An Dân (Nhịp Cầu Thế Giới Online) - Năm 2004, đàn tế Nam Giao nhà Hồ đã được các nhà khoa học phát lộ và khai quật tại núi Đốn Sơn (thuộc địa phận xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), cách thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam. Việc phát hiện đàn tế Nam Giao đã bổ sung thêm những tư liệu lịch sử về triều đại nhà Hồ. Tuy nhiên, với tỉnh Thanh Hóa, đây còn là nơi để lại dư âm “quả đắng” với người Trung Quốc…
Đàn tế Nam Giao nhà Hồ mới được phục dựng gần đây
Bất thường trong việc thuê địa điểm đặt nhà xưởng
Tháng 6-2002, một doanh nhân nước ngoài là Mã Tiên Vĩnh (người tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) đã bất ngờ sang Việt Nam, chủ động tìm đến UBND tỉnh Thanh Hóa để đặt vấn đề đầu tư mở xưởng dệt may tại huyện Vĩnh Lộc.
Cũng như bao địa phương khác trong tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Lộc là một huyện thuần nông với hơn 80% dân số là nông dân, điều kiện kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, với huyện, việc một doanh nghiệp nước ngoài đặt vấn đề xin phép đầu tư vào địa phương chẳng khác gì đang nắng hạn lại gặp được mưa rào. Một cơ hội đến quá bất ngờ. Thậm chí, lãnh đạo huyện khi đó còn nghĩ xa hơn đến việc một ngày không xa, “đây sẽ là một trong những “đòn bẩy” để thúc đẩy kinh tế - xã hội cho địa phương”.
Không chần chừ, giấy phép đầu tư nhanh chóng được tỉnh Thanh Hóa thông qua, hợp đồng thuê đất được ký kết giữa UBND huyện Vĩnh Lộc và nhà đầu tư. Ngoài ra, để “chiều lòng” nhà đầu tư Trung Quốc, UBND huyện Vĩnh Lộc đã “hào phóng” cắt cho doanh nghiệp này gần 10.000 ha đất ở khu vực giáp ranh xã Vĩnh Long và thị trấn Vĩnh Lộc để làm nơi xây dựng nhà xưởng, trong đó có 2/3 diện tích là đất nông nghiệp, với giá đền bù rẻ mạt: không đầy 300 nghìn đồng/sào (1 sào Trung Bộ là 500m2).
Nơi doanh nghiệp Trung Quốc từng thuê để làm nơi mở xưởng ươm tơ: trước năm 2002, đây là trụ sở của Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lộc
Hơn thế, chủ tịch UBND huyện khi đó còn đích thân chỉ đạo “công tác giải phóng mặt bằng” với mọi chi phí đều do huyện chịu. Nhiều người khi đó đã nhận xét, huyện Vĩnh Lộc đang “dọn cỗ” để mời nhà đầu tư, còn phía nhà đầu tư chỉ còn mỗi việc chọn ngày để khởi công xây dựng nhà xưởng.
Tuy nhiên, phút cuối cùng thì một điều bất ngờ (bất thường) đã xảy ra. Sau khi mặt bằng để xây dựng nhà xưởng đã được phía huyện Vĩnh Lộc hoàn tất thì ông Mã Tiên Vĩnh – đại diện phía nhà đầu tư Trung Quốc bỗng dưng từ chối, với lý do nơi đây không phù hợp về mặt… phong thủy (!). Đồng thời, doanh nghiệp này yêu cầu huyện cho mình tự… tìm địa bàn. Một lần nữa, huyện lại ngậm ngùi chấp nhận để “chiều lòng” doanh nghiệp sau khi đã tốn hàng tỷ đồng chi phí đầu tư cho công tác đền bù và giải phóng mặt bằng (nơi này bây giờ được huyện Vĩnh Lộc quy hoạch để xây dựng bãi đỗ xe ô tô).
