Monday, September 26, 2016

(Ngô Nhân Dụng) Người chết đánh thức lương tâm người sống


Một tờ báo có nên đăng những bức hình chụp cảnh chiếc xe gắn máy chở thi hài một người bó chiếu đi trên đường phố tỉnh Sơn La hay không. Ðây là một quyết định quan trọng. Trong làng báo ở các nước văn minh, người ta vẫn giữ một tập tục rất quý, làkhông đăng hình xác người đã chết. Vì lòng kính trọng.
Người ta tránh đăng hình xác chết nếu thấy bức hình không thật sự rất cần thiết đối với nội dung bản tin. Hội các nhà báo nhiếp ảnh ở Mỹ (NPPA) ghi trong bản quy ước đạo đức nghề nghiệp rằng: “Phải kính trọng các đối tượng. Ðặc biệt, các đối tượng thuộc lớp người yếu thế phải tôn trọng nhiều hơn. Ngoài ra phải chứng tỏ lòng từ bi đối với những nạn nhân trong các vụ phạm tội hoặc các thảm kịch.”
Năm 1994, ca sĩ Kurt Donald Cobain tự sát. Ông Mike Fancher, chủ nhiệm nhật báo Seattle Times đang có mặt ở phòng tin đã quyết định không đăng hình thi hài. Vì kính trọng độc giả cũng như người quá cố. Một xác chết với vết đạn tự bắn vào đầu trông thảm thương quá. Nhiều độc giả phản đối, ngày hôm sau tờ báo nhượng bộ, chấp nhận đăng hình thi hài của tay đàn chính trong ban Nirvana đang nổi tiếng như cồn. Ðối với những người nổi tiếng, các chính trị gia như Bob Kennedy, các tài tử như Marilyn Monroe, nhà báo không theo quy luật như với người thường.
Lý do quan trọng khiến các nhà báo không đăng hình các thi hài, là vì muốn tỏ lòng kính trọng người đã qua đời. Khi còn sống chúng ta không ai thích bị người chung quanh nhòm ngó cuộc sống riêng tư của mình. Mọi người phải tôn trọng ước muốn hợp lý đó. Tôi đã có lần kể trong mục này cảnh một người đi du lịch chụp cảnh đường phố Seattle, rồi bị một người dân sống ở đó níu lại, dọa sẽ kêu cảnh sát, vì anh đã chụp hình những người sống ngoài đường (rất đông ở trung tâm Seattle). “Anh xúc phạm đời tư của họ! Anh có xin phép họ không mà chụp hình?” Người sống đáng tôn trọng, những người chết rồi lại càng phải tôn trọng hơn. Trong các xã hội văn minh, loài người vẫn sống như thế.
Người ta tránh đăng hình thi hài trước hết cũng vì kính trọng thân nhân của người đã chết, trong những giờ phút đau đớn họ đang trải qua. Nhưng chúng ta thông cảm với anh Tùng Hải, người đã chụp bức hình chiếc xe gắn máy chở một thi thể nằm sau xe, được bó trong chiếc chiếu ngắn quá, thò hai bàn chân ra ngoài. Anh Tùng Hải chụp bức hình này sau một giờ trưa chiều ngày 12 tháng 9 vừa qua, rồi anh đưa hình lên facebook. Lý do, vì trong lòng nghi hoặc, anh muốn nhiều người được trông thấy hình ảnh này, và hy vọng các cơ quan công quyền có thể điều tra xem “có điều bất thường” nào chăng, như anh lo ngại.
Bức hình xe máy chở “thi hài cuốn chiếu” đã làm rúng động các mạng trong nước. Các báo và mạng xã hội, kể cả báo Người Việt, đã đăng lại bức hình đó, cùng với bức hình một xác người khác được bó chiếu đặt trên chiếc xe gắn máy, trong sân bệnh viện. Cả hai người đã khuất đều ở huyện Quỳnh Nhai, cùng chết tại bệnh viện trị lao và bệnh phổi tỉnh Sơn La. Các báo đăng những hình ảnh đó, chắc không phải vì muốn câu chuyện được chú ý để điều tra, như anh Tùng Hải nghĩ, nhưng vì ai cũng thấy “có điều bất thường.”
