Saturday, February 15, 2014

Huệ Lộc – Công Đức Tùy Hỷ – Phước Huệ Trang Nghiêm

 photo 1_zps796be5e7.jpg
 
Huệ Lộc  – Như Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã nói trong bức Tâm thư ngày 12/22/2013:  “Điều tất yếu là không có một biến cố nào mà không khỏi mất mát, không đau  thương, chẳng có cải cách nào mà không có hy sinh, không có bất đồng ý kiến…  “

Cái củ hủ bại có mất đi thì cái sinh động tốt đẹp  của cái mới bắt đầu. Mặc dù thế gian là sự chuyển biến không ngừng, nhưng những  biến hoá đổi thay đó bao giờ cũng tuân theo lý nhân quả duyên sinh còn gọi chung  là thuyết nhân duyên. Sự mất mát do sự đổi thay là thường tình tự xưa nay không  có gì ngạc nhiên, chổ đáng nói là sự tiếp tục không thể vì khó khăn mà bỏ dở nữa  chừng. Có như vậy thì mới nghiệm chứng được đâu là chân lý. Cổ nhân có làm bài  thơ như sau:

Có thất bại mắt mới nhìn sáng suốt
Có đau thương lòng mới cứng rắn thêm
Có thẳng căng như  sợi dây đàn
Mới thốt được những âm thanh huyền  diệu

Người muốn chứng nghiệm chân lý và chiến thắng được  mọi thế lực ma quân cần phải có sự nhất quán về tư tưởng chính là lòng tự tin  chánh đạo một cách tuyệt đối. Trong Kinh Phật còn kễ một câu chuyện về chiến  tranh giữa hai nhóm nước A Tu La và cung Trời Đao Lợi còn gọi là Trời Tam Thập  Tam vì có Ngọc Hoàng Thượng Đế (Đế Thích) ngồi chủ giửa đỉnh núi Tu Di, chung  quanh có 32 vị Thiên Tử cai trị. Vì lòng thù hận lâu đời, được dịp, A Tu La  Vương mang hết đại binh tấn công thiên giới nầy. Các thiên tướng thiên quân chết  vô số kễ, còn riêng A Tu La Vương hiện thân cao lớn đứng từ đáy biển hai tay  rung lắc lưng núi Tu Di làm cho lâu đài thành quách nơi thiên cung đều ngã sập.  Thiên Đế thua trận, nên phải cùng với chư tiên chạy đến đức Phật mà cầu cứu…  Đức Thế Tôn thương xót mới ban thần chú Bát Nhã cho Thiên Đế và bảo Ngài trở lại  chiến đấu thì sẽ thắng được A Tu La. Vị Thiên Đế trở lại chiến đấu với A Tu La,  Ngài có đọc lên thần chú nhưng thế lực của A Tu La quá mạnh mẽ và thần thông lấn  hiếp. Vị Thiên Đế sợ hãi bỏ chạy về bạch Phật như thế. Đức Thế Tôn mới dạy rằng  vì ông chưa kiên định, chưa tin tưởng thần chú của Ta, ông nên trở lại đấu với A  Tu La và làm như lời Ta vừa dạy đó. Thiên Đế trở lại lần nầy làm đúng như lời  Phật dạy, tự nhiên A Tu La thua bỏ chạy. Vị Thiên Đế mới dùng thần thông chụp  bắt A Tu La Vương ném đi đến một thế giới thật xa, để A Tu Vương không thể trở  về được nữa. Người chân tu lấy hạnh nhẫn nhục làm chổ kiên định. Nhẫn nhục nhưng  kiên quyết lập trường; không tranh nhưng không bao giờ khiếp sợ.
Trong quyển Tự Truyện Gandhi, bên Ấn Độ 1954, Ngài  Gandhi dành được độc lập cho xứ sở mình nhờ lòng tin vào chỉ một tư tưởng chính  xác lúc ban đầu như sau, Ngài nghĩ: Làm thế nào mà 100 người Anh lại có thể cai  trị hơn cả tỉ người Ấn Độ? có phải chăng đó chỉ là một tâm lý sợ sệt mà thôi?  Đúng vậy tư tưởng hiểu biết chính xác đó đã được thực hiện qua phương pháp Bất  Bạo Động , theo nhiều năm tháng đã lôi kéo được mọi sự ủng hộ, và cuối cùng  người Anh phải thua và trả lại tự do cho Ấn Độ.