Cùng với thời gian trên, Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lộc vừa xây dựng xong cơ sở mới nên chuyển đi, cơ sở cũ đang bỏ trống. Doanh nghiệp Trung Quốc này đã nhanh chóng đặt vấn đề xin thuê lại vị trí trụ sở cũ của bệnh viện để xây dựng nhà xưởng sản xuất với mức giá thuê khá cao. Đề nghị này của nhà đầu tư khiến địa phương khá bất ngờ vì bệnh viện nằm sâu bên trong núi, cách xa đường quốc lộ, giao thông không thuận lợi. Huyện Vĩnh Lộc đã nhanh chóng gật đầu chấp thuận vì nơi này đang bỏ trống, địa phương chưa biết quy hoạch sử dụng vào mục đích gì.
Sau khi phía doanh nghiệp Trung Quốc “lẳng lặng” rút đi thì nơi đây được tư nhân thuê lại để mở nhà nghỉ. Đăng sau trụ sở này là khu vực đàn tế Nam Giao nhà Hồ mới được phát lộ, khai quật và phục dựng
Sự thật đằng sau xưởng ươm tơ
Vị trí bệnh viện đa khoa cũ của huyện Vĩnh Lộc mà nhà đầu tư Trung Quốc thuê lại khi ấy thuộc địa phận làng Giáng, xã Vĩnh Thành, Vĩnh Lộc (nay là tiểu khu III, thị trấn Vĩnh Lộc). Vị trí này nằm sát ngay dưới chân núi Đốn Sơn (là nơi phát lộ di tích đàn tế Nam Giao sau này).
Cũng tại đây, doanh nghiệp này cũng hoạt động rất bất thường. Tuy đăng ký kinh doanh là mở xưởng ươm tơ nhưng doanh nghiệp này không hề sửa sang hay xây dựng nhà xưởng gì cả. Khoảng hơn 30 công nhân là người Trung Quốc được đưa sang với lời giới thiệu là “công nhân vận hành máy”. Ngoài ra, phía doanh nghiệp này cũng nhận thuê thêm khoảng hơn 10 người địa phương vào làm việc. Một điều đặc biệt là doanh nghiệp chỉ hoạt động về đêm, ban ngày đóng cửa, bảo vệ gác bên ngoài, người lạ không được phép vào.
Bà Nguyễn Thị Hà (trú ở Khu III, thị trấn Vĩnh Lộc), người đã từng được doanh nghiệp Trung Quốc này thuê và làm công nhân cho biết: “Tiếng là mở xưởng ươm tơ nhưng không hề thấy công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc gì. Tôi cùng một số người nữa được doanh nghiệp này thuê vào làm việc, cụ thể là làm phân bón vi sinh, mà theo lời ông chủ Mã Tiên Vinh là để bán lại cho nông dân trồng nguyên liệu dâu tằm trên địa bàn huyện”.
Đàn tế Nam Giao khi mới được phát lộ và tổ chức khai quật
“Điều khó hiểu là những công nhân Trung Quốc được sang bên này thay vì “vận hành máy” lại chỉ làm mỗi việc đem máy dò và cuốc thuổng để đi đào xới ở khu vực phía sau bệnh viện (tức núi Đốn Sơn – TG). Công việc này chỉ được tiến hành vào buổi tối. Khi chúng tôi hỏi thì họ bảo đào hố để ủ phân (!) Đến nay thì cả ông chủ lẫn doanh nghiệp này đã bất ngờ bỏ đi trong khi vẫn chưa trả hết lương cho chúng tôi”, chị Hà cho biết thêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn L (Đội 4, xã Vĩnh Thành), một “đầu nậu” trong việc buôn đồ cổ, người đã từng được doanh nghiệp Trung Quốc thuê để làm công việc dò và đào xới cho biết: “Họ chẳng phải doanh nghiệp ươm tơ gì cả. Mục đích họ sang đây là để dò tìm và đào trộm đồ cổ đem về nước. Trong quá trình làm việc ở đấy tôi được biết thông tin là họ có trong tay một tấm bản đồ và tài liệu ghi chép từ đời nhà Thanh về khu vực này nên mới sang đây để tìm kiếm”.
