Friday, March 9, 2012

BÀI HỌC NHÂN QUYỀN TẠI BẠCH ỐC NGÀY 05-03-2012



Phạm Trần - Câu nói của Tổ tiên người Việt bảo “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” qủa không sai với cuộc họp “đi lạc hướng” tại Toà Bạch Ốc ngày 05 tháng 03 năm 2012 giữa 165 người  Việt Nam được chọn thay mặt cho trên 100 ngàn chữ ký vào Thỉnh nguyện thư yêu cầu Tổng thống Barrack Obama không nới rộng quan hệ thương mại với Việt Nam chừng nào chính quyền Cộng sản tiếp tục vi phạm nhân quyền và kiến nghị Chính phủ Mỹ áp lực Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho  những người tù chính trị và đấu tranh cho dân chủ, tự do.
Tại sao vậy ?
Bởi lẽ, theo nguồn tin có thẩm quyền thì Cuộc họp đã diễn ra ngòai tầm kiểm soát của những người đi vào Bạch Ốc, kể cả Nhạc sỹ Trúc Hồ và Ban Giám đốc của Đài Truyền hình SBTN (Saìgòn Broadcasting Television Network) là những người đã có sáng kiến kêu gọi người Việt ký vào Thỉnh nguyện thư gửi Tổng Thống Obama và Quốc hội Mỹ.
Nhạc sỹ Trúc Hồ, Giám đốc đài SBTN tiết lộ trong một chương trình phỏng vấn dài 1 giờ từ Hoa Thịnh Đốn tối 6-3 (2012) là qua trung gian, ông đã  nhờ Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành của tổ-chức Boat People S.O.S., giúp liên hệ với Tòa Bạch Ốc để trao Thỉnh nguyện thư cho Tổng thống Obama nên đã có  Cuộc họp tại Eisenhower Executive Office Building-South Court Auditorium ngày 05-3-2012.
Tuy nhiên có những vấn đề cơ bản và then chốt dưới đây đã bị Văn Phòng Tiếp Cận Cộng Ðồng (Office of Public Engagement)  gạt ra ngòai nghị trình, trước khi Phái đòan người Việt vào Bạch Ốc  mà không có lời giải thích, khiến cho phiá Nhạc sỹ Trúc Hồ  hòan tòan bị đặt vào những việc đã rồi không kịp trở tay.
Nguồn tin này nói rằng, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng và vài người Việt liên hệ và  Văn phòng Sáng Kiến Tòa Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương của Tòa Bạch Ốc (Initiative on Asian Americans and Pacific Islanders  ) đã  thỏa thuận ban đầu là :
-      Có 4 diễn gỉa người trẻ  Mỹ gốc Việt được chọn để  nói “có sách, mách có chứng” cho Tòa  Bạch Ốc biết  lý do tại sao họ quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, mặc dù có người sinh ra ở Mỹ.
-      Vào chi tiết, mỗi người sẽ nói ngắn gọn chừng 5 phút hay dài hơn chút về các vấn đề:
-      1) Tù Chính trị.
-      2) Tù lương tâm.
-      3) Các quyền Tự do căn bản của người dân bị tước đọat.
-      4)Vần đề tự do Tôn giáo bị đàn áp, ngăn  cấm.

Chương trình có bài bản này được coi như phản ảnh tinh thần và nội dung  Bản Thỉnh nguyện thư của trên 100 ngàn chữ ký của mọi tầng lớp và thành phần trong xã hội, và  tương xứng với lòng mong đợi “ngàn năm một thuở” của tập thể 1 triệu 500 ngàn người Việt ở Mỹ.

Tuy nhiên, không biết ai đã ra lệnh cho họ hay có “bàn tay phù thủy” nào đã “đạo diễn” từ trong bóng tối mà Chương trình này đã thay đổi vào giờ chót để  đi lạc đề.

Thay vì có thuyết trình của 4 diễn gỉa thì Bạch Ốc chỉ muốn thực hiện một Cuộc “thảo luận bàn tròn” với 3  người trẻ : Cindy Đinh (đại diện Hội Đồng Nhân Quyền Cho Việt Nam), Billy Lê (chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên) và ca sĩ Quốc Khanh, được cử  thay mặt anh em Nghệ sỹ  của Trung tâm ASIA để yêu cầu can thiệp cho đồng nghiệp của họ, Ca-Nhạc sỹ Việt Khang bị bắt ở Việt Nam ngày 23/12/2011 vì đã sáng tác 2 Bản nhạc ái quốc “ Việt Nam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai”.

Nội dung hai Bản Nhạc ái quốc nhiệt thành của Việt Khang đã gây xúc động cho hàng triệu con tim từ Việt Nam ra nước ngòai khiến  Nhạc sỹ Trúc Hồ, Giám đốc Đài Truyền hình Sàigòn Broadcasting Television Network (SBTN) và Trung tâm Nhạc ASIA  phát động chiến dịch lấy chữ ký gửi cho Tổng thống Obama và Quốc hội Hoa Kỳ để xin can thiệp cứu Việt Khang, đồng thời đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam.

Diễn gỉa thứ 4 dự trù ban đầu là anh Nguyễn Xuân Hùng ở Dallas, một người trẻ có tinh thần đấu tranh, đã bị lọai khỏi danh sách.

Cô Tuyết Dương,Cố vấn về dân quyền và di trú thuộc Sáng Kiến Tòa Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương, làm điều hợp viên để “phỏng vấn” 3 người trẻ được chọn.

Tuy nhiên, theo một số người Việt có mặt thì những câu hỏi của Cô Tuyết Dương, phần lớn “không ăn nhập gì”  đến Thỉnh nguyện thư của người tị nạn do đó cuộc gặp gỡ giữa cộng đồng với Tòa Bạch Ốc trở nên “nhạt nhẽo” và mất thời giờ làm buồn lòng nhiều người.

