Sunday, March 18, 2012

BÍ MẬT LỊCH SỬ: TRẬN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG LẦN THỨ 2

 

Từ 1984-1989. Giao Tranh Tại Cứ Điểm 211 (A6B) 
 

 
Quân Trung Quốc tiến chiếm Núi Đất 1509 (Lão Sơn)
Hình trích từ mạng Zhangli

Lính Trung Quốc tử thương tại Núi Đất 1509 (Lão Sơn)
Hình trích từ mạng Zhangli

Núi Faka (chưa biết tên tiếng Việt)  nằm gọn trong bày tay Trung Quốc
Hình trích từ mạng zhangli

Trong đợt tấn công đầu tiên vào những năm 1984, quân Trung Quốc đánh và chiếm được các cứ điểm 1509 (Lão Sơn), 1030, 1800, 852, và 211 ở vùng suối Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên, cùng với Núi Bạc ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên. Sau đó quân Trung Quốc, thừa thắng tràn xuống bình độ 1200, nhưng bị bộ đội cộng sản chặn lại được ở bình độ này.
Vào ngày 31 tháng 05, 1985, bộ đội cộng sản VN quyết định tấn công để chiếm lại cứ điểm 211. Cuộc phản kích này kéo dài từ ngày 31 tháng 05, 1985 đến ngày 3 tháng 06, 1985 thì chấm dứt. Qua việc đo chiếu tài liệu giữa Trung Quốc và Việt Nam, cứ điểm 211 chính là cứ điểm A6B được ghi chép trong các bản báo cáo hành quân của phía bộ đội Việt Nam. Cứ điểm 211 (A6B) là mõm núi cao 200m.
Trên mõm núi, quân Trung Quốc chia ra làm ba khu vực. Theo bản báo cáo trận phản kích tái chiếm cứ điểm 211 (A6B) thì phía bộ đội VN tái chiếm được 2 khu vực, riêng khu vực thứ ba  thì không thấy nhắc đến  Trong khi đó thì theo tài liệu của  Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên quyền Tư lệnh Quân khu 2 - thì  đầu năm 1984, mặt trận tại đây gặp khó khăn, Nguyễn Đức Huy được điều lên làm Phó Tư lệnh, tham mưu trưởng Quân khu 2, trực tiếp là Tư lệnh mặt trận Vị Xuyên. Lúc đó đã là Thượng tướng nhưng Huy vẫn trực tiếp theo dõi chỉ đạo một trận nhỏ là trận giành lại A6b, trận này theo tài liệu của Nguyễn Đức Huy thì cuộc phản kích thành công và cứ điểm A6b được giữ vững cho đến khi kết thúc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1990).
Riêng hồi ký của một bộ đội Trung Quốc tham dự trận đánh ở cứ điểm 211, kể lại rất chi tiết cuộc giao tranh đẫm máu của hai bên, nhưng bản hồi ký này không ghi lại diễn tiến sau ngày 1 tháng 06, 1985, nên đến nay không chắc chắn được là khu vực thứ ba của mõm núi 211 (A6B) vẫn còn nằm trong tay của Trung Quốc hay Việt Nam đã chiếm lại.
Trong bốn ngày giao tranh, phía Trung Quốc có 21 lính tử thương, 81 bị thương, một bị bắt, và phía Việt Nam mất khoảng 300 quân.

Chúng tôi xin trích ra hai tài liệu liên quan đến trận phản kích ở cứ điểm 211 (A6B) để bạn đọc theo dõi. Tài liệu Việt Nam được trích từ mạng Trái Tim, và bản nhật ký của một người lính Trung Quốc ghi lại trận 211 trích từ mạng Quốc Phòng Trung Quốc. Những hình ảnh trong bài này được trích từ mạng Quốc Phòng Trung Quốc.

TRẬN PHẢN KÍCH Ở CỨ ĐIỂM 211 (A6B) NHÌN TỪ PHÍA VIỆT NAM
 TRẬN TIẾN CÔNG A6b (VỊ XUYÊN - HÀ TUYÊN)

của đại đội 5, tiểu đoàn 5, trung đoàn 567, sư đoàn 322, quân đoàn 26 Quân khu 1. Ngày 31-5-1985.