Cũng theo ông L, khi đó ông được thuê làm công việc dò tìm, mỗi tối được trả lương từ 70 – 100 nghìn đồng, tùy theo hôm đó đồ vật tìm được nhiều hay ít. “Họ thuê tôi dùng máy dò để tìm kiếm, khi phát hiện ra đồ vật thì người Trung Quốc đào, tôi không được đào. Họ đào được rất nhiều các chum vò ở dưới đất ở độ sâu khoảng từ 60-1,2 m. Bên trong chum, vò này là những gì và sau đó họ đưa đi đâu thì chúng tôi không rõ”.
Một số nhà khoa học tham gia công tác khai quật đàn tế Nam Giao nhà Hồ cho biết, đàn tế Nam Giao có dấu hiệu từng bị đào xới từ trước đó
Ngoài ra, nhiều người dân địa phương sống xung quanh khu vực núi Đốn Sơn cũng xác nhận, trong khoảng thời gian doanh nghiệp Trung Quốc đứng chân ở đây, toàn bộ khu vực núi Đốn Sơn liên tục bị đào xới. Tuy nhiên, lúc đó không ai để ý đến làm gì.
Địa phương ngậm ngùi “quả đắng”…
Trao đổi với PV về vấn đề này, Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc khi đó, ông Phạm Văn Chấy cho biết: “Cách đây khoảng chục năm trước đúng là có một doanh nghiệp Trung Quốc từng có ý định đầu tư mở xưởng ươm tơ trên địa bàn huyện. Nhưng sau đó, do khó khăn trong việc xây dựng vùng nguyên liệu trồng dâu tằm và nhiều yếu tố khác nữa nên doanh nghiệp này đã xin rút vốn đầu tư”.
Khi được hỏi về dư luân người dân cho biết đàn tế Nam Giao đã từng bị đào trộm, UBND huyện có biết về vấn đề này hay không, ông Chấy thừa nhận: “Khi đó bệnh viện huyện vừa chuyển sang địa điểm mới, trụ sở bệnh viện cũ đang để không nên họ thuê lại vì có sẵn cơ sở hạ tầng, thuận tiện cho làm nhà xưởng. Còn về những hố đào đằng sau bệnh viện cũ, gần vị trí đàn tế khai quật sau này thì chúng tôi không nắm rõ.”
Ngoài ra, ông Chấy cho rằng, vào thời điểm năm 2002, di chỉ đàn tế Nam Giao mới chỉ nghi ngờ nằm ở khu vực núi Đún Sơn chứ chưa khẳng định được chính xác, nên công tác quản lý và bảo vệ khu vực xung quanh núi Đốn Sơn cũng không được chú trọng. Về phía doanh nghiệp ươm tơ thì UBND huyện chỉ quản lý về mặt hành chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, còn những vấn đề khác huyện không quản lý.
Vật tế thần được khai quật tại Đàn tế Nam Giao
Phía đại diện văn phòng Ban Quản lý di tích Thành nhà Hồ cũng cho biết: “Hầu hết các cổ vật được tìm thấy sau khi khai quật đều không còn nguyên vẹn. Thường thì chỉ còn những mảnh vỡ và phải tiến hành phục chế lại như trống đất, ngói, đôi uyên ương… Về thông tin đàn tế Nam Giao nhà Hồ từng bị đào trộm trước khi được khai quật thì chúng tôi không nắm rõ, bởi trước kia nơi này là bãi nghĩa địa, người dân đấu thầu và trồng cây nên cũng thường xuyên bị đào xới”.
