Thursday, November 17, 2011

Độc quyền cả chuyện sống chết của người bệnh - 147 cái chết vì tay chân miệng, trách nhiệm thuộc về ai?



Ngọc Quang (GDVN) - Tại sao Bộ Y tế không vào cuộc ngay lập tức để kiểm chứng biện pháp của TS.Khải? Nếu chỉ căn cứ trên những số liệu thống kê chưa đầy đủ thì tới lúc này cả nước cũng đã có hơn 87 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (TCM) và 147 trường hợp tử vong mà nguyên nhân xuất phát từ bệnh này.
Lời hứa xin đi tù, nếu…
Vào ngày 27/10, Báo GDVN đã đăng bài “Tôi xin đi tù nếu không chữa được bệnh chân tay miệng” nêu sự việc TS.Nguyễn Văn Khải công bố trên internet sử dụng Anolyt có thể phòng và điều trị cho trẻ bị TCM. Và kể từ khi TS.Khải công bố thông tin này, mỗi ngày đều có vài chục cuộc điện thoại gọi cho ông nhờ chỉ chỗ xin Anolyt và cách sử dụng.

Đã có hàng trăm người trong số đó xác nhận khỏi bệnh, dù nói gì đi chăng nữa thì sự thật vẫn là sự thật, cho dù có bác sĩ nói rằng bệnh này đa số tự khỏi đi chăng nữa thì những người đã áp dụng phương pháp trên cho con cái của mình vẫn thầm cảm ơn TS.Khải, vì nhờ ông mà họ biết thêm một phương thức cứu chữa. Sau này, họ có thể chủ động sử dụng Anolyt để phòng bệnh TCM cho những đứa con của mình.

Sau nhiều lần tiếp xúc với PV, TS.Khải trước sau vẫn bảo lưu quan điểm tự nguyện xin đi tù nếu không chữa được bệnh TCM. “Tôi rất mừng vì các cháu đã thoát bệnh. Tôi gần 70 tuổi rồi, không nói đùa với tính mạng con người được, đó là thế hệ tương lai của đất nước, là đồng bào của tôi… chỉ có những kẻ lòng dạ xấu xa thì mới nói những điều xằng bậy.

TS Khải: Nếu trẻ không bị ngứa thì sẽ không gãi, không dẫn tới lở loét

Biết bao nhiêu người dân nhờ tôi hướng dẫn, có nhiều người tới tận nhà tôi còn cho nước Anolyt không lấy tiền, không một ai trong số đó lại không khỏi, không một ai trong số đó nói xấu gì tôi. Tôi được biết vào tháng 8, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu ngăn chặn không để dịch TCM lây lan. Tôi là một công dân của đất nước và có thấy mình có trách nhiệm nói ra sự thật, đó là tác dụng của Anolyt”.

Mang theo lời thề ấy, TS.Khải đã tự liên hệ làm việc một ngày tại BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận và tạo ra “điều thần kỳ” – theo nhận xét của các bà mẹ có con đang điều trị bệnh TCM ở đây. Ngay cả Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, các nhân viên của bệnh viện và các phóng viên chứng kiến quá trình này cũng đã công nhận hiệu quả tích cực ban đầu mà TS.Khải áp dụng.

Tuy nhiên, vấn đề lên tới đỉnh điểm khi TS.Khải bị “đuổi khéo” khỏi BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Hàng nghìn bạn đọc phẫn nộ phản hồi về tòa soạn, trong đó hàng trăm ý kiến nêu cùng suy nghĩ: Tại sao Bộ Y tế không vào cuộc kiểm chứng biện pháp của TS.Khải? Vì sao trong lúc dịch TCM hoành hành khắp cả nước, có một người sẵn sàng “ngồi tù”, đánh đổi cả danh dự của mình để cứu những đứa trẻ, mà các chuyên gia y tế vẫn “im lặng”? Tại sao một ông Tiến sĩ gần 70 tuổi dám nói sẵn sàng ngồi tù mà không một lãnh đạo nào của Bộ Y tế lên tiếng, họ đang né tránh hay đùn đẩy trách nhiệm?

Lạ lùng cách ứng xử của Bộ Y tế

TS.Khải không phải là một quan chức của ngành y tế, cũng không phải bác sĩ, không bị ràng buộc bởi “Lời thề Hyppocrates” (lời thề khi tốt nghiệp của các thầy thuốc trước các vị thần), nhưng ông đã dám thề và đã khiến hàng triệu độc giả quan tâm. Biện pháp mà ông áp dụng cho những đứa trẻ bị TCM đã thành công bước đầu không khỏi khiến dư luận đặt ra những dấu hỏi lớn về lời hứa và trách nhiệm của lãnh đạo của Bộ Y tế cho tới lãnh đạo các Sở Y tế địa phương.

Trong buổi họp về phòng chống dịch chiều 25/10 vừa qua, Bộ trưởng Tiến cho hay: "Một số nước trong khu vực số ca mắc TCM, số tử vong cũng tăng vọt nhưng đã có nước nào công bố dịch đâu mà chúng ta công bố”.

Nói vậy thì có khác nào sức khỏe của những đứa trẻ ở Việt Nam lại phải phụ thuộc vào thông tin dịch bệnh và con số tử vong ở nước khác?

Cũng tại buổi họp báo này, Bà Tiến cho hay: “TCM là bệnh vẫn lưu hành hàng năm, chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, lây truyền qua bàn tay bẩn nên chúng ta có thể kiểm soát được… Tôi khẳng định là có dịch TCM nhưng xét theo luật hay thực tế thì không ai công bố. Và cũng không có chuyện địa phương giấu vì bệnh thành tích. Ta vẫn có thể khống chế được vì bệnh lây qua đường tay bẩn. Nói thế nhưng chúng ta không được lơ là trước tính mạng của trẻ”.

Đọc những thông tin này, dư luận đã yên tâm hơn phần nào. Vậy mà chỉ chưa tới một tháng sau tuyên bố đanh thép đó, đã có thêm gần 7 nghìn trường hợp nữa mắc TCM và cũng chết thêm 6 người.

Bộ trưởng Tiến còn nói rằng: “Các nước xung quanh cũng có dịch TCM với tỷ lệ tử vong cao 10 -30% nhưng không ai công bố…”. Vậy phải chăng, với hơn 87 nghìn trường hợp đã mắc bệnh ở nước ta, nếu có chết từ 8 - 26 nghìn người thì cũng không cần công bố dịch (tương đương với 10-30%), thưa Bộ trưởng?

