Đến nay, đã hơn 8 tháng, công lý vẫn lặng im. Phiên tòa 17 tháng 11 xét xử viên trung tá công an giết người đã không xảy ra.
Hai ngày trước, Trịnh Kim Tiến đã viết trên Facebook của mình "Nhưng bao nhiêu chờ đợi thì đem đến bấy nhiêu thất vọng. Kể từ khi được thông báo về kết quả điều tra từ Cơ quan điều tra đến nay,chúng tôi chưa từng nhận được bất kỳ sự liên lạc nào từ phía các cơ quan hữu quan. Đến hôm nay, ngày 15/11, tức là chỉ còn 2 ngày nữa sẽ đến phiên tòa xét xử (theo thông tin trên báo chí), chúng tôi cũng không nhận được bất kỳ văn bản nào từ họ."
Hôm nay ngày 17/11, phiên tòa dự trù đã không diễn ra như thông tin trên báo chí đã đưa.
"Tôi phải cố gắng tiếp với những điều khó chấp nhận đó, sống tiếp với hành trình đòi công lý cho cha tôi. Công lý, nếu có, cũng đang bị trì hoãn ở một nơi rất xa, bởi câu hỏi rất đơn giản là “phiên tòa có được diễn ra không?” cũng không ai trả lời cho tôi."
Sáng hôm nay Kim Tiến đã sống tiếp hành trình đòi công lý như những gì đã viết.
Cô đã đến trước cổng Bộ Công an để giơ cao tấm ảnh của bố và bài báo đã đưa thông tin về phiên tòa trên tờ Người Lao Động.
Kim Tiến cũng đã đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao - Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, nơi mà 2 ngày trước đây người ta đã lạnh lùng trả lời một cách vô trách nhiệm "cũng chưa biết nữa, người bên Viện kiểm sát bị ốm, nếu ông ấy đi được thì Tòa sẽ gửi giấy trực tiếp xuống." để bày tỏ thái độ: công lý đóng cửa thì người dân sẽ đi gõ cửa.
Từ Bình Dương, hai người phụ nữ khác mà con và chồng của họ cũng là nạn nhân bị giết chết bởi công an. Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền là vợ của anh Nguyễn Công Nhựt, người đã bị chết trong đồn Công an huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương vào ngày 25 tháng 4 vừa qua. Cùng đi với chị Tuyền là mẹ ruột của anh Nhựt. Hai người phụ nữ từ miền Nam đã ra Hà Nội để cùng chia sẻ nổi khổ đau của gia đình Trịnh Kim Tiến.
Chị Tuyền và mẹ của anh Nhựt trước Bộ công an để nộp đơn.
Mẹ anh Nguyễn Công Nhựt
Hình ảnh ba người phụ nữ áo đen, cô đơn lặng lẽ trên con đường đi tìm công lý cho bố, cho con, cho chồng mình, có làm chính quyền và người dân suy nghĩ gì không?
Hình ảnh, tin bởi các CTV Danlambao tại Hà Nội
Dân Làm Báohttp://danlambaovn.blogspot.com/2011/11/i-tim-cong-ly-lan-tam.html
Vợ anh Nguyễn Công Nhựt: Mong tìm ra sự thật
Trước khi tìm đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trưa 17-11, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền cùng với mẹ chồng là bà Thái Thị Lượm đã đến Văn phòng Báo Người Lao Động tại Hà Nội để trình bày sự việc.
Mười lần cầu cứu bất thành
Bà Thái Thị Lượm và chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền tại Văn phòng Báo Người Lao Động ở Hà Nội trưa 17-11
Trong câu chuyện dài đi tìm công lý cho con mình, bà Lượm đã khóc và cho biết: “Hai mẹ con tôi lặn lội vất vả, lạ nước lạ cái ở thủ đô song vẫn quyết tâm để đòi lẽ phải. Con tôi chết oan uổng quá”.
Bà cho biết trong buổi sáng cùng ngày, hai mẹ con đã đến VKSND Tối cao nhưng cơ quan này cho biết hôm nay không phải lịch tiếp dân. Không nộp được đơn ở cơ quan trên, hai mẹ con lại kéo nhau sang Thanh tra Bộ Công an để nộp. Chị Tuyền than thở: “Tôi thực sự thất vọng khi 10 lần gửi đơn đi khắp nơi kêu cứu mong sớm được minh oan cho chồng song vẫn không có một câu trả lời từ Công an Bình Dương cũng như các cơ quan chức năng khác về sự thật cái chết của chồng mình. Đây là lần thứ 11 và hai mẹ con tôi muốn trực tiếp gửi tới các cơ quan cấp cao nhất”.
