Monday, March 19, 2012

Huyền Thoại Một Nhà Thơ


Trần Việt Trình  - Một ngày sau năm 1975, sau khi hai miền Nam Bắc “được” giao thông, một ông già tóc râm đang thả bộ trên đường phố Sài Gòn bỗng nghe lời ca tiếng nhạc phát ra từ một người đàn ông cụt chân với cái đàn guitar cũ kỹ hát xin tiền

Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
khi còn tóc buối vai
Mấy lúc xong pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về
rồi một chiều mây bay
Từ nơi chiến trường đông bắc đó lần ghé về thăm xóm
hoàng hôn tắt sau đồi

Lời ca nghe sao quen quá! Ông lão mới mon men đến hỏi. Thì ra là bài “Những Đồi Hoa Sim” và đó lần đầu tiên ông được nghe. Ông yêu cầu người hành khất hát lại một lần nữa. Nghe hát xong, ông vét sạch tiền trong túi bỏ vào chiếc ca nhựa và nói: “Tôi là tác giả bài thơ được phổ nhạc” rồi bước đi với đôi mắt ngấn lệ …

Ông lão già tóc râm đó là Hữu Loan.

Nhắc đến nhà thơ Hữu Loan là chúng ta nhắc đến bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” đã làm say lòng không biết bao nhiêu thế hệ yêu thơ. Bài thơ chân thực và xúc động ấy có một sức sống kỳ lạ. Bài thơ kể lại mối tình của chính nhà thơ với người phụ nữ đầu tiên trong đời đầy bi kịch. Bài thơ được làm để khóc người vợ mà nhà thơ hằng yêu quý vừa bị chết thảm.

Nỗi đau vợ chết thảm ông phải giấu kín trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Ông như một cái xác không hồn. Càng đè nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. Một buổi trưa năm 1949, trong thời kỳ theo kháng chiến, lúc đang đóng quân ở Nghệ An, cơn đau trong lòng ông được bung ra, ông ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt ông đẫm ướt, ông lấy bút ra ghi chép. Không cần phải suy nghĩ nhiều, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra:

Tự chiến khu xa
nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến binh
mấy người đi trở lại !
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ bé bỏng chiều quê

*

Nhưng không chết
Người trai khói lửa
Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
Không gặp nàng
Mẹ tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh…

Viết bài thơ vào cái quạt giấy để lại cho người bạn, người bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” ra đời như vậy đó. Người vợ hiền của nhà thơ mất đi, đứa con tinh thần này của nhà thơ ra đời.

Tuy không ấn hành, nhưng bài thơ đã được truyền miệng rộng rãi và sau đó được Nguyễn Bính đăng trên tờ “Trăm Hoa”. Rồi bi kịch chiến tranh trong bài thơ đã góp phần trở thành bi kịch của đời nhà thơ.

“Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về”. Đó là lời ông tự thuật. Năm 1988, khi có sự “Đổi mới”, ông đã viết bài “Lời Tự Thuật” gửi cho báo Lao động Chủ nhật nhưng không được đăng. 19 năm sau, nhà thơ lúc ấy đã 91 tuổi, đồng ý để Talawas công bố bài trên.

“Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi' hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi'. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá ! với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!”. Đó cũng là tâm tình của ông trong “Lời Tự Thuật”.

Những năm 1955-1956, phong trào văn nghệ sĩ miền Bắc bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những bồi bút cam tâm lừa thầy phản bạn, ca ngợi này kia để kiếm chút cơm thừa canh cặn. Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó thì ông lại đề cao tình yêu, khóc vợ, bị cho là tình cảm tiểu tư sản, phản động. Bất mãn, Hữu Loan bỏ đảng, bỏ cơ quan, bỏ về quê để trút bỏ mọi phiền muộn, làm công việc của một người thồ đá, nặng nề về thể xác nhưng thanh thản cho đầu óc.

Về quê cũng không yên, “bọn họ” (từ ông dùng) tịch thâu xe của ông, ông phải đi xe cút kít, loại xe bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước và 2 cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, nên ông phải gánh bộ. Gánh bằng vai, ông cũng cứ gánh, không chịu khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản. Đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại ông. Nhưng lúc nào cũng có người cứu ông. Thơ của ông đã có lần cứu sống ông. Có một tên công an mật được giao nhiệm vụ theo dõi để ám sát ông, nhưng tên ấy đã tìm gặp và nói với ông rằng, hắn sinh ở Yên Mô, rất thích bài thơ Yên Mô của ông viết về tỉnh Yên Bình quê hắn. Hắn thường đem bài thơ Yên Mô của ông ra đọc cho đỡ nhớ, và mỗi lần định giết ông, hắn lại nhớ đến quê mình nên lại thôi, không nỡ giết ông, từ bỏ ý định ám sát.