Trong hoàn cảnh pháp nạn hiện nay cái gì là chân lý, cái gì là tư  tưởng chính xác của Ngài Quảng Độ? Ngoài chuyện Y Giáo Phụng Hành và tiếp tục  cương lĩnh Giáo Hội và giới luật nhà Phật thì còn có cái gì khác hơn?

Giáo chỉ Ngài Quảng Độ kết tựu từ ánh sáng chân lý,  không phải từ tham vọng và ích kỷ của cá nhân; từ trí tuệ chớ không từ si mê; từ  nhân nghĩa đạo đức chớ không từ tội lỗi và giả dối. Các Giáo chỉ của Ngài đã thể  hiện tính nhất quán : Từ Bi và Trí tuệ. Như chất kim cương không bị các khoáng  chất khác làm hư hoại, như chánh nghĩa bao giờ cũng khắc phục được tà gian, như  ánh sáng thường phá tan bóng tối, giáo chỉ tự nó có khả năng thu phục và nhiếp  phục được thế lực tà chướng ngược đạo và có hại cho chúng sanh.

Các vị thế ngoại cao nhân, chớ nên riêng an hưởng hạnh  phúc xuất thế, trong khi Giáo Hội và toàn thể chúng sanh đang cần sự trợ giúp.  Vì mở rộng tâm Đại Từ và để thuần thục các công đức Ba La Mật, xin các Ngài hảy  vượt qua những trở ngại cá nhân và lên tiếng Tuỳ Hỷ Công Đức, hoan hỷ tán thành  ủng hộ việc làm của Ngài Thích Quảng Độ để các Giáo chỉ trên được viên mãn.

Ngài Quảng Độ ban hành giáo chỉ như tiếng kiền chùy  vang khắp 10 phương . Ngài đã không sợ thế lực ma vương thì tất cả những người  yêu quê hương dân tộc và đạo pháp còn e dè gì mà không lên tiếng tùy hỷ công  đức? Theo như kinh nói chỉ tùy hỷ tán thán việc thiện lành nhỏ như ngợi khen  không sát sanh hại mạng , nói dối đâm thọc …mà còn có công đức như người đã  làm thì huống chi việc thiện to lớn như đồng ý tán thành giáo chỉ ổn định pháp  nạn thì công đức biết bao! Ai là kẻ có trí tuệ mà lại không làm?

Vài tuần trước đây, trên radio tôi có nghe Cô Ỷ Lan  phỏng vấn Ngài Quảng Độ trong dịp một ông chủ tịch nước Việt Nam sang Huê Kỳ để  viếng thăm ông Tổng Thống nơi đây. Khi được hỏi tại sao Ngài biên thơ duyệt xét  tình trạng dân chủ nhân quyền tại Việt Nam với ông chủ tịch nước Việt Nam, tôi  còn nhớ một đoạn đối thoại giữa Ngài và cô Ỷ Lan đại khái như sau:

Cô Ỷ Lan: Thưa Hoà Thượng, Ngài viết thư yêu cầu tổng  thống nước Mỹ duyệt xét tình trạng nhân quyền và dân chủ tại Việt nam với ông  chủ tịch nước Việt nam. Ngài có nghĩ rằng ông chủ tịch nước Việt nam trả lời  rằng: Nước chúng tôi củng có cũng có hiến pháp, cũng có nhân quyền?

Ngài trả lời: Điều đó chỉ đúng có phân nữa mà thôi, là  bởi vì chỉ có 3 triệu đảng viên đảng Công sản mới có tự do , còn lại 80 triệu  dân thì không có. 80 triệu dân là nô lệ cho 3 triệu đảng viên.

Cô Ỷ Lan: Khi nghe nói vậy, có ai nghĩ là Hoà Thượng  làm chánh trị không?

Ngài ung dung trả lời: Theo  sách vở người xưa, chánh là không gian tà. Trị là làm ngay thẳng. Cho nên người  làm chánh trị khác với người có quan điểm chánh trị. Ngài không phải là người  làm chính trị, nhưng là người có quan điểm chính trị.