Số ca mắc TCM tăng đột biến trong thời gian gần đây

Có lẽ, không ai nghi ngờ cái tâm của Bộ Y tế với sức khỏe của người dân, nhưng dù thế nào đi chẳng nữa thì chúng ta vẫn có quyền đặt câu hỏi: Bộ Y tế đã áp dụng những biện pháp phòng chống dịch thế nào mà chỉ sau hơn 2 tháng (kể từ khi có công điện của Thủ tướng Chính phủ), số ca mắc TCM đã tăng hơn gấp đôi, từ hơn 33 nghìn lên tới 78 nghìn? Cho tới giờ đã có hơn 87 nghìn người mắc TCM khiến người ta không thể không đặt tiếp một dấu hỏi nữa: Phải chăng, Bộ Y tế đang gặp vấn đề với việc phòng chống dịch TCM? Do năng lực yếu kém hay do công tác triển khai ở các tuyến chưa tốt?

Dù là gì đi chăng nữa, thì xét một cách công bằng, Bộ Y tế không thể phủ nhận rằng, để dịch bệnh lây lan tới mức này họ cũng có một phần trách nhiệm. Còn trách nhiệm đó tới đâu thì tự những các lãnh đạo của Bộ này có lẽ cũng đã biết và nhân dân cũng biết, cũng đã đánh giá bằng chính những phản hồi của họ rồi.

Chúng ta không đổ lỗi

Tuy nhiên, người viết bài này đánh giá một cách khách quan rằng, nếu chúng ta cứ đổi lỗi hoàn toàn cho Bộ Y tế thì cũng không đúng. Là cơ quan cao nhất trong ngành y của đất nước, chắc chắn rằng các lãnh đạo của Bộ hay những chuyên gia giỏi nhất cũng rất đau đầu với dịch TCM, chỉ có điều họ chưa thể làm được gì tốt hơn mà thôi.

Vấn đề chúng ta thấy là số người mắc bệnh và bị tử vong năm nay đã nhiều hơn năm ngoái, vẫn còn hơn 1 tháng nữa mới kết thúc năm 2011, và không một ai dám khẳng định sẽ không có thêm trường hợp nào tử vong. Dư luận có quyền đặt câu hỏi: Tới lúc này chưa có một biện pháp nào thực sự hữu hiệu để ngăn chặn bệnh TCM, vậy năm 2012 sẽ còn bao nhiêu trường hợp mắc bệnh, và bao nhiêu đứa trẻ tử vong?

Một đứa bé bị mất tích tại BV Phụ sản Trung ương thì cả nước dõi theo, nhưng 147 đứa trẻ đã chết vì TCM thì cũng cần hỏi rằng: Trách nhiệm ấy thuộc về ai? Chẳng lẽ chúng ta nghiễm nhiên cho rằng cứ có dịch TCM thì sẽ nhiều trẻ em bị chết? Và chúng ta cho rằng năm nay mới có 147 sinh linh tử vong vì căn bệnh "tay bẩn" là một thành công?

Có lẽ vì cách giải thích lằng nhằng và thiếu thuyết phục của những người có trách nhiệm, nên mặc dù Bộ Y tế đã công bố là giao cho Viện Pasteur Nha Trang nghiên cứu đánh giá phương pháp sử dụng Anolyt với bệnh nhân bị TCM, TS.Khải tỏ ra không tin tưởng:

“Tôi chờ đợi, máy điện thoại luôn bật, nhưng không một ai có trách nhiệm ở Bộ Y tế gọi điện cho tôi cả. Tôi không tin tưởng họ sẽ cho ra một kết quả giống như nghiên cứu của tôi. Cũng là một bát phở, có chỗ nấu ngon, có chỗ nấu dở, thậm chí dở đến nỗi ăn vào là tiêu chảy ngay. Người ta nhầm tưởng cứ cho muối và nước vào máy là tạo ra Anolyt, nhưng cho bao nhiêu, cho như thế nào thì họ tự làm mà không hề hỏi tôi, đó là điều khiến tôi cảm thấy không tin tưởng đánh giá của họ. Tôi không hiểu vì sao họ không gọi cho tôi, có lẽ họ đã biết tác dụng của Anolyt rồi chăng?”.



Goccomay - Cổ nhân nói "cứu một người phúc đẳng hà sa". Vậy mà trong lúc Bộ Y tế chưa tìm ra được phương pháp hữu hiệu dập tắt được một dịch bệnh có cái tên (mới) "tay-chân-miệng" (TCM) đang lây lan trong phạm vi cả nước, lại cản trở một nhà khoa học (không trong ngành Y tế) đang tận tình cứu chữa người bệnh ở Ninh Thuận, thật không thể hiểu nổi.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn đèn tiết kiệm năng lượng và dung dịch hoạt hóa, điện hóa Hà Nội thuộc Viện Khoa học Việt Nam người từng được biết nhiều do ông có phương pháp chữa bệnh TCM hiệu quả bằng dung dịch hoạt hóa điện hóa Anolyte và Catolyte, hay còn gọi là nước Ozone, muối sạch có nồng độ tinh khiết trên 99,7% để tắm rửa, bôi ngoài da và cho các cháu xúc miệng có thể diệt được vi rút gây bệnh. Như lời TS Khải mô tả khi ông tới tham gia điều trị bệnh nhân nhi tại bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận như sau: "Bắt đầu làm từ lúc 14: 05 phút. Đến 14 giờ 22 phút thì tất cả các cháu đều không gãi. Tổng số hôm đó là 40 lít nước, mỗi cháu dùng nửa lít. Chỉ trong một phút các cháu không khóc, không gãi và bắt đầu ăn được tức là tôi đã triệt được khuẩn triệt được vi rút." (1).