Tối cùng ngày, chị Tuyền cùng mẹ chồng gặp luật sư Trần Đình Triển, người đứng ra bảo vệ quyền lợi của bị hại, để trao đổi các nội dung vụ việc. “Luật sư Triển cho biết sẽ cùng đến VKSND Tối cao để nộp đơn với tôi” - chị Tuyền tiết lộ.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao động, chị Tuyền xác nhận trong chuyến đi này, ngoài các cơ quan chức năng, bằng mọi cách, chị cũng phải nộp cho bằng được đơn cầu cứu lên ủy ban Thường vụ Quốc hội để làm rõ cái chết của anh Nhựt. Chị tin tưởng: “Tôi muốn gửi đơn tố cáo tới Quốc hội vì Quốc hội là nơi nói lên tiếng nói của dân. Tôi mong muốn Quốc hội sẽ phản ánh, chất vấn để tránh vụ việc trở thành tiền lệ với người dân bị oan” - chị Tuyền bày tỏ tin tưởng.
Nhiều uẩn khúc cần được làm rõ
Chị Tuyền cho biết mục đích lớn nhất của chị là muốn tìm hiểu rõ nội dung vụ việc, công tác điều tra, thụ lý vụ án đã diễn ra thế nào để nếu chồng chị bị chết oan thì phải được minh oan. Theo chị Tuyền, ngày 15-11, đại diện VKSND Tối cao phía Nam đã đến làm việc với chị. Tuy nhiên, trong các buổi làm việc, chị Tuyền muốn bổ sung ý kiến và đưa ra một số yêu cầu nhưng không được chấp nhận.
Chị Tuyền cũng không đồng ý với cách làm việc của đại diện cơ quan trên vì không chịu cung cấp bất kỳ thông tin gì cho chị. Khi được hỏi, người này đều nói không có trách nhiệm phát ngôn. Trong khi đó, phía công an lại nói toàn bộ hồ sơ đã chuyển sang VKSND nên không còn trách nhiệm trả lời. Đã 7 tháng nay, vụ việc điều tra về cái chết của anh Nhựt vẫn đang rơi vào bế tắc, khiến chị và gia đình tốn công sức chờ đợi, lặn lội đi cầu cứu khắp nơi.
Đối với gia đình chị Tuyền, cái chết của anh Nhựt có quá nhiều uẩn khúc. Chị cho rằng những dấu hiệu trên thân thể của anh Nhựt cho thấy anh đã bị đánh đập: Tinh hoàn dập một bên và chảy máu; bầm ở bụng dưới, bầm hai bên háng và đùi; hai bàn tay và chân co rút lại; móng tay, bàn tay tím đen; chân có nhiều vết bầm li ti và nhiều chấm đen ở dưới chân; đầu gối sưng như quả chanh…
Vì lý do trên, trong đơn dự định gửi lên các cơ quan cấp cao, chị Tuyền khiếu nại và đề nghị tiến hành trưng cầu giám định lại ở hội đồng giám định cấp Trung ương hoặc Bộ Quốc phòng về nguyên nhân cái chết, các dấu vết trên thân thể anh Nhựt. “Tôi chấp nhận khai quật mộ nếu như các cơ quan chức năng thấy cần thiết, miễn sao minh oan cho chồng tôi!” - chị Tuyền bật khóc nức nở.
Dựng hiện trường giả ? Tại đơn khiếu nại và tố cáo dự định gửi Quốc hội, chị Tuyền đã nêu một số nội dung cần làm sáng tỏ. Chị cho rằng cần làm rõ mối quan hệ giữa Công ty Kumho và Công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đối với cái chết của anh Nhựt. Theo đơn này, cần làm rõ trước các dấu hiệu cơ quan công an ép cung anh Nhựt nhận tội và đã đánh đập dẫn đến cái chết của anh Nhựt rồi dựng hiện trường giả anh Nhựt tự tử. Ngoài ra, sau khi anh Nhựt chết, Công an huyện Bến Cát đã cố tình trì hoãn việc thông báo cho gia đình, thậm chí khi đưa xác anh Nhựt đi xét nghiệm, gia đình cũng không biết. Cho đến thời điểm này, chị Tuyền vẫn không biết chính xác anh Nhựt chết lúc mấy giờ. |
Bài và ảnh: Nguyễn Quyết
Bình luận trước phiên xử Nguyễn Văn Ninh
Nguyễn Đình Hà - Ngày 17.11.2011 tới đây, còn 2 ngày nữa, tại Hà Nội sẽ diễn ra phiên xử vụ án hình sự nguyên cán bộ công an Nguyễn Văn Ninh đánh trọng thương ông Trịnh Xuân Tùng dẫn đến hậu quả ông Tùng tử vong.