Tại sao ai cũng thấy đây là một chuyện bất thường?
Muốn cảm thấy nó bất thường thế nào, một thi sĩ của chúng ta đã mời người Việt Nam cùng tự đặt mình vào địa vị nhân vật trong hình: “Hãy nhìn trên tấm hình này: một người đàn ông cô đơn lái xe máy trên con đường vắng ngắt bóng người… một sáng tinh sương… Anh chở một người thân sau lưng, không phải một người còn sống, ngồi ôm qua lưng anh ấm áp, mà là một cái xác bó chiếu lạnh tanh, lòi hai cái chân ra ngoài.” Thi sĩ hỏi: “Có ai nhìn thấy nước mắt của người đàn ông lái xe không,… có ai nghe thấy tiếng trái tim anh,… cảm được ruột anh đang quặn lại từng cơn đau không?… Còn cái con người bất hạnh vừa từ giã đời sống nghiệt ngã này, hồn còn lẩn khuất dưới tấm chiếu hay không? Linh hồn đó có đang cúi xuống nhìn cái thân xác đáng thương của mình, ước ao được sống lại hay không?”
Một người lấy tên Sad (Buồn, tiếng Anh) viết trên Facebook: “Nhìn các công trình tượng đài ngàn ngàn tỷ lãng phí, thấy thân phận người nghèo sao khốn cùng đến vậy. Ôi, đồng bào tôi, đọc mà rơi nước mắt… cái nghèo!” Báo Người Việt nói rõ hơn: “Sơn La là tỉnh từng có dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với chi phí 14 ngàn tỷ đồng, tương đương với khoảng $700 triệu đô la.” Còn thi sĩ, bà đặt câu hỏi: “Có ai nói cho tôi biết tại sao sau bốn mươi năm hết chiến tranh rồi dân Việt của tôi còn có người sống khổ như thế, còn có người chết khổ như thế! Dân tộc tôi còn bị lừa dối đến bao giờ?”
Có lẽ thi sĩ đã nhìn thấy “điều bất thường” trong cơn sóng đang lan trên các mạng xã hội ở trong và ngoài nước Việt Nam: Ôi, đồng bào tôi ơi! Tại sao chiến tranh đã chấm dứt bốn mươi năm mà dân Việt chúng ta còn sống và chết khổ như thế?”
Nhưng đối với người trong cuộc thì có gì bất thường hay không? Ông Lò Văn Muôn, người lái chiếc xe gắn máy, 46 tuổi, kể chuyện: “Chính tôi là người chở thi thể em gái tôi về và tôi cũng không biết họ chụp ảnh vào lúc nào.” Ông đưa em vào bệnh viện, mấy tuần sau phải đưa em về, để được chết ở nhà. Ông thuê một người lái xe ôm chở cô em, với giá 400,000 đồng là tất cả số tiền ông Muôn có trong túi. Nhưng nửa giờ sau, đang giữa đường thì cô gái 39 tuổi tắt thở. “Tôi để cô ấy nằm bên đường rồi gọi cho em trai ở bến xe chở bố tôi xuống trông cô ấy; đến đó rồi nhờ mua một cái chiếu, lấy hai thanh tre quấn vào… Lúc đó là khoảng 12 giờ trưa.”Ông Muôn phân trần: “Chả biết làm thế nào cả, thuê xe (hơi) chở về thì những 5 triệu mà lúc đó chả có tiền; nên sau khi gọi em trai ra, chúng tôi quấn chiếu và đưa cô ấy lên xe máy rồi tôi lái xe chở về. Từ đó về nhà tôi khoảng 80-90km. Tôi cũng đau xót lắm chứ nhưng chẳng biết làm thế nào…”
Một điều bất thường nữa là các quan chức chính quyền địa phương, sở y tế tỉnh, và bệnh viện lại tìm cách chứng tỏ họ rất tử tế.Họ nói đã “hỗ trợ” anh Muôn hơn năm triệu đồng! Nhưng lời nói dối đã bị lật tẩy khi xuất hiện một “Xác người bó chiếu thứ hai” đặt trên xe gắn máy chờ đưa đi, ngay tại sân bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La. Bệnh nhân này là một ông 57 tuổi, cũng chết vì bệnh lao bốn ngày trước khi cô em gái anh Muôn qua đời. Hai bức hình truyền lan khắp các mạng xã hội.