Mặc dù vậy chỉ sau một cú điện thoại từ Bộ Y tế, TS Khải đã bị truất quyền được cứu người. Như lời ông nói với RFA sau đây: "Đồng chí Hòa, phó chủ tịch thường trực, đồng chí Võ Đại Phó chủ tịch là người cùng tôi đi kiểm tra các cháu trước và sau khi chữa nhưng Bộ y tế gọi điện thoại vào, ai thì tôi không biết nhưng giám đốc Sở Y tế Ninh Thuận gọi cho tôi đề nghị tôi phải ngưng ngay, tức là tôi chỉ được cứu các cháu từ 14:02 phút cho đến 23:59 phút sau đó tôi về ngủ. Sáng dậy người ta báo tôi phải ngưng. Rất tiếc rằng tôi không làm trọn 3 ngày vì ở Hà Nội và trên toàn lãnh thổ Việt Nam chưa có cháu nào tôi chữa quá 5 ngày." (1)

Bé trai 9 tháng tuổi đang nằm bệnh viện Bình Dương vì bệnh tay chân miệng hôm 24/8/2011 - AFP photo

Trên báo Giáo dục Việt Nam (GDVN), độc giả Nguyễn Quyết (Phú Thọ) nhận định: "Đối tượng mà ngành Y tế tác động đến là con người nên không thể thờ ơ, vô trách nhiệm với dân được. Bệnh chân tay miệng là một dịch bệnh đang hoành hành với hàng trăm nghìn ca bệnh trên cả nước rồi cũng có đến hàng trăm bệnh nhân tử vong, nên việc TS Khải dùng một phương pháp chữa khỏi được bệnh mà Bộ Y tế thấy còn nghi ngờ thì nên có hành động cụ thể nào đó theo đúng chức trách, nhiệm vụ của mình để thông báo cho người dân biết, chứ không nên im lặng nột cách khó hiểu như vậy". (2)

Là người đã có thời gian từng cộng tác làm việc với ngành y tế, tôi thấy đến những vĩ nhân của nhân loại như bác sỹ Alexandre Yersin, dưới con mắt của những người thầy thuốc "vừa hồng vừa chuyên", họ cũng chẳng coi ra gì, huống chi một ông già Ozon từng bị Đài Truyền hình Hà Nội (HTV) đưa ảnh (ảnh dưới) lên bôi nhọ, vu cáo khi tham gia đi biểu tình yêu nước chống tụi "bạn vàng" tới cướp biển đảo của Việt Nam.


Ông già Ozon (giữa) hai bên là GS Huệ Chi (trái) và NV Nguyên Ngọc (phải)

Năm 1985, tôi (đạo diễn kiêm quay phim) cùng Lại Văn Sinh (biên kịch) và Phạm Tiến Khang (chủ nhiệm) bay vào TP Hồ Chí Minh làm bộ phim "Bệnh Dịch Hạch". Theo sự bật mí của bác sỹ Phạm Xuân Long - Viện Pasteur TP HCM, nếu tranh thủ được sự ủng hộ của hai giáo sư đầu ngành về dịch tễ là Hoàng Thuỷ Nguyên và Đặng Đức Trạch (đang tham dự Hội nghị tổng kết ở Viện Pasteur TP HCM) thì công việc sẽ được thuận buồn xuôi gió. Trước giờ khai mạc, tại tiền sảnh có buổi trà đàm, khi ông Lê Diên Hồng (Vụ Vệ sinh Phòng dịch) đưa vấn đề giúp đỡ việc làm phim ra bàn, giáo sư Đặng Đức Trạch không những không ủng hộ việc làm của chúng tôi, còn cho rằng không nên đề cao Yersin, vì đó là người theo chân Thực dân Pháp tới cướp nước ta... Sau đó ông Trạch đem chuyện bóng đá ra bàn để đánh lảng đề tài mà TS Lê Diên Hồng đang đề cập. Rồi có những ý kiến bên ngành y tế chỉ đạo không nên đề cao bác sỹ Yersin, cho dù ông chính là người có công tìm ra vi khuẩn Dịch hạch vào năm 1894, cứu cả loài người khỏi thảm hoạ dịch hạch. Trong những ngày đi tìm tài liệu về người đầu tiên tìm ra trực khuẩn dịch hạch, tôi đã gặp nhiều nhân chứng ở Nha Trang và Đà Lạt. Được nghe những câu chuyện cảm động về "Ông Năm" (tên thân mật người dân đặt cho Yersin). Ông đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho khoa học. Cho mảnh đất Nha Trang (xóm Cồn, Suối Dầu, Đà Lạt) của Việt Nam ta nói riêng và với nhân loại nói chung. Tìm đâu ra một người gắn bó cả lúc sống cũng như lúc chết như bác sỹ Yersin? Ông sinh ra ở vùng Aubonne, bang Vaud, Thụy Sĩ, trong một gia đình có nguồn gốc từ Pháp. Từng làm bác sỹ trong Hạm đội Hải Quân Pháp chu du khắp thế giới. Khi tới Nha Trang, ông tự nguyện gắn bó với mảnh đất này. Để làm khoa học và sống độc thân cho đến cuối đời. Mộ của ông hiện còn ở Suối Dầu, như di chúc của ông. Trên mộ ông không lúc nào ngớt hương hoa trắng, như tấm lòng trắng trong của ông với bà con lao động nghèo khổ ở xứ sở này. Thế mà có người vẫn còn đem lòng ganh ghét tỵ hiềm với ông thì qủa là khôi hài.


Alexandre Yersin 1863 - 1943

Câu chuyện qua đã lâu, bộ phim tài liệu khoa học "Bệnh Dịch Hạch" của tôi cũng đã giành được Bông sen bạc ở Liên hoan phim quốc gia lần thứ 8, tháng 3 năm 1988 (3). Nhưng những thành kiến với Yersin như lời của ông GS danh tiếng Đặng Đức Trạch thì tôi không bao giờ quên được.

Trở lại chuyện ông già Ozon - tiến sỹ Nguyễn Văn Khải mang cả tài và tâm ra cứu người bệnh, mặc dù ông không phải là bác sỹ (thầy thuốc), khiến tôi vô cùng cảm phục. Ông không hề có lỗi khi cứu người (bệnh) một cách bất vụ lợi như vậy. Có thể ngoài chuyện ông đi biểu tình chống Trung Quốc gây hấn ở biển Đông trái với ý đảng, việc dùng hiểu biết của một nhà khoa học để cứu người bệnh của ông cũng có thể đã làm ảnh hưởng tới miếng ăn miếng uống của những vị "lương y thích phong bì"? Nếu không phải vậy thì tại sao lại có cú điện thoại của ai đó (chắc phải là cấp cao) ở Bộ Y tế?