Vụ án này được đặc biệt quan tâm, chú ý bởi 2 yếu tố:
- Thứ nhất, trong thời gian qua đã có rất nhiều trường hợp nhân viên công vụ, đặc biệt là trong lực lượng công an đã hành hung người dân, bắt giữ, giam nhốt trái phép người dân và có nhiều nạn nhân đã chết tại các trụ sở công an.
- Thứ hai, Việt Nam nhận được nhiều tài trợ từ các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài trong nỗ lực cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa, nâng cao tính công chính liêm minh của ngành tư pháp, ... Chính phủ Đức là một trong những nhà tài trợ lớn nhất.
Tuy nhiên, cho đến tận ngày hôm nay, gia đình của người bị hại và luật sư đại diện cho họ vẫn chưa nhận được bất cứ thông báo chính thức nào từ phía Tòa án Hanoi về ngày giờ cụ thể của phiên tòa.
Tôi chưa phải là 1 luật sư, cũng không tham gia phiên tòa này, nhưng với những kiến thức đã học được tôi xin có đôi lời ý kiến như sau:
- Thứ nhất: về tội danh trong cáo trạng đối với bị cáo Nguyễn Văn Ninh, tôi không tán thành việc định tội theo điều 97 – Tội làm chết người khi thi hành công vụ mà ông Ninh phải được định tội theo Khoản 4 Điều 104 – Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người. Bởi lẽ sau: “Công vụ” là gì ? Khi gây ra thương tích cho ông Tùng thì ông Ninh có phải đang thực thi công vụ hay không ? “Công vụ” gì mà có thể khiến đến tổn hại sức khỏe và sau đó là chết người ? Đúng là khi xảy ra vụ việc, ông Ninh nhận nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông tại Bến xe Giáp Bát, nhưng nếu chỉ đơn thuần là đảm bảo an toàn giao thông, trật tự trị an lại có thể dẫn đến cái chết của ông Tùng. Đó là điều hoàn toàn vô lý. Cần tách bạch rõ ràng: đâu là việc thực hiện nhiệm vụ vô ý gây chết người và đâu là hành vi của cá nhân theo ý chủ quan dẫn đến chết người.
Trong quá trình điều tra, phía cơ quan điều tra có nêu rằng ông Tùng có hành vi chống đối người thi hành công vụ, xúc phạm những người thi hành công vụ, điều này cần được chứng minh kỹ càng qua các lời khai nhân chứng và bằng chứng khách quan. Ông Tùng chống đối người thi hành công vụ như thế nào? bằng cách gì? hậu quả để lại của việc ông Tùng chống đối người thi hành công vụ là gì? có ai làm chứng? lời chứng là như thế nào? cần được công khai rõ ràng và (đây là điểm mấu chốt) những người làm chứng và các lời chứng đó có chịu phải bất cứ áp lực nào nhằm làm cong vênh sự thật hay không? khi mà hiện tượng gâp áp lực, đe dọa nhân chứng, bức cung, ép cung, mớm cung không phải là chuyện lạ ở Việt Nam. Giả dụ như hành động ông Tùng “nắm cổ áo” của ông Ninh có được gọi là chống đối thi hành công vụ và nguy hiểm hay không? Hoặc giả như ông Tùng tát ông Ninh chẳng hạn, thì ông Ninh và các ông dân phòng kia cũng không thể biện minh cho hành động đánh gãy cổ ông Tùng và cùng vây vào đánh ông Tùng là hành vi phòng vệ chính đáng được!!! Bởi đó là hành động tấn công, chứ không phải phòng vệ và mặt khác, nó có tính chất ẩu đả hơn là phòng vệ.
=> Do vậy, không thể biện minh cho hành động côn đồ, hung ác dưới vỏ bọc thực hiện công vụ được, bởi như thế sẽ làm nhục hàng ngàn, hàng vạn nhân viên công vụ khác trên toàn quốc gia này !
- Thứ hai: về việc khởi tố, xử lý hình sự đối với ai trong vụ án này. Vụ án này tính đến nay chỉ xử lý hình sự đối với ông Ninh, còn đối với các đối tượng khác thì chịu kỷ luật, xử lý nội bộ. Đây là điều hoàn toàn không thỏa đáng. Bởi các lẽ sau:
+ Đối với các dân phòng cùng có mặt tại hiện trường vụ án với ông Ninh: chính những người này đáng nhẽ ra cũng phải bị khởi tố cùng tội danh tại Khoản 4 Điều 104 với ông Ninh với tư cách là đồng phạm – người giúp sức, người cùng thực hiện hành vi phạm tội. Lúc xảy ra vụ việc, chính những người dân phòng này đã giữ ông Tùng để ông Ninh đánh, đã “đánh hội đồng” ông Tùng lúc đó. Do vậy, họ không thể thoát khỏi liên đới trách nhiệm hình sự được.