Trong bài này chúng tôi không nhắc đến tên người quá cố, cũng vì một thói quen ở một nơi mà loài người vẫn kính trọng những người đã chết, bất cứ người đó là ai. Không mấy ai biết đến người em gái anh Lò Văn Muôn khi cô còn sống, và cả ngay sau khi cô chết. Nhưng bức hình của cô truyền lan trên mạng đã đánh thức lương tâm của hàng triệu công dân mạng Việt Nam, và độc giả các báo.
Cô đã đánh thức điều gì trong chúng ta?
Bức hình, với đôi chân cô thò ra ngoài manh chiếu mỏng, đã khiến chúng ta tự hỏi: Dân Việt Nam sống với nhau như thế này sao? Trên thế giới có nước nào mà bệnh viện để thân nhân đưa thi hài người chết về bằng cách đó hay không? Người Việt mình có biết tôn trọng thi hài những người đã chết hay không?
Một lý do khiến loài người kính trọng các thi hài chính là để bảo vệ đức hạnh của những người đang sống. Nếu ai cũng nghĩ rằng sau khi mình chết sẽ không ai coi cái xác mình ra gì cả, thì liệu loài người có cố gắng sống một cuộc đời lương hảo hay chăng?
Sau khi các bức hình trên lan tràn trên mạng (nhưng đã bị rút khỏi facebook), ông giám đốc Sở Y Tế Sơn La đã nói: “…sẽ không bao giờ có trường hợp để người nhà phải chở xác bệnh nhân từ bệnh viện về trên xe máy. Bất kể bệnh nhân nào tử vong trong bệnh viện, các bệnh viện đều có xe cứu thương,sẽ chở thi thể người bệnh về tận nhà để làm thủ tục an táng!”
Ông cho biết, “Ðó là sự nhân đạo mà bệnh viện nào ở Việt Nam cũng sẽ làm.” Nếu được như vậy thì xin cảm ơn ông. Hy vọng ông sẽ rửa nhục cho cả dân tộc Việt Nam, không riêng gì ngành y tế! Nhưng trong trường hợp bệnh viện không còn xe cứu thương nữa thì sao? Chuyện có thật: ông giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc đã sửa chiếc xe cứu thương cho những bệnh nhân cần cấp cứu thành xe du lịch bảy chỗ ngồi. Ông cần dùng chiếc xe lớn để cho ông đi học tập chính trị, và đi công tác.
Không thể tin vào những lời hứa suông! Người Việt Nam phải tự đánh thức lương tâm. Nước Việt Nam cần những thi sĩ. Thi sĩ nhìn thấy những “điều bất thường” trong cách con người đối xử với nhau. Hai bệnh nhân mới chết được bó bằng mền, bằng chiếu, chở trên xe gắn máy về nhà, khi còn sống đều là những con người vô danh. Nhưng họ đã đánh thức lương tâm chúng ta.Những người bị chết tức tưởi trong đồn công an cũng sẽ có ngày đánh thức lương tâm hàng triệu người Việt Nam. Những xác chết sẽ cất lên tiếng nói. Họ chờ các thi sĩ lên tiếng. Như Nguyễn Duy khi đi xa từng nhìn thấy ở nước mình:
“Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ đứng dậy
Ma cụt đầu phục kích nhà quan!”