Hiện tại người có trách nhiệm cao nhất phụ trách mảng phòng dịch là Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn? Nếu đúng là nhà ông Huấn này gọi điện từ Hà Nội vào Ninh Thuận (?). Thì thật không thể tưởng tượng nổi. Bởi lúc tôi làm phim Bệnh dịch hạch, Huấn mới chỉ là một bác sỹ mới ra trường làm chân long tong trà nước tiếp khách ở Vụ Vệ Sinh Phòng dịch do ông Lê Diên Hồng là Vụ trưởng. Tôi thấy anh ta rất hiền lành và có phần nhút nhát nữa. Theo chân quan thầy Hồng, Huấn lên như diều gặp gió. Từ chân thư ký cho Vụ trưởng, nhoằng cái lên Vụ Trưởng... rồi lên Thứ trưởng Bộ Y tế lúc nào không hay. Gớm thật. Tôi cũng mừng cho anh ta. Lại Văn Sinh, một thời đi quay (chuyên đeo ác qui giúp tôi như người phụ quay thực thụ), leo lên tới Cục trưởng tôi đã phục lăn. Nhưng so với Trịnh Quân Huấn, Sinh còn xách dép.

Sở dĩ tôi chú ý tới ông Thứ trưởng Huấn này, bởi vì chính ông ta là người chịu trách nhiệm cao nhất về dịch TCM chứ không ai khác, khi từ tháng 8 (2011), đã có tới 32.500 ca, tử vong 81 ca tăng gấp nhiều lần so với các năm trước. Mà ông GSTS - Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn vẫn lập luận như: "Hiện tại công bố dịch toàn quốc vẫn phải theo đúng quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và quy định của Thủ tướng Chính phủ" (4). Thật không thể tưởng tượng được. Là Thứ trưởng với học hàm học vị giáo sư tiến sỹ, cho dù có người chê "dỏm" (5), nhưng với cương vị người đứng đầu ngành dịch tễ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, ông Huấn không thể thụ động trước sinh mạng của hàng ngàn người bệnh như thế được.


Vậy điều gì đã níu chân những người có trách nhiệm cao nhất của ngành y tế cố tình không chịu công bố bệnh dịch này? Ta hãy nghe ý kiến của bà Bộ trưởng Trịnh Kim Tiến, khi bà khẳng định ở Việt Nam đang có dịch tay chân miệng, nhưng cho rằng: “Chỉ một vài nghìn ca rải rác trong cả nước thì làm sao công bố dịch được. Nếu như cúm A/H1N1, cúm thường mà công luận chưa yêu cầu công bố chúng tôi đã kiểm tra rồi. Bây giờ mà công bố dịch tay chân miệng thì suốt ngày đi kiểm tra phân, kiểm tra máu của hành khách đến Việt Nam thì sao mà làm được. Lý thuyết về công bố dịch là như vậy” (6).

Lời khẳng định của bà tân Bộ trưởng trên thật khó thuyết phục dư luận. Bởi "tại thời Thủ tướng Chính phủ có công điện, các con số tổng kết trên cả nước đã có gần 33 nghìn trường hợp mắc TCM tại 52 địa phương, trong đó đã có 81 trường hợp tử vong tại 17 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, tới ngày 25/10 (tức là chỉ sau 2 tháng khi có công điện của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Y tế đã tổ chức họp báo về bệnh TCM và theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ /Pasteur tích lũy từ đầu năm 2011 đến nay đã lên đến 77.895 nghìn trường hợp ở 63 tỉnh, thành phố (như vậy là số ca mắc bệnh tăng hơn gấp 2 lần, trong đó 137 ca tử vong. Riêng tuần qua ghi nhận thêm 2.900 ca mắc TCM mới, tăng 400 ca" (6).


Chỉ sau 2 tháng số ca nhiễm TCM đã tăng hơn gấp 2 lần - Nguồn: //giaoduc.net.vn/

Trong bài "Tiến sĩ xin đi tù..." gửi lời nhắn đến Bộ trưởng Y tế của tác giả Ngọc Quang (báo GDVN) dẫn lời của TS Khải như sau: "Qua những người quen mà tôi biết, họ cho con đi viện chữa bệnh tốn rất nhiều tiền, người 5 triệu, người 10 triệu, thậm chí nhiều hơn nữa, nhưng nếu dùng Anolyt thì chỉ hết vài chục nghìn đồng" (6) . Điều này chính là mấu chốt của chuyện làm khó TS Khải như sự vụ ở Ninh Thuận trong phần thượng dẫn chăng? Cho dù ông già Ozon có thành thật trải hết nỗi lòng của mình: “Tôi khẳng định một lần nữa là hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những thông tin đã công bố. Tôi làm khoa học mấy chục năm nay, mà đã làm khoa học thì phải rất cẩn thận, chứ không công bố để lấy cái danh, năm nay tôi gần 70 tuổi rồi thì cần danh lợi làm gì nữa” (6).

Từ thực tiễn trên cho thấy một điều hiển nhiên rằng, dù yêu nước hay yêu người (bệnh) đến mức nào cũng không thể bày tỏ một cách qúa tự nhiên và vô tư được. Tất cả phải đúng (định) hướng, đúng phép. Tiếc thay ông già Ozon - TS Nguyễn Văn Khải, thời gian qua đã vi phạm cả 2 trọng "tội" tầy đình này. Vì sự độc quyền về yêu nước và cả sự sống chết của con người (bệnh) đã không còn như cái thời của mẹ Suốt, "mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai" (7) nữa rồi...

Gocomay
http://vn.360plus.yahoo.com/vanph_vanpham/article?mid=8991
_____

(1) Lời TS Nguyễn Văn Khải - http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-ozon-old-man-anoly-soluti-11152011115207.html

(2) "Tôi phải kêu to lên: Bộ Y tế ở đâu rồi nhỉ?" - http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Toi-phai-keu-to-len-Bo-Y-te-o-dau-roi-nhi/72561.gd

(3) Theo cố đạo diễn Ngọc Quỳnh, thành viên trong BGK, phim này đúng ra đoạt giải Bông Sen vàng, nhưng ông Bùi Đình Hạc (lúc đó là chủ tịch giám khảo phim Tài liệu) vì động cơ cá nhân đã thay đổi kết quả vào phút chót, hạ phim xuống giải Bông sen bạc...