+ Đối với các cán bộ công an tại đồn phường Thịnh Liệt: đầu tiên là những người trực ban, những người có mặt trong đồn Thịnh Liệt từ khi ông Tùng được đưa đến đó cho đến khi ông Tùng mất họ cũng liên đới chịu trách nhiệm hình sự theo các Điều 102 - Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và Điều 122 – Tội vu khống người khác khi nói ông Tùng là Tội phạm, điều này cũng là xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của ông Tùng. Họ đã bỏ mặc ông Tùng trong cơn đau dữ dội, mặc cho người nhà khẩn thiết yêu cầu đưa ông Tùng đi cấp cứu, họ còn nói ông Tùng giả vờ, kèm theo đó là ông Ninh và 1 số công an viên khác có lời lẽ đe dọa, xúc phạm ông Tùng. Đây là những hành động vô nhân đạo, coi thường sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự của công dân.
- Thứ ba: về sự chậm chễ trong việc tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử đến thân nhân người bị hại: Tôi không biết nguyên nhân gì mà đến tận hôm nay – 15.11.2011 mà gia đình ông Tùng mà đại diện là cô Trịnh Kim Tiến và luật sư đại diện cho họ vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin, giấy tờ nào chính thức từ phía tòa án. Họ chỉ nhận được các thông tin qua báo chí (và báo chí cũng chỉ biết sẽ xử vào ngày 17.11, chứ cũng chưa có giấy mời). Đây là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được, có thể gây phương hại đến quyền lợi của gia đình nạn nhân. Mặt khác, nó ảnh hưởng đến các yếu tố chuẩn bị cho phiên tòa của phía người nhà bị hại, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng, kết quả của phiên tòa.
Qua trường hợp này, ta cũng thấy sự bất cập của Bộ luật Tố tụng hình sự vì nó không quy định thời gian phải tống đạt quyết định đưa phiên tòa ra xét xử đến những người tham gia tố tụng. Một điểm khác là sự có mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, giả sử như trong trường hợp này, nếu gia đình cô Tiến không nhận được quyết định đưa phiên tòa ra xét xử (ghi cụ thể ngày, giờ đưa vụ án ra xét xử) trước phiên xử dẫn đến việc không tham gia phiên xử thì việc hoãn hay không do Hội đồng xét xử quyết định. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình cô Tiến cũng như quá trình tranh tụng tại tòa sẽ bị giảm đi tính khách quan, chính xác.
Theo kinh nghiệm làm việc tại tòa án của tôi, hiện nay các quyết định, văn bản, giấy tờ cần tống đạt của tòa án có 3 phương cách đến tay người nhận: 1 là gọi người cần tống đạt đến tòa án nhận ; 2 là thư ký tòa án sẽ tống đạt giấy tờ tận nơi mà người đó ở hoặc làm việc ; 3 là gửi qua thư chuyển phát bảo đảm. Vụ việc này chỉ diễn ra tại Hanoi, mọi thứ và những người liên quan đều ở Hanoi, vậy tại sao có sự chậm trễ vậy, phải chăng đây là 1 sự cố tình???
Ở trên là 3 điểm mà tôi muốn nói về vụ án này trước phiên xử. Diễn tiến phiên tòa sẽ ra sao thì chưa thể đoán định được bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ thứ nhất, đây có phải là 1 phiên tòa “Kanguroo” với 1 bản án “bỏ túi” hay không, điều đó tùy thuộc vào Hội đồng xét xử, đặc biệt là thẩm phán chủ tọa phiên tòa ;
+ thứ hai, phe công tố - kiểm sát viên đại diện cho quyền lực nhà nước, bảo vệ cho các giá trị bị xâm hại được quy định trong Bộ luật hình sự sẽ tranh tụng ra sao, sẽ bảo vệ người bị hại và các giá trị đạo đức, công lý ra sao, … ;
+ thứ ba, sự có mặt và tham gia tranh tụng của phía người nhà nạn nhân tại phiên tòa ra sao ? bởi cho đến nay người nhà nạn nhân vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin gì về phiên xử.
+ thứ tư, đây là yếu tố quan trọng nhất, quá trình điều tra, kết quả điều tra của cơ quan điều tra có đúng với sự thực khách quan hay không ; các bằng chứng được đưa ra được thu thập như thế nào, có đảm bảo các điều kiện không ; các nhân chứng sẽ nói gì tại phiên xử, có khác biệt với những lần lấy lời khai tại cơ quan điều tra hay không, ...
