Trong báo cáo đầu tiên về tình trạng tự do xuất bản tại Việt Nam, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) kết luận rằng việc kiểm duyệt sách là một quá trình phức tạp, không rõ ràng và rất quan liêu, mà sách và các tài liệu phải trải qua trước và sau xuất bản. Bản báo cáo này cũng trình bày một cách có hệ thống về một lộ trình Tự do Xuất bản, đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho chính phủ Việt Nam để tiến đến tình trạng tự do hơn cho nền xuất bản tại Việt Nam.
"Tự do Xuất bản tại Việt Nam: Giữa Kafka và Logic Thằng Bờm" là một báo cáo dựa trên chuyến công tác tìm hiểu thực tế tại Việt Nam bởi IPA vào cuối tháng 11 năm 2011. Bản báo cáo được công bố trên toàn thế giới ngày hôm nay tại Geneva, thành phố cư ngụ của nhiều tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Việc gia tăng giám sát sự phát triển về tự do phát biểu và tự do xuất bản tại Việt Nam bởi các tổ chức về tự do ngôn luận cũng như của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các nước ASEAN đã trở nên ngày một quan trọng hơn.
Ông Bjorn Smith-Simonsen, Chủ tịch Ủy ban Tự do Xuất bản của IPA tuyên bố: "Bởi vì các vụ bắt giữ và quấy rối tiếp theo đối với nhà thơ và nhà xuất bản độc lập Bùi Chát, người được trao giải thưởng Tự do Xuất bản 2011 của IPA, khi ông từ Hội chợ Sách Quốc tế tại thủ đô Buenos Aires, Argentina về lại Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 2011, IPA đã quyết định tiến hành một công tác tìm hiểu sự việc tại Việt Nam để định giá và hiểu rõ hơn tình cảnh tự do xuất bản tại quốc gia này". Ông nói thêm: "Chúng tôi mạnh mẽ khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam bãi bỏ việc kiểm duyệt phức tạp, quan liêu trước và sau khi một cuốn sách được xuất bản. Chúng tôi cũng kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tư nhân hóa việc xuất bản như họ đã làm với các ngành công nghiệp khác có liên quan. Đây sẽ là bước đầu tiên rất quan trọng để cải thiện các điều kiện tổng thể cho tự do xuất bản trong nước".
Ghi chú của Ban Biên tập:
Bản báo cáo có sẵn tại:
(Ghi chú của Dân Làm Báo - bản tiếng Việt: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/01/hiep-hoi-xuat-ban-quoc-te-ipa-len-tinh.html)
IPA - Lộ đồ Tự do Xuất bản tại Việt Nam trên trang 12-13.
Về IPA:
Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA) là một tổ chức quốc tế phi chính phủ đại diện cho tất cả các khía cạnh xuất bản sá ch và tạp chí. Được thành lập vào năm 1896, nhiệm vụ của IPA là thúc đẩy và bảo vệ xuất bản, nâng cao nhận thức xuất bản là một lực lượng cho phát triển văn hóa và chính trị trên toàn thế giới. IPA là một hiệp hội thương mại với nghĩa vụ nhân quyền với 65 hội thành viên ở 53 quốc gia.
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
Alexis Krikorian
Giám đốc, FTP
Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế
3, đại lộ de Miremont
CH - 1206 Geneva
Điện thoại: +41 22 704 1820
Fax: +41 22 704 1821
"Tự do Xuất bản tại Việt Nam: Giữa Kafka và Logic Thằng Bờm"
Tường trình của Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA)
Dân Làm Báo - Xin gửi đến các bạn bản chuyển ngữ tường trình của IPA. Có thể nói đây là bản tường trình chi tiết và đầy đủ nhất của một cơ quan quốc tế về tình trạng kiểm duyệt xuất bản tại Việt Nam, dựa vào kết quả tìm hiểu tại chỗ của phái đoàn IPA vào cuối tháng 11 năm 2011 vừa qua. IPA là một hiệp hội có các nhà đại xuất bản là hội viên có mặt khắp 53 quốc gia, giữ tầm ảnh hưởng nặng ký về kinh tế cũng như chính trị với trụ sở đặt tại Geneve, Thụy sĩ.