(4) Bộ trưởng nói công bố, Thứ trưởng bảo chờ!? - http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Bo-truong-noi-cong-bo-Thu-truong-bao-cho/54897

(5) http://giaosudom.wordpress.com/2010/08/10/gs-d%E1%BB%8Fm-tr%E1%BB%8Bnh-quan-hu%E1%BA%A5n-th%E1%BB%A9-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-b%E1%BB%99-y-t%E1%BA%BF/

(6) "Tiến sĩ xin đi tù..." gửi lời nhắn đến Bộ trưởng Y tế - http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Tien-si-xin-di-tu-gui-loi-nhan-den-Bo-truong-Y-te/69418.gd

(7) Trích: Mẹ Suốt - Tố Hữu

Bệnh tay chân miệng và câu hỏi với Bộ Y tế



Trần Minh Quân - Vụ án bắt cóc chỉ liên quan đến một em bé nhưng đã nhận được sự chú ý và quan tâm rất lớn của dư luận nói chung và ngành y tế nói riêng bởi xét cho cùng sự sống, tính mạng của con người là quan trọng nhất. Trong khi đó dịch bệnh tay chân miệng liên quan đến sinh mệnh hàng chục ngàn người thì lại nhận được sự quan tâm không tương xứng từ ngành y tế.

Bệnh tay chân miệng (TCM) đang hoành hành ở mọi nơi trên toàn quốc. Tính đến thời điểm này, bệnh TCM đã xuất hiện tại hầu hết 63 tỉnh thành, số ca nhiễm bệnh đang tiến sát con số 90.000 và đã có gần 150 trường hợp tử vong. Đáng nói là tình hình vẫn còn đang diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Quả thật, đây là một thực tế đáng báo động, gây hoang mang trong xã hội.

Công bố dịch là... hành động vĩ đại?

Đã có nhiều ý kiến cho rằng các địa phương và cả Bộ Y tế cần công bố dịch để xã hội nhận thức rõ hơn về mức độ nguy hiểm cũng như dành sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác phòng chống dịch TCM của ngành. Tuy nhiên những cảnh báo này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của những người có trách nhiệm. Nhiều người đã cảm thấy thất vọng và hoài nghi trước sự im lặng đáng sợ này.

Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp và dường như đã vượt quá khả năng chịu đựng nên điều gì đến ắt phải đến. Tỉnh Ninh Thuận là địa phương đầu tiên công bố dịch. Theo đó, lý do để công bố dịch được nêu ra là toàn tỉnh đã phát hiện 471 trường hợp mắc bệnh, 3 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2010 tăng 23,7 lần. Bệnh xuất hiện ở 54/65 xã, phường trên phạm vi 7/7 huyện, thành phố.
Cấp cứu trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: Trần Việt Đức
Đến nay, Ninh Thuận vẫn là địa phương đầu tiên và duy nhất dám "dũng cảm" tuyên bố... có dịch. Sự việc ngay lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận, đến mức một bài viết trên báo Lao động đánh giá đây là một hành động vĩ đại, trong khi đáng lý ra việc này nên được xem là tất nhiên và phải công bố từ lâu.

Khi phát biểu trên Tuổi trẻ, ông Viên Quang Mai, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang cho rằng: "Khi mức độ ca mắc bệnh tăng ít nhất gấp ba lần các năm trước đó, xuất hiện nhiều ca bệnh nặng, tử vong hơn trước là có thể công bố dịch". Vậy mà cho đến khi không kiểm soát nổi, tăng đến 23,7 lần so với năm trước, Ninh Thuận mới chấp nhận công bố dịch.

Trong khi đó thì tại Quảng Ngãi, có thời điểm số tử vong lên đến 5 trường hợp và tỉ lệ mắc bệnh cao gấp... 45 lần so với cùng kỳ năm trước mà địa phương này vẫn "ngoan cố" không chịu công bố dịch.

Khi trả lời báo VietNamNet, một số quan chức ngành y tế Quảng Ngãi khẳng định đã kiểm soát được bệnh TCM và hiện nay số ca nhiễm bệnh đã giảm đến 80% thì Ninh Thuận lại bắt đầu công bố dịch. Xét về tương quan lực lượng y bác sĩ, trang thiết bị khám chữa bệnh và điều kiện kinh tế giữa hai địa phương nghèo của miền Trung này thì những con số báo cáo tại Quảng Ngãi thật đáng ngờ, nhất là trước đó Quảng Ngãi từng là địa phương có số ca mắc bệnh TCM cao nhất trong khu vực.

Quá bức xúc trước tình trạng bệnh TCM bùng phát, TS Nguyễn Văn Khải đã đề xuất một phương pháp điều trị bằng dung dịch Anolyt. Đáng nói là TS Khải, với biệt danh "ông già Ozon", cam kết chữa bệnh miễn phí cho người dân và những gì đang diễn ra tại Ninh Thuận đang có những chuyển biến tích cực.

Mặc dù phương pháp của TS Nguyễn Văn Khải vẫn còn nhiều tranh cãi, hoài nghi và cần nhiều thời gian hơn để kiểm chứng, nhưng rõ ràng sự xông xáo của ông lại trái ngược hoàn toàn với những gì ngành y tế đang thể hiện. Dường như sự xuất hiện của một người "ngoại đạo" như ông đã khiến cho không ít người trong ngành y tế "tự ái". Và kết cục là đã có yêu cầu TS Khải phải ngưng chữa bệnh TCM không cần đối chất, tranh luận hay kiểm chứng của ngành y tế.


Bệnh tay chân miệng (TCM) đang hoành hành ở mọi nơi trên toàn quốc. Ảnh: TTO

Tại sao lại sợ công bố dịch?

Trước những thực tế đó thì Bộ Y tế vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình, đó là không công bố dịch. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế lại cho biết sẽ công bố dịch nếu có địa phương thứ hai công bố dịch. Đến đây thì nhiều người sẽ tự hỏi tại sao một hành động rất có trách nhiệm, dám nhìn nhận sự thật này tại Ninh Thuận lại được xem là vĩ đại? Và, tại sao người ta lại sợ phải công bố dịch đến thế?

Sau những gì đã xảy ra, chỉ có ba cách lý giải hiện tượng này một cách chính xác nhất. Một là bệnh TCM quá khó chữa trị, vượt ra ngoài khả năng của ngành y tế. Hai là những người có trách nhiệm trong ngành y tế của địa phương và trung ương vẫn đang thờ ơ với tính mạng của người dân, ở đây là trẻ em, xem bệnh TCM như là bệnh của ai đó chứ không phải bệnh của người thân, của con em mình. Ba là người ta sợ khi công bố dịch bệnh sẽ làm những báo cáo thành tích hàng năm vốn vẫn thường được tô hồng ấy bị nhạt màu.