Ngòai ra ý kiến ban đầu là Tòa Bạch Ốc cũng muốn được biết tại sao nội dung 2 Bản Nhạc của Việt Khang đã có sức mạnh tạo thành  một phong trào quần chúng người Mỹ gốc Việt đông đảo ký tên vào Thỉnh nguyện thư nên  đã có người đề nghị 2 Bản Nhạc này sẽ được các Ca sỹ của ASIA trình bầy tại buổi họp.
Đề nghị này cũng bị bác bỏ mà ASIA không hay !
Cũng có tin chưa được xác nhận  nói rằng  đã có người “mách” với Tòa Bạch Ốc rằng hai Bản nhạc của Việt Khang có nội dung chống Trung Cộng nên kế họach trình diễn khó được thực hiện để tránh “phức tạp ngọai giao với Bắc Kinh” cho Hoa Kỳ.
Ngòai ra nội dung thư  mời  của Văn Phòng Tiếp Cận Cộng Ðồng Tòa Bạch Ốc cũng có những điều không được thực hiện tại buổi họp.
Chẳng hạn như trong Thư ngày 28/02/2012,  họ viết :”We are pleased to invite you to join Obama Administration officials in a discussion about diaspora engagement, human rights and global partnerships.



This meeting will give participants the opportunity to share their ideas with the Administration and better understand the Administration’s policies and programs. The feedback from this meeting will inform the work of the Administration as it moves forward to engage and partner with the Vietnamese American community.”
Tạm dịch : “ Chúng tôi hân hạnh mời (Ông,Bà) cùng tham dự với các viên chức của Chính quyền Obama để thảo luận rộng rãi về sự tiếp cận, nhân quyền và đối tác tòan cầu.
Cuộc họp này sẽ tạo cơ hội cho những tham dự viên chia sẻ ý kiến với Hành pháp và hiểu rõ hơn về các chính sách và chương trình của Hành pháp. Sự góp ý của cuộc gặp gỡ này sẽ giúp cho công tác của Hành pháp có cơ hội tiến tới  các cuộc tiếp xúc và hợp tác với Cộng đồng người Mỹ gốc Việt.”
Nội dung này đã gây ra nhiều hy vọng trong cộng đồng người Việt trước khi họ có mặt ở Bạch Ốc  nên khi có những việc xẩy ra ở phòng họp không phản ảnh  đúng với thư mời khiến nhiều người “ngơ ngác” nhìn nhau mà không biết tại sao ?
Đã thế, trong Thư thông báo lần hai ngày 01/03/2012 của ông Eddie Lee, đồng Giám đốc Văn phòng Tiếp cận Cộng đồng, người ta thấy nội dung thảo luận được “lái” sang “những người Lãnh đạo trẻ Việt Nam”.
Thư này báo cho những người được vào Bạch Ốc biết rằng  : “
The briefing will include a welcome from Administration officials, updates from young Vietnamese leaders on diaspora communities, a panel of human rights and global partnership experts, and a presentation from the White House Initiative on Asian Americans and Pacific Islanders.”
Tạm dích : “ Cuộc rình bầy sẽ gồm có lời chào mừng  của các viên chức Hành pháp, bổ túc từ các nhà lãnh đạo trẻ người Việt về nét đa dạng của các cộng đồng, một ủy ban về nhân quyền và các chuyên viên về đối  tác tòan cầu, và một tường trình của Văn phòng  Sáng Kiến Tòa Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương.”
Việc làm “trống đánh xuôi kèn thổi ngược này” phù hợp với sự thay đổi trên màn ảnh đại tuyến trưng ra trước mắt mọi người.
Theo lời Nhạc sỹ Trúc Hồ nói trên SBTN tối 6-3 thì khi ông bước vào phòng họp, ông rất ngạc nhiên, tưởng mình đi lộn phòng khi thấy màn ảnh viết  nguyên văn: “White House Briefing with National Vietnamese American Leaders” (Cuộc Thuyết trình (của) Tòa Bạch Ốc với những Lãnh tụ người Mỹ gốc Việt).
Trúc Hồ hỏi cô Tuyết Dương rằng liệu mình có đi lạc không, nhưng sau khi cho biết đây chính là phòng đón những người đến vì bản Thỉnh nguyện thư thì Trúc Hồ đã không hài lòng.
Giám đốc SBTN nói ông đến với tư cách là một công dân để trao Thỉnh nguyện thư chứ ông không phải là một Lãnh tụ Cộng đồng, do đó Tòa Bạch Ốc đã đổi hàng chữ trên màn ảnh thành “White House Briefing with Việtnamese Americans”.
Một hồi lâu, theo lời Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội người Việt là người tham dự cuộc họp  thì màn ảnh lại bất ngờ được đổi là “White House Briefing with Young Vietnamese American Leaders” (Cuộc thuyết trình (của) Bạch Ốc với các Lãnh tụ trẻ người Mỹ gốc Việt).
Giáo sư Bích nói việc làm của Bạch Ốc “khá lúng túng”.
Đấy là chưa kể ông Eddie Lee, xếp của cô Tuyết Dương lại viết trong Thư gửi mọi người ngày 1/3 rằng đây là “Cuộc thuyết trình của Tòa Bạch Ốc dành cho các Lãnh tụ Cộng đồng người Mỹ gốc Việt” (White House Briefing for Vietnamese American Community Leaders)
Tóm tắt lại là mọi chuyện đều “không danh chính ngôn thuận”, đảo lộn tùng phèo mọi ý nghĩa đích thực của sự có mặt của 165 người Việt là vào Tòa Bạch Ốc để nghe các viên chức Chính quyền Oabma nói về quan điểm của Bạch Ốc với Bản thỉnh nguyện thư của trên 100 ngàn người Việt về nhân quyền Việt Nam.
Nhưng những lời hứa và câu trả lời của các viên chức Bạch Ốc và Bộ Ngọai giao cũng chĩ “chung chung”, hay “biết rồi khổ lắm nói mãi” khiến cho nhiều người không hài lòng, dù ai cũng nhìn nhận đây chỉ là bước đầu tiên của cuộc trường chinh đi “khai sơn phá thạch”.
Vậy câu hỏi là ai đã “tiếp tay” cho Bạch Ốc để thay đi, đổi lại Chủ đề cuộc thảo luận và với mục đích gì mà  khiến cho Nhạc sỹ Trúc Hồ và Nghệ sỹ Việt Dzũng của SBTN đã phải tức giận bỏ phòng họp ra đi trước khi kết thúc ?
Nhạc sỹ Trúc Hồ nói ông rất buồn. Nghệ sỹ Việt Dzũng coi việc làm của Bạch Ốc không đáng được trân trọng vì tinh thần và chữ ký của trên 100 ngàn người Việt Nam đã bị xúc phạm.
Việt Dzũng đã được vỗ tay nồng nhiệt của  700 người tại bữa ăn tối ngày 5/3 : “Nếu ông Obama không muốn nhận thì chúng ta đem số phiếu đó đến cho người khác.”
Cuộc tiếp xúc bên trong Eisenhower Executive Office Building-South Court Auditorium của 165 đại biểu không hòan toàn thỏa mãn người tham dự là điều dễ hiểu.
Bởi vì đã có những người lợi dụng Phong trào Quần chúng đấu tranh này cho quyền lợi riêng tư đảng phái và tổ chức của họ  nên không ai ngạc nhiên khi thấy có một số người được mời nhưng không vào Bạch Ốc như trường hợp Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Ủy ban yểm trợ Cao trào Nhân bản và Ca-Nhạc sỹ Nguyệt Ánh.
Hai người này đã ở bên ngòai tham gia vào cuộc biểu dương lực lượng của hàng trăm người khác tại Công viên La Fayette, đồi diện với Bạch Ốc.
Riêng Trúc Hồ thì ông đã nói đi nói lại nhiều lần trên SBTN rằng ông không làm chính trị, không thuộc bất cứ tổ chức hay đảng phái nào mà ông chỉ là một người dân bình thường và muốn làm những việc bình thường như mọi người cho Nhân quyền Việt Nam.
Nhưng Trúc Hồ lại không biết rằng những người dân hiền lành, chất phác và những người nghệ sỹ “thẳng ruột ngựa” thường dễ sa vào cạm bẫy khi họ không tỉnh táo để vô tình làm tổn thương đến những cụ già trên 90 tuổi, có nhiều cụ ngồi xe lăn, cho đến em bé mới 3 tháng tuổi có mặt trong cuộc biểu dương ở Công viên La Fayette, trong giá lạnh cắt da ngày 5-3 (2012).
Đây có lẽ là một bài học  không chỉ riêng cho  Trúc Hồ mà còn cho tất cả những ai còn muốn đấu tranh cho Nhân  quyền Việt Nam mỗi khi họ nhớ đến ngày 5 tháng 3.
Bởi vì đấu tranh không phải là cuộc cờ ngắn hạn, và đã đánh cờ thì không nên nghĩ rằng đánh trăm trận sẽ không thua trận nào.
Chỉ đáng tiếc là cái giá trả cho bài học nhân quyền ở Bạch Ốc ngày 05-03 (2012) qúa đắt vì những hành động “không chính danh” đã làm phương hại đến đại cuộc. -/-
(03/012)
Phạm Trần