ĐỊA HÌNH

Mỏm A6 thuộc sườn đông dãy núi đá 400 (cao khoảng 200m), cách biên giới Việt Trung (mốc 12-13) khoảng 1,5km về phía đông nam.
Tiếp giáp về phía đông A6 có đồi đá Pháp; từ đông bắc sang tây bắc có đồi Đài, đồi Cô X, đồi chuối, đồi Cây Khô, mỏm A5, A23; phía tây mỏm A22 (A6 cách các mỏm trên khoảng 200-300m); phía nam có hang Gió (cách 200m), hang Dơi, hang Mán, hang Làng Lò (500-100m) thuận lợi cho giấu quân.
Mỏm A6 là núi đá tai mèo không liền khối, rộng 70m, dài 130m, phía đông và tây dốc gần như thẳng đứng, phía nam và bắc dốc thoài. Từ sườn nam sang tây bắc dốc thẳng đứng hình thành 2 tầng, khó phát triển khi tấn công (phải đi vòng sang đông nam). A6 gồm 2 mỏm, nối với nhau bằng một yên ngựa thấp, địch chiếm A6b, ta chiếm A6a cao hơn không đáng kể. Cây cối đã bị pháo 2 bên bắn trụi.
TÌNH HÌNH ĐỊCH
Từ tháng 4-1984 địch tiếp tục mở rộng phạm vi lấn chiếm sang đất ta nhưng bị chặn lại ở khu vực bắc suối Thanh Thuỷ.
Phòng ngự trực tiếp tiếp xúc với ta ở A6b-A5-đồi Chuối-Cây Khô là tiểu đoàn 2 và ở 400-233 là tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 595 sư 199, quân đoàn 67 Đại quân khu Tế Nam của TQ. Sư đoàn 199 vào thay phiên từ 18-5-1985 vẫn lấy phiên hiệu đơn vị phòng ngự cũ là sư đoàn 40 quân đoàn 14 Đại quân khu Tế Nam.
Địch bố trí phòng ngự ở A6b như sau :
Phía nam : ổ số 1 có 3-4 tên. Ổ số 2 có 4-6 tên. Ổ số 3 có 3-4 tên, có 1 trung liên.
Phía bắc và đông bắc : ổ số 4 có 7-10 tên, trang bị 1 trung liên, 1 đại liên, 3 khẩu B41, 2 giá H12 ứng dụng mỗi giá 2 ống, 1 máy VTĐ, 1 ống nhòm hồng ngoại. Ổ số 5 có 4-5 tên, trang bị 1 trung liên, 1 khẩu B41, 1 giá H12 ứng dụng 2 ống. Ổ số 6 có 7-10 tên là sở chỉ huy đại đội, có 3 máy VTĐ, 1 ĐT.
Phía bắc và phía tây : ổ số 7 có 3-4 tên, trang bị 1 cối 60mm. Ổ số 8 có 4-5 tên. Ổ số 10 có 2-3 tên.
Trên đỉnh có ổ số 9, có 4-5 tên, trang bị 1 đại liên có tầm kiểm soát rộng, 1 B41. Ổ số 3 và 4 là ổ cảnh giới.
Tổng cộng địch có 40-55 tên, trang bị 2 đại liên, 4 trung liên, 5 B41, 3 giá H12 ứng dụng 6 ống. Mỗi ổ ngoài trang bị AK còn có hàng trăm lựu đạn, mìn, mặt nạ phòng độc, thiết bị thông tin...
Công sự của địch là bao cát hoặc xếp đá cao khoảng 0,4m, khoét lỗ bắn và thả lựu đạn. Bên ngoài công sự buộc lựu đạn giật nổ. Trước công sự 8-10m địch cài mìn ĐH dưới đất, trên cây, trên nhũ đá... phía tiếp xúc với ta gài mìn đè nổ và vướng nổ chống bộ binh cả loại chế sẵn và ứng dụng (nhét 6 thỏi TNT vào ống bơ và gắn bộ phận gây nổ).
Ban ngày địch hạn chế đi lại (có lúc phải bò), ban đêm phái 3 tổ cảnh giới ra phía tiếp xúc với ta, tung thám báo, biệt kích, tiếp tế cho A6b.
Trong quá trình chiếm đóng địch bị ta bắn tỉa, tập kích nên tinh thần binh lính đã xuống thấp.