Sau những gì đã xảy ra, chỉ có ba cách lý giải hiện tượng này một cách chính xác nhất. Một là bệnh TCM quá khó chữa trị, vượt ra ngoài khả năng của ngành y tế. Hai là những người có trách nhiệm trong ngành y tế của địa phương và trung ương vẫn đang thờ ơ với tính mạng của người dân, ở đây là trẻ em, xem bệnh TCM như là bệnh của ai đó chứ không phải bệnh của người thân, của con em mình. Ba là người ta sợ khi công bố dịch bệnh sẽ làm những báo cáo thành tích hàng năm vốn vẫn thường được tô hồng ấy bị nhạt màu.

Với dịch bệnh TCM thì vậy, trong khi đó ta có thể thấy Bộ Y tế rất "nhanh nhẹn" trong vụ bắt cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện phụ sản trung ương. Sau khi bên công an tìm được đứa trẻ bị bắt cóc thì ngay lập tức, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có bằng khen cho tổ công tác này.

Vụ án bắt cóc chỉ liên quan đến một em bé nhưng đã nhận được sự chú ý và quan tâm rất lớn của dư luận nói chung và ngành y tế nói riêng bởi xét cho cùng sự sống, tính mạng của con người là quan trọng nhất. Trong khi đó dịch bệnh TCM liên quan đến sinh mệnh hàng chục ngàn người thì lại nhận được sự quan tâm không tương xứng từ ngành y tế.

Từ khi nhậm chức Bộ trưởng bộ Y tế đến nay, có lẽ ấn tượng nhất mà bà Nguyễn Thị Kim Tiến để lại là quyết tâm tăng viện phí và tặng bằng khen. Còn những việc liên quan thiết thực đến đời sống của người dân như dịch bệnh TCM đang diễn ra và dịch vụ y tế thì dường như không có gì thay đổi so với trước đây, ngay cả trong lời hứa.

Nếu những vấn đề còn tồn tại được nhắc đến trong nhiều năm qua của ngành y tế đều được xử lý nhanh nhẹn và tích cực theo phong cách của việc đòi tăng viện phí hay tặng bằng khen kia thì người dân sẽ được an ủi vui mừng biết mấy.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-11-15-benh-tay-chan-mieng-va-cau-hoi-voi-bo-y-te

Đọc thêm:


Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói về dịch tay chân miệng: Tổ chức Y tế thế giới đã lên tiếng gì đâu!

SGTT.VN - Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 76.000 trường hợp mắc tay chân miệng. Dịch tay chân miệng đang lan ra các tỉnh mới và bước vào “đỉnh” của chu kỳ thứ hai trong năm. Thế nhưng bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch, tại sao?

Bên hành lang Quốc hội, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã có trao đổi nhanh với bộ trưởng bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến.

Tại sao đến thời điểm này, hầu hết các tỉnh đều có dịch, song bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch tay chân miệng, thưa bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: "Trước hết người dân phải tự bảo vệ lấy mình". Ảnh: Chí Hiếu

Giữa mức công bố dịch và có dịch nó khác. Định nghĩa có dịch là khi có số ca mắc tăng hơn bình thường, có số ca chết tăng hơn bình thường hoặc khi không có ca bệnh mà có ca mới mắc thì đó là có dịch.

Nhưng công bố dịch thì từ trước tới nay mình có mỗi H1N1 thôi, đó là khi bà giám đốc tổ chức Y tế thế giới công bố thì mình công bố.

Hiện các nước xung quanh vẫn có dịch như thế, mình xuất hiện sau, trước đó Đài Loan chết nhiều hơn mình, mình đi sau nên rút kinh nghiệm. Trung Quốc có cả triệu người mắc và số người chết là 300, Thái Lan cũng có dịch lớn hơn ta…

Tổ chức Y tế thế giới đã lên tiếng gì đâu. Đây là dịch lưu hành, còn nếu như là tả, tức thuộc đại dịch là công bố quốc tế.

Công bố thì dễ nhưng mình đã đâu công bố được, phải ở tầm cỡ nào mới công bố. Chỉ H1N1 là quốc tế công bố ở các quốc gia vì lây qua trực tiếp bằng đường hô hấp, còn đây lây qua phân, qua tay bẩn chứ không phải là đường dịch hô hấp.

Vậy “tầm mức” ở đây trong trường hợp phải công bố là thế nào?


Khi công bố dịch là khi mức trầm trọng quốc gia, các ngành công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải, nông nghiệp... gần như là công bố tình trạng khẩn cấp.

Còn đến thời điểm này, các tỉnh cũ đã có dịch thì số ca mắc giảm một nửa, mặc dù cũng có lan sang các tỉnh mới.

Trong khi chưa đến mức công bố dịch, tại sao bộ trưởng không có một khuyến cáo, hoặc ít nhất là tuyên bố gì để người dân hiểu rõ, an tâm?

Tuyên bố gì nữa! Công điện Chính phủ đã có có. Chỉ thị của bộ trưởng cũng đã có. Các văn bản chỉ dẫn đã có. Bộ Y tế cũng đã kí cam kết với các ban ngành như phụ nữ, bộ Giáo dục đào tạo, đã có chục đoàn đi kiểm tra.

Thời gian qua cũng đã tuyên truyền suốt trên đài, đã đi kiểm tra liên ngành, đã có chỉ đạo, đã hội thảo quốc gia. Công điện Chính phủ có thì UBND các tỉnh phối hợp cơ quan truyền thông, cơ quan y tế để tổ chức điều trị, và thực tế có thể nói điều trị của ta cũng tốt, nên tỷ lệ chết của mình thấp so với các nước (có dịch kể trên – PV).

Bây giờ mình đang cố gắng như thế thôi, bởi các nước xung quanh vẫn đang có dịch. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu thì có các vi rút chủng lạ xuất hiện, phát triển… Nhưng trước hết người dân phải tự bảo vệ lấy mình.

Cám ơn bộ trưởng!

CHÍ HIẾU (THỰC HIỆN)

http://sgtt.vn/Thoi-su/154671/To-chuc-y-te-the-gioi-da-len-tieng-gi-dau.html

Có thực sự “nước muối” trị được bệnh Tay Chân Miệng



Mặc Lâm (RFA) - TS Nguyễn Văn Khải còn có biệt danh ông già Ozone đã được bệnh viện đa khoa Ninh Thuận mời chữa trị các bệnh nhân tay chân miệng tại đây bằng dung dịch anolyte do ông phát hiện.