Tòa Bạch Ốc tiếp 200 đại diện cộng đồng: ‘130,000 chữ ký là một hiện tượng’


WASHINGTON, DC (NV) - Giới chức Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Hai tiếp 200 người Việt Nam đại diện cho hơn 130,000 người ký thỉnh nguyện thư đòi hỏi Hành pháp Hoa Kỳ không gia tăng thương mại với Việt Nam nếu quốc gia Cộng Sản này không cải thiện tình trạng nhân quyền hiện nay.


Lá cờ Việt Nam Cộng Hòa được đồng hương trưng trước Tòa Bạch Ốc, biểu dương sự ủng hộ đối với thỉnh nguyện thư nhân quyền, nay lên đến 130 ngàn chữ ký. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Sau khi làm xong thủ tục an ninh, phái đoàn được hướng dẫn vào tòa nhà Eisenhower Executive, thuộc văn phòng Tòa Bạch Ốc.

Ông Jon Carson, giám đốc Văn Phòng Tiếp Cận Cộng Ðồng (Office of Public Engagement), chào mừng mọi người và nói: “Hôm nay quý vị đến đây không chỉ để cung cấp thông tin cho chúng tôi qua cuộc vận động bằng thỉnh nguyện thư, mà quý vị còn cho mọi người biết về sự cam kết của quý vị. Với con số 130,000 chữ ký, quý vị đã tạo ra một hiện tượng.”

Ông cũng cho biết Tổng Thống Obama rất coi trọng nhân quyền. Ðây mới chỉ là sự bắt đầu, và đây là một vấn đề phức tạp.
Ðại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, từ trái: Ông George Selin (Vietnam Desk), ông Thomas Debass (Global Partnerships Initiative), ông Eric Barboriak (Văn Phòng Ðông Nam Á Sự Vụ) và ông Michael Posner (phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng), tại buổi gặp cộng đồng VN tại Tòa Bạch Ốc. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Cô Tuyết Dương, cố vấn về dân quyền và di trú thuộc Sáng Kiến Tòa Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương, chúc mừng mọi người có mặt và hy vọng sau cuộc vận động này, cộng đồng Việt Nam sẽ còn nhiều cuộc vận động khác, nhất là cho những người chưa được đại diện, ví dụ như những người làm việc trong ngành nail, nạn nhân buôn người, người cao niên...