Bản tường trình này sẽ được chuyển đến Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và khối ASEAN.
Ba điểm đặc biệt đáng lưu ý trong bản tường trình của IPA gồm: 1) yêu cầu trả tự do cho anh Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Thanh Nghiên v.v. 2) vạch rõ các điều khoản luật pháp của Việt Nam đang ngăn cản quyền tự do ngôn luận, quyền tự do xuất bản của người dân và 3) đưa ra lộ đồ cho nhà nước VN nhằm chấm dứt tình trạng kiểm duyệt tư tưởng và ngăn cấm xuất bản độc lập.
*******
Tháng 1 năm 2012
Nội dung
I: Giới thiệu và Bối cảnh
II: Người nhận giải Tự do Xuất bản năm 2011 của IPA vẫn còn dưới mối đe dọa
III: Bối cảnh xuất bản tại Việt Nam
IV: Kiểm duyệt sách: Quy trình phức tạp, không rõ ràng và nặng quan liêu
V: Những vấn đề nhạy cảm chính
VI: Đình chỉ Nhà xuất bản Đà Nẵng
VII: Sách nhiễu nhà văn và nhà xuất bản chui: Một vài ví dụ
VIII: Lộ đồ to Tự do Xuất bản: Kiến nghị với chính phủ Việt Nam
Phụ lục 1 p.14
Phụ lục 2 p.16
*
I: Giới thiệu và bối cảnh:
Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) là một Liên đoàn công nghiệp quốc tế đại diện cho tất cả các khía cạnh về xuất bản sách và tạp chí, có các thành viên trên toàn thế giới, bao gồm cả ở châu Á và Đông Nam Á, nhưng không có thành viên ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, IPA đã theo dõi các chính sách hạn chế tự do xuất bản tại Việt Nam. Một nghị quyết (1) thông qua bởi Đại hội lần thứ 28 của IPA tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 5, 2008 đã yêu cầu chính quyền Việt Nam "tham gia và thực hiện cải cách để từ đó cải thiện tình trạng tự do xuất bản và cho phép các nhà xuất bản đóng góp tự do cho sự thịnh vượng của văn hóa, xã hội và kinh tế quốc gia của họ mà không sợ bị đàn áp, bỏ tù hoặc quấy rối cho bản thân và cộng sự của họ. Các nhà xuất bản, nhà văn, nhà báo và blogger đang ở trong tù hoặc bị quản thúc vì đã thực hiện quyền hiến định của họ là tự do ngôn luận nên được trả tự do ngay lập tức".
Bởi vì các vụ bắt giữ và quấy rối tiếp theo đối với nhà thơ và nhà xuất bản độc lập Bùi Chát, người được trao giải thưởng Tự do Xuất bản 2011 của IPA, khi ông từ Hội chợ Sách Quốc tế tại thủ đô Buenos Aires, Argentina về lại Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 2011, IPA đã quyết định tiến hành một công tác tìm hiểu sự việc tại Việt Nam để định giá và hiểu rõ hơn tình cảnh tự do xuất bản tại quốc gia này.
Phái đoàn IPA đã gặp một số lượng lớn các nhà văn, nhà báo, nhà xuất bản ngầm và chính thức, công ty tư nhân trong vai trò là nhà xuất bản, cũng như các cơ quan đại diện nước ngoài và các nhà nghiên cứu. Chúng tôi cũng đã gặp một đại diện của Hiệp hội các nhà xuất bản Việt Nam (VPA). Một cuộc họp dự kiến với nhà xuất bản chính thức của thành phố Đà Nẵng đã bị hủy bỏ vào phút cuối cùng. Việc hủy bỏ này đã làm cho chuyến công tác có thêm phần phức tạp. Chúng tôi không có những lý do rõ ràng cho sự hủy bỏ này. Tuy nhiên, những người cung cấp thông tin cho chúng tôi bày tỏ rõ ràng rằng họ đã được cảnh báo phải từ chối cuộc họp với chúng tôi. Nói cách khác, trong khi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép đoàn IPA có vẻ như đang làm công việc của mình, họ cũng đã cố gắng để áp lực các nguồn nhân sự liên lạc của IPA tại Việt Nam hủy bỏ cuộc họp của họ với chúng tôi. Tổng cộng, phái đoàn IPA đã họp với ít nhất là 25 cá nhân từ ngày 20 đến 25 tháng mười một tại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) và Hà Nội.