Tôi quá ngở ngàng và xúc động trước tấm lòng chơn thật của một cao  tăng dám nói sự thật và một biện chứng về sự suy thoái cùng cực nhân phẫm con  người trong chủ nghĩa Duy Vật vốn tự hào có trí tuệ trên đỉnh cao nhân loại.  Ngài đả xem nhẹ cái chết khi đối diện với chân lý. Một người vì nhân loại đã  không còn lo cho chính bản thân mình nữa, thì cái danh từ “độc tài ” do một ít  cá nhân đã gán lên cho Ngài, có nghĩa gì không? Cái gốc của độc tài phải xuất  phát nơi từ tranh quyền cố vị, tham danh đoạt lợi, từ chổ muốn tất cả về mình  cho nên mới có độc tài. Đối với Ngài Quảng Độ, thân mạng cũng không cần, chức vị  , danh lợi cũng chẳng ham thì cái mà gọi là “độc tài” do đâu mà có? Cũng như  hoa, trái sanh ra từ cây, cỏ; nay không cỏ, không cây thì nói có hoa, có trái  thì là đều vô lý.

Nói xấu người không thành, dĩ  nhiên điều xấu trở lại mình đó là ý nghỉa câu nói: “Hàm huyết phún nhân, tiên ô  tự khẩu”. Trong kinh , Đức Phật có dạy : ” Nói điều vu khống cho người khác như  ngữa mặt lên trời, phun nước bọt, rốt cuộc lại nướt bọt rơi xuống mặt mình”

Không có tâm nào lớn hơn tâm Bồ Đề . Không có hạnh nào  hơn hơn Bồ Tát hạnh. Không giới nào siêu hơn Bồ Tát giới. Không có công đức nào  lớn hơn hộ trì chánh pháp. Như trong Kinh Đại Niết Bàn, Phẫm Kim Cang Thân,

“Ngài Ca Diếp Bồ Tát mới bạch Phật :

- Kính bạch Thế Tôn! Pháp thân của Như Lai Kim Cang bất hoại, mà con  chưa rỏ nguyên do thế nào?

Phật dạy: ” Nầy Ca Diếp  ! Vì nhơn duyên hay hộ trì chánh pháp nên được thành tự thân Kim Cang nầy.

Nầy Ca Diếp! Do vì ngày trước Như Lai hộ pháp, nên nay  được thân Kim Cang bất hoại thường trụ nầy…”

Như  vậy người tu hành mặc áo Tỳ Kheo mà phá giới chẳng hộ trì chánh pháp thì Đức  Phật gọi là gì? Củng Kinh Đại Niết Bàn, phẫm Kim Cang Thân, Đức Phật có nói:

” Nầy Ca Diếp! Người phá giới chẳng hộ trì chánh pháp,  gọi là cư sĩ trọc. Chẳng phải người trì giới mang phải danh từ ấy.”

Tại sao Đức Phật cho phép gọi các Tỳ Kheo xuất gia,  cạo đầu, đấp y mà phá giới là “cư sĩ trọc” ? là vì các người nầy không giữ được  5 giới của hàng cư sĩ tại gia, như vậy thì chỉ khác cư sĩ tại gia do chổ cạo đầu  mà thôi.

Cũng trong kinh Đại Niết Bàn, phẫm Kim  Cang Thân, Đức Phật đã huyền ký sự việc các Tăng phá giới và phá hoại chánh pháp  sau nầy như sau:

” Nẩy Ca Diếp! sau khi ta nhập  Niết Bàn, đời trược ác, cõi nước hoạn loạn, đánh cướp lẫn nhau, nhơn dân đói  khỗ. Bấy giờ vì có người đói khỗ nên phát tâm xuất gia, người như vậy gọi là  người trọc. Hạng trọc ấy thấy thầy Tỳ Kheo thanh tịnh giữ giới oai nghi đầy đũ,  hộ trì chánh pháp, bèn xua đuổi hoặc giết hại”