Về phía cộng đồng Việt Nam, giới chức Tòa Bạch Ốc mời ba người lên phát biểu. Ðó là ca sĩ Quốc Khanh, anh Billy Lê (chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên) và cô Cindy Ðinh (đại diện Hội Ðồng Nhân Quyền Cho Việt Nam). Cả ba người đều kêu gọi Tòa Bạch Ốc chú ý đến nhân quyền Việt Nam hơn nữa. Riêng ca sĩ Quốc Khanh mong mỏi Tổng Thống Barack Obama can thiệp cứu nhạc sĩ Việt Khang, người bị an ninh Việt Nam bắt vì sáng tác hai nhạc phẩm “Việt Nam Tôi Ðâu?” và “Anh Là Ai?”

Một số người cảm động sau lời phát biểu của ca sĩ Quốc Khanh.

Một cảnh bên trong phòng họp. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Cũng có mặt tại buổi tiếp cộng đồng Việt Nam là một số viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong đó có ông Michael Posner, phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng.

Ông Posner cho biết chính quyền Mỹ đã lưu ý chính quyền Việt Nam trường hợp nhạc sĩ Việt Khang. Ông nói thêm Washington vẫn tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền với Hà Nội, nhất là đối với các cá nhân như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, Blogger Ðiếu Cày và những trường hợp khác, cũng như điều 79 và điều 88 trong bộ luật hình sự của Việt Nam.

Ông nói: “Tôi sẽ tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền và những vi phạm nhân quyền của Việt Nam để mọi người sống ở Hoa Kỳ chú ý hơn về vấn đề này.”

Ông Eric Barboriak, quyền giám đốc Văn Phòng Ðông Nam Á Sự Vụ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói thêm: “Chúng ta có nhiều vấn đề với Việt Nam trong quan hệ song phương, nhất là vấn đề nhân quyền. Hoa Kỳ tin rằng làm cho Việt Nam cam kết tôn trọng nhân quyền nghiêm túc hơn sẽ có lợi cho cả hai phía và đạt được kết quả tốt nhất.”

“Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vừa là song phương vừa là đa phương. Cam kết là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề nhân quyền,” ông Barboriak nói thêm.

Nhiều đồng hương Việt Nam rất háo hức trước giờ gặp gỡ giới chức Tòa Bạch Ốc, chỉ muốn làm một điều gì đó cho nhân quyền tại Việt Nam.

Hòa Thượng Thích Viên Lý, tổng thư ký Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kiêm viện chủ chùa Ðiều Ngự, Westminster, tiểu bang California, nói với nhật báo Người Việt rằng sự hưởng ứng của 130,000 chữ ký là “dấu chỉ cho thấy khát vọng nhân quyền của đồng bào rất cao, trong đó có nhiều người thầm lặng. Khi có sự kiện, họ sẵn sàng trong khả năng để tạo sự thay đổi với dân tộc.”

“Nếu gặp tổng thống, tôi sẽ yêu cầu ông giúp đỡ để dân tộc Việt Nam hưởng tự do như người dân Hoa Kỳ,” hòa thượng nói tiếp. “Tuy nhiên, tất cả đều tùy thuộc khả năng chúng ta, người Mỹ chỉ giúp thôi. Thay đổi phải xuất phát từ chúng ta. Nếu người Việt không làm thì khó lòng. Vì thế, nhanh hay chậm là do chúng ta.”

Chị Ðinh Ngọc Tuyết, hiện sống ở Louisville, tiểu bang Kentucky, cho rằng đấu tranh nhân quyền phải bền bỉ mới thành công.

Chị giải thích: “Tôi rất xúc động được Tòa Bạch Ốc mời. Vừa tự hào vừa cảm thấy vinh dự khi thấy thỉnh nguyện của đồng hương được tổng thống lắng nghe. Ðây làm một bước nhỏ, dù đường dài, vẫn phải đi. Phải bước những bước nhỏ mới tới đích được.”

Ông Trần Việt Ðông, cư dân Glen Burnie, tiểu bang Maryland, được vào Tòa Bạch Ốc, nói: “Ðược vào Tòa Bạch Ốc lần đầu tiên cảm thấy rất hồi hộp, không tả được. Dân tộc mình đang bị Cộng Sản gò bó đủ thứ, bắt người đấu tranh như nhạc sĩ Việt Khang. Nên buổi gặp gỡ hôm nay là dịp để chúng ta nói lên tiếng nói của người Việt Nam.”

“Nếu được gặp tổng thống hôm nay, tôi sẽ nói: ‘Thưa tổng thống, ông là đại diện của nước Mỹ, xin hãy nhìn vào Việt Nam. Ðừng để Việt Nam bị giống như Syria hiện nay, gây đau thương tang tóc cho người dân,'” ông Ðông nói tiếp.

Ông cho biết, trước khi đến Washington, DC, ông sắm một bộ quần áo complet mới, mua giày mới.

Ông chia sẻ: “Ðây là lần thứ nhì từ ngày qua Mỹ tôi sắm đồ mới. Lần trước là đám cưới con trai. Lần này là vào Tòa Bạch Ốc.”

Linh Mục Ðinh Xuân Long, chánh xứ nhà thờ St. Joseph of the Hills, Eden, tiểu bang North Carolina, nói với hơn 130,000 chữ ký, thỉnh nguyện thư này là một áp lực rất lớn đối với chính quyền Mỹ và muốn nhân dịp này nói lên vấn đề tự do tôn giáo tại quê nhà.

“Về mặt nổi, Việt Nam cho xây nhiều nhà thờ, cho tu sĩ xuất ngoại, làm cho có vẻ như có tự do tôn giáo, về mặt chìm, chính quyền thật sự kiểm soát bên trong. Tu sinh vẫn bị xét duyệt, thụ phong và thuyên chuyển linh mục phải có sự đồng ý của chính quyền và cuối cùng là họ cử cán bộ theo dõi các giám mục, gây chia rẽ trong hàng giáo phẩm,” Linh Mục Long nói tiếp.

