cho Việt Nam, mà bất cứ đâu trên hoàn cầu cho quyền các dân tộc được tự do tín ngưỡng như họ mong muốn. Tự do tôn giáo là điều chúng ta mong cầu cho bất cứ ai trong thế giới.
Chúng ta còn phải đấu tranh cho tự do, tất cả mọi tự do, không riêng tại Hoa Kỳ mà còn cho Việt Nam. Như thế mỗi ngày, khi tôi tới làm việc tại Hoa Thịnh Đốn, tôi luôn tranh đấu cho những mục tiêu này.
Giờ đây tôi xin được nói với quý vị: Chúc mừng và ca ngợi ngày đẹp đẽ hôm nay!”
Tiếp đấy trong lời phát biểu của ông Arne Lynngard thuộc Sáng hội Rafto đến từ Na Uy có đoạn nói rằng:
“Tôi rất hãnh diện cho người tranh đấu lỗi lạc cho dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, làm khôi nguyên giải Rafto. Ngài nhận giải Rafto cho sự dũng cảm của ngài và sự kiên trì qua bao nhiêu thập kỷ ôn hòa chống đối chế độ Cộng sản tại Việt Nam, ngài cũng là biểu tượng của phong trào dân chủ đang bùng lên trên toàn quốc (...) Hòa thượng Thích Quảng Độ luôn nhấn mạnh rằng, dân chủ chỉ thực hiện được tại Việt Nam khi tất cả các thành phần dân tộc kết hợp thành khối, đem tất cả tài năng riêng biệt, khả năng chuyên môn, kiến thức và nhiệt tình kết liên nhau trong một phong trào đầy sinh lực.
Việt Nam thật may mắn có một nhà lãnh đạo tôn giáo như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, người gợi hứng cho toàn dân trong công cuộc kiếm tìm công lý, tự do tôn giáo, nhân phẩm và dân chủ. Sáng hội Rafto tay trong tay với các bạn Việt Nam như chúng ta đang chia sẻ với Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tất cả viễn tượng dân chủ.”
Trong bài phát biểu của ông Sherif Mansour, nhà đấu tranh cho dân chủ Ai Cập, nêu lên 5 điểm thành công của cuộc Cách Mạng Hoa Lài ở Trung Đông, mà ông nghĩ rằng sẽ giúp thêm kinh nghiệm cho các nhà dân chủ tại Việt Nam, rồi ông kết thúc:
“Sau khi cuộc Cách mạng đã thành công, tôi trở về Ai Cập ba lần trong năm nay, và tôi tin rằng tôi sẽ gặp các bạn rất sớm tại Saigon để cùng các bạn chào mừng chiến thắng chống lại Đảng Cộng sản. Ngày đó, tôi tin chắc rằng Đại lão Thích Quảng Độ sẽ cũng có đó để mừng vui chiến thắng. Xin gửi đến Hòa thượng lời cầu chúc dũng cảm, kiên trì và tiếp tục gợi hứng cho tất cả chúng ta. Không ai không chú tâm đến sự hy sinh của Hòa thượng”.
Bà Marietje Schaake, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, trong băng hình gửi tới nói đến công tác đối ngoại của bà trên lĩnh vực tự do Internet, và bà kết luận:
“Hôm nay chúng ta tôn vinh Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ, người là biểu tượng cho cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Sự cống hiến của ngài để thăng tiến việc bảo vệ Quyền Con Người là tấm gương gây hứng khởi cho thế hệ mới. Một thế hệ đang cần mở con đường mới trong việc sử dụng những công cụ mới trong một thế giới không ngừng đổi thay để giải quyết vừa là sự tồn tại vừa là những vấn nạn mới.
Do đó, tôi xin bảo đảm với quý vị rằng Quốc hội Châu Âu sẽ đứng vững trên hai chân mình như người bảo vệ Nhân quyền toàn cầu cũng như tại Việt Nam.
Hãy để Đại hội hôm nay như một sự tụng ca những ai đã hiến cúng quá nhiều cho sự tồn tại của tha nhân. Một sự tụng ca đầy gợi hứng cho những ai còn kiên trì tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân phẩm.”
Ỷ Lan Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Los Angeles.