Lúc còn là chính trị viên của tiểu đoàn, chứng kiến tận mắt những chuyện đấu tố, ông đâm ra chán nản, không còn hăng hái kháng chiến nữa. Kháng chiến khiến chán. Ông thú thật, lúc đó ông thất vọng vô cùng.

Ông thuật lại chuyện một trường hợp một địa chủ bị đấu tố có liên quan trực tiếp đến đời ông như sau:

Lúc ấy, trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, gần nơi ông ở, có một gia đình địa chủ rất giàu. Ông địa chủ đó rất giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông địa chủ thấy bộ đội sư đoàn 304 của Hữu Loan thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Lúc đó Hữu Loan là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải đại diện cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen để vinh danh ông. Thế rồi, một hôm, Hữu Loan được tin gia đình ông địa chủ bị đấu tố. Hai vợ chồng ông địa chủ bị đem ra đình làng cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để lòi ra hai cái đầu, xong họ cho trâu kéo bừa qua bừa lại hai cái đầu, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, họ còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, dân chúng còn bị cấm đoán cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.

Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ, biết cô bé lúc còn nhỏ, Hữu Loan trở về xã để xem tình trạng cô con gái của họ sinh sống ra sao. Ông về bắt gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc, đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, ông đến gần hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc nức nở và cho biết ai cũng xua đuổi, không dám gần gũi cô. Cô cho hay hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong miếu hoang. Hữu Loan mủi lòng, bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.

Đó là bà Phạm Thị Nhu, sống cùng ông từ đó cho đến ngày ông qua đời, có với nhau 10 người con: 6 trai, 4 gái và hơn 30 cháu nội ngoại.

Cuộc đời ông trải qua quá nhiều thăng trầm. Trong mấy chục năm dài, ông về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, vậy mà “bọn họ” vẫn trù dập, không chịu để ông yên. Ông chỉ còn biết đổ đau thương lên đá. Ông tưới rượu lên mặt đá và thề sẽ bám đá mà sống. Ngày ngày, ông nạy từng khối đá đưa lên chiếc xe cút kít thô sơ đem đi bán ở các nơi làm vật liệu xây dựng. Bán cả chục xe đá mới kiếm đủ ngày hai bữa cơm dưa muối cho đàn con. Nhiều khi ế ẩm, đá chất đầy vườn, cả tháng không ai hỏi mua. Thời gian trôi qua, Hữu Loan trở thành người thợ đá da đen đúa, chân tay chai sần, rắn rỏi, tua tủa tóc rễ tre, đi đứng nói năng mạnh mẽ hơn xưa. Cặm cụi vật lộn với núi đá, ông nuôi cả mười đứa con khôn lớn. Hơn mười năm sau cùng, tuổi đã lớn, Hữu Loan thôi không còn sức để bám núi đá nữa. Ông lui về nhà, trải chiếu trên thềm, ngày ngày ngồi nhâm nhi rượu và ngóng đợi con cháu về thăm, ngóng đợi những chuyển động đổi thay phận mình, đổi thay cho gia đình, cho làng xóm, cho nước nhà.

Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty ViTek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyền bài “Màu Tím Hoa Sim” của ông với gía 100 triệu đồng VN. Đây là một sự kiện được coi chưa từng xảy ra. Từ trước tới nay chưa có bài thơ nào được mua tác quyền với giá cao đến như vậy. Vì sao một doanh nghiệp thương mãi lại đi mua bản quyền một bài thơ? Có nguồn tin cho rằng đây là một sự sắp xếp, mua chuộc, để đền bù những mất mát thiệt thòi trong mấy chục năm của ông. 100 triệu đồng đủ để ông trang trải cuộc sống, bớt đi những khó khăn về vật chất trong những năm cuối đời, và mong ông “tái xuất giang hồ”. 100 triệu đồng trừ thuế còn 90 triệu, ông chia cho 10 người con hết 60 triệu, trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan và ông giữ lại 30 triệu phòng đau ốm lúc tuổi gìa. Sau đó cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác nhưng ông từ chối “Thơ tôi làm ra không phải để bán!”

Đó là con người và bản tính bất khuất của một nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam.

Màu Tím Hoa Sim là màu tang thương của một tình yêu định mệnh, một tình vợ chồng ngắn ngủi. Màu Tím Hoa Sim còn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc về chiến tranh, về những bi kịch trong chiến tranh. Điều đó giải thích vì sao bài “Màu Tím Hoa Sim” ngay từ khi đất nước còn bị chia cắt đã được độc giả cả hai miền Bắc-Nam cùng yêu thích.

Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, như “Những đồi hoa sim” của Dzũng Chinh, “Áo anh sứt chỉ đường tà” của Phạm Duy và “Chuyện hoa sim” của Anh Bằng. Mỗi ca khúc một vẻ, tất cả đều đều tôn vinh thi phẩm.

Hữu Loan đi qua chín năm kháng chiến với mười bài thơ. Đó là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Thơ của ông có niềm khát khao cháy bỏng cho một đất nước được tự do.


Thi sĩ Hữu Loan ra đi vào ngày 18 tháng 3 năm 2010, cách đây đúng 2 năm, nhưng bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” và khí phách của ông còn ở lại mãi mãi với chúng ta và sẽ còn tím mãi màu hoa sim trên dương thế. Sau 95 năm tồn tại nhọc nhằn nhưng rắn rỏi giữa cuộc đời, Hữu Loan đã nằm xuống, nhẹ nhàng và thanh thản, để lại cho đời một pho chuyện kể, thật nhưng lạ kỳ như huyền thoại, để lại cho hậu thế không chỉ di sản thơ ca mà cả một nhân cách sống. Huyền thoại một nhà thơ bất khuất.

18 tháng 3 năm 2012 





19 comments:

  1. "Sau 95 năm tồn tại nhọc nhằn nhưng rắn rỏi giữa cuộc đời, Hữu Loan đã nằm xuống, nhẹ nhàng và thanh thản, để lại cho đời một pho chuyện kể, thật nhưng lạ kỳ như huyền thoại, để lại cho hậu thế không chỉ di sản thơ ca mà cả một nhân cách sống. Huyền thoại một nhà thơ bất khuất."

    Không những vậy , cuộc đời của ông là chứng tích cho những sai lầm của đảng cộng sản đã gậy ra cho đất nước và nhân dân.

    ReplyDelete
  2. CS VN đã hũy diệt một nhân tài của dân tộc như thế đó.
    Nếu Phạm Duy và Trịnh công Sơn củng kẹt lại miền bắc CS như nhà thơ Hữu Loan thì liệu có được một gia tài âm nhạc đồ sộ như bây giờ không ?
    Không có chế độ VNCH những tác phẩm của nhà thơ Hữu Loan sẽ bị lãng quên, tội ác bị dấu nhẹm theo thời gian.
    Có bao nhiêu người tài trong các lãnh vực bị hũy diệt như nhà thơ Hữu Loan ?
    Tội ác CS là không kể xiết... họ đã hũy diệt tinh hoa Việt Nam như thế đó.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Can trừơng nhất của nhà thơ NH Loan là bỏ caí thẻ đảng vào xọt rác , dứt khoát với hồ và đảng .
      Thời này nhiều người tự xưng đâú tranh cho lẽ phaỉ nhưng trong nhà còn bàn thờ hồ , c̀on treo hình hồ , ca tụng hồ . Bao nhiêu năm qua tội ác hồ và đảng chất cao hơn nuí mà không nhìn ra hay không muốn nhìn ra . Những kẻ như thế mà trông mong gì ?
      Còn việc công ty Vitek mua bản quyền baì thơ cũng tương tự như các anh bộ đội " cụ hồ " nghe lời bác và đảng dụ khị hy sinh hết tuổi trẻ lo bắn giết kẻ thù cũng là người Việt cho tới hơi thở cuối cùng , nếu may mắn sống được về già thì được bác và đảng cho hưởng tí tiền còm vè hưu ấy mà . Có khác là nhà thơ Nguyễn Hưũ Loan bị bác và đảng đì cho tới cuối đời vì bỏ đảng bây gìơ đảng dàn xếp cho nhà thơ 100 triệu xem như tiền " bù lỗ " . Chuyện tếu lâm XHCH vưà dài , vưà khôi hài , vưà cay .... .. Nếu nhà thơ Nguyễn Hưũ Loan tuyên bố “Thơ tôi làm ra không phải để bán!” ngay với tác phẩm Màu Tím Hoa Sim có lẽ hay hơn ??

      Delete
  3. hoangle_thienkhoa@yahoo.comMarch 19, 2012 at 12:33 PM

    Bọn VC Pắk Bó là lủ ngu xuẩn,biết gì văn chương với đạo đức.Cứu cánh của chúng là tiền,kiếm bằng mọi cách dù là bẩn thỉu nhất
    Nhà thơ Hửu Loan sinh bất phùng thời , một thời đại đốn mạt và tồi tệ nhất,mang tên của một thằng bịp bợm,đểu giả,ăn cắp và bán nước :hồ chí minh, có tên cúng cơm là Nguyễn sinh Cung <<--- Tổ Cha mi , đại họa cho Dân Tộc Việt Nam .