Nhưng xét cho cùng, các yếu tố để đảm bảo 1 nền tư pháp độc lập, khách quan, trung thực thì việc tranh tụng tại tòa không chịu ảnh hưởng bất cứ áp lực nào từ chính quyền, từ giới truyền thông, hay bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Tòa án chỉ cần làm đúng việc của mình, đúng với lẽ công bằng, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật.
Việc vụ án này được xét xử ra sao, kết quả thế nào thì nó lại có 1 tác động rất lớn đến giới truyền thông, sự tin tưởng vào nền tư pháp của Việt Nam cũng như những cam kết cải cách tư pháp ; đấu tranh với lạm quyền, các hành vi thiếu đạo đức trong xã hội, đặc biệt là đối với các nhân viên trong các cơ quan công quyền.
Khi tiếp xúc với 1 cán bộ an ninh, người cán bộ này có nói với tôi rằng bộ trưởng Quang mới nhận chức đã đề ra mục tiêu chấn chỉnh lại ngành công an, sẽ xử lý nghiêm và đưa ra xét xử các cán bộ trong ngành phạm pháp để làm gương cho các ngành khác cũng như tạo lòng tin trong nhân dân. Tôi cũng chỉ mong mục tiêu này là có thật và được thực hiện nghiêm túc. Lòng tin vào một chế độ, một xã hội được xuất phát đầu tiên từ cách người dân nhìn nhận, đánh giá về của các nhân viên và cơ quan công quyền. Muốn có lòng tin thì phải xây dựng lòng tin và giữ lòng tin từ những chuyện nhỏ nhất. Hãy để cho người dân tin rằng là ở quốc gia này có công lý, sự thật và có các giá trị nhân bản. Đừng để người dân miệt thị “Công lý ở xứ này chỉ là diễn viên hài thôi !!!”
Xin chúc gia đình cô Kim Tiến luôn bình an và thành công trên con đường đi tìm công lý !
Hanoi, 15 Nov 2011
Chờ đợi một thông báo của Tòa
Trịnh Kim Tiến - Khi viết những dòng này, tôi không biết phải diễn tả tâm trạng của mình như thế nào, bởi Tòa án nhân dân Hà Nội đang đi quá những giới hạn mà tôi có thể tưởng tượng ra.
Ngày 1/11 vừa qua, các cơ quan báo chí trong nước đồng loạt đăng bài viết về việc vụ án liên quan đến cái chết của cha tôi – ông Trịnh Xuân Tùng – sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 17.11.
Suốt từ khi có thông tin này, gia đình tôi đã chờ đợi một thông báo hoặc giấy mời từ phía Tòa án về việc tham dự phiên tòa. Nhưng bao nhiêu chờ đợi thì đem đến bấy nhiêu thất vọng. Kể từ khi được thông báo về kết quả điều tra từ Cơ quan điều tra đến nay,chúng tôi chưa từng nhận được bất kỳ sự liên lạc nào từ phía các cơ quan hữu quan. Đến hôm nay, ngày 15/11, tức là chỉ còn 2 ngày nữa sẽ đến phiên tòa xét xử (theo thông tin trên báo chí), chúng tôi cũng không nhận được bất kỳ văn bản nào từ họ.
Hôm nay, Luật sư của tôi liên lạc với Tòa án qua điện thoại, hỏi về việc vụ án này có được đưa ra xét xử hay không, thì nhận được câu trả lời không thể chấp nhận nổi: cũng chưa biết nữa, người bên Viện kiểm sát bị ốm, nếu ông ấy đi được thì Tòa sẽ gửi giấy trực tiếp xuống.
Đó là câu trả lời vô trách nhiệm của những người làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật. Trong khi các cơ quan báo chí đã có được thông tin về phiên tòa cả 2 tuần nay, mà bên liên quan trực tiếp đến phiên tòa là gia đình người bị hại – là chúng tôi – lại không nhận được một chút thông tin nào, thậm chí vụ án có được xét xử vào ngày 17/11 như báo chí đề cập không chúng tôi cũng không được biết, mặc dù hôm nay đã là 15/11.
Đó là sự xúc phạm nặng nề mà một cơ quan bảo vệ pháp luật dành cho gia đình của những người cần được bảo vệ. Tôi chưa nói đến việc họ vi phạm pháp luật, bởi việc làm của họ thậm chí không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Có bao giờ họ nghĩ đến lúc họ có người ruột thịt bị đánh chết, họ sẽ cảm thấy như thế nào khi bị đối xử như vậy hay không? Những người bình thường không bao giờ cứa vào nỗi đau của người khác một cách tàn nhẫn đến như vậy.