Loài Quỹ dử đã bắc đầu bò ra khỏi chuồng, xuất hiện công khai với bộ mặt thật nguyên hình, cùng với sức tàn phá dữ dội của nó, đã đến lúc tất cả đồng bào chúng ta, tay trong tay, liên kết để tự bảo vệ lấy mình, bảo vệ lấy ĐẠO . Mong ơn trên Đức Thế Tôn hộ trì bảo vệ tất cả chúng ta .
ReplyDeleteKính tri ân sự ủng hộ cũa quý Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Loretta Sanchez, ông Arne Lynngård, Sáng hội Rafto Na Uy, nhà tranh đấu cho Dân chủ Ai Cập Sherif Mansour, và bà Dân biểu Quốc hội Châu Âu Marietje Schaake Dân Chủ - Tự do cho Việt Nam , củng như lên tiếng mạnh mẻ ủng hộ giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất dưới sự lảnh đạo của Đức đệ ngũ tăng Thống Thích Quãng Độ
ReplyDeleteHãy là một bó đủa, đừng là những chiếc đủa rời rạc. Triệu triệu bó đủa gắn kết nhau, thì hỡi ơi ..... Bọn vô thần, tàn ác, tham lam, bán nước cầu vinh không còn đất sống, ngày đó đang tới gần .
ReplyDeleteĐây chính là Những Dấu Chỉ .... Điềm Báo Trước Cho Một Chủ Nghĩa Sắp Bị DIỆT VONG..., Vì Đã Dám Xúc Phạm, Bổ Báng Nơi Thiêng Liêng Thờ Tự , giam cầm, khủng bố, đàn áp Tăng Ni Giáo Hội PGVNTN ...Hãy Mau Thức Dậy ...Đừng Ngủ Mê Nữa Hỡi Những Con Người vô thần đảng ma quỷ Không Có Trái Tim... Phật giáo gióng hồi chuông qua lời Đại lão Hòa thượng Thích Quãng Độ thì ánh bình minh sẻ nở rộ trên Quê hương Việt Nam ngày không xa thì đồng nghĩa ngày tàn của bọn vô minh, vô thần gần kề .
ReplyDeleteChúng ta tự bảo vệ chinh đức tin của mình và tôn giáo mình . Đòng bào trong cả nước hãy đứng lên cùng một lúc đói Tự Do Dân Chủ và quyền lợi cho chính bản thân và gia đình mình . Thời cơ đã đến . Những tên lảnh đạo CSVN sẽ chui nhủi trốn tránh trong các ống cống giống như Gađdafi của Libya trong nay mai mà thôi .
ReplyDeleteTừ cái chết của nhà độc tài Muammar Gaddafi và hàng loạt những nhà độc tài khét tiếng trong lịch sử nhân loại trước đó như Thủ tướng Đức quốc xã Adolf Hitler, Thủ tướng Ý Benito Mussolini, nhà độc tài cộng sản Romania, Nicolae Ceausescu, Tổng thống Iraq Saddam Hussein …những bài học cũng đã được dư luận rút ra cho những nhà độc tài và những chế độ độc tài nói chung. Rằng mọi kẻ độc tài, mọi chế độ độc tài trước sau gì cũng sẽ bị lật đổ, tiêu diệt.
ReplyDeleteTự Do - Dân Chủ thiêng liêng, phải đổi lấy bằng máu và nước mắt mới có được. Từ bao năm qua tinh thần đấu tranh bất bạo động đã cho tập đoàn cộng sản nhiều cơ hội thay đổi nhưng chúng vẫn ngoan cố và ngày càng tỏ ra gian hiểm, bạo quyền, trong thì đàn áp thẳng tay Dân tộc, ngoài thì cuối đầu phục tùng TQ. Chúng ta còn chờ đợi gì nữa, hãy đứng lên đấu tranh lật đổ cộng sản, hãy tiêu diệt cộng sản! Cách Mạng Toàn Diện! Nếu ai giữ tinh thần bất bạo động thì hãy giữ tinh thần ấy liên tục xuống đường biểu tình yểm trợ cách mạng. Nếu ai có tinh thần bạo lực dấn thân quên mình hy sinh cho đại nghĩa thì hãy cùng nhau hành động!