Chị Trinh Nguyễn, cư dân Nashville, tiểu bang Tennessee, cũng được mời vào Tòa Bạch Ốc, nói chị muốn Việt Nam có bình đẳng cho con người, thả tù chính trị.

“Tôi là người ủng hộ ông Obama. Tôi sẽ nói thẳng đề nghị ông nhìn lại Việt Nam, một nơi rất cần có nhân quyền cho mọi người. Trước khi làm ăn với Mỹ, Việt Nam phải có nhân quyền trước,” chị Trinh nói.

Trong khi đó, bên ngoài Tòa Bạch Ốc, dù thời tiết giá lạnh, có lúc tuyết rơi lác đác, hàng trăm đồng hương thuộc các cộng đồng Việt Nam khắp nơi có mặt để biểu dương sự ủng hộ đối với thỉnh nguyện thư, do đài truyền hình SBTN phát động từ hôm 8 Tháng Hai đến nay.

Cụ Vũ Văn Phiên, 90 tuổi, sống ở Lake Mary, tiểu bang Florida, được mọi người trước Tòa Bạch Ốc chú ý vì là người lớn tuổi nhất trong những người có mặt.

Khi được hỏi vì sao đến Washington, DC, cụ vui vẻ nói: “Ðây là trách nhiệm của một người mang dòng máu tiên rồng, trước tổ quốc dân tộc. Ðối với tôi, bản thân là xong rồi, gia đình cũng xong rồi, giờ lo được cho đất nước cái gì thì lo. Nếu được gặp Obama, tôi sẽ nói với ông rằng con người còn đau khổ, nhất là ở Việt Nam, ông là người quyền lực nhất thế giới, ông phải làm điều gì đó.”

Cho tới sáng ngày Thứ Hai, thỉnh nguyện thư đã có hơn 130,000 chữ ký. Theo quy định của Tòa Bạch Ốc, trong vòng một tháng, nếu thỉnh nguyện thư đạt được 25,000 chữ ký, giới chức khối Hành pháp sẽ tiếp xúc với đại diện những người ký tên. Sau khi chiến dịch được đưa ra bốn ngày, thỉnh nguyện thư đã có hơn 25,000 người ký vào.

Hiện nay, đài truyền hình SBTN và cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ kêu gọi mọi người tiếp tục ký thỉnh nguyện thư để có thể có con số cao nhất, hầu tạo sự chú ý cho chính giới Hoa Kỳ. Cuộc vận động ký thỉnh nguyện thư sẽ chấm dứt vào ngày 8 Tháng Ba tới đây.

Ngày hôm sau, Thứ Ba, theo dự trù, hàng trăm đồng hương Việt Nam được chia ra làm nhiều toán sẽ đến văn phòng các vị dân cử ở Quốc Hội tiếp tục vận động nhân quyền cho Việt Nam, qua chiến dịch ký thỉnh nguyện thư đang diễn ra.

––––

Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=145476&zoneid=3


Thông điệp ‘Human Rights for Vietnam’ tại Quốc Hội Hoa Kỳ

Ðỗ Dzũng (Người Việt) - WASHINGTON, DC -Thứ Ba, 6 Tháng Ba, hàng trăm người đại diện các cộng đồng Việt Nam khắp Hoa Kỳ đến Quốc Hội để vận động nhân quyền cho Việt Nam và yêu cầu các vị dân cử can thiệp trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang. Ðây là ngày thứ nhì trong cuộc vận động qua một chiến dịch ký thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc, mà cho đến nay đã có hơn 135,000 chữ ký.

Ngay từ 9 giờ sáng, hàng trăm người, trong đó có nhiều phụ nữ mặc áo dài vàng có ba sọc đỏ, xếp hàng đi qua hệ thống kiểm tra an ninh để vào các tòa nhà Hạ Viện như Rayburn, Longworgh và Cannon. Trong khi đó, ở phía Tây Bắc của Quốc Hội, một số đồng hương xếp hàng vào ba tòa nhà của Thượng Viện như Russell, Dirksen và Hart. 

Ðông đảo đồng hương Việt Nam chuẩn bị đến các văn phòng dân cử Quốc Hội. 
(Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Phái đoàn đi vận động được chia làm 40 toán, mỗi toán có chừng 10 người. Có toán lên tới 20 người. Mỗi toán do một trưởng toán dẫn đầu, hướng dẫn mọi người đến từng văn phòng có hẹn trước. Mỗi người đều có đeo bảng tên với hàng chữ “Human Rights for Vietnam.” 

Một trong những người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam là cựu Dân Biểu Joseph Cao

Thứ Ba là một ngày làm việc bận rộn của Quốc Hội, vì có hơn 1,000 người Mỹ gốc Israel cũng đến vận động giới lập pháp Hoa Kỳ ủng hộ Israel. Các lối vào văn phòng Quốc Hội đều kẹt cứng người. Hơn nữa, Dân Biểu Donald Payne của tiểu bang New Jersey đột ngột từ trần, làm các dân biểu phải thay đổi thời khóa biểu. 

Tuy vậy, các nhà vận động gốc Việt cũng gặp được hàng chục vị dân cử và hàng trăm đại diện của các dân biểu và thượng nghị sĩ. 

Tiếp phái đoàn người Mỹ gốc Việt, Dân Biểu Ed Royce, Ðịa Hạt 40 của tiểu bang California, nói: “Hơn 130,000 chữ ký của quý vị là một thông điệp rất mạnh mẽ. Quý vị đã đứng lên để tranh đấu cho nhân quyền qua việc ký thỉnh nguyện thư này.” 

