Tuesday, January 3, 2012

Chuyện nhà báo '' lề phải '' xã hội chủ nghỉa !











Mẹ Nấm - Cuối cùng thì phóng viên Hoàng Khương - báo Tuổi Trẻ cũng bị khởi tố và bị bắt tạm giam vào trưa nay, ngày 2/01/2012.

Cơ quan cảnh sát điều tra đưa ra lý do "để điều tra, làm rõ hành vi đưa hối lộ".

Mặc dù trước đó có nhiều lời đồn đoán và bàn tán về việc bắt hay không bắt giam anh Nguyễn Văn Khương (tức phóng viên Hoàng Khương).

Trong buổi họp giao ban với báo chí ở tuần trước, ông Phan Anh Minh - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP. HCM đã tuyên bố sẽ khởi tố.Nhưng kết quả cuối cùng hôm nay mới có.  
Blogger Cô Gái Đồ Long viết:

DẬY SÓNG LÀNG BÁO NGÀY ĐẦU NĂM!

Ồn ào bắt đầu từ tuần trước, sau khi các Tổng biên tập họp giao ban báo chí về và thông báo cho biết: thiếu tướng Phan Anh Minh – phó giám đốc Công An TP.HCM đã tuyên bố trước cuộc họp là “sẽ khởi tố Hoàng Khương”.

Ngày 30.12 giới báo chí cả nước sốc trước thông tin “Hoàng Khương đã bị bắt”, nhưng thật ra đó chỉ là 4 công an mặc thường phục và một CA Phường mặc sắc phục; đến nhà tìm Hoàng Khương và sau đó sang báo Tuổi Trẻ đưa thư mời triệu tập làm việc - theo lịch là vào sáng thứ ba, tức ngày mai.

Tuy nhiên, đó chỉ là một động tác giả.

Bất ngờ diễn ra vào lúc 12h00 trưa nay, Phòng CSĐT CA TP.HCM đã ập đến nhà tiến hành khám xét và tống đạt quyết định bắt khẩn cấp Hoàng Khương.

Có rất nhiều công an bao quanh khu nhà anh; nhiều giấy tờ, máy móc làm nghề và tài liệu bị thu giữ.

Lúc 2h00 Hoàng Khương bị đưa đi có đại diện báo Tuổi Trẻ và luật sư Phan Trung Hoài.

Bắt khẩn cấp một con người có hành vi bị cho là "đưa hối lộ" cho những người trong ngành nhận hối lộ đã quen tay, là cách mà cơ quan an ninh điều tra hôm nay đã sử dụng.

Có thể biện pháp nghiệp vụ mà phóng viên Hoàng Khương sử dụng là sai như nhận định của một số người, nhưng cái cách người ta bắt giam và dẫn giải một người ít nhiều góp phần vạch rõ bản chất sai trái, nhũng nhiễu của lực lượng Cảnh sát Giao thông khiến người ta nghi ngờ thêm về việc bảo kê, bọc lót cho những sai phạm của ngành công an hơn.
Nhà báo Hoàng Khương
 Còn có quá nhiều điều phía trước để nói, nhưng nếu báo Tuổi Trẻ, đơn vị chủ quản của phóng viên Hoàng Khương vẫn im lặng không khẳng định trên mặt báo điều mà Hoàng Khương đã tường trình: “Tôi cam đoan những biện pháp nghiệp vụ và tình huống cấp bách buộc phải xử lý nêu trên chỉ nhằm mục đích hoạt động nghiệp vụ báo chí, thu thập thông tin, chứng cứ chứ không hề có động cơ vụ lợi nào khác. Mặt khác, những hiện tượng tiêu cực, vi phạm nói trên đã được Khương thể hiện trong các bài viết và được tòa soạn đồng ý cho đăng tải”. (trích từ Facebook Osin Huy Đức), thì có lẽ, sẽ có thêm rất nhiều giọt nước mắt cho lề phải (*), hôm nay.

Status cuối cùng mà tôi đọc được trên Facebook của anh Hoàng Khương có nội dung sau:

Một hôm, đồng nghiệp của HK... an ủi thế này: "Làm điều tra chống tiêu cực mà lại là tiêu cực trong ngành công an mà không bị các chú công an nay mời, mai doạ bắt mới lạ. Viết làng nhàng như tui chờ hoài không thấy chú công an nào "hỏi thăm sức khoẻ" thì nhục lắm". Không ham chút nào.