Ở Việt Nam, kiểm duyệt sách là một quá trình phức tạp, không rõ ràng, đôi khi không hợp lý, với một quy trình rất quan liêu xảy ra trước khi và sau khi sách được xuất bản. Nhan đề của bản báo cáo ("Tự do Xuất bản tại Việt Nam: Giữa Kafka và Thằng Bờm Logic") cố gắng để phản ánh những thực tế này. Bản báo cáo này trình bày những phát hiện của chuyến công tác tìm hiểu thực tế, với chi tiết về tình trạng xuất bản ở Việt Nam, với trọng tâm về tự do xuất bản, và lập một lộ đồ cho Tự do Xuất bản, đưa ra các khuyến nghị cụ thể để gia tăng tự do cho xuất bản tại Việt Nam (Xem Lộ đồ, trang 12-13).
II: Người nhận giải Tự do Xuất bản 2011 của IPA vẫn còn đang đe dọa:
Đoàn đại biểu IPA đã gặp Bùi Chát 2 lần. Hộ chiếu và máy tính xách tay của ông, cũng như giấy chứng nhận giải thưởng được cho vào khung hình vẫn còn bị tịch thu. Vài tháng trước chủ nhà của ông đã hủy bỏ giao kèo cho thuê nhà và bây giờ ông phải sáng tạo trong việc tìm kiếm một nơi cư ngụ. Trong chuyến đi này, phái đoàn IPA đã biết đến một báo cáo đề ngày 25.5.2011, nhưng chỉ được đăng trên mạng gần đây vào ngày 20.11.2011, (xem Phụ lục 1) của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi cho đảng Cộng sản và Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ mối liên hệ về việc một tượng Hồ Chí Minh tại Buenos Aires có thể sẽ không được xây với chuyện Bùi Chát được nhận giải Tự do Xuất bản của IPA tại Buenos Aires vào ngày 25.04.2011. Bây giờ, đầu mối liên lạc của IPA tại Argentina đã thông báo cho IPA rằng thành phố Buenos Aires đã ban hành đạo luật chấp nhận sự đóng góp của Việt Nam sau khi công bố vào ngày 23.11.2011 (xem Phụ lục 2). Tượng Hồ Chí Minh do đó sẽ được đặt tại Quảng trường Việt Nam tại Buenos Aires. Điều này chứng minh như là một nhẹ gánh cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. IPA vẫn sẽ tiếp tục cảnh giác và cảnh báo khi báo cáo này nêu tên Bùi Chát và có thể biến thành một việc của nhà nước đe dọa an toàn và tự do của Bùi Chát.
Bùi Chát bị bắt vào ngày 30.04.2011 khi ông trở về Việt Nam từ Buenos Aires, nơi ông đã được vinh danh với giải thưởng Tự do Xuất bản. Ông đã tạm thời được phóng thích vào ngày 02 tháng 5, nhưng vẫn dưới sự giám sát và tiếp tục bị thẩm vấn bởi các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Bùi Chát lại một lần nữa bị tạm giam vào ngày 5 và 6 tháng 6 năm 2011 khi ông được mời tham dự Lễ kỷ niệm Quốc khánh Thụy Điển theo lời mời của Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam. Đáng buồn thay, việc bắt giữ tạm thời này đã ngăn cản ông tham dự buổi lễ chính thức. Ông bị giam trong 24 giờ tại Số 4 Phan Đăng Lưu để thẩm vấn về những tội phạm nghiêm trọng, và sau đó đã được phóng thích. Bùi Chát sau đó đã được lệnh phải trở lại cho một phiên thẩm vấn vào ngày 07.06.2011. Vào ngày 08 tháng 6 vụ việc đã leo thang khi Bùi Chát bị hành hung bởi một nhóm người có thể xuất phát từ phía công an.