Những gì Phật nói đều đã xảy ra và sẽ xãy ra, hiện nay có nhiều vị tự  mình âm thầm phạm giới, hoặc dấu diếm, hoặc bị người thấy được hành động hư hèn  của mình mà cũng không biết xấu hổ thẹn thùng, vẫn tiếp tục lên diễn đàn bôi nhọ  người hộ trì chánh pháp, giống như kẽ trần truồng lỏa lồ nhảy múa trước công  chúng mà vẫn không biết xấu hổ vì vi phạm thuần phong mỹ tục, như vậy thì có  khác gì loài vật không cần y phục áo quần? Trong Kinh Đại Niết Bàn, Phẫm Thuần  Đà, Ngài Thuần Đà có nói với Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát : Có người đi xa giữa  đường mõi mệt , nghỉ nhờ nhà người. Giữa lúc ngũ, nhà ấy bổng bốc lữa to. Người  ấy choàng dậy, biết chắc phải chết, lòng hổ thẹn sợ thân thể loả lồ bèn lấy y áo  vấn thân mà chết liền được sanh lên cõi Trời Đao Lợi ! Sau đó 80 đời làm Đại  Phạm Vương , trăm ngàn đời làm Chuyển Luân Vương , người ấy mãi hưởng phước lành  như vậy, hẳn không bị đạo vào ác đạo.”

Tâm có Tàm  quí phát sanh công đức thù thắng biết bao! Muốn có nhiều phước đức hưởng cảnh  sang giàu danh vọng sung sướng trong nhiều đời thì chỉ cần tu hạnh Tàm quí là có  đũ hết, cần chi nhận lãnh chút ít lợi lộc người khác, hay do tật đố mà làm việc  cực khỗ nói ra những lời phỉ báng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và đòi  phá huỷ giáo chỉ đã ban hành mà Đức Tăng Thống đã ban ra nhẳm lèo lái con thuyền  giáo hội vượt qua những đợt sóng phá hoại của của chủ nghĩa Duy Vật. Gần đây  trên website ” Giải Trừ Pháp Nạn” có người lạm dụng tài thí của đàn na tín chủ  đễ phỉ báng giáo hội và đòi hỏi pháp hủy các giáo chỉ của Ngài Quảng Độ, dung  dưỡng gian sư như thế thì đâu phải là tác phong đạo đức của kẽ tu hành? Còn nói  chi lời văn của vị đó ngập tràn những lời khiêu khích làm cho các bậc lãnh tụ  giáo phái khác nhau chém giết lẫn nhau như trong văn tự mà ông vừa nói trên  website như sau: “GHPGVNTH mượn uy tín của 2 Hoà Thượng từng bị Giáo Chỉ số 9  chém đầu đễ cứu vãn tổ chức đang thoi thóp.” Hơn nữa, dầu chi đi nữa cũng còn  thầy tổ, cũng còn những bậc trưởng lão cao tăng, người xuất gia nói năng cũng  phải biết phân biệt thấp cao, cớ sao lại buông lời bất kính, “hạ mục vô nhân”  đối với bậc trưởng thượng , xem người như cỏ rác; trong 250 giới xin hỏi còn giữ  sót lại giới nào, một khi đã là tăng thượng mạn? Huống chi việc làm đó cũng  chẳng phải là phận sự của ông. Có phải chăng đây là một ý đồ lưỡng thiệt?

Cổ nhân nói:” Thông minh bất năng địch nghiệp, phú quý  khởi miễn luân hồi” có nghĩa có lục thông tam minh như Ngài Mục Kiền Liên còn  chưa thắng nghiệp lực, còn bị nhóm ngoại đạo đánh cho tới chết; phú quý giàu  sang như ông Cấp Cô Đôc , vua Ba Tư Nặc cũng đâu tránh được nạn luân hồi. Hôm  nay ỷ nương kẽ khác như giây sắn giây bìm nương cây tùng, cây bách mà leo không  tự biết phận mình, đơn thân phỉ báng Giáo hội và các giáo chỉ của Ngài Quảng Độ  không tiếc lời, có khác gì chưởi mắng vào Phật Pháp, sau nầy ông có tài chi  chống lại nghiệp ông gây?

