Monday, March 28, 2016

(HƯƠNG TRẦN) Hồi âm ông Phaolo Thai, Nguyễn Hy Vọng


Thưa ông Phaolo Thai,

Tôi xin được nói rõ vì lý do tại sao tôi lại hồi âm cho ông. Bài viết dưới đây chỉ là bài viết do người khác viết ra, nhưng ông là người gửi ra diễn đàn, đó có nghĩa là ông cũng đồng tình, đồng ý với tác gỉa Nguyễn Hy Vọng của bài viết dưới đây, do đó bài viết này của tôi viết để chia xẻ với ông Nguyễn Hy Vọng nhưng cũng xin được nhờ qua bàn tay của ông Phaolo Thai gửi lại cho ông Nguyễn Hy Vọng, bỡi lý do vì tôi không có địa chỉ email của ông Nguyễn Hy Vọng để gửi thẳng cho ông ta mà chỉ nhờ qua bàn tay của ông, cũng giống như bài viết của ông ấy nhờ qua ông mới đưa lên diễn đàn được, đồng thời cũng nhờ vào sự phổ biến của mọi người trên diễn đàn để tôi có thể chia xẻ với ông Nguyễn Hy Vọng về những lời ông ta viết dưới đây.

Gửi ông Nguyễn Hy Vọng,

Đối vơi bài viết trước đây của ông mà tôi đã từng đặt ra những câu hỏi, cho đến ngày hôm nay vẫn chưa thấy ông trả lời, chỉ thấy những bài viết của những người cho rằng mình là con chiên của thiên chúa hùa nhau để phán quyết những lời nói chân thật và có logic của tôi mà thôi, nay được dịp ông Phaolo Thai gửi thêm một bài của ông ra diễn đàn, tôi xin được cùng với ông đàm đạo để không bị tình trạng lời nói một chiều, như vậy sẽ trở thành lời nói của kẻ vô lại, thiếu hiểu biết nhưng thích viết để khoe ta đây la ..... kẻ DỐT NHƯNG THÍCH NÓI.

Khổ nỗi là Phật Pháp ông không hiểu nhưn ông lại thích phiên dịch theo ý của ông, cho nên mới có cái tựa đề là "PHẬT MUỐN TRẦN GIAN NHU HỎA NGỤC".

1 / Trong Kinh Nhà phật không chỉ nói tình yêu là nghiệp mà tất cả 8 cá tánh Tham, Sân, Si, Kiến, Ngã, Ái Dục đề là nguyên do tạo nghiệp. Người tu hành phải biết câu thúc ÁI và chuyển hóa nó cho đúng với đường tu giải thoát, đó là bỡi vì chữ ÁI đứng đầu và là nguồn gốc của sanh tử luân hồi.

Ôg Nguyễn Hy Vọn cho rằng Phật giáo dạy tieu diệt mọi tình yêu trong mọi loài để đạt tới diệt ái thành Phật. Xin hỏi ông đã đọc được điều nay từ đâu? Trong Kinh Điển nào và do ai viết? Cho dù là ông đọc được tử đâu, kinh điển nào và ai viết đi nữa, hoặc là do ông đọc trong Kinh Điển Nhà Phật nhưng vì ông không hiểu cho nên đã tự mình phiên dịch sai lạc ý nghĩa và cách tu hành trong Nhà Phật chúng tôi thì đó là lỗi của ông chứ không có liên quan gì đến Phật Giáo hoặc lời dạy của Phật.

Bỡ con người luôn bám vào chữ ÁI, như ái tình, ái tiền, ái sắc, ái dục, ái ngã, do đó mới dẫn đến tai họa, nhỏ thì gây gỗ, đánh nhau, lớn thì tù tội, chết chóc, đau khổ. Để cho mình không bị vướng vào những điều không hay, không tốt đó, Nhà Phật dạy chúng ta phải biết cắt ái mà đi ra, đó có nghĩa là phải biết cắt bỏ đi những cái tâm ưa thích, yêu thích, yêu thương, từ những vật nhỏ cho đến những thứ lớn nhất. Tuy nói là cắt ÁI để đi ra, nhưng không phải là giết chết nó đi hoặc vứt bỏ nó đi. Cắt ÁI để đi ra là phải tập cho mình không bám chấp vào NGÃ ÁI mà nhìn vào mọi loài, mọi vật bằng một cái mắt tâm ĐẠI ÁI, tức là những vật đó, những người đó đều là sự tự nhiên, đến rồi đi, có rồi mất, tất cả đều không thuộc của riêng mình mà thuộc vào pháp duyên. Có như vậy chúng ta mới có thể nhìn đời, nhìn người bằng con mắt tự tại, không vướng chấp thì sẽ không dau khổ tranh giành hoặc đau khổ khi mất đi, hoặc đau khổ khi không có được. Buông bỏ chữ ÁI không phải là diệt nó, cũng không phải dứt đoạn với nó mà chuyển hóa nó trở thành bao dung, hòa đồng trước các pháp sanh diệt.