Cầu mong anh luôn bình an và vững vàng trước thử thách khắc nghiệt này, bởi dù thế nào đi nữa thì tôi biết, anh đã chọn cách viết để bóc trần nạn mãi lộ vẫn hoành hành nhức nhối từ rất lâu.

Xin mượn lời của blogger Cô Gái Đồ Long để kết thúc entry này:
..."Hoàng Khương "cố tình gài bẫy công an" hay việc "đưa/cầm tiền" chỉ là một sơ xuất trong quá trình điều tra, tác nghiệp khi tình huống nảy sinh bất ngờ buộc phải ứng phó với hoàn cảnh; vẫn còn là việc mà người ngoài chưa tỏ hết. Mong các đồng nghiệp báo chí hết sức bình tĩnh và cẩn trọng cách đưa tin, phân tích và nhìn nhận vấn đề trong vụ này; tránh cảnh giậu đổ bìm leo và nhụt chí anh em còn máu lửa với nghề!"
Tôi cũng mong rằng, những nhà báo chân chính, sẽ tìm ra cách hữu hiệu nhất để bảo vệ đồng nghiệp mình bởi không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà ta khinh bỉ”. (**)

Mẹ Nấm

(*) Mượn ý từ entry "Giọt nước mắt của lề phải" - Đoan Trang.

(**) “Suối nguồn” - Ayn Rand

Nhà báo Hoàng Khương bị bắt











Cơ quan CA TP.HCM trả thù nhà báo chống tiêu cực ?  

danlambao - Trưa nay, 02/01/2012, nhà báo Hoàng Khương (tên thật Nguyễn Văn Khương - Phóng viên báo Tuổi Trẻ) đã bị Cơ quan CA TP Hồ Chí Minh khởi tố và bắt tạm giam với tội danh cáo buộc “đưa hối lộ”. Đồng thời, nhà riêng của phóng viên Hoàng Khương tại Quận Phú Nhuận cũng bị khám xét và bị thu giữ nhiều tài liệu.

Việc Hoàng Khương bị bắt đã được dự báo từ trước, như một hành động trả thù của CA TP.HCM sau những loạt bài chống tiêu cực mạnh mẽ của người phóng viên đầy bản lĩnh này.

Theo tìm hiểu, nguyên nhân trực tiếp khiến nhà báo Hoàng Khương bị bắt bởi loạt bài điều tra vụ “Công an Bình thạnh nhận hối lộ”. Trong vụ này,  Hoàng Khương đã nhập vai cùng một người môi giới đi gặp Cảnh sát Giao Thông, qua đó có được những bằng chứng xác thực, cùng những hình ảnh tố cáo về nạn tiêu cực, tham nhũng trong ngành CA. Loạt phóng sự được đăng trên báo Tuổi Trẻ đã gây xôn xao dư luận, nhưng cũng là nguyên nhân khiến Hoàng Khương trở thành đối tượng trả thù của CA TP.HCM
Hoàng Khương (ngồi giữa) bị công an áp giải về trại giam Chí Hòa - Ảnh: D.Đ.Minh (Báo Thanh Niên)
Để chuẩn bị cho việc trả thù nhà báo chống tiêu cực, ngày 28/11/2011, Cơ quan CA TP.HCM đã gửi văn bản gây áp lực đến báo Tuổi Trẻ, yêu cầu phải “ thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương" (tức nhà báo Hoàng Khương). Đến ngày  03/12/2011, Báo Tuổi Trẻ chính thức thông báo “tạm đình chỉ công tác đối với phóng viên Hoàng Khương”. Bên cạnh đó, trong âm mưu dọn đường dư luận, tờ báo Công An Nhân Dân của ngành Công An cũng đã có nhiều bài viết đả kích & đòi truy tố Hoàng Khương. 

Trước khi bị bắt, được biết Hoàng Khương đã phải gánh chịu vô số đòn tâm lý từ Cơ quan CA, cùng với thái độ bàng quan, lạnh nhạt, thậm chí là những phát ngôn a dua, xu nịnh của những lãnh đạo ngành báo chí.

Sự kiện nhà báo Hoàng Khương bị bắt vì dám phanh phui tiêu cực của ngành CA tuy đã được dự báo trước, nhưng cũng là một thông tin gây rúng động trong dư luận.