Tôi chợt nghĩ, cuộc sống của mỗi người trong chúng ta chẳng được bao nhiêu. Cái chết rình rập con người ở khắp nơi. Ngày hôm nay chúng ta có thể có quyền cao chức trọng, tiền tiêu không cần đếm, nhưng chỉ cần một tai nạn giao thông, một vụ nổ bình gas thôi là cái chết đã bất thình lình ập đến. Những người thi hành công vụ kia, rồi họ cũng sẽ phải bỏ lại mọi quyền lực, danh vọng, tiền bạc để sang bên kia thế giới như bao người khác. Ở đó, họ sẽ gặp lại cha tôi. Họ sẽ nói gì với cha tôi đây? Tại sao khi sống chúng ta không cố làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn? Đôi khi chỉ là một lời nói, chẳng nhiều nhặn gì. Vậy mà họ không làm được.
Tôi phải cố gắng tiếp với những điều khó chấp nhận đó, sống tiếp với hành trình đòi công lý cho cha tôi. Công lý, nếu có, cũng đang bị trì hoãn ở một nơi rất xa, bởi câu hỏi rất đơn giản là “phiên tòa có được diễn ra không?” cũng không ai trả lời cho tôi.
Sau đây là lời kể của cô Trịnh Kim Tiến – con gái người bị hại – người đại diện hợp pháp cho quyền lợi của ông Tùng trong phiên tòa sắp tới về các tình tiết của vụ án:
“… Hôm đó ngoài NGUYỄN VĂN NINH đã có sự tham gia đánh đập rất dã man của toán dân phòng, trong khởi tố vụ án ko phải khởi tố bị can > có 1 dân phòng cũng bị đưa vào tên HOÀNG ANH , nhưng đến nay thì coi như không đủ cơ sở. Trực ban của ngày hôm đó gồm mấy người trong đồn, trả lời hết sức vô trách nhiệm : hiện tại phường đi họp, không có ai giải quyết, khi nào phường có người, gia đình muốn cho đi cấp cứu thì chúng tôi sẽ cho đi, dù lúc đó trong phường có rất nhiều người. 1 sự việc nữa là hành động còng bố em trên ghế trong đồn phường, luôn mồm nói bố em không sao và ăn vạ, lúc em van xin đi cấp cứu không được, xin vào đút phở cho bố em ăn , thì họ cũng không cho, kiểm tra bát phở sau đó vứt lên bàn.
Sau đó, chúng còn bắt mẹ em ở lại dọn dẹp trong đồn phường rồi mới cho đi vì bố em bị nôn mửa sùi bọt mép ra sàn. Bố em bị còng tay đến tận phòng cấp cứu của bệnh viện BẠCH MAI , và tại đó họ nói bố em là TỘI PHẠM cần phải canh giữ. Họ canh bố em ở ngoài phòng bệnh viện và nói với các bác sỹ là tội phạm cho đến khi bố em chuyển qua VIỆT ĐỨC. Các bác sỹ ở bệnh viện Bạch Mai thì cho rằng bố em là tội phạm , họ hết sức thờ ơ trong việc chuẩn đoán chăm sóc. Xương cổ chệch ra nhưng sau khi chụp chiếu xong thì họ nói phim chụp không rõ, yêu cầu ở lại viện đợi chụp kĩ càng hơn, lịch xếp kín phải đến cuối tuần mới có lịch chụp phim. Tình trạng bố em ngày càng xấu, bụng trương phình lên, đau đớn và không ăn uống nổi . Cho đến khi chị em vào, thấy tình trạng của bố em, ra trước cửa những tên công an đứng canh bố em trong viện và làm ầm lên, chỉ vì không đội mũ mà các anh đánh người ta ra đến thế. Các bác sỹ tại bệnh viện Bạch Mai mới biết bố em không phải tội phạm và họ sợ liên đới trách nhiệm nên ngay lập tức kêu gia đình em chuyển viện cho bố em qua VIỆT ĐỨC. Đến tại viện VIỆT ĐỨC thì các bác sỹ tại đây thông báo bố em có thể mất bất cứ lúc nào, gia đình cần chuẩn bị tâm lý. Lúc này em đang đi gửi đơn ở khăp nơi , 1 nửa trong gia đình em và em đang ở quận Hoàng Mai yêu cầu câu trả lời thì nhận được tin báo điện thoại nên về ngay tại viện Việt Đức. Về tới VIỆT ĐỨC, các bác sỹ nói tình trạng vô cùng nguy kịch, nhưng gia đình còn nước còn tát , mổ vẫn có thể mổ, nhưng mổ hay không thì nguy cơ tử vong vẫn là 80%. Gia đình em còn nước còn tát, vẫn chấp nhận mổ cho bố em. Trước lúc mổ bố em kêu gào đau đớn và muốn được tháo ống ra để ra đi thanh thản, không muốn mổ, thậm chí trước khi vào mổ ông còn nói dối với bác sỹ là gia đình cho uống sữa rồi để không phải mổ. Ca mổ diễn ra, sau đó ông nằm viện đau đớn trong 1 tuần tại viện Việt Đức, và sau khi mổ xong thì ko còn nói được. Sau khi ông mất thì nguyện vọng của gia đình là được chôn cất ông. Mặc dù mổ pháp y không còn lành lặn nhưng em vẫn quyết định chôn cất ông . Tang lễ được diễn ra dưới sự chia sẻ của nhiều người.