Ông nói thêm về trường hợp nhạc sĩ Việt Khang: “Chúng tôi có biết trường hợp ca sĩ Việt Khang. Một người chỉ sáng tác những bài hát yêu nước mà bị bắt là không chấp nhận được. Tôi đã nêu vấn đề này tại Hạ Viện. Tôi sẽ mở một cuộc điều trần về trường hợp nhạc sĩ này.” 

Theo thông báo của văn phòng Dân Biểu Loretta Sanchez, Ðịa Hạt 47 của tiểu bang California, nữ dân cử này cũng tiếp một số người Việt Nam tại văn phòng của bà, và nói:“Chúng tôi cảm thấy rất nể phục trước sự hiện diện đông đủ của nhiều phái đoàn đại diện cộng đồng Việt-Mỹ tại thủ đô Washington DC với những nỗ lực tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam.” 

“Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực đoàn kết vận động chính giới của tập thể cộng đồng người Việt, được khởi xướng từ đài truyền hình SBTN, là một cơ quan truyền thông bạn nằm trong Ðịa Hạt 47 mà tôi rất hân hạnh đại diện. Với những nỗ lực của từng cá nhân tranh đấu cho nhân quyền và sự công bằng cho xã hội Việt Nam, tất cả chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong việc tích cực thúc đẩy chính quyền và Quốc Hội Hoa Kỳ lên tiếng mạnh mẽ trước tình trạng đàn áp nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam và kêu gọi chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức các nhà hoạt động dân chủ ôn hòa,” bà Sanchez được văn phòng của bà trích lời nói. 

Dân Biểu Ed Royce (phải) tiếp phái đoàn cộng đồng Việt Nam. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Tại văn phòng Dân Biểu Daniel Webster, Ðịa Hạt 8 của tiểu bang Florida, ông Frank Walker, giám đốc lập pháp, đại diện vị dân biểu tiếp phái đoàn. 

Cô Carly Hwinn, cư dân Garden Grove, tiểu bang California, trưởng toán, trình bày: “Ðây là lần đầu tiên cộng đồng Việt Nam có số người ký thỉnh nguyện thư vận động nhân quyền rất cao. Chúng tôi muốn yêu cầu Dân Biểu Webster vận động cho vấn đề này trong những ngày tới.” 

Sau đó, cô và một thành viên khác trong đoàn đề cập trường hợp chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, nhạc sĩ Việt Khang và anh Trần Vũ Anh Bình

Ông Walker nói: “Thỉnh nguyện thư của quý vị thật là đáng ngạc nhiên. Chuyến thăm của quý vị hôm nay rất thiết thực, nó giúp Quốc Hội biết những gì người dân muốn, đồng thời, đây là dịp để nhân viên của các vị dân cử gặp gỡ dân chúng.” 

Anh Nguyễn Quốc Tuấn, cư dân Palm Bay, tiểu bang Florida, trình bày: “Tôi là cư dân Florida. Tôi muốn yêu cầu Dân Biểu Webster chú ý tự do tôn giáo tại Việt Nam. Hiện nay, mọi người vẫn được đi lễ, nhưng họ lại không cho giáo hội mới ghi danh. Khi Mỹ lên tiếng về nhân quyền, họ thả người này, nhưng sau đó lại bắt nhiều người khác hơn.” 

Ðại Ðức Ấn Minh, chùa Diệp Pháp, San Gabriel, tiểu bang California, cũng nêu ra trường hợp Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ bị giam lỏng hiện nay. 

Ngay sau đó, vị dân biểu đến và dành ra ít phút để chụp hình lưu niệm với tất cả mọi người trong đoàn. 

Phái đoàn thăm văn phòng Dân Biểu Webster còn có Hòa Thượng Thích Viên Lý, tổng thư ký Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kiêm viện chủ chùa Ðiều Ngự, Westminster, tiểu bang California. 

Trước giờ vào Quốc Hội, tất cả mọi người Việt Nam tham gia cuộc vận động đều rất hớn hở, muốn thúc đẩy các vị dân cử hành động để cải thiện nhân quyền tại quê nhà. 

Ông Nguyễn Văn Phong, cư dân Chicago, tiểu bang Illinois, thành viên Ban Chấp Hành Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Illinois, nói: “Tôi đến đây hôm nay là muốn hòa đồng với tất cả mọi người để nói với Quốc Hội nhìn lại tất cả tình trạng nhân quyền và dân chủ của Việt Nam. Chúng tôi là công dân, bỏ phiếu cho quý vị, mong quý vị làm việc trong tinh thần thượng tôn luật pháp.” 

Chị Anna Dương, cư dân Dorchester, tiểu bang Massachussett, cho biết rất vui vì lần đầu tiên được đến thủ đô nước Mỹ. 

“Tôi vui vì lần đầu được đi cùng đồng hương đến đây. Cái vui thứ nhì là được đến đây để tranh đấu cho Việt Khang. Tôi thực sự không biết dân biểu của tôi là ai, cứ theo trưởng toán, nói chung là tôi đi để ủng hộ đồng hương,” chị Anna cho biết. 

Không chỉ đấu tranh cho nhân quyền, một số người khác cũng muốn vận động chuyện khác. 

Cựu Dân Biểu Joseph Cao (thứ hai từ phải) hướng dẫn đồng hương vận động tại Quốc Hội. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Ông Tom Nguyễn, đang sống ở St. Paul, tiểu bang Minnesota, chia sẻ: “Ngoài nhân quyền, tôi muốn vận động yểm trợ tù nhân lương tâm. Tôi cũng muốn vận động Quốc Hội đừng cắt các chương trình của người tị nạn, đừng cắt ngân sách đài VOA.” 

Trong số các phái đoàn, cộng đồng người Việt tại Massachussett có số người đến Washington, DC, nhiều nhất. 

Theo ông Huỳnh Văn Hoàng, đang sống ở Boston, đại diện Liên Minh Dân Chủ, cho biết có hai xe bus chở khoảng hơn 100 người đi từ lúc 10 giờ tối Thứ Hai và đến thủ đô Hoa Kỳ lúc 9 giờ sáng Thứ Ba. 