 


Sent from
Ngô Nhân Dụng
Một tờ báo có nên đăng những bức hình chụp cảnh chiếc xe gắn máy chở thi hài một người bó chiếu đi trên đường phố tỉnh Sơn La hay không. Ðây là một quyết định quan trọng. Trong làng báo ở các nước văn minh, người ta vẫn giữ một tập tục rất quý, làkhông đăng hình xác người đã chết. Vì lòng kính trọng.
Người ta tránh đăng hình xác chết nếu thấy bức hình không thật sự rất cần thiết đối với nội dung bản tin. Hội các nhà báo nhiếp ảnh ở Mỹ (NPPA) ghi trong bản quy ước đạo đức nghề nghiệp rằng: “Phải kính trọng các đối tượng. Ðặc biệt, các đối tượng thuộc lớp người yếu thế phải tôn trọng nhiều hơn. Ngoài ra phải chứng tỏ lòng từ bi đối với những nạn nhân trong các vụ phạm tội hoặc các thảm kịch.”
Năm 1994, ca sĩ Kurt Donald Cobain tự sát. Ông Mike Fancher, chủ nhiệm nhật báo Seattle Times đang có mặt ở phòng tin đã quyết định không đăng hình thi hài. Vì kính trọng độc giả cũng như người quá cố. Một xác chết với vết đạn tự bắn vào đầu trông thảm thương quá. Nhiều độc giả phản đối, ngày hôm sau tờ báo nhượng bộ, chấp nhận đăng hình thi hài của tay đàn chính trong ban Nirvana đang nổi tiếng như cồn. Ðối với những người nổi tiếng, các chính trị gia như Bob Kennedy, các tài tử như Marilyn Monroe, nhà báo không theo quy luật như với người thường.
Lý do quan trọng khiến các nhà báo không đăng hình các thi hài, là vì muốn tỏ lòng kính trọng người đã qua đời. Khi còn sống chúng ta không ai thích bị người chung quanh nhòm ngó cuộc sống riêng tư của mình. Mọi người phải tôn trọng ước muốn hợp lý đó. Tôi đã có lần kể trong mục này cảnh một người đi du lịch chụp cảnh đường phố Seattle, rồi bị một người dân sống ở đó níu lại, dọa sẽ kêu cảnh sát, vì anh đã chụp hình những người sống ngoài đường (rất đông ở trung tâm Seattle). “Anh xúc phạm đời tư của họ! Anh có xin phép họ không mà chụp hình?” Người sống đáng tôn trọng, những người chết rồi lại càng phải tôn trọng hơn. Trong các xã hội văn minh, loài người vẫn sống như thế.
Người ta tránh đăng hình thi hài trước hết cũng vì kính trọng thân nhân của người đã chết, trong những giờ phút đau đớn họ đang trải qua. Nhưng chúng ta thông cảm với anh Tùng Hải, người đã chụp bức hình chiếc xe gắn máy chở một thi thể nằm sau xe, được bó trong chiếc chiếu ngắn quá, thò hai bàn chân ra ngoài. Anh Tùng Hải chụp bức hình này sau một giờ trưa chiều ngày 12 tháng 9 vừa qua, rồi anh đưa hình lên facebook. Lý do, vì trong lòng nghi hoặc, anh muốn nhiều người được trông thấy hình ảnh này, và hy vọng các cơ quan công quyền có thể điều tra xem “có điều bất thường” nào chăng, như anh lo ngại.
Bức hình xe máy chở “thi hài cuốn chiếu” đã làm rúng động các mạng trong nước. Các báo và mạng xã hội, kể cả báo Người Việt, đã đăng lại bức hình đó, cùng với bức hình một xác người khác được bó chiếu đặt trên chiếc xe gắn máy, trong sân bệnh viện. Cả hai người đã khuất đều ở huyện Quỳnh Nhai, cùng chết tại bệnh viện trị lao và bệnh phổi tỉnh Sơn La. Các báo đăng những hình ảnh đó, chắc không phải vì muốn câu chuyện được chú ý để điều tra, như anh Tùng Hải nghĩ, nhưng vì ai cũng thấy “có điều bất thường.”