Tuy nhiên việc chữa trị này bị Sở Y Tế Ninh Thuận yêu cầu ngưng lại qua chỉ thị của Bộ Y Tế. Mặc Lâm theo dõi câu chuyện và tường trình.

Với quyết định ký ngày 4/11/2011, Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện công bố dịch tay chân miệng trên địa bàn. Từ đầu năm đến nay, Ninh Thuận đã phát hiện hơn 500 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, và đã có 3 trường hợp tử vong. Nguy hiểm nhất là nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì số người mắc bệnh này trong tỉnh đã tăng hơn 23 lần.

Chữa bệnh tay chân miệng bằng dung dịch Ozone?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn đèn tiết kiệm năng lượng và dung dịch hoạt hóa, điện hóa Hà Nội thuộc Viện Khoa học Việt Nam người từng được biết nhiều do ông có phương pháp chữa bệnh tay chân miệng hiệu quả bằng dung dịch hoạt hóa điện hóa Anolyte và Catolyte, hay còn gọi là nước Ozone, muối sạch có nồng độ tinh khiết trên 99,7% để tắm rửa, bôi ngoài da và cho các cháu xúc miệng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Võ Đại (trái) và TS Nguyễn Văn Khải (áo trắng) đi kiểm tra phương pháp chữa bệnh bằng dung dịch Ozone.

Theo tác giả Hải Anh của báo Giáo Dục Việt Nam loan tải ngày 14 tháng 11 cho biết việc tỉnh Ninh Thuận công bố dịch tay chân miệng trái với chỉ thị của Bộ Y Tế là một hành động dũng cảm.

Nói chuyện với chúng tôi TS Nguyễn Văn Khải cho biết cụ thể về tác dụng của loại dung dịch này:

Đó chính là nước muối sạch 99,7% chiếm tỷ lệ 5g trên một lít được đi qua một bình điện phân. Chúng ta biết nước muối sạch trong quá trình chạy qua điện phân tạo ra 9 loại ion âm và dương. Khi chúng ta bị ai đó ném một quả táo thì chúng ta có thể tránh được nhưng ném một lúc 9 quả thì không thể tránh được.

Trong khi Bộ Y Tế vẫn còn lúng túng trước sự lây lan ngày một lớn của căn bệnh tay chân miệng thì TS Khải được UBND Tỉnh Ninh Thuận mời về bệnh viện của tỉnh để cứu các bệnh nhân nhi đang điều trị tại đây. TS Khải tiết lộ thời gian ông đến chữa trị cho nhiều bệnh nhân nhi tại bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận như sau:

-Bắt đầu làm từ lúc 14: 05 phút. Đến 14 giờ 22 phút thì tất cả các cháu đều không gãi. Tổng số hôm đó là 40 lít nước, mỗi cháu dùng nửa lít. Chỉ trong một phút các cháu không khóc, không gãi và bắt đầu ăn được tức là tôi đã triệt được khuẩn triệt được vi rút.
TS.Khải hướng dẫn phác đồ điều trị cho nhân viên của BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận

Ông cũng ghi nhận sự hiện diện của hai ông Phó Chủ tịch tỉnh khi đang chữa trị cho các cháu như sau:

-Đồng chí Hòa, phó chủ tịch thường trực, đồng chí Võ Đại Phó chủ tịch là người cùng tôi đi kiểm tra các cháu trước và sau khi chữa nhưng Bộ y tế gọi điện thoại vào, ai thì tôi không biết nhưng giám đốc Sở y tế Ninh Thuận gọi cho tôi đề nghị tôi phải ngưng ngay, tức là tôi chỉ được cứu các cháu từ 14:02 phút cho đến 23:59 phút sau đó tôi về ngủ. Sáng dậy người ta báo tôi phải ngưng. Rất tiếc rằng tôi không làm trọn 3 ngày vì ở Hà nội và trên toàn lãnh thổ Việt Nam chưa có cháu nào tôi chữa quá 5 ngày.

Báo Giáo Dục Việt Nam dẫn lời BS Trần Phúc, Giám đốc BV Đa khoa Ninh Thuận nói rằng Bệnh viện Ninh Thuận sẽ áp dụng phương pháp của TS Khải vào việc chữa bệnh tay chân miệng cho dù có hay không có TS Khải.

Tác giả Hải Anh của bài báo nêu ra ba trường hợp cụ thể với hình chụp và số điện thoại của ba gia đình có bệnh nhân lành bệnh đó là Chị Trần Thị Tuyết, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, mẹ bệnh nhi Nguyễn Thị Xuân Bích Ngọc. Chị Nguyễn Thị Bích Hạnh ngụ tại Đô Vinh, Phan Rang- Tháp Chàm, mẹ của bệnh nhi Nguyễn Quỳnh Thảo My. Em Trương Thị Kim Duyên 14 tuổi, ngụ tại Văn Lâm, Phước Nam, huyện Thuận Nam. Những người này đều xác nhận thân nhân đã hết bệnh đến 90% và họ rất vui mừng trước kết quả này vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng.

Anh Quyết, một cư dân Hà Nội từng có kinh nghiệm dùng dung dịch anolyte cho biết:

-Hôm thứ Tư tuần trước vợ tôi bị nổi mụn ngứa ở khắp người, ngày thứ Sáu tôi có qua Bệnh viện Da liễu Trung ương và sử dụng thuốc thì không khỏi mà còn lan ra nhiều hơn. Sau khi đọc được bài báo về bác Khải thì tôi gọi điện cho bác và đến nhà bác xin nước Ozone anpolyt để mang về rửa vết thương thì nó có kết quả.

Bộ Y Tế không đồng tình cách chữa bệnh bằng nước Ozone?

TS Nguyễn Văn Khải không có cơ hội chữa trị cho bệnh nhân nhiều hơn khi cú điện thoại từ Bộ Y Tế ra lệnh ngưng nửa chừng là điều mà tác giả Hải Anh thắc mắc. Tại sao Bộ Y Tế lại cản trở việc chữa bệnh hiệu quả, không mất tiền của TS Nguyễn Văn Khải?

Bé trai 9 tháng tuổi đang nằm bệnh viện Bình Dương vì bệnh tay chân miệng hôm 24/8/2011. AFP photo

Sau khi sự việc được loan tải rộng rãi trên internet, phóng viên của TTXVN trích lời của một viên chức Bộ Y Tế cho biết Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Pasteur Nha Trang tiến hành đánh giá nghiêm túc, với luận chứng khoa học đầy đủ về hiệu quả điều trị lâm sàng, phòng tránh bệnh tay chân miệng bằng phương pháp của Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, và báo cáo Bộ Y tế trong thời gian sớm nhất.