Ngoài những nhà hoạt động cộng đồng, cuộc vận động còn có sự tham gia của cựu Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá

Kết thúc ngày vận động, vào lúc 4 giờ 30 chiều, mọi người được dự một bữa tiệc nhẹ ngay trong tòa nhà Rayburn, do cựu Dân Biểu Joseph Cao đãi. 

Dân Biểu Ed Royce cũng ghé qua chúc mừng thành công của cộng đồng Việt Nam và kêu gọi mọi người tiếp tục đẩy mạnh vấn đề nhân quyền cho Việt Nam. 

Sau đó, một số đại diện cộng đồng tại các tiểu bang phát biểu cảm tưởng và chia sẻ kinh nghiệm, hẹn một lần khác trở lại thủ đô Hoa Kỳ.

14 comments:

  1. Mỗi chữ ký của thỉnh nguyện thư (trên 130 ngàn chữ ký) của đồng bào hải ngoại là một cái tát gián tiếp vào mặt thằng cọng sản hèn Vịt Ngan CH nên nó nổi điên khùng, mất nhân tính.

    ReplyDelete
  2. Vịt cs sắp chếtMarch 9, 2012 at 11:00 AM

    Trên blog của một con beo cái vợ tướng công an Hưởng thuộc lề đảng hôm nay đã dãy dụa và hăm dọa rằng sẽ " cắt đường về quê hương VN " CỦA 130000 NGƯỜI KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ qua việc các cơ quan công an sẽ lần tìm theo zip code để lấy danh tính, đây là một lời hăm dọa ngu ngốc nhất và bẩn thỉu nhất mà chúng ta được thấy từ chính miệng dưới của tên tướng công an Hưởng, mụ Beo thử tính xem nhé, 130000 "khúc ruột ngàn dặm " có về VN thăm thân nhân, mỗi người xài ít nhất 1000 usd , nếu không cho về thì qua vụ nầy, nhà nước sẽ mất bao nhiêu tiền [ từ đây đến ngày 8-03 sẽ còn thêm nữa] , tự nhân lên đi rồi tự tính, chuyên đi ăn mày Việt Kiều mà làm cao giá , nhớ câu ngạn ngữ : " cứt chó loại ba mà tưởng sô cô la loại một ", câu nầy thật ứng đúng vào mặt mụ. Đây là bài sùi bọt mép đê tiện của con mụ dơ dáy nầy !
    http://vn.360plus.yahoo.com/thuhong_1960

    ReplyDelete
  3. Tất cả mọi người ký vào thỉnh nguyện thư đều mong muốn chính quyền CSVN và chính quyền Hoa Kỳ thấy người Việt tại Mỹ ước ao đồng bào mình trong nước được hưởng nhân quyền, tự do như người dân sinh sống trong các nước tự do, đó là quyền căn bản của một con người. Chính quyền CSVN đã ký các công ước quốc tế thì phải tôn trọng, đây không có vấn đề xin-cho, và chính quyền CSVN phải thả vô điều kiện tất cả tù nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo đang bị giam cầm không đúng luật pháp quốc tế. Hãy nhìn chính quyền Miến Điện độc tài tham quyền cố vị nhưng họ đã chợt tỉnh ra là họ đang dìm dân tộc họ vào con đường bần cùng và lệ thuộc vào Tàu cộng, và họ đã thay đổi những bước đầu rất thích hợp với lòng dân.
    Người Việt hải ngoại đã nhập cuộc để vận động và yểm trợ cho một nước Việt Nam thật sự dân chủ nhân quyền giàu mạnh.

    ReplyDelete
  4. Theo mình nghĩ thì hãy chọn ngày 5 tháng 3, 2012 là ngày Nhân Quyền cho toàn dân Việt nam. Một ngày dân trong và ngoài nước ĐOÀN KẾT.

    ReplyDelete
  5. http://www.youtube.com/watch?v=w_wH4VqZkjY&feature=email

    Bạn hảy cùng tôi, thắp lên ngọn đuốc Việt Nam!
    Mời xem Video Ngày Lịch Sử 5 Tháng 3, 2012 của VN để những giọt nước mắt từ khắp Đại Đương chảy về VN thân yêu của chúng ta.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quê Hương ngày mai KHÔNG csMarch 11, 2012 at 6:30 AM

      Chúng ta tiếp tục vận động lên tiếng cho thế giới thấy đồng bào ta ở trong nước bị chính quyền cộng sản đàn áp trù dập bỏ tù tra tấn chỉ vì đồng bào ta muốn tự do tôn giáo tư do phát biểu và đa đảng

      Delete
  6. Cảm ơn,đồng bào hải ngoại,mong quí vị cố lên.Chúng tôi ở quê nhà đang thấy ÁNH SÁNG lóe lên cuối đường hầm.Mong 1 ngày không xa chúng tôi bứơc ra khỏi đường hầm tăm tối để hít thở không khí TỰ DO,DÂN CHỦ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Là một người trong nước, tôi vô cùng cảm động những hành động lương thiện, thương đồng bào, không mệt mỏi của bà con Việt kiều đã dành cho người dân trong nước, đặc biệt là những người bị nhà cần quyền VN đày đọa vì trái chính kiến tàn nhẫn của họ. Tôi xin được gửi tới bà con Việt kiều lời cảm ơn chân thành. Xem cảnh quay cuối phóng sự trên RFA, bà con đã hát "Anh là ai: ...... Cội nguồn ở đâu khi thế giới này không còn VN" làm tôi phải rớt nước mắt.