Tại sao ai cũng thấy đây là một chuyện bất thường?
Muốn cảm thấy nó bất thường thế nào, một thi sĩ của chúng ta đã mời người Việt Nam cùng tự đặt mình vào địa vị nhân vật trong hình: “Hãy nhìn trên tấm hình này: một người đàn ông cô đơn lái xe máy trên con đường vắng ngắt bóng người… một sáng tinh sương… Anh chở một người thân sau lưng, không phải một người còn sống, ngồi ôm qua lưng anh ấm áp, mà là một cái xác bó chiếu lạnh tanh, lòi hai cái chân ra ngoài.” Thi sĩ hỏi: “Có ai nhìn thấy nước mắt của người đàn ông lái xe không,… có ai nghe thấy tiếng trái tim anh,… cảm được ruột anh đang quặn lại từng cơn đau không?… Còn cái con người bất hạnh vừa từ giã đời sống nghiệt ngã này, hồn còn lẩn khuất dưới tấm chiếu hay không? Linh hồn đó có đang cúi xuống nhìn cái thân xác đáng thương của mình, ước ao được sống lại hay không?”
Một người lấy tên Sad (Buồn, tiếng Anh) viết trên Facebook: “Nhìn các công trình tượng đài ngàn ngàn tỷ lãng phí, thấy thân phận người nghèo sao khốn cùng đến vậy. Ôi, đồng bào tôi, đọc mà rơi nước mắt… cái nghèo!” Báo Người Việt nói rõ hơn: “Sơn La là tỉnh từng có dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với chi phí 14 ngàn tỷ đồng, tương đương với khoảng $700 triệu đô la.” Còn thi sĩ, bà đặt câu hỏi: “Có ai nói cho tôi biết tại sao sau bốn mươi năm hết chiến tranh rồi dân Việt của tôi còn có người sống khổ như thế, còn có người chết khổ như thế! Dân tộc tôi còn bị lừa dối đến bao giờ?”
Có lẽ thi sĩ đã nhìn thấy “điều bất thường” trong cơn sóng đang lan trên các mạng xã hội ở trong và ngoài nước Việt Nam: Ôi, đồng bào tôi ơi! Tại sao chiến tranh đã chấm dứt bốn mươi năm mà dân Việt chúng ta còn sống và chết khổ như thế?”
Nhưng đối với người trong cuộc thì có gì bất thường hay không? Ông Lò Văn Muôn, người lái chiếc xe gắn máy, 46 tuổi, kể chuyện: “Chính tôi là người chở thi thể em gái tôi về và tôi cũng không biết họ chụp ảnh vào lúc nào.” Ông đưa em vào bệnh viện, mấy tuần sau phải đưa em về, để được chết ở nhà. Ông thuê một người lái xe ôm chở cô em, với giá 400,000 đồng là tất cả số tiền ông Muôn có trong túi. Nhưng nửa giờ sau, đang giữa đường thì cô gái 39 tuổi tắt thở. “Tôi để cô ấy nằm bên đường rồi gọi cho em trai ở bến xe chở bố tôi xuống trông cô ấy; đến đó rồi nhờ mua một cái chiếu, lấy hai thanh tre quấn vào… Lúc đó là khoảng 12 giờ trưa.”Ông Muôn phân trần: “Chả biết làm thế nào cả, thuê xe (hơi) chở về thì những 5 triệu mà lúc đó chả có tiền; nên sau khi gọi em trai ra, chúng tôi quấn chiếu và đưa cô ấy lên xe máy rồi tôi lái xe chở về. Từ đó về nhà tôi khoảng 80-90km. Tôi cũng đau xót lắm chứ nhưng chẳng biết làm thế nào…”
Một điều bất thường nữa là các quan chức chính quyền địa phương, sở y tế tỉnh, và bệnh viện lại tìm cách chứng tỏ họ rất tử tế.Họ nói đã “hỗ trợ” anh Muôn hơn năm triệu đồng! Nhưng lời nói dối đã bị lật tẩy khi xuất hiện một “Xác người bó chiếu thứ hai” đặt trên xe gắn máy chờ đưa đi, ngay tại sân bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La. Bệnh nhân này là một ông 57 tuổi, cũng chết vì bệnh lao bốn ngày trước khi cô em gái anh Muôn qua đời. Hai bức hình truyền lan khắp các mạng xã hội.