Một khi đã nhìn thấy rõ con đường bám chấp vào ÁI là khiến cho người ta đau khổ, cũng là con đường khiến cho ngườ ta tạo nhiều ác nghiệp mà người tu hành còn không chịu buông xuống để tự giải thoát thì kẻ này không phải người Trí. Nếu người nào cho rằng Đạo Phật, hoặc lời của Chư Phật dạy cắt ÁI tức là diệt cho chết, phủi bỏ đi, không chấp nhận là đã hiểu sai theo chiều hướng của kẻ NGU. Trong Kinh Nhà Phậ thường hay dùng ẩn dụ dể điểm tánh, do đó có những từ ngữ ẩn ý mà người đời ít có ai hiểu, phải nhơ vào những Vị Tu Sĩ tu hành chơn chánh và có Chứng Đắc để giải nghĩa, nhưng thử hỏi thời mạt pháp này có đưọc bao nhiêu Vị như vậy? Thật là hiếm. Vì thế cho nên mới xẩy ra tình trang nguời không ra người, ngợm không ra ngợm như ông Nguyễn Hy Vọng giải nghĩa sai lạc ý Kinh Nhà Phật và ông Phaolo Thai ủng hộ và phổ biếng.

Bố thì Ba-La-Mật có nghĩa là bố thí một cách rốt ráo. Rốt ráo ở đây nghĩa là gì? Đó là bố thí mà không giữ lại hình bóng hoặc ý tưởng gì của sự bố thí đó, có nghĩa là khi mình bố thí thì đừng rêu rao hoặc khoe khoang, hay là bố thí nhưng phải tính toán xem lợi lạc cho mình ở trong sự bố thí đó là gì. Nói đến lời trong Kinh dạy rằng "Nếu ai xin vợ, chồng, con, cái thì khẳng khái mà bố thí, không tiếc nuối". Câu này ông Nguyễn Hy Vọng dịch gỉai rằng Ngài dạy phải từ bỏ tình vợ con đem cho người khác để đoạn trừ ái nghiệp, đoạn trừ ngã chấp là SAI. 

Phải hiểu rằng người Việt chúng ta có câu nói "Anh em như tay chân, vợ chồng như quần áo". Nếu bảo rằng bố thí Ba-La-Mật vợ con, anh em thì đó là ý nói bố thí áo quần, thân thể của mình mà không hối tiếc, không tính toán thiệt hơn. Ngày nay, có nhiều người nguyện hiến những bộ phận trong thân thể của mình cho Y Học để cứu người mà không hề đòi hỏi lợi lạc gì, cũng không tính toán hay kể công, đây là một điển hình trong ý nghĩa của câu nói của Nhà Phật "Bố Thí Ba-La-Mật", đây cũng điển hình của ý nghĩa câu nói bố thí anh em, con, cái, phụ mẫu. Nói tóm lại đó là câu nói "BỐ THÍ CHỮ ÁI".

Người Tu Sĩ nếu muốn được giải thoát thì phải cắt chữ ÁI, tức là lìa bỏ ái tình, bỡi ái tình làm vướng bận tâm, trí con người, bỡi thấy rõ điều đó nên người Tu Sĩ tự mình lìa bỏ nó thì mới thật sự tu tập được cho bản thân, sau khi đã chứng đắc đường tu thì bằng cách này hay cách khác quay lại độ cho người thân trong những đời kiếp trước. Đây gọi là MỘT NGƯỜI ĐẮC ĐẠO, CẢ HỌ THĂNG THIÊN. Họ chấp nhận bỏ đi NGÃ ÁI để đến cảnh giới của ĐẠI ÁI, điều này chỉ có những Vị Chơn Tu mới thấy được, mới cảm giác được, những kẻ như ông Nguyễn Hy Vọng làm sao thấy và cảm giác được, do đó ông mới có những ý tưởng sai lầm về lời nói trong Kinh Nhà Phật về DỨT ÁI.