Cứ điểm 211 (A6B) được đánh ký hiệu C trong hình nhìn từ điểm cao 1250
 O là A6A, Q là Cô ích, B 164 là Đồi Đài, D là 300 đá, E là 685, N là khu  A5, Cây khô và không tên. P,R: ĐÁ PHÁP 1 & 2 
THUNG LŨNG GIỮA HANG GIÓ VỚI ĐIỂM O - C CÒN GỌI LÀ THUNG LŨNG NHÀ TÔN HAY THUNG LŨNG GỌI HỒN, ĐỂ EM MAIL CHO BÁC ẢNH CHỤP 211 (A6B) NHÌN TỪ 300 ĐÁ. TRẬN PHẢN KÍCH CHIẾM LẠI 211 ( KHÔNG PHẢI LÀ ĐỒI CÔ ÍCH) NGÀY 31-5-1985. ĐIỂM CAO 211 TA CHIẾM 2/3 VÀ ĐỈNH CÒN TQ 1/3 PHÍA 300 ĐÁ ( CÒN CHÚT MÀU XANH CÂY CỎ)  

 Mặt trận cài răng lược, tiền duyên ta và địch vây lấn nhau
TÌNH HÌNH TAffffffkmkdvmk
Trung đoàn 567, sư đoàn 322 vào thay phiên từ 4-4-1985, lấy phiên hiệu trung đoàn 982, sư đoàn 313.
Phía ta, phòng ngự ở đồi Pháp, đồi Cô X, đồi Đài, A6a, 200, A21 tiếp xúc với địch là tiểu đoàn 4 và 6 của trung đoàn 567, sư đoàn 322, quân đoàn 26 Quân khu 1, tiểu đoàn 5 là lực lượng cơ động.
Để thực hiện đánh chiếm A6b, ta đã huấn luyện đại đội 4 tiểu đoàn 5. Nhưng từ 4 đến 7-5-1985, địch tấn công lấn chiếm trận địa ta, đại đội 4 được đưa vào phòng ngự. Nhiệm vụ được trao cho đại đội 6, trong quá trình triển khai, đại đội 6 gặp nhiều khó khăn, quyết tâm không cao, một số chiến sĩ bỏ ngũ... vì vậy cuối cùng nhiệm vụ đánh chiếm và chốt giữ lại A6b được giao cho đại đội 5.
Đại đội 5 tham gia chiến đấu 83 đồng chí (3 trung đội + 2 cối 60mm) trên tổng số 111 người, đại đội huấn luyện khá, quyết tâm cao, đoàn kết và kỉ luật tốt.
Đại đội 5 được tăng cường 1 phân đội trinh sát, 1 tiểu đội công binh, 1 tổ hoá học (4 người với 32 quả đạn M72 cháy), 1 tiểu đội vô tuyến điện có nhiệm vụ đánh chiếm A6b và chốt lại.
Nhiệm vụ :
Trung đội 1 : 21 đồng chí, tăng cường 3 công binh, 3 trinh sát, 2 hoá học, 2 thông tin (cộng 31 người), trang bị 5 B41, 1 B40, 2 M72, 27 AK, 6 quả MĐH10, 6 ống bộc phá. Chia làm 6 tổ (1 tổ dự bị) đánh từ hướng đông nam diệt ổ số 4, 5, phát triển diệt ổ 6, 9, chiếm sườn đông bắc A6b, chặn quân phản kích từ đồi Cây Khô và A5.
Trung đội 2 : 17 đồng chí, tăng cường 3 công binh, 3 trinh sát, 2 hoá học, 2 thông tin (cộng 27 người), trang bị 2 B41, 1 B40, 2 M72, 12 AK, 4 quả MĐH10. Chia làm 2 tổ đánh từ nam tây nam diệt ổ 1, 2, 3, phối hợp với trung đội 3 diệt ổ 7, 8, chiếm sườn tây nam A6b, chặn quân phản kích từ A22 (400).
Trung đội 3 (thiếu tiểu đội 9) : 14 đồng chí, tăng cường 3 công binh, 3 trinh sát, 2 thông tin (cộng 22 người), trang bị 3 B41, 9AK, 4 quả MĐH10. Chia làm 2 tổ, đánh từ tây bắc diệt ổ 7, 8, chiếm sườn bắc và tây bắc A6b, chặn quân phản kích từ A5, A22, A23.
Tiểu đội 9 : 13 đồng chí, tăng cường 2 thông tin (cộng 15 người), trang bị 1 B41, 1 B40, 8 AK bố trí ở phía đông A6a làm dự bị.
Đạn dược : B41 7 viên/khẩu, M72 8 viên/khẩu, AK 150 viên/khẩu, mỗi chiến sĩ trang bị 6 thủ pháo và 20 lựu đạn.