Hoàng Khương chia tay người thân, đồng nghiệp trước khi bị công an đưa về trại giam (Ảnh : VietNamNet)

Trong một bài viết từ tháng 12/2011 trên facebook của mình, Blogger Cô Gái Đồ Long (Nhà báo Hương Trà) đã trích đăng lại ý kiến của một nhà báo nói về Hoàng Khương :  “Chúng tôi là đồng nghiệp với nhau nên biết rất rõ chuyện này. Đúng như anh em đã cảnh báo, Hoàng Khương trước sau gì cũng sẽ bị chơi lại. Bạn đọc Tuổi Trẻ trong cả nước đều biết Hoàng Khương là một phóng viên bản lĩnh; các bài báo của anh đã thể hiện sự dũng cảm của người cầm bút, không nao núng và khoan nhượng trước bạo quyền, nhũng nhiễu.

Chính nhờ những phóng viên như Hoàng Khương mà Tuổi Trẻ đã tạo được niềm tin nơi độc giả trong thời gian gần đây khi đang có manh nha chạy theo xu hướng lá cải hóa. Theo thống kê của chúng tôi, những bài viết của Hoàng Khương từ trước tới nay đã làm bay chức khoảng 50 cán bộ công an. Ngành CA luôn có động thái biểu dương, khen ngợi Hoàng Khương cho những phóng sự - điều tra của anh; nhưng bằng mặt liệu có bằng lòng? Qua vụ việc Hoàng Khương, dám chắc sẽ không còn một nhà báo nào dám đụng đến công an…”

Lúc 17:09, Báo Tuổi Trẻ dã đưa bản tin về việc phóng viên của mình bị bắt, trong đó có đoạn : Ban biên tập báo Tuổi Trẻ và gia đình phóng viên Hoàng Khương đã mời luật sư Phan Trung Hoài - trưởng văn phòng luật sư Phan Trung Hoài và luật sư Phan Đức Linh - Đoàn luật sư TP.HCM - tham gia bảo vệ quyền lợi cho phóng viên Hoàng Khương ngay từ khi xảy ra vụ việc. Luật sư Phan Trung Hoài đã chứng kiến quá trình khám xét tại nhà riêng của Hoàng Khương trưa ngày 2-1. 

http://danlambaovn.blogspot.com

Nhà báo Hoàng Khương bị bắt tạm giam

TTO - Trưa 2-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc của nhà báo Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ).

Theo quyết định của Cơ quan cảnh sát điều tra, phóng viên Hoàng Khương bị khởi tố do có hành vi thông qua Tôn Thất Hòa (đã bị bắt giam trước đó) để đưa 15 triệu đồng cùng các biên bản vi phạm hành chính, giấy chứng nhận đăng ký xe môtô… cho Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ CSGT của Công an Q.Bình Thạnh, cũng đã bị bắt giam) để giải quyết xe vi phạm giao thông trái quy định.

Trước đó, đầu năm 2011, trước thực trạng tai nạn giao thông xảy ra nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, thực hiện nghị quyết của Chính phủ, ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã triển khai tuyến bài “Chặn đứng thảm họa giao thông”.

Trong tuyến bài này, các phóng viên, cộng tác viên của Tuổi Trẻ đã thực hiện nhiều bài viết nêu thực trạng và tìm những giải pháp nhằm ngăn chặn thảm họa giao thông. Hoàng Khương với trách nhiệm của một phóng viên đã thực hiện nhiều bài điều tra trong tuyến bài này, trong đó có bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép” (Tuổi Trẻ ngày 10-7).

* Nhiều cán bộ CSGT bị đình chỉ công tác
* Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép
* Xử lý tai nạn giao thông - Kỳ 1: Cố ý làm sai quy trình
* Kỳ 2: Đồng tiền xóa sạch hồ sơ

Trong bài viết trên, phóng viên Hoàng Khương phản ánh trường hợp của Trần Văn Hòa - một thanh niên sử dụng xe máy “độ” chạy xe lạng lách đánh võng bị Công an Q.Bình Thạnh tạm giữ xe trong đợt truy quét “bão đêm” quy mô lớn.