2 / Trước khi Ngài Thích Ca Mâu Ni viên tịch, ngoài những lời tiên tri Ngài để lại cho đệ tử về tương lai của Phật Giáo và chúng sanh để sau này đệ tử Phật dựa vào đó mà nhận thức đâu là Chánh Pháp, đâu là Tà Pháp để tùy duyên mà nương tựa trên con đường Giác Ngộ giải thoát của mình ra, Ngài chỉ trả lời 1 câu duy nhất của Ngài Anan, đó là "KHI TA KHÔNG CÓ Ở ĐÂY THÌ HÃY DÙNG GIỚI LUẬT LÀM THẦY". Ngoài những câu này ra Ngài không hề trăn trối hay dặn dò bất cứ ai phải làm bất cứ điều gì cho thân xác của Ngài. Ông Nguyễn Hy Vọng tự cho rằng Ngài đã vì tình cảm với hàng đệ tử hay dặn dò phải lấy Xá Lợi của Ngài để trân qúy hay thờ lạy, điều này ông đã dựa vào kinh thánh của thiên chúa giáo và tin lành của các ông mà diễn ra chứ Ngài Thích Ca Mâu Ni không hề có bất cứ một di ngôn nào cho sự tôn thờ, tôn kính tân thể của Ngài. Xá Lợi là một vật tự nhiên trong thân thể của mộ nguời tu hành mà có, đều này không thể phủ nhận, cũng không thể không trân quý. Đối với con người, một khi biết được những Vị Tu Hành chơn Chính, cơ thể có thể chuyển hóa từ phàm sang Thánh thì dĩ nhiên họ tự động tôn kính và tôn thờ, đây là điều tự nhiên trong bản tánh con người vì không ai mà không muốn được gần gủi với những gì Thánh Thiện và Thiêng Liêng mà họ không thể đạt được qua bản tánh phàm phu của họ. Trái với đạo thiên chúa và tin lành, đức chúa trời phán rằng "AI TIN TA THÌ SẼ ĐƯỢC LÊN THIÊN ĐÀNG, AI KHÔNG TIN TA THÌ SẼ BỊ XUỐNG ĐỊA NGỤC", và rồi "TA LÀ SỰ SỐNG, HẰNG SỐNG, LÀ ĐẤNG SANH RA MUÔN LOÀI MUÔN VẬT", thế rồi bắt con người ta ngu xuẩn cúi đầu tin đó là sự thât và tôn kính không dám trái lại.

Đạo Phật là Đạo tùy duyên, ai có đủ duyên lành thì tự nhiên sẽ gắn bó với Pháp Lý và Đạo Phật, ai không có duyên lành thì tự nhiên sẽ bỏ đi, cũng ví như những hạt lúa trong mẹt, khi sàn sẩy nó thì hạt lép bay ra khỏi mẹt, hạt chắt nằm lại trong mẹt. Không phải vì những hạt lép bay ra khỏi mẹt mà cái mẹt đó buồn bã hay lo lắng vì những hạt lép đó không ằm trong mẹt cho được đầy, khi hạt lép bay ra khỏi mẹt thì những hạt chắt mới có chỗ để nằm thoải mái và rõ ràng hơn.

Những người không hiểu Kinh Pháp Nhà Phật rốt ráo mà hiểu theo thiển cận của bản ngã thì cho dù có bỏ đi cũng đâu có mất mát thay thiếu thốn gì. Thà là để cho họ đi theo nhân duyên của họ, còn hơn là ép họ ở lại một nơi mà họ không đủ khả năng để hiểu biết và thực hành. Có lẽ ông Nguyễn Hy Vọng cho rằng ông Huệ Nhật nào đó và bản thân của ông Nguyễn Hy Vọng bỏ Phật Giáo mà đi thì Phật Giáo sẽ bị thua thiệt chăng? Không đâu. TẤT CẢ ĐỀU TÙY DUYÊN.

HNTT

No comments:

Post a Comment