Bùi Chát đã bị thẩm vấn ít nhất bốn lần bởi công an kể từ khi bị hành hung bởi công an vào ngày 08.06.2011. Hộ chiếu của ông vẫn còn bị tịch thu, do đó ông không thể đi du lịch ra nước ngoài và điều này vi phạm trắng trợn Điều 10 của Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam. Tương tự như vậy đối với giấy chứng nhận giải thưởng và máy tính xách tay của ông. Ông đã phải ký một tài liệu nói rằng tất cả là của ông. Tài khoản e-mail của ông đã bị xâm nhập. Ông không biết những cuộc trò chuyện điện thoại của ông có bị thâu băng hay không. Ông thường xuyên bị theo đuôi bởi công an mặc thường phục.
Tấn công, bắt giữ tạm thời hàng loạt, theo dõi và thẩm vấn liên tục để quấy rối là vi phạm các công pháp quốc tế được quy định, và rõ ràng đi ngược lại các quyền con người cơ bản của Bùi Chát. Do đó IPA kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấm dứt việc quấy rối Bùi Chát, trả lại hộ chiếu, máy tính xách tay và giấy chứng nhận giải thưởng IPA cho ông.
III: Bối cảnh xuất bản tại Việt Nam:
A. Ba tầng trong xuất bản
Sau khi Luật Xuất bản năm 2004 được thông qua, thay thế Luật Xuất bản năm 1993, có ba cấp độ trong việc xuất bản tại Việt Nam ngày nay:
• Nhà nước (chính thức / cấp giấy phép) xuất bản;
• Công ty tư nhân (trong thực tế là các nhà xuất bản thực sự);
• Xuất bản chui (không có giấy phép).
Tầng 1: Nhà nước / chính thức / có giấy phép xuất bản
Cho đến nay, chỉ có 64 nhà xuất bản cấp giấy phép tại Việt Nam. Theo Điều 11 của Luật Xuất bản năm 2004, các thực thể duy nhất được phép thành lập nhà xuất bản là: cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế xã hội, và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, sự hỗ trợ bởi một tổ chức thuộc đảng Cộng sản, hoặc một tổ chức liên hệ với đảng luôn luôn là cần thiết để trở thành một nhà xuất bản có giấy phép. Ở cấp độ một, có nhiều loại khác nhau của nhà xuất bản tại Việt Nam. Sau đây là một phân loại của nhà xuất bản ở tầng một của chúng tôi sau những tiếp xúc với các thành phẩn chủ yếu khác nhau của ngành xuất bản Việt Nam:
a. Một nhà xuất bản chính trị dưới sự quản lý trực tiếp của Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản;
b. Những nhà xuất bản thuộc thẩm quyền của các Bộ khác nhau. Ví dụ, có 6 nhà xuất bản trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch;
c. Những nhà xuất bản thuộc thẩm quyền của các tổ chức quần chúng (ví dụ như: Hội nhà văn Việt Nam có nhà xuất bản riêng của mình, Hiệp hội Phụ nữ, vv);
d. Những nhà xuất bản thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương (ví dụ: Nhà xuất bản Hà Nội, Nhà xuất bản Đà Nẵng, vv);
e. Tương đương với báo chí Đại học;
f. Các nhà xuất bản được tạo ra dựa theo Luật Xuất bản 2004 với mục đích duy nhất là để thu 5 - 7% thuế đối với các công ty tư nhân khi được cho phép xuất bản.