Trong khi liên hệ giải quyết một vụ “chạy” xe vi phạm khác, Tôn Thất Hòa đã gợi ý “giải cứu” chiếc xe máy của Trần Văn Hòa và được Huỳnh Minh Đức đồng ý. Sau đó, Đức đã nhận 15 triệu đồng và trả xe vi phạm.

Ngày 28-11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP có văn bản gửi báoTuổi Trẻ và Cục Báo chí - Bộ Thông tin - truyền thông đề nghị “kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương”. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã kiểm tra quy trình tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương khi thực hiện bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.

Theo tường trình của Hoàng Khương, khi thực hiện bài viết trên, phóng viên đã thiếu sót về nghiệp vụ khi can dự vào quá trình chung chi cho Huỳnh Minh Đức. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã kỷ luật khiển trách, tạm đình chỉ công tác đối với Hoàng Khương.

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ và gia đình phóng viên Hoàng Khương đã mời luật sư Phan Trung Hoài - trưởng văn phòng luật sư Phan Trung Hoài và luật sư Phan Đức Linh - Đoàn luật sư TP.HCM - tham gia bảo vệ quyền lợi cho phóng viên Hoàng Khương ngay từ khi xảy ra vụ việc. Luật sư Phan Trung Hoài đã chứng kiến quá trình khám xét tại nhà riêng của Hoàng Khương trưa ngày 2-1.
Gia Minh
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/472234/Nha-bao-Hoang-Khuong-bi-bat-tam-giam.html

Từ vụ PV Hoàng Khương bị bắt: Cần làm rõ động cơ hối lộ











Chiều 2-1, Công an TPHCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, PV Báo Tuổi Trẻ) để điều tra, làm rõ hành vi “đưa hối lộ”. Từ vụ này, chúng tôi xin dẫn lại bài viết dưới đây từ Báo Pháp luật & Xã hội để bạn đọc hiểu thêm về thẩm quyền tác nghiệp của nhà báo.

***
Chống tiêu cực là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Trong sự nghiệp chung đó, các phóng viên (PV) điều tra đã đóng góp một phần không nhỏ, đáng được ghi nhận. Hóa thân để điều tra là công việc thường xuyên của PV. Vụ việc nhà báo Hoàng Khương nhập vai chủ xe, đưa tiền cho một CSGT để chứng minh cán bộ này nhận hối lộ đang khiến dư luận rất quan tâm bởi sau hành vi này, PV Hoàng Khương đã bị khởi tố bị can, bắt tạm giam; trước đó đã bị đình chỉ công tác...

Nội dung vụ việc

Ngày 5-7-2011, báo Tuổi trẻ TPHCM đã đăng bài "Đồng tiền xóa sạch hồ sơ" của tác giả Hoàng Khương. Nội dung bài báo phản ánh: Vào 23g15 ngày 23-6, xe ô tô đầu kéo do ông Võ Văn Thắng, lái xe thuê, cầm lái chạy trên đường Phan Đăng Lưu, đến giao lộ Đinh Tiên Hoàng thuộc địa bàn quận Bình Thạnh (TPHCM) thì vượt sai quy định, gây tai nạn.

Sau khi thương lượng đền bù với người bị va chạm xong, sáng 25-6, ông Trần Anh Tuấn, chủ xe đầu kéo cùng một người bạn là Tôn Thất Hòa đến gặp ông Huỳnh Minh Đức, nguyên cán bộ Đội CSGT trật tự - phản ứng nhanh, CA quận Bình Thạnh ở một quán cà phê gần khu vực vòng xuyến cầu Điện Biên Phủ để xin ông Đức không tạm giữ bằng lái của tài xế và cho lấy xe ra trong ngày.

Hai bên bàn bạc và nhất trí giá của vụ "giải tỏa" là 3 "chai" (3 triệu đồng). Sau khi đưa tiền cho ông Đức, ông Tuấn đã được trả lại phương tiện…

Vào ngày 10-7-2011, báo Tuổi trẻ tiếp tục đăng bài "Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép". Bài viết này cũng của tác giả Hoàng Khương. Nội dung bài báo phản ánh: Ngày 23-4, Đội CSGT quận Bình Thạnh lập biên bản vi phạm đối với Trần Minh Hòa do điều khiển xe gắn máy BKS 51F6-2435 chạy lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự… Hòa đã "cầu cứu" người quen tên là Tôn Thất Hòa, nhờ Hòa gặp cảnh sát Đức để xin xe. Tại buổi gặp gỡ, Đức đồng ý trả xe cho Trần Minh Hòa với giá 15 triệu đồng.