Trong bài này chúng tôi không nhắc đến tên người quá cố, cũng vì một thói quen ở một nơi mà loài người vẫn kính trọng những người đã chết, bất cứ người đó là ai. Không mấy ai biết đến người em gái anh Lò Văn Muôn khi cô còn sống, và cả ngay sau khi cô chết. Nhưng bức hình của cô truyền lan trên mạng đã đánh thức lương tâm của hàng triệu công dân mạng Việt Nam, và độc giả các báo.
Cô đã đánh thức điều gì trong chúng ta?
Bức hình, với đôi chân cô thò ra ngoài manh chiếu mỏng, đã khiến chúng ta tự hỏi: Dân Việt Nam sống với nhau như thế này sao? Trên thế giới có nước nào mà bệnh viện để thân nhân đưa thi hài người chết về bằng cách đó hay không? Người Việt mình có biết tôn trọng thi hài những người đã chết hay không?
Một lý do khiến loài người kính trọng các thi hài chính là để bảo vệ đức hạnh của những người đang sống. Nếu ai cũng nghĩ rằng sau khi mình chết sẽ không ai coi cái xác mình ra gì cả, thì liệu loài người có cố gắng sống một cuộc đời lương hảo hay chăng?
Sau khi các bức hình trên lan tràn trên mạng (nhưng đã bị rút khỏi facebook), ông giám đốc Sở Y Tế Sơn La đã nói: “…sẽ không bao giờ có trường hợp để người nhà phải chở xác bệnh nhân từ bệnh viện về trên xe máy. Bất kể bệnh nhân nào tử vong trong bệnh viện, các bệnh viện đều có xe cứu thương,sẽ chở thi thể người bệnh về tận nhà để làm thủ tục an táng!”
Ông cho biết, “Ðó là sự nhân đạo mà bệnh viện nào ở Việt Nam cũng sẽ làm.” Nếu được như vậy thì xin cảm ơn ông. Hy vọng ông sẽ rửa nhục cho cả dân tộc Việt Nam, không riêng gì ngành y tế! Nhưng trong trường hợp bệnh viện không còn xe cứu thương nữa thì sao? Chuyện có thật: ông giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc đã sửa chiếc xe cứu thương cho những bệnh nhân cần cấp cứu thành xe du lịch bảy chỗ ngồi. Ông cần dùng chiếc xe lớn để cho ông đi học tập chính trị, và đi công tác.
Không thể tin vào những lời hứa suông! Người Việt Nam phải tự đánh thức lương tâm. Nước Việt Nam cần những thi sĩ. Thi sĩ nhìn thấy những “điều bất thường” trong cách con người đối xử với nhau. Hai bệnh nhân mới chết được bó bằng mền, bằng chiếu, chở trên xe gắn máy về nhà, khi còn sống đều là những con người vô danh. Nhưng họ đã đánh thức lương tâm chúng ta.Những người bị chết tức tưởi trong đồn công an cũng sẽ có ngày đánh thức lương tâm hàng triệu người Việt Nam. Những xác chết sẽ cất lên tiếng nói. Họ chờ các thi sĩ lên tiếng. Như Nguyễn Duy khi đi xa từng nhìn thấy ở nước mình:
“Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ đứng dậy
Ma cụt đầu phục kích nhà quan!”

Ngô Nhân Dụng

No comments:

Post a Comment