Trong Kinh Mi Tiên Vấn  Đáp, Ngài Na Tiên Tỳ Kheo (Nagasena) có liệt ra 7 loại người tu với 7 mục đích  khác nhau như sau:

1. Hạng thứ nhất xuất gia vì  muốn trốn luật vua, phép nước
2. Hạng thứ hai xuất gia là để được  thân cận giới quyền quí cao sang
3. Hạng thứ ba xuất gia vì muốn  được quyền hành trong một ngôi chùa hay lãnh đạo Tăng lữ, đồ chúng
4. Hạng thứ tư vì thất nghiệp, muốn kiếm món cơm manh áo
5. Hạng thứ năm vì có thế, có thân, trốn kẽ thù nghịch
6. Hạng thứ sáu vì mang công mắc nợ
7. Hạng thứ bảy vì  sợ sanh tử luân hồi, muốn chấm dứt khổ đau phiền não

Nay xin hỏi ông ở hạng thứ mấy trong 7 hạng xuất gia nầy?

Có lẽ ông sẽ trả lời rằng đương nhiên là ông ở hạng  thứ bảy rồi. Nhưng bây giờ lại hỏi thêm, giả sử ông đã và đang ở hạng thứ bảy  như trên nói , thì ông phải sợ luân hồi sanh tử và muốn chấm dứt khỗ đau phiền  não, có nghĩa là ông giữ gìn thân, khẫu , ý thanh tịnh, không còn sơ phạm tam  nghiệp lỗi lầm. Nhưng cớ sao buông lời phỉ báng Đức Tăng Thống, khinh chê đòi  hủy diệt giáo chỉ sô 9, vốn tự nó đã là hệ luận của Bảng Hiến Chương Nội Qui  Viện Hoá Đạo? chẳng những như vậy mà còn dùng những lời lẽ khiêu khích cho các  vị lảnh đạo chém giết lẫn nhau như trong văn tự mà ông đã dùng thì sao gọi là  tam nghiệp thanh tịnh? Như vậy thì ông đâu phải là người tu hành chân chính?

Đức Phật đã nói mọi chúng sanh đều có Phật Tánh, vì  Ngài biết rằng mọi người chúng ta đều có đức tướng Như Lai. Kẽ mê vì không thấy,  để cho ác nghiệp hoành hành , củng như kẽ có kho vàng mà không biết dụng nên  chịu cảnh nghèo khó , như người có mắt mà không mở nên phải chịu cảnh đui mù. 

Một lần nữa, Giáo chỉ Ngài Quảng Độ có từ ánh sáng  chân lý, không phải từ tham vọng và ích kỷ của cá nhân; từ trí tuệ không từ si  mê; từ nhân nghĩa đạo đức chớ không từ tội lỗi và giả dối. Giáo chỉ đã thể hiện  tính thần nhất quán : Từ Bi và Trí tuệ. Như chất kim cương không bị các khoáng  chất khác làm hư hoại, như chánh nghĩa bao giờ cũng khắc phục được tà gian, như  ánh sáng thường phá tan bóng tối, giáo chỉ trên tự nó có khả năng thu phục và  nhiếp phục được thế lực tà chướng ngược đạo và có hại cho chúng sanh.

Xin kêu gọi tất cả các vị thế ngoại cao nhân, tất cả  các danh sư ẫn sĩ chớ nên riêng an hưỡng hạnh phúc xuất thế, trong khi Giáo Hội  Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và toàn thể chúng sanh đang cần sự trợ giúp. Vì  tâm Đại Từ và để thuần thục các công đức Ba La Mật, xin các vị, các Ngài hảy lên  tiếng Tuỳ Hỷ công đức hoan hĩ tán thành ủng hộ công việc chấn hưng phục hồi đạo  pháp của Ngài Thích Quảng Độ, cũng là nguyện vọng bản hoài của các chư Phật ,  chư Bồ Tát, và các Hiền Thánh Tăng khắp 10 phương.

Xin các vị vận dụng lòng Từ mở ra Bi Trí Dũng nương hạnh Phổ Hiền, hổ  trợ duyên lành, dị khẩu đồng âm lên tiếng Tuỳ Hỷ Công Đức, hoan hỉ tán dương  việc làm của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ thì tự nhiên chúng ma bỏ chạy, pháp  nạn tiêu trừ. Theo kinh Phật thuyết thì công đức của người làm và kẽ tùy hỉ đều  được như nhau. Công Đức Tùy Hỷ – Phước Huệ Trang Nghiêm .
 photo 4151f3d8-f000-4beb-a3a7-ee8079b921a4.jpg
Huệ Lộc
TônThắng Đạo  Tràng

No comments:

Post a Comment