Tin này được TS Khải nhận xét như sau:
-Nếu như họ thực lòng thì tại sao khi tôi ở Ninh Thuận các lãnh đạo Bộ Y tế và Viện Pasteur không đến nhìn tôi cứu và theo dõi việc tôi cứu các em khỏi như thế nào, họ đã nói dối. Nếu Bộ Y tế thực sự thì ngay vào ngày hôm qua phải gọi điện cho tôi và hôm nay chuẩn bị đi cứu các ca ở Hà Nội. Thực ra họ định đợi tôi nếu 3 ngày không cứu được thì họ sẽ bắt tôi ngay.

Dư luận nghi ngờ sự nhanh nhạy của viện Pasteur Nha Trang và quyết tâm chống dịch tay chân miệng của Bộ Y Tế. Thời gian đã quá lâu cho một dịch bệnh đã lan ra hầu như toàn quốc nhưng Bộ Y Tế vẫn cứng cỏi không chịu cho công bố đây là một dịch bệnh.

Chẳng những lúng túng trong cách điều trị mà còn chần chừ trong việc công nhận sự thành công của một nhà khoa học có thể giúp hàng ngàn bệnh nhân khỏi bệnh mà không tốn kém.

Đây là điều người dân thường gặp trong nhiều lĩnh vực của đời sống, phản lại những gì mà nhà nước gọi là trọng dụng nhân tài. Hy vọng TS Nguyễn Văn Khải không vì thế mà bỏ cuộc, bỏ mục đích cao quý của ông dùng những phát kiến của mình để giúp một bộ phận rất lớn trong xã hội Việt Nam ngày nay.

10 comments:

  1. CS Khốn nạn thật!November 17, 2011 at 12:26 PM

    Vấn đề ở đây là bác Khải tìm ra phương pháp chữa bệnh đơn giản, rẻ tiền mà không phải là bộ y tế. Nhà nước nên tập trung các thiết bị sản xuất Anolyt để dập dịch cho lẹ, khoảng hai tuần là xong. Chứ đừng như vụ bắt con rùa Hồ Hoàn Kiếm, phải mất mấy tháng ca cẩm, hội thảo, rồi làm trò cười cho thiên hạ

    ReplyDelete
  2. Mẹ kiếp,nhìn mặt con mụ bộ trưởng hút máu bệnh nhân này ngu như bò,không có một chút tình thương gì với trẻ em,trả lời khốn nạn quá, thương cho dân việt nam mình.Nên từ chức đi mụ ơi,nhìn mụ muốn ói quá.

    ReplyDelete
  3. Trời ơi là trời, sao dân nước Nam chúng tôi khổ và khốn nạn đến thế này?
    Cả trăm mạng con người chết vì bệnh và hàng trăm ngàn con người đang đau khổ vì bệnh, vậy mà họ chỉ nghĩ đến lợi nhuận cá nhân.
    Vô cảm và vô lương tâm đến thế là cùng!!!

    ReplyDelete
  4. Phải chi Bác Khải lẳng lặng hướng dẫn cho bộ y tế cách chữa bệnh TCM để bà bộ trưởng Kim Tiến đứng ra công bố thì oh yeah! - Bác Khải thiệt bậy quá, bác làm mấy người lảnh đạo bộ đầu TÔM ta mắc cở quá hà. Tiền thì nó vẫn thu,vẫn phí tổn.Nhưng mình có thân thì phải lo....Ôi mẹ kiếp bà bộ trưởng .

    ReplyDelete
  5. Trẻ em từ Nam chí Bắc tử vong thật đáng thương. Nổi đau nhân thế còn chưa nguôi, nay lũ quỷ sống lại tiếp tục tuyên truyền điệu ru chết người.

    ReplyDelete
  6. Hắc Long Bảo QuốcNovember 18, 2011 at 9:13 AM

    Nghe bà Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời PV mà cứ như nghe con Hoa Hậu Ngọc Trinh trả lời phỏng vấn ! Một con mụ vô trách nhiệm . Thà nghe mấy cô điếm nói , thà nhìn mặt mấy cô điếm còn hơn nghe nhìn con mụ này . Tốt nhất cho bà ta từ chức và cho làm bạn Uyên Ương với ông nghị Hồng thôi. Sao mà có nhiều bọn đầu bò trong quan chức Việt Nam thế !

    ReplyDelete
  7. Bộ trưởng bộ y tế không phải là con người. Đã không là con người thì làm gì có nhân cách và liêm sĩ. Qua vụ tay chân miệng là thấy rõ rồi. Thà là để cho con trẻ chết chứ không chấp nhận thiếu sót, thiếu kiến thức vì cái ngu của mình để mà học hỏi thêm. Con người đâu hành xử như vậy!.

    ReplyDelete
  8. Trẻ em từ Nam chí Bắc tử vong thật đáng thương. Nổi đau nhân thế còn chưa nguôi, nay lũ quỷ sống lại tiếp tục tuyên truyền điệu ru chết người.

    ReplyDelete
  9. Ngành y tế Việt Nam đúng là lũ chó má, vô nhân tính, coi mạng người không bằng cỏ rác. Gần 150 cháu đã chết thế mà chúng nó vẫn mở mồm tuyên bố 95% số bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi. Nói vậy suy ngược lại là: 5% sẽ không tự khỏi và có thể sẽ chết. Trời ơi! 5% của 1000 người là 50 người! 5% của 10.000 người là 500 người! và 5% của 100.000 người sẽ là 5000 người. Nếu tình trạng này tiếp diễn, có thể hàng triệu trẻ em Việt Nam sẽ mắc bệnh và khi đó 5% sẽ là bao nhiêu cháu?

    ReplyDelete
  10. Nhân Dân Không còn gì để mà nói với bà Bộ trưởng bộ Y Tế này : Vô trách nhiệm, ích kỷ...Nếu công nhận phương pháp điều trị rẻ tiền này thì mụ Tiến trả lời sao về phi vụ hàng trăm ngàn tấn Chloramin B rải từ Bắc vào Nam? Tuyên bố của Ông Khải sẽ làm hàng đống đứa "chết" vì giá Chloramin B thị trường đến gần 100 ngàn/kg, khi đó "lại quả" sẽ là bao nhiêu?

    ReplyDelete