    ReplyDelete
  4. Xin thắp nén hương lòng tưởng niệm nhà thơ Hữu Loan,một người tài hoa,bất khuất,bài thơ Màu Tím Hoa Sim của ông đã làm rung động tâm hồn của bao thanh thiếu niên thời chinh chiến.Ôi! Những chiều hành quân!Những năm tháng chiến đấu, mỗi lần quân hành qua những đồi sim bạt ngàn nơi chiến trường Tây Bắc Huế chúng tôi lại nhớ đến Màu Tím Hoa Sim...
    Chiều hành quân! Qua những đồi sim...
    Những đồi sim,màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt...

    ReplyDelete
  5. donlinhduy_thieugia@yahoo.comMarch 19, 2012 at 5:56 PM

    Cái đau xót của Hữu Loan là đã bị các đồng chí của mình trả thù chỉ vì không tiếp tục cùng đi với họ. Nhưng nỗi đau lớn hơn lại là sự thờ ơ của cộng đồng dân chúng. Mục sư L. King của Mỹ đã nói" Điều đang sợ không phải là sự tàn ác của kẻ thù mà là sự thờ ơ của ngưòi lưong thiện". Không gì hèn hạ hơn khi cả một cộng đồng trù dập một con người chỉ vì sự khác biệt tư tưởng. Còn bao nhiêu số phận oan khiên nữa đang giống HL? Dân nào chính quyền ấy. Dân ngu dễ trị. Khi người dân không biết bảo vệ, cưu mang nhau thì đến lượt mình sẽ thành mồi cho hổ, báo chó sói mà thội.

    ReplyDelete
  6. Có một bài rất hay phân tích cụ thể về chế độ tập trung dân chủ và làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu và nguyên nhân nội tại làm sụp đổ miền Nam. Các anh chị, các bạn nên xem, khi xem cũng là dâng cho nhà thơ một nén hương.:
    http://tintuchangngay.info/2012/03/12/38358/

    ReplyDelete
  7. Trước năm 1975 chính quyền và dân chúng miền Nam ca ngợi nhà thơ Hữu Loan và yêu thích những bản nhạc được phổ từ thơ của ông mặc dù ông đang sống ở phe bên kia chiến tuyến, trong khi đó chính quyền ngoài Bắc xem ông là phản động? Các bạn trẻ nghĩ sao về việc này?
    Xin gửi một nén hương lòng tưởng nhớ đến nhà thơ Hữu Loan.

    ReplyDelete
  8. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ có cái nhìn củng như BỊ đeo THÒNG LỌNg giống giống nhà thơ Hữu Loan . Cù Huy Hà Vũ có bố là Huy Cận và cậu ruột mình là Xuân Diệu mặc dù những nhà thờ này là Cộng sản còn ở lại miền Bắc, nhưhg chế độ VNCH vẫn cho xuất bản và phổ nhạc từ thơ của Huy Cận và Xuân Diệu không bận tâm cái máu Cộng sản của Huy Cận và Xuân Diệu, vì thế cho nên ông Cù Huy Hà Vũ có cái nhìn thiện cảm và phóng khoáng hơn với chế độ VNCH và những người lính VNCH vì có lẽ ông Cù Huy Hà Vũ khám phá ra miền Nam VNCH có tự do ngôn luận và dân chủ đích thực, không như Việt cộng tuyên truyền bịp bợm về VNCH.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lời bình của bạn quá chính xác; Bọn lảnh đạo cs luôn rêu rao tự do dân chủ, nhưng toàn là xạo cả, mọi việc chúng làm chỉ vì quyền lợi của 1 nhóm người cuồng tính ham lợi, ham quyền, xảo trá. Nếu nhà thơ Hữu Loan làm thơ khóc vợ và bịa đặt lý do vợ chết là do Pháp-Mỹ giết thì bọn chúng sẽ để ông phổ biến và không chừng còn thăng chức cho Ông.
      Như tôi nghe đâu ở HN có 1 nhạc sĩ guitar tài giỏi nhưng bị mù từ nhỏ vì bênh tật, nhưng bon CS cho là bị bom của Mỹ, và chính người nghệ sĩ nầy đã lên tiếng đính chính là mình bị tật bệnh. Đúng là 1 lũ dối trá.
      Tôi có đọc 1 lời tâm sự của nhà thơ:"Vợ tôi mất tôi làm thơ khóc thương tiếc, có gì sai mà bị cấm đoán và phê bình?".
      Chứng tỏ bọn cs không có tình người, 1 lũ man rợ!