Cứ điểm 211 Trung quốc chụp từ phía 300 đá
 Em đóng ở vị trí 2 đấy
Hoả lực yểm trợ của tiểu đoàn 4 và 6 từ 5 điểm tựa xung quanh có nhiệm vụ kiềm chế đồi Chuối, Cây khô, A22, A23 gồm : 9 cối 60mm, 3 khẩu ĐKZ82, 17 B41, 4 khẩu 12,7mm, 3 khẩu MK19, 1 đại liên.
Hoả lực của cấp trên có : 20 súng cối 82mm của trung đoàn 567, 6 khẩu pháo 76,2mm, 19 khẩu pháo 105mm và 122mm.
Đại đội 6 tiểu đoàn 4 đảm nhiệm vận tải đạn, gạo, nước và thương binh tử sĩ.
Đại đội 11 tiểu đoàn 6 đảm nhiệm chuyển
gỗ, bao cát làm công sự.


 DIỄN BIẾN
Ngày 22-5-1985
Đại đội 5 vào tập kết ở hang Làng Lò cách A6b 1km.
Ngày 28 và 29/5/1985
Đại đội 5 triển khai ở A6a, hang Gió, Cây si, A21 đúng kế hoạch, an toàn. Trong quá trình trinh sát ta phát hiện thêm ổ số 10. Trong ngày hôm đó, tiểu đoàn 4 dùng ĐKZ bắn sang 400 diệt 6 công sự và 1 tổ cảnh giới của địch.
Ngày 30/5/1985
Địch ở A6b bắn súng cối sang A6a làm ta hy sinh 1 và bị thương 2 đồng chí. Mũi chủ yếu trung đội 1 phải dồn lực lượng lại thành 5 tổ (1 tổ dự bị).
24h00 : đại đội trưởng kiểm tra các bộ phận lần cuối và báo cáo với tiểu đoàn.
Ngày 31/5/1985
03h00 : đại đội 5 bắt đầu chiếm lĩnh trận địa.
04h45 : ta hoàn tất việc chiếm lĩnh trận địa, chậm 30 phút so với kế hoạch do trung đội 3 vướng bãi mìn phải đi vòng.
Trung đội 1 cách bãi MĐH của địch 10m, 2 tổ cách địch 40m.
Trung đội 2 bố trí hàng dọc cách địch 20m.
Trung đội 3 bố trí hàng dọc cách địch 70m.
04h47 : trung đoàn phát lệnh bằng VTĐ, hoả lực của ta bắn xuống các điểm tựa của địch.
Từ A21, ĐKZ của ta bắn vào ổ số 8 làm chuẩn cho trung đội 3. Cối 60mm từ đồi Cây Gạo bắn xuống 400, A6b, đồi Cây Khô, đồi Chuối. Cối 82mm tây 673 (trận địa Phong Lan) bắn vào đồi Cây Khô 1 quả đạn sáng làm hiệu lệnh
Địch bị bất ngờ không phán đoán được ý định của ta nên không phản ứng được gì.
Trên các hướng ta dùng B40, B41, M72 bắn vào các mục tiêu mở đường.