Nhận được thông tin từ báo Tuổi trẻ, Cơ quan CSĐT CA TP HCM đã vào cuộc. Ngày 18-11-2011, cơ quan này tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với Huỳnh Minh Đức (trước đó Đức đã bị tước danh hiệu CAND) về tội "nhận hối lộ"; Tôn Thất Hòa, Giám đốc DNTN Duy Nguyên về tội "Môi giới hối lộ" và Trần Anh Tuấn về tội "Đưa hối lộ".

Trong quyết định khởi tố bị can đối với Tôn Thất Hòa, nêu rõ: "Hòa có hành vi móc nối nhận tiền của Trần Anh Tuấn và Nguyễn Văn Khương (tức PV Hoàng Khương) để đưa cho Huỳnh Minh Đức giải quyết trái quy định đối với xe vi phạm giao thông và xe đua trái phép.

Ngày 28-11, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ nhận được công văn của Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của PV Hoàng Khương. Sau đó, Ban biên tập báo Tuổi trẻ đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với PV Hoàng Khương vì có sai sót nghiệp vụ.

Liên quan đến vụ việc, mới đây, Cơ quan CSĐT CA TP HCM đã có văn bản gửi Cục Báo chí, Bộ Thông tin - Truyền thông đề nghị thu hồi thẻ nhà báo của PV Hoàng Khương.

Một số ý kiến cho rằng, PV Hoàng Khương đã phạm tội Đưa hối lộ, nhưng một số người lại có ý kiến khác…


Cần làm rõ mục đích phạm tội!

Một nhà báo xin giấu tên nêu quan điểm: "Tôi cũng nhận thấy trong quá trình điều tra vụ việc, PV Hoàng Khương đã cố ý hợp tác với những người bị giữ xe để hối lộ cảnh sát Đức. Nhưng xét cho cùng, nếu không làm vậy thì sẽ rất khó để có bằng chứng về việc ông Đức nhận hối lộ. Cơ quan chức năng cần làm rõ ai là người đưa tiền cho ông Đức, ông Khương đưa tiền hay chỉ là người có mặt tại đó. Nếu ông Khương trực tiếp đưa tiền cho ông Đức thì đó là hành vi không thể chấp nhận. Cá nhân tôi cho rằng, sử dụng biện pháp mật phục để ghi hình, ghi âm sẽ tốt hơn. Cần phải phân biệt rõ việc PV Hoàng Khương có động cơ gì khi phối hợp với ông Hòa để đưa hối lộ cho ông Đức hay không? Theo tôi, PV Hoàng Khương không phải là người có phương tiện bị tạm giữ nên anh ta chỉ có động cơ là cố gắng lấy bằng chứng về việc ông Đức nhận hối lộ. Nếu PV Hoàng Khương không vờ hợp tác với ông Hòa thì không thể tiếp cận với ông Đức.

Có người cho rằng, khi phát hiện vụ việc, PV Khương phải tố cáo vụ việc tới CQCA. Cần nói lại rằng, Hoàng Khương là PV nên việc "tố cáo" của Hoàng Khương là viết bài phản ánh vụ việc một cách công khai".

Luật sư: Không có dấu hiệu phạm tội!

Luật sư Vũ Lợi, Giám đốc Công ty Luật Hòa - Lợi cho rằng: "PV Hoàng Khương không có động cơ phạm tội. Hoàng Khương đã thâm nhập vụ việc với mục đích chống tiêu cực. Tôi xin lấy ví dụ, một PV khi đi điều tra để viết bài về một tụ điểm đánh bạc chẳng hạn. Để bài viết có hồn, để nhận diện được các mánh khóe của chủ sới, để ghi hình các con bạc để làm bằng chứng, PV phải nhập vai một con bạc. Nếu việc đó đã được báo cáo Ban biên tập thì không thể nói rằng PV đó vào sới để đánh bạc. Nếu Hoàng Khương không báo cáo Ban biên tập thì cũng chỉ là sai sót về qui trình…".