Bố em sau hơn nửa tháng xác đặt tại nhà xác để chờ đợi có kêt quả pháp y tạm thời mới được chôn cất. Người giám định pháp y là bác VIỆN bên pháp y quân đội, cơ chế gây ra cái chết là cơ chế ngửa , trên thân thể có vô số các vết tích do bị hành hung gây nên. Khi bố em mất, trước sự chia sẻ và xuống đường của nhiều người dân để cùng kêu oan thì ngày 10/03, cơ quan chức năng có mang xuống cho gia đình em thông báo quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Văn Ninh. Vụ án kéo dài từ đó đến nay, cách đây không lâu thì gia đình em có nhận được bản án và cáo trạng. Hiện tại, luật sư của gia đình thứ 6 sẽ lên cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục để đưa vụ án ra xét xử. Còn thông báo ngày xử chắc chắn em cũng sẽ nhận được trong thời gian gần đây nhất. Sau khi có thông báo em sẽ cập nhật sớm nhất.
Em nhớ là rất nhiều báo chính thống đến ghi âm quay hình nhưng hình như không thấy đăng. Chính 1 chị nhà báo của báo Đất Việt đến ngay khi bố em còn nằm ở viện Bạch Mai, cũng chỉ dám đăng 1 mẩu tin nhưng bị ông tổng biên tập cắt xén gần hết và thêm thắt, cuối cùng thì chị ý chỉ còn nhìn em bằng ánh mắt ái ngại và xin lỗi em. Sau đó chị ấy cũng không dám theo vụ này nữa... Có 1 số bài báo bên báo Pháp luật Việt Nam rất chi tiết về vụ án này, hình như có 1 bài là ai khiến cao thủ gà chọi bị gãy cổ của báo Pháp luật và 1 bài nữa của bên báo Người cao tuổi...”
Đây là mắt trái của CNXH đương thời ! " Dân Rầu-Nước mất- XH Loạn lạc & đầy Bất công "
ReplyDeleteNhìn những bức ảnh mà không cầm được nước mắt, không ngăn được uất hận! Cầm đầu cộng sản đâu có phải là con người! Những ai đi làm cho chúng nó phải gánh lây tội lỗi với chúng, nếu không cũng mang nhục vì chúng nó! Nuôi chó cắn người, chủ chó phải chịu trách nhiệm. Tra tấn tàn bạo đến nạn nhân phải chết thảm thương, sát nhân giả tử, kẻ giết người phải đền tội; kẻ nào ra lệnh, kẻ đó phải đền tội trước tiên! Còn chờ gì nữa mà chưa đứng đậy, anh em ơi, đồng bào ơi! Chờ cho đến khi chính mình trở thành nạn nhân thì đã quá muộn! Ba người phụ nữ nạn nhân mặc đồ tang chế cô đơn đi tìm công lý giữa lòng thủ đô đông người là một cảnh thương tâm đến tận cùng! Anh em ta ơi, đồng bào ta ơi phải ra mau khỏi tình trạng hiện nay, thấy nạn nhân đau khổ (vì bàn tay của những tên hung đồ được những tên chủ chứa,đầu nậu cs nuôi ăn, phát lương, cho mặc sắc phục) mà chỉ biết lấy mắt nhìn hoặc vờ không thấy, hay lãng xa chổ khác! Mất nước cũng từ những thái độ như thế này đây!
ReplyDeleteCộng sản là lũ ác ôn vô đạo ,chúng phòng dân như phòng giặc nên chúng phải hung ác là quy luật .Trí thức ,nhân dân nay đã thành kẻ thù của đảng ,thì làm gì người dân đi tìm được công lý ở nơi các cơ quan ban nghành của đảng được !