Cứ điểm 211.em ñaõ töøng ñoùng taïi haàm soá 2 ( toå Deá) treân aûnh
04h55 : Ta xung phong.
Hướng trung đội 1, MĐH không nổ. Ta dùng 5 ống bộc phá đánh để mở đường. Do sót mìn, khi xung phong có 1 đồng chí bị thương.
Hai toán địch cảnh giới bên ngoài không còn. Tổ 1 đi đầu đánh ổ số 4, địch ném lựu đạn ra, ta tung thủ pháo vào, sau 5 phút chiếm được tầng trên. 3 tên địch nằm chết ngoài công sự. Ta đánh tiếp xuống tầng dưới, diệt 3 tên và bắt sống 1 tên, thu 3 khẩu B41 và 1 máy VTĐ, 1 ống nhòm hồng ngoại. Tổ 3 đánh ổ số 5. Sau khi B41 bắn sập kè đá, trung đội trưởng chỉ huy đánh lướt qua dùng B41 yểm trợ cho tổ 2 đồng chí Tuyến và Quang theo hào đá dùng thủ pháo đánh tiếp ổ số 9. Đồng chí Quang chiếm được khẩu đại liên bắn truy theo bọn địch đang chạy về ổ số 6.
Địch ở đồi cây Khô bắn cối 60mm chặn ta. Lúc này ta chưa chiếm được ổ số 6 và 8, địch từ đó phản kích lên ổ số 9, tổ 2 người của ta phải rút về ổ số 5.
Sau khi chiếm lại ổ số 9, địch chia làm 2 mũi, mỗi mũi nửa tiểu đội tập trung phản kích 4 lần vào ổ số 4, 5 đều bị ta dùng lựu đạn đánh lui.
Hướng trung đội 2, sau khi MĐH nổ, ta xung phong không ai bị thương vong. Đồng chí Thêm dùng B41 bắn vào ổ số 2. Địch ở 400 dùng ĐKZ bắn tới, đồng chí này hy sinh. Tiểu đội trưởng Kha lên thay bắn tiếp cũng bị trúng đạn hy sinh.
Sau khi diệt toán cảnh giới, đánh chiếm được ổ số 3. Ta dùng B41, B40 bắn tiếp vào ổ số 1, 2 chi viện cho bộ binh đánh vào. Khi sục vào không còn địch.
Liên lạc với đại đội trưởng bị gián đoạn. Đồng chí Thu đại đội phó chính trị phán đoán trung đội 1 gặp khó khăn lệnh cho trung đội 2 để một bộ phận giữ khu đã chiếm, còn lại phát triển lên bình độ trên nhưng gặp vách đá và mìn không đi được. Lực lượng trung đội 2 chuyển sang hỗ trợ trung đội 1 và 3.
Hướng trung đội 3, MĐH không nổ. Ta dùng B41 bắn vào bãi mìn để mở đường. Khi xung phong mìn nổ làm đồng chí Khánh trung đội phó 3 chiến sĩ bị thương (sau đó 2 đồng chí hy sinh).
Lúc xung phong chia làm 2 mũi cùng đánh ổ số 8 và 10. Chiếm được ổ số 10 trước còn ổ số 8 vì vách đá cao không lên được. Bị mất liên lạc với đại đội trưởng, đồng chí Khiêm đại đội phó ra lệnh cho trung đội 3 để lại một tổ giữ ổ số 10 số còn lại chuyển sang hướng ổ số 4 (trung đội 1 đã chiếm) để đánh tiếp sang ổ số 8.
05h15 : đại đội 5 đã làm chủ ổ số 1, 2, 3, 4, 5, 10, địch còn cố thủ chống cự ở ổ số 6, 7, 8, 9.
Đại đội trưởng quay về ổ số 4 báo cáo tiểu đoàn và điều lực lượng vào đánh tiếp. Chiến sĩ ta xuống báo trong ổ số 6 địch đang gọi điện.
Sau khi B41 bắn, tổ 4 do đại đội phó Khiêm chỉ huy đánh ổ số 6, tổ 5 đánh ổ số 9 và 8. 5 phút sau ta chiếm được. Địch nằm chết quanh các hốc đá. Ổ số 6 còn 2 xác chết và nhiều vũng máu, 3 máy VTĐ vẫn có tiếng nói. Bọn còn sống chạy về A5.
Trong khi ta tấn công, địch ở ổ số 7 bỏ chạy ta không biết. Đến 5h35 ta vào chiếm nốt ổ số 7. Trận đánh chiếm A6b kết thúc. Ta nhanh chóng triển khai phòng ngự.
7h00 : pháo địch bắn trùm lên A6b, địch tổ chức tấn công Cô X, đồi Đài.
07h30 - 21h00 : địch từ A5 và A23 theo 2 hướng 5 lần tấn công A6b. Mỗi hướng từng đại đội địch thay phiên nhau xung phong liên tục.
Từ 1-6 đến 3-6-1985 địch tấn công tiếp 7 lần nữa.
Các đợt xung phong đều bị đại đội 5 (ngày 31-5 và 1-6) và đại đội 7 (ngày 2 và 3-6) đẩy lui. Hoả lực ta phát hiện sớm đánh nhiều lần vào quân địch khi chúng đang tập kết hoặc cơ động. Các toán vào gần được bị bộ binh ta đánh lui.
Đêm 1/6/1985 đại đội 5 bàn giao trận địa cho đại đội 7 tiểu đoàn 4.
KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU
- Trận tấn công A6b (31-5-1985):
Địch bỏ lại 25 xác. Đài quan sát của ta còn phát hiện ở hướng đồi Cây Khô địch khiêng ra 28 cáng.
Ta : hy sinh 4 và bị thương 15 đồng chí. Ta bắt 1 tù binh, thu 1 đại liên, 2 trung liên, 3 súng B41, 4 AK, 3000 lựu đạn, nhiều đạn AK, B41, 4 máy VTĐ, 1 điện thoại, 1 ống nhòm hồng ngoại.
- Trận chống địch phản kích (31-5 đến 1-6-1985) : đại đội 5 hy sinh 13 đồng chí và bị thương 24 đồng chí. Không thống kê được số thiệt hại của địch.
- Tiêu thụ đạn dược (trong cả 2 trận):
M72 : 32 quả; B40, B41 : 280 quả.
Bộc phá ống : 8 ống; MĐH10 : 8 quả.
Thủ pháo : 65 quả; lựu đạn : không thống kê được.
Cối 60mm : 5000 viên, cối 82mm : 5200 viên.
ĐKZ : 70 viên, đạn pháo : 5920 viên.
12,7mm : 4000 viên; K56 : 9000 viên; Đại liên : 9000 viên.