Đồng quan điểm, luật sư Trịnh Anh Dũng - Trưởng VPLS Trịnh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng "về lý luận pháp lý, chỉ có thể coi một người phạm vào tội đưa hối lộ khi hành vi đưa tiền cho người có chức vụ, quyền hạn của người đó xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức đó bị thoái hóa, biến chất. Trong vụ việc này, việc PV Hoàng Khương cùng Trần Anh Tuấn đưa tiền cho Hòa để Hòa đưa cho Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ công an), lấy đó làm tư liệu để viết và đăng các bài báo chống tiêu cực có thể xem là hành động dũng cảm, có tác dụng giúp Công an TP HCM hoạt động đúng đắn hơn, phẩm chất cán bộ được nâng cao, khiến nhân dân thêm tin vào cơ quan quản lý". Do đó, luật sư Dũng cho rằng "việc làm này của PV Hoàng Khương không có dấu hiệu phạm tội Đưa hối hộ, mà còn cần phải biểu dương như là tấm gương tiêu biểu trên mặt trận phòng, chống tham nhũng".


"Nhập vai" đến đâu là an toàn?

Để tìm hiểu viết tin, bài về một vụ việc hoặc hiện tượng, PV được quyền sử dụng nghiệp vụ để điều tra thu thập thông tin. Tuy nhiên, cho đến nay cũng chưa có một văn bản pháp luật nào qui định cụ thể PV được sử dụng nghiệp vụ điều tra đến đâu, mà tùy vào tình hình cụ thể, người PV đó hoặc tòa soạn sẽ đưa ra cách thức khai thác thông tin. Với những vụ việc nhạy cảm, phức tạp như việc chứng minh CSGT nhận hối lộ nêu trên, việc lấy thông tin "công khai" là rất hiếm, vậy câu hỏi đặt ra với các cơ quan quản lý là PV được "nhập vai" như thế nào thì không phạm luật? Vì trên thực tế, để phản ánh việc khai thác vàng trái phép, đã có PV vào vai "phu" vàng, để phản ánh việc đánh bạc, đã nhập vai con bạc…

Trong vụ việc này, để xác định việc làm của PV Hoàng Khương có dấu hiệu trách nhiệm hình sự hay không cần phải làm rõ nguồn tiền Hoàng Khương đưa cho Tôn Thất Hòa để Hòa đưa cho Huỳnh Minh Đức ở đâu ra.

Tiền của Trần Minh Hòa (người điều khiển xe máy vi phạm) đưa cho Hoàng Khương hay tự Hoàng Khương bỏ ra, vì nếu chỉ để có bài viết, một PV chắc không bỏ ra một khoản tiền lớn (15 triệu đồng) để thực hiện việc "gài bẫy"? Ngoài ra, cần làm rõ mối quan hệ giữa PV Hoàng Khương và Trần Minh Hòa. Vì theo luật thì người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ quyền hạn (lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ hoặc là lợi ích của người thân quen, bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể mà người đưa hối lộ là đại diện), để xác minh xem PV Hoàng Khương có lợi ích liên quan trong vụ việc này không?

Kết luận của CQĐT sẽ làm sáng tỏ vụ việc, nhưng từ vụ việc này cũng nảy sinh vấn đề mà các nhà làm luật cần lưu tâm đó là: Nhà báo được sử dụng nghiệp vụ điều tra đến đâu?

13 comments:

  1. Đã lâu lâu lắm rồi tôi không còn đọc báo lề phải nữa, chẳng đáng tốn tiền và mất thời gian đọc mấy cái tin xe xán chó ... Chống tham nhủng à ! Chuyện ruồi bu , chống gì khi từ trên xuống dưới , từ cái gốc cho tới cái ngọn đều tham nhủng !! Hình thức , ngu dại mới tin chuyện chống tham nhủng .

    ReplyDelete
  2. Bắt chuột thì phải bẩy chuột, nếu không phải là chuột sao lại chạy vào bẩy chuột, nhà báo Hoàng Khương là hoàn toàn vô tội vì anh ko có động cơ trục lợi cá nhận mà chỉ nhằm mục đích chống lại cái ác đang nhủng nhiểu diễn ra hằng ngày, hãy thử làm một chuyến đi từ bắc vào nam sẻ hiểu rỏ sự thật về cảnh sát giao thông mãi lộ như thế nào? tôi là một tài xế trên 20 năm nghề chạy tuyến Bắc Nam nên hiểu rất rõ ko có CSGT nào ra ngoài quốc lộ mà không tìm cách nầy cách nọ để móc túi và làm tiền, họ làm có hệ thống và rất chuyên nghiệp, hãy nhìn cuộc sống , nhà cửa xe cộ của họ rồi sẻ rõ, báo chí vn quá hèn chỉ đồng lõa với tội ác và điều xấu, xã hội suy đồi từ cơ quan công quyền cho đến báo chí, bỏ đồng chí đồng nghiệp trong lúc nầy chỉ có những thằng hèn .