ReplyDeleteƯớc gì trong đạo Phật của tôi, bất cứ Chùa nào cũng sẻ rời bỏ giáo hội quốc doanh mà trở về thống nhất với giáo hội '' MẸ TRUYỀN THỪA '' Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để hành đạo, hành đời , giải pháp nạn cho phật giáo nói riêng, nói chung giải ách nạn cộng sản cho đất nước .
ReplyDelete« Nếu chúng ta cùng nhau làm việc, thì sẽ không có sự thụt lùi trên con đường đi đến Dân chủ. Chính quyền cần phải có nhiều tiến bộ hơn nữa, nhưng chúng ta hy vọng sẽ đạt được điều đó nhanh nhất ngay khi có thể ».
ReplyDeleteBà Aung San Suu Kyi
Đừng đòi hỏi công lý nơi mà tập đoàn Mafia cầm đầu, nên nói với chúng bằng hậu Caddatfi tại Libia vừa qua.
ReplyDeleteCẦU MONG TOÀN THỂ NHỮNG NGƯỜI CÓ LƯƠNG TRI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI HÃY LÊN TIẾNG GIÚP DÂN ĐEN CHÚNG TÔI!!!
ReplyDeleteTui không chọn đảng CS lãnh đạo vì tui thấy đảng này lưu manh,độc ác, tham lam, ngu dốt, dối trá, hèn hạ, trâng tráo... Thế mà nó cứ bố láo, đòi độc quyền lãnh đạo tui.
ReplyDeleteĐả đảo đế quốc đại Hán. Đả đảo đảng cộng sản VN, bè lũ bán nước hại dân.
ReplyDelete90tr dân Việt trong nước,hơn 4tr dân Việt ở hải ngoại ...ko làm đc gì sao? Ngửa mặt lên trời cười 3 tiếng,cúi mặt xuống đất khóc 3 tiếng!!!! Phật Trời trên cao, có hiểu cho nỗi thống khổ của dân nước Việt?
ReplyDeleteCSVN độc tài tàn bạo còn tồn tại thì ngày đó người dân vẫn mất quyền làm người và vẫn bị áp bức bóc lột từ vật chất đến tinh thần. Cách duy nhất mà người dân giành lại quyền làm người của mình (có cả mình và gđình mình) là vùng lên lật đổ và triệt tiêu chế độ này.
ReplyDeleteBọn cs ngu xuẩn tham lam này đã lộ rõ bộ mặt khinh bỉ phỉ nhổ, làm tôi tớ cho Tàu . Ngày tàn chắc gần lắm rồi,hỡi các tồng chí mau gom góp vàng bạc chuồn sớm kẻo hối không kịp.
ReplyDeleteChúng ta cần chống lại cái ác bằng cái thiện. Chúng ta cần loan truyền sự thật và làm điều thiện để dối trá và cái ác không có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam. Một điều đơn giản mà người dân có thể làm được là đồng loạt hưởng ứng lời kêu gọi BIỂU TÌNH TẠI GIA của Đại lão Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quãng Độ , trước là để biểu lộ sự phản kháng của chính chúng ta đối với bạo quyền , sau là dùng thời gian BIỂU TÌNH TẠI GIa cầu nguyện cho quê hương Việt Nam sớm thoát ách nạn cs , củng như kết nối và loan truyền sự thật cho những người chung quanh, chia xẻ thông tin và tình yêu thương với bạn bè, người thân và những người bạn gặp gỡ trong xã hội .
ReplyDeleteDưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền CS VN, tình trạng hành sử bất lương vô luật vô pháp (theo luật rừng) của bọn CA, AN, dân phòng, quần chúng tự phát, ... đối với thường dân ngày càng trầm trọng. Ngay đến cả những kẻ mang danh đại biểu QH như nghị Phước cũng chả coi dân quyền hiến pháp ra gì. Luật trời- quan bức dân phản... Luật nhà nước VN- còn đảng còn mình. Để thoát cảnh kiến trong chảo nóng dân VN chỉ còn cách tạo ra và thực hành luật "nước tràn đê vỡ" mà thôi!
ReplyDeleteChừng nào CS còn cai trị VN thì Tự Do-Nhân Quyền chỉ là chuyện chú Cuội.
ReplyDelete