Nhìn chung, thu nhập của các nhà xuất bản đã được cấp Giấy phép đầu tư dường như là một hỗn hợp của các yếu tố:
• Bán giấy phép xuất bản;
• Nhà nước hỗ trợ trực tiếp (trợ cấp);
• Nhà nước gián tiếp hỗ trợ (Bộ hoặc cơ quan quản lý khác - - hoa hồng sản xuất sách (thường là một số lượng nhất định của tiêu đề sách mỗi năm); Sách sau sau đó được phân phối trong các thư viện, các cộng đồng Việt ở nước ngoài, các nhóm dân tộc thiểu số, vv).
Nếu có một số nhà xuất bản chính thức hoạt động như các nhà xuất bản thực sự, làm công việc của một nhà xuất bản thực sự, thì có những nhà xuất bản khác xuất hiện chỉ để dựa vào trợ cấp của Nhà nước và hành xử như những bộ phận hành chánh hơn là một nhà xuất bản thực sự.
Khoảng 15 nhà xuất bản được tạo ra sau khi Luật Xuất bản năm 2004 có vẻ như chỉ là vỏ bọc trống rỗng, kiếm tiền bằng cách duy nhất là bán giấy phép xuất bản. Đây là một hiện tượng tiêu biểu thời hậu Luật Xuất bản 2004.
Tầng 2: Các công ty / nhà đầu tư tư nhân
Cho đến nay, không có nhà xuất bản tư nhân tại Việt Nam. Khu vực tư nhân, theo quy định của pháp luật, không thể xuất bản sách. Tuy nhiên, Luật Xuất bản năm 2004 có một số tiến bộ hạn chế cho việc xuất bản tại Việt Nam khi nó cho phép những nhà xuất bản liên kết với các công ty tư nhân, các tác giả và chủ sở hữu công trình để "chuẩn bị bản thảo, việc in ấn và phân phối của mỗi ấn phẩm (3)". Đây là tầng thứ hai. Các công ty tư nhân trên thực tế là nhà xuất bản: họ làm việc với các tác giả, chỉnh sửa bản thảo, thực hiện bản vẽ bố cục, thương thảo với các nhà in, phân phối sách v.vv... Luật Xuất bản năm 2004 có những tiến bộ hạn chế trong khía cạnh đó: nó đã mở hệ thống ở bên lề một chút, cho phép các thành phần mới nhập cuộc. Những người này phải mua giấy phép xuất bản từ các nhà xuất bản chính thức cho từng cuốn sách được xuất bản. Như đã giải thích ở trên, lệ phí bao gồm từ 5 đến 7% giá bán lẻ của một cuốn sách.
Theo như một người liên lạc của chúng tôi trong khu vực tư nhân, giá bán lẻ của một cuốn sách, trung bình bao gồm như sau:
• chi phí in ấn: 30%
• bản quyền, dịch thuật, vv: 15-20%
• chi phí phân phối: 40%
• lệ phí cho nhà xuất bản chính thức: 5-7%
Lệ phí sau cùng không cố định. Nó có thể được thương lượng mỗi lần. Nó phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, đặc biệt là trong lãnh vực thời gian xuất bản. Chi phí này đã đi xuống trong những năm qua. Tổng phí ít hơn 10%. Nói cách khác, các công ty tư nhân không kiếm được lợi nhuận và mấp mé ở mức có thể tồn tại. Toàn bộ hệ thống xuất bản cần dưỡng khí và sự cởi mở. Những công ty tư nhân nên được công nhận là nhà xuất bản chính thức, và mức thuế 5-7% đặt lên họ trong hệ thống hiện tại cần phải được bãi bỏ.
Xuất bản về Giáo dục cho đến nay là bộ phận lớn nhất
Như ở nhiều quốc gia phát triển, xuất bản giáo dục chiếm 80% thị trường xuất bản Việt Nam và phần thị trường này hoàn toàn đóng cửa đối với các công ty tư nhân. Do đó, công ty tư nhân chỉ có thể hoạt động trên 20% còn lại của thị trường. Thị trường lớn thứ 2 của xuất bản, trong một đất nước trẻ với dân số (đô thị) phát triển nhanh, là sách dành cho trẻ em. Công ty tư nhân, khoảng 100 công ty hiện nay, đại diện cho khoảng một nửa thị trường mở cửa cho họ. Nếu thị trường được mở, một số nhà xuất bản chính thức chắc chắn sẽ bị phá sản.