    ReplyDelete
  3. Đảng ta chống tham nhũng ?! Tham nhũng có hệ thống và mang tính Đảng rồi thì chống vào mắt à ?

    ReplyDelete
  4. Hoàng Khương mới gài độ có chút mà bị mấy anh chơi tới bến rồi. Chẳng qua cũng là cái tội phơi bày những hành vi xấu xa của các anh ấy lên mặt báo mà thôi. Người biết xấu hổ và chút nhân phẩm thì sẽ xin lỗi công chúng và lui về làm vườn. Chuyện đáng nói đây toàn là Hoàng Khương đã đụng đến những kẻ vơ vét vô liêm sỹ nên mới có chuyện kẻ cướp bắt người "đang thi hành nghiệp vụ" như thế!

    ReplyDelete
  5. Thế thì rõ nhé ....luật pháp chỉ để bảo vệ bọn quan lại....Chúng ta đừng có trông chờ và mong gì nơi chúng ...Hôm nay Hoàng Khương ...mai kia là đến nững phóng viên khác ...nếu chúng bảo lòn trôn chúng mà không nghe theo
    CÔNG AN GIẢ DẠNG THÀNH CƯỚP ĐỂ ĐỘT NHẬP VÀO HANG Ổ CỦA BỌN CƯỚP, THÌ CŨNG PHẢI BỊ BẮT VÌ TỘI "ĂN CƯỚP"

    ReplyDelete
  6. Tất cả đã nói lên cái sự HÈN của ban lãnh đạo báo Thanh Niên vì đã không là gì để bảo vệ nhân viên dưới quyền,buồn cho LŨ CẨU báo của đảng.

    ReplyDelete
  7. Nói thật, báo gọi là ''chính thống lề phải '' mình chẳng buồn đọc, nhưng mình muốn xem bọn họ làm trò hề thôi. Đúng là thượng bất chính hạ tắc loạn bọn cướp ngày với nhau cả. chính danh đâu? bọn bay tồn tại trên đất nước này để mà bán nước hại dân thôi à...

    ReplyDelete
  8. Xót xa cho thận phận những nhà báo chấn chính, xót xa vì cái ác lên ngôi.

    ReplyDelete
  9. Tẩy chay báo chí Việt Nam,ngày càng nhảm nhí,toàn đăng những tin lộ hàng,sexy,phản cảm,không có văn hóa,...những gì nóng bỏng,chân thực thì dấu nhẹm.

    ReplyDelete
  10. Càng ngày báo chí cách mạng càng lộ rõ bản chất ... tồi

    ReplyDelete
  11. donlinhduy_thieugia@yahoo.comJanuary 4, 2012 at 3:23 PM

    Một con chó xồm ngồi chình ình ngay chính điện của tòa báo canh chừng xem ai phản ứng là nó đớp liền thì ai dám phản ứng nữa chứ. Con chó đó chính là thằng tổng biên tập do đảng lưu manh áp đặt vào.

    ReplyDelete
  12. Sài Gòn - ViệtNamJanuary 5, 2012 at 9:55 AM

    Hành động bắt giam nhà báo Hoàng Khương và các bloggers khác tại Việt Nam thể hiện một chế độ "DẪY CHẾT" ở đường cùng, không còn biết đâu là phải đâu là trái, chế độ giờ đây như lũ chó điên nó cắn tất cả mọi người công chính. Ngày tàn của chế độ csvn không còn bao xa nữa, hãy chờ và xem.

    ReplyDelete
  13. Không biết lời cầu chúc cho dân Việt được làm người có trở thành sự thật cho năm mới 2012.
    Thật tình mà nói , càng ngày càng thấy cái chính quyền này không còn chính danh nửa rồi , người nhận hối lộ thì bình an thoát vòng pháp luật , còn người chống tham nhủng thì vào tù ... Có còn luật pháp không vậy các ông bà đảng ta ?!!!!

    ReplyDelete