Được biết, hầu hết các cổ vật khai quật tại đàn tế Nam Giao nhà Hồ và trưng bày trong bảo tàng di tích đều không còn nguyên vẹn, phần lớn bị vỡ và phải phục chế lại. Điều đó càng khiến nhiều người thêm tin vào việc di tích đàn tế đã từng bị đào trộm và lấy đi cổ vật từ trước. Hiện nay, di tích đàn tế Nam Giao đang được UBND huyện Vĩnh Lộc và Ban quản lý di tích Thành nhà Hồ trùng tu xây dựng lại.
Qua tìm hiểu được biết, trong hợp đồng giữa doanh nghiệp và huyện Vĩnh Lộc, doanh nghiệp ươm tơ nước ngoài nói trên chỉ thuê lại mặt bằng sản xuất là toàn bộ diện tích và cơ sở hạ tầng của bệnh viện đa khoa Vĩnh Lộc cũ, khu vực núi Đốn Sơn không nằm trong diện tích doanh nghiệp thuê nên doanh nghiệp không được phép tự ý sử dụng.
Một số hiện vật còn sót lại được tìm thấy ở Thành nhà Hồ và Đàn tế trưng bày triển lãm
Trong khi đó, nhiều xã trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc phải gánh những khoản nợ từ phía doanh nghiệp Trung Quốc để lại sau khi đã bỏ đi. Nguyên nhân là sau khi ký kết hợp đồng thuê địa điểm mở nhà xưởng với huyện Vĩnh Lộc, doanh nghiệp này đã tiếp tục ký hợp đồng với các xã để thuê bãi bồi trồng dâu, xây dựng vùng nguyên liệu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đề nghị địa phương cho ứng trước chi phí đầu tư trồng dâu nên một số xã đã đứng ra vay vốn ngân hàng để đầu tư cho nông dân chuyển đổi các diện tích trồng ngô trước kia sang trồng dâu để nuôi tằm.
Ông Đặng Tiến Dũng – nguyên Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ninh (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, từ tháng 2/2006 đến nay, 450 hộ dân của xã cho Công ty liên doanh phát triển kỹ thuật dâu tằm tơ xuất khẩu Việt - Trung (doanh nghiệp của Trung Quốc, có trụ sở đóng tại KCN Lễ Môn, TP Thanh Hóa) thuê 9,4 ha đất để trồng dâu, nuôi tằm lấy trứng cung cấp cho thị trường.
“Giá thuê đất được ký trong hợp đồng ký ngày 26-2-2006 giữa công ty và UBND xã (đại diện cho các hộ nông dân) là 16 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, từ tháng 1/2007 đến nay, lãnh đạo công ty trên là ông Mã Tiên Vĩnh và cán bộ công ty đã “lẳng lặng” rút lui về nước, không thông báo lại với chính quyền xã, để lại món nợ ngân hàng cho UBND xã Vĩnh Ninh phải gánh chịu”, ông Dũng bức xúc nói.
Những hiện vật lịch sử quý giá
Được biết, số tiền mà công ty này còn nợ các hộ dân trong xã là 300,8 triệu đồng (tiền thuê đất trong hai năm 2006 và 2007), chưa kể đến số tiền mà UBND xã đã đứng ra vay ngân hàng để đầu tư trồng dâu (ứng trước cho doanh nghiệp).
Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc là ông Lê Quang Tuấn, thừa nhận: “Suốt thời gian qua, UBND huyện đã nhiều lần liên lạc với lãnh đạo và đại diện Công ty liên doanh phát triển kỹ thuật dâu tằm tơ xuất khẩu Việt - Trung nhưng đều không có kết quả. UBND huyện đành phải làm công văn đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch - Đầu tư có hướng giải quyết kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho UBND xã Vĩnh Ninh và các hộ nông dân nơi đây…”.