Lính Trung Quốc bị thương tại cứ điểm 211 (A6B)

NHẬT KÝ CỦA MỘT CÁN BINH TRUNG QUỐC GHI LẠI TRẬN CHIẾN ĐẪM MÁU TẠI CỨ ĐIỂM 211 (A6B).
Một cách tổng quát,  nhật ký này ghi lai diễn tiến trận đáng và cho biết phía Trung Quốc có 21 lính tử thương, 81 bị thương, một bị bắt; phía Việt Nam mất khoảng 300 quân. Quý bạn đọc nào rành tiếng Hoa, xin dịch lại dùm bản dịch này.

Hồi ký này được trích từ mạng : http://burningblood.yournet.cn/zhanli

4 comments:

  1. Các anh bộ đội " cụ hồ " sáng mắt ra chưa ?????????????
    Bác và đảng xài sinh mạng của các anh như bạc giả để xây dựng quyền lực , chứ vụ , lợi nhụân , danh hão , để bán nước ...... Xong rồi thi như là chim chết bẻ cung thôi.

    ReplyDelete
  2. Có như vậy , các quân nhân đang tại ngủ mới sáng dạ sáng lòng cho sinh mạng của mình nếu bị hy sinh vì bảo vệ đảng . Khi sống thì đảng lợi dụng thân xác của các anh để bảo vệ quyền lợi cho họ và gia đình họ , khi các anh chết thì họ xem các anh là những con vật không còn lợi dụng . Vợ con các anh không những bị bỏ rơi mà họ còn cấm cản những bạn bè , đồng đội giúp đỡ ! Một sự cấm cản thạt vô lý và tàn nhẫn !

    ReplyDelete
  3. Các chú lính cứ hy sinh cho tổ quốc đi,rồi sẽ được cho cái giấy tử sĩ đem về nhà treo tường mà khoe .... HeHeHe

    ReplyDelete
  4. Nông dân mù chửMarch 28, 2012 at 3:32 PM

    Thời nào củng vậy nếu lảnh đạo có tài biết thương cấp dưới thì đở khổ ,nếu vì quyền lợi riêng tư củng cố quyền lực cho mình cho đảng mình ,không xem trọng sinh mạng của cấp dưới,đẩy vào chổ chết ,còn mình ở hậu cứ lo thu vén tiền của thồn vào túi riêng ,ăn chơi phung phí .Chỉ tội cho người lính thấp cổ bé miệng chỉ một lòng tuân lệnh mà không biết cấp trên lợi dụng mình để củng cố quyền lưc đảng mình ,khi anh chết đi rồi củng không có ngày tưởng nhớ ,mồ mả hoang lạnh .

    ReplyDelete