ReplyDeleteBuồn cho một đất nước mà công lý chỉ dành cho kẻ mạnh, kẻ có tiền và có thế lực. Nhìn cái khẩu hiệu to tướng đứng sừng sững sau lưng ba người phụ nữ đang đi đòi công lý mà sao tôi thấy phản cảm quá. "Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Gần 40 năm sau chiến tranh mà dân mình đâu có giàu trừ những kẻ cơ hội, lợi dụng quyền chức của mình. Gần 40 năm sau chiến tranh mà nước mình đâu có mạnh. Chẳng cần nhìn xa mà chỉ cần nhìn qua các nước láng giềng như Thái Lan, Phi Líp Pin, Singapor, ... thì cũng thấy nước mình tụt hậu như thế nào. Tất cả những gì đang có trên nước mình đều được dựng nên bằng tiền vay mượn để rồi đời con, đời cháu chúng ta phải è cổ ra trả trong khi đó các tài khoản của giới quan chức từ cấp xã, cấp phường đến TW cứ tăng theo cấp số nhân. Đất nước càng nợ nhiều thì họ lại càng có lợi. Gần 40 năm sau chiến tranh nhưng người dân thường chưa hề được biết thế nào là một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hình như đó là những mặt hàng quá xa xỉ nên chỉ có số ít người được hưởng lợi chứ đại đa số dân Việt Nam mấy chục năm rồi vẫn cứ phải chổng mông lên trời, cúi mặt xuống đất để tìm kiếm mà chưa thấy. Làm sao có thể gọi là một xã hội công bằng, dân chủ khi những nhân viên công an thoải mái đánh đập dã man người dân, thậm chí đánh đến chết mà trong nhiều trường hợp vẫn được chính quyền tìm mọi cách che dấu, o bế. Công bằng và dân chủ là như vậy ư??? Các nhân viên công an đang bị những người cầm quyền mê hoặc, lừa đảo để xả thân bảo vệ quyền lợi cá nhân của họ. Mỗi lần nhìn thấy cái khẩu hiệu "... còn đảng còn mình" mà tôi phì cười bởi vì chính xác ra thì phải là "... còn công an còn đảng". Thế chế này chỉ có thể dựa vào sức mạnh của nghành công an thì mới có thể tồn tại được.
ReplyDeleteTôi hy vọng rằng một ngày nào đó không xa thì các đòi hỏi chính đáng của Kim Tiến, gia đình anh Nhật cùng rất nhiều gia đình khác ở Việt Nam sẽ được đáp ứng theo đúng nghĩa của mấy chữ CÔNG BẰNG - DÂN CHỦ và những kẻ phạm tội sẽ bị trừng trị thích đáng.
Đau Xót Quá Mọi Người Ơi!!!
ReplyDeleteNhìn họ mà lòng chúng tôi quặn thắt, xót xa và bật khóc...
Chúng tôi xin chia xẻ nỗi đau với ba người phụ nữ Việt Nam. Chúc mọi người chân cứng đá mềm trên con đường đi đòi công lý!!!
Chúng ta càng nhân nhượng thì bạo quyền CS càng lấn tới. Hãy nghĩ ngày nào đó người thân của chúng ta... Chồng vợ, Anh chị em ta bị rơi vào hoàn cảnh này thì bạn phải làm sao..? đạp bỏ chế độ bạo quyền, Dân Việt cần quyền làm người.
ReplyDeleteKhông biết đến bao giờ thì những nổi đau oan khiên kia sẽ biến mất trên đất nước và người dân Việt.
ReplyDeleteCon đường trước mặt cho những người dân nghèo khổ, thấp cổ bé miệng là một vực thẳm tối tăm và không đáy. Họ bị nhà cầm quyền CS Việt Nam xô xuồng vực một cách không thương tiếc.
Chia sẻ cùng gia đình Kim Tuyến và Thanh Tuyền nỗi đau thương mất mát của gia đình,Chúc hai gia đình có nhiều can đảm và nghị lực
ReplyDeletetìm lại công lý .
Một xã hội lúc nào cũng bô bô là công bằng dân chủ ,cán bộ là đầy tớ của nhân dân lại là như thế nầy sao? thiệt là ngoài sự tưởng tượng của loài người trong thế giới văn minh...xin thành tâm chia sẻ những gia đình bị nạn đã bị chính những người đầy tớ gây ra
ReplyDeleteTôi đã khóc ngay trên bàn phím của mình...nghẹn ngào không nói gì hơn nữa ! Xót thương quá, 3 người phụ nử cô đơn, cả thủ đô không thấy ai cùng sánh bước với 3 người phụ nữ cô đơn này.Vô cãm chăng?Dân thủ đô hãy cất bước cùng đi tìm công lý. .
ReplyDeleteXót xa cho những nghịch cảnh
ReplyDeleteTủi phận cho 1 kiếp người
Đau thương cho 1 dân tộc
Và...THÙ HẰN CHO NHỮNG KẺ VÔ TÂM
Ba cánh én không làm nên một mùa xuân nhưng nó báo hiệu một mùa xuân sắp đến . Gởi đến các Cô, các Chị, các Em những lời chúc tốt đẹp nhất và vững lòng tin công lý - công bình sẻ phải nở hoa trong tương lai gần .
ReplyDeleteI salute all of you .