      Delete
  7. Trong bài viết mới nhất anh Nam Lộc đã viết " Cuộc tiếp xúc để trao thỉnh nguyện thư về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam lên Tòa Bạch Ốc vừa chấm dứt vào buổi trưa, thì đến chiều tối đã có những lời nhận định và phê phán tiêu cực, cho rằng chuyến vận động và gặp gỡ đại diện chính quyền Hoa Kỳ đã không diễn ra như mọi người “mong đợi”! Tôi thật sự ngạc nhiên và không hiểu rằng chúng ta mong đợi điều gì hơn những kết quả vĩ đại mà cộng đồng người Việt đã thực hiện và gặt hái được trong gần một tháng trời qua. "
    Nhận định trên của anh nhạc sĩ Nam Lộc có lẻ đã tóm lược những gì chúng ta , người Việt taị Hoa Kỳ nói riêng và người Việt khắp nơi trên thế giới nói chung , đã đạt được , và chưa đạt được trong lần ký Thỉnh Nguyện Thư .
    Có nhiều người mong đợi quá nhiều thí dụ tổng thống Obama sẽ tiếp phaỉ đoàn và aṕ lực chính quyền cộng sản thả ngay Việt Khang và các nhà đấu tranh khác . Nên nhớ lịch trình làm việc của tổng thống Hoa Kỳ rất bận rộn
    , khả năng trực tiếp tổng thống tiếp phaí đoàn người Việt là rất ít . Hôm qua là ngày diễn ra cuộc họp quan trọng voi thủ tướng Do Thai liên quan tới tình hình Iran . NHƯNG các giơí chứng hành pháp cao cấp trong ngành hành pháp đã có cuộc tiếp xúc nghiêm túc vơí đaị diện cộng đồng và lắng nghe nguyện vọng của người Hoa Kỳ gốc Việt . Thế nên đây là thành quả bước đầu thật đáng hãnh diện nhưnng chúng ta không dừng laị taị đây . Những nhận định bi quan làm giảm tình đoàn kết và khí thế là điêù không cần thiết . Nhân quỳên và quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và chính quyền cộng sản là quan hệ ngoại giao phức tạp , và chính Hoa Kỳ cũng không có chià khoá mở cữa nhà tù cộng sản ngay ngày mai cho Việt Khang . Tuy nhiên trước đây dưới aṕ lực của Hoa Ky cộng sản đả phaỉ thả ćac nhà dân chủ như Trâǹ Khaỉ Thanh Thuỷ là trường hợp mới nhất . Hy vọng một ngày không xa nhạc sĩ Việt Khang sẽ được trả tự do .
    Trở laị cuộc vận động của người Việt Nam gắn liền trao đổi thương maị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam với các người tù lương tâm , theo thiển ý cá nhân điểm thanh̀ công lớn nhất là : Đánh thức tinh thần tương trợ đoàn kết không những giữa người Việt trong và ngoài nước mà coǹ là giữa người Việt với nhau trong cộng đồng Hoa Kỳ vốn rất phức tạp ; hơn thế lần vận động này coǹ đánh thức tinh thần dân tộc , lòng yêu quê hương vốn dĩ tiềm tàng trong mỗi chúng ta ....
    Ông Jon Carson , giám đốc văn phòng tiếp cận công chúng đã phát biểu " Với con số 130,000 chữ ký, quý vị đã tạo ra một hiện tượng.”
    Hiện tượng này có rất nhiều ý nghiã mà một comment không thể chuyên chở hết được nhưng mong răǹg trong mỗi chúng ta luôn nuôi dưỡng hiện tượng naỳ và đặc biệt 2 bài hát của Việt Khang như một hành trang trên con đường VIỆT NAM .

    ReplyDelete
  8. Người Việt trong nước đang ngày đêm quằn quại dưới ách cộng sản. Bị cộng sản cướp đất , bị đập phá nhà cửa, bị đánh , bị giết, bị ném vào nhà tù , bị người Trung Quốc hà hiếp , đánh giết trên chính quê hương của mình và trên biển của mình... Mỹ và thế giới tự do đã từng cứu giúp nhiều dân tộc thì thiết nghĩ cũng không nên bỏ qua nỗi thống khổ của người Việt.

    ReplyDelete
  9. Đấu tranh dành tự do lúc nào cũng đầy gian nan nhưng chúng ta phải quyết tâm cho đến cùng vì nếu chúng ta không làm thì sau này chúng ta sẽ có mỗi ngày một người Việt phải tự thiêu như người dân Tây Tạng tội nghiệp. Bài học mất nước còn đó. Một cách các bạn đấu tranh là giới thiệu Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt, hoặc Dân Luận với những ai chưa biết để họ hết ngủ mê trong sự dối trá nhồi sọ của cs. Một khi hơn 50% dân số VN đọc các trang báo này thì cs sẽ phải chui xuống cống. Chúng ta tranh cãi với bọn cs óc bã đậu cũng tốt nhưng chưa phải là cách đấu tranh hay nhất. Một cách giới thiệu những trang blog này hay và hiệu quả là dùng facebook.

    ReplyDelete
  10. Duy ( Đồng Tháp )March 12, 2012 at 10:34 AM

    Diễn biến thời gian qua của hiện tượng Việt Khang trong và ngoài nước đã cho thấy lời ca/tiếng hát có sức thuyết phục mạnh nhiều lần hơn văn/thơ. Chẳng ngạc nhiên vì sao trong quân đội cu Hồ luôn luôn có đoàn Văn Công trong mỗi quân đoàn làm công tác tuyên truyền, khích động tinh thần chiến đấu của bộ đội khiến họ liều mình xả thân vượt Trường Sơn để vào Nam.

    ReplyDelete
  11. Hai bài hát của Việt Khang quá tuyệt vời . Hoan hô anh Việt Khang .

    ReplyDelete
  12. Chúng ta cần thêm nhạc sĩ tương tự như Việt Khang. Chúng ta cần thêm bài hát tương tự, chẳng hạn như "Tôi Là Ai", "Tự Do đâu", "Nhân Quyền đâu", etc.

    ReplyDelete