Bài và ảnh: An Dân
Ngu lại tham thì bị lừa là đúng rồi. Chừng nào kẻ ngu lãnh đạo thì chừng đó tài sản quốc gia còn bị nuớc ngoài lừa lấy mất. Rồi đây mồ mả cha ông có khi cũng bị bọn nó đào bới để lấy của lúc nào không biết đó. Rõ là một lũ khôn nhà dại chợ, chó cắn áo rách
ReplyDeleteChúng không những NGU mà còn LƯU MANH nữa đấy!. Tội nghiệp cho dân tộc của tôi có cái l hèn với giặc ác với dân cai trị !.
DeleteĐến bây giờ bọn lãnh đạo Thanh hóa còn ngu dốt vậy sao?
DeleteÀ mà cũng có thể thế lắm vì nhiều người TH còn ngu tin vao đảng CS lắm à nha!
Đúng là trình độ lãnh đạo của Việt Nam, không cao hơn ngọn cỏ và xa hơn lũy tre làng, Đảng là trí tuệ. . . thời CỘNG SẢN....NGUYÊN THỦY... Cộng thêm thói tham tàn, Độc quyền lãnh đạo chỉ có chết con dân nước Việt...Dân tộc Việt Nam thật bất hạnh!
ReplyDeleteCấp đất cho Tầu thời điểm 2002 - 2006 là ông Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Minh Đoan (cán bộ xứ Thanh gọi là ông Phần Mình Đâu, vì cái gì cũng đòi chia phần), ông này là người quê Vĩnh Lộc; và tay xôi thịt Trịnh Văn Chiến (lúc đó là Gián đốc Sở NN&PTNT) đề xuất Dự án tơ tằm cho Tầu vào thuê đất (tay Chiến này là người Yên Định, cùng quê UV BCT Phạm Quang Nghị), nay hắn đang là chủ tịt tỉnh Thanh Hóa. Tay Chiến này vừa qua ký rất nhiều QĐ cho Tàu vào Sầm Sơn và Tĩnh Gia nuôi cá VƯỢC TRÊN BIỂN tại cửa Lạch Trường và Lạch Hới, Lạch Bạng, gầndđảo Mê, nơi có vị trí quân sự quan trọng trên biển. Bọn đảng cs ngu tham này không có tinh thần thượng tôn dân tộc .
ReplyDeleteCsvn đã sản sinh ra những tên tham lam,ngu xuẩn tột cùng. Một thằng chủ tịch 1 tỉnh như vậy thì ngu hơn con chó nhà YoungWood: chó nhà tôi còn biết giữ nhà, giữ của cho chủ.
ReplyDeleteCòn đợi gì nữa mà không chôn sống mấy thằng tham lam, ngu đần, bẩn tính, mọi rợ của chính quyền tỉnh Thanh. Nhân đây để nói thêm: Thằng Hoàng trung Hải, phó thủ tướng là con lai tàu.Thằng Tô Huy Rứa có nguồn gốc từ thằng thái thú Tô Định. 3D TT là người Minh Hương,dân tàu chính cống.hễ là nhười tàu,người Hoa thì phải diệt đến cùng...đây là đội quân thứ 5 của bọn tàu phù, kẻ thù đời đời,kiếp kiếp của người Việt.
ReplyDeleteMột tên đầu tôm TT chính phủ là 3D mà ngu như vậy, cũng ko nên chê trách nhiều 1 thằng chủ tịch tỉnh: loại giấy vụn ko đáng để chùi đít..tội ác của csvn cao hơn núi, dài hơn sông Mê kông, rộng hơn Thái binh dương. Nếu ko tiêu diêt bè lũ cs thì VN sẽ bị tuyệt chủng, tuyệt nòi và bị xoa bỏ khỏi bản đồ thế giới.
ReplyDelete1 thằng tàu khựa mà lừa cả tập đoàn cs 1 tỉnh thi hỏi chúng ngu si đến mức dộ nào ?!
Bọn chính quyền bất tài vô dụng . Đảng việt cộng khốn nạn.
Delete