      Delete
  9. Bài viết của tác giả thật hay và cảm động.
    Xin gửi một nén hương lòng tưởng nhớ đến nhà thơ tài hoa, dũng cảm và khí phách của người Anh hùng.
    Mời anh chị em và những ai yêu thích bản nhạc vào link của trang này sẽ được nghe bài hát tuyệt vời "Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh phỏng thơ của nhà thơ Hữu Loan, với giọng ca thật ngọt ngào của Như Quỳnh.
    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=yV6mLZ3rHE

    ReplyDelete
  10. Chiến tranh cay nghiệt -Chế độ độc ác đã làm lộ một nhân cách lớn và tài hoa .
    Một tâm hồn lai láng- nhân hậu nhưng cương quyết làm lộ diện một chế độ tồi tàn và bộ mặt thật của một lãnh tụ HỒ đại gian đại ác

    ReplyDelete
  11. BÀ CON ƠI HÃY TỖNG KẾT LẠI thữ xem có bao nhiêu người tài cũa đất nước văn hiến này bị bọn vô luân cũa chế độ đồ đễu đang cầm quyền làm thui chột ,đày đọa ,giết hại ,,v,v,,.

    ReplyDelete
  12. Khi hũu loan bị trả thù như vậy thì. Các bạn Thơ của ông làm gì ? Nhũng nhà Thơ vn thời đó đã làm gì để giúp ông liệu họ có ân hận không hay vì chút bơ thùa của cq mà họ ngoảnh mạt làm ngơ. Thật là dã man hết sức . Sao người ta lại cạn Tàu ráo máng với một con người như vậy ? Vì sao?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trái Tim đồng CảmMarch 20, 2012 at 2:20 PM

      Với một nền tự do ngôn luận và dân chủ đích thực của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, không những bài thơ của nhà thơ Hữu Loan được các nhạc sĩ Dzũng Chinh, Phâm Duy, Anh Bằng sống ở VNCH phổ thành những ca khúc bất hữu, mà các bào thơ khác của của Huy Cận, Xuân Diệu v.v... cũng được phổ nhạc và nổi tiếng. Trong khi đó thì tại miền Bắc XHCN dưới sự cầm quyền của Hồ Chí Minh và bè lũ độc tài Cộng sản thì các những bài thơ hay đó của Hữu Loan, Huy Cận, Xuân Diệu v.v... dù sống ở miền Bắc, nhưng thơ của họ không được Hồ Chí Minh và đồng bọn Cộng sản cho phép phổ nhạc, cho nên miền Bắc dưới sự lãnh đạo sắc máu độc tài của Hồ Chí Minh chẳng hề có tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. Những điều này nói lên Hồ Chí Minh không là một nhà lãnh đạo nhân bản, có đạo đức như Việt cộng thường sùng bái tuyên truyền dối trá bịp bợm, chế độ Cộng sản của Hồ Chí Minh vì thế mà chẳng ưu việt gì cả.

      Delete
  13. XuânDũng - LongAnMarch 20, 2012 at 3:15 PM

    Nhân cách Nhà thơ Hữu Loan khiến chúng ta kính trọng ông. Ngược lại là những thằng bồi bút Tố Hữu, Hữu Thỉnh... khiến chúng ta ghê tởm.

    ReplyDelete
  14. Cảm ơn tác giả Trần việt trình đã có một bài viết đầy xúc động. Xin được thắp nén nhang thơm tưởng nhớ nhà thơ HỮU LOAN!

    ReplyDelete
  15. Ngay cả nhạc sĩ tài danh Văn Cao (tác giả bản quốc ca cộng sản), từ thời Trăm hoa đua nở, cũng chịu biết bao gian khổ trầm luân. Trong khi đó nhạc của ông lại được miền Nam tôn vinh ưa chuộng, không hề có thái độ kỳ thị chia rẽ. Cho đến sau 1975, khi vào miền Nam có lẽ chính ông cũng ngỡ ngàng vì điều này, và đến lúc đó nhà nước cộng sản mới tỏ ra tôn trọng ông.

    ReplyDelete
  16. Nguyễn Hiếu HọcMarch 22, 2012 at 8:31 AM

    Hữu loan một nhà thơ tài ba, dù những bài thơ ông để lại cho đời không nhiều. Cuộc đời ông đúng là một đời thanh bạch nhưng truân chuyên ! Rất tiếc ông vẫn thoát ra khỏi sự ràng buộc u tối của một xã hội ngông cuồng: xã hội XHCN lùa dối!

    ReplyDelete