Tầng 3: Nhà xuất bản chui
Cuối cùng, hệ thống xuất bản phức tạp của nhà nước hiện nay tại Việt Nam đã buộc một số người phải xuất bản chui. Đây là nơi - ở tầng thứ ba - người ta tìm thấy những nhà xuất bản chui (tức là không có giấy phép) của Việt Nam. Tiếp theo chân của Giấy Vụn, ra đời cách đây 10 năm, hiện nay có khoảng 30 nhà xuất bản chui tại Việt Nam, thực hiện xuất bản kiểu samizdat(chú thích của danlambao: từ tiếng Nga, các nhà phản kháng in ấn các tác phẩm bị cấm bằng kiểu thủ công và phân phối theo cách truyền tay nhau). Các nhà xuất bản chui không thể bán những cuốn sách họ xuất bản. Việc phân phối miễn phí là cần thiết bởi vì họ không có giấy phép xuất bản cũng như không có giấy phép hoạt động như một doanh nghiệp. Việc chuyển ngân qua Ngân hàng cũng không thể thực hiện dưới những điều kiện này. Buôn bán là bất hợp pháp, không chỉ vì cuốn sách không có nhà xuất bản chính thức chấp nhận, không trải qua quá trình kiểm tra / kiểm duyệt, mà còn bởi vì nhà xuất bản chui không có giấy phép kinh doanh. Công an mặc thường phục có thể giả vờ là mua sách. Một mạng lưới phân phối được hình thành dựa vào mối quan hệ và bạn bè trong cả nước. Mỗi lần in trung bình là 500 đến 700 bản cho một tác phẩm. Đôi khi nó có thể lên tới 1.000, tăng từ con số 100 bản chỉ là một vài năm trước đây.
B. Nhà xuất bản nước ngoài
Tại Việt Nam, có những hạn chế và ngăn cấm đối với công ty nước ngoài thành lập công ty con để sản xuất hoặc phân phối "sản phẩm văn hóa", dẫn đến việc thiếu vắng một thị trường mạnh mẽ và cạnh tranh cho nội dung và mức độ vi phạm bản quyền cao (4)
Theo Hiệp hội Các nhà xuất bản Việt Nam, nhà xuất bản nước ngoài sẽ có thêm quyền hạn khi luật hiện tại được sửa đổi, hy vọng trong năm tới. Hiện tại có 11 văn phòng của các nhà xuất bản nước ngoài, quảng cáo các tác phẩm xuất bản của họ.
C. Sách vi phạm bản quyền: Một thanh kiếm Damocles treo trên đầu lãnh vực xuất bản:
Việt Nam gia nhập Công ước Bern cho việc bảo vệ các tác phẩm văn học và nghệ thuật vào tháng 10 năm 2004 với 156 thành viên ký kết. Tuy nhiên, ăn cắp bản quyền vẫn còn tràn lan cho những tác phẩm bán chạy nhất, những sách hướng dẫn du lịch, và đặc biệt là các sách giảng dạy tiếng Anh. Sách được chụp lại và đưa lên mạng. Sách cũng được photocopy lại. Hà Nội là cái nôi của khoảng một chục trung tâm vi phạm bản quyền (5). Sách lậu được tìm thấy trong các hiệu sách, cửa hàng photocopy và cũng được bán bởi các quán vỉa hè. Nhìn chung, chính phủ bị chỉ trích bởi các phía liên hệ là không giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc. Theo các nhân sự địa phương mà chúng tôi có liên lạc, các hình phạt hành chính chứ không phải là hình sự (6) không đủ nghiêm khắc cho những kẻ ăn cắp bản quyền. Khi một trong những người ăn cắp bản quyền bị bắt, số tiền phạt thường là quá thấp, vào khoảng 30 triệu đồng (khoảng 1.500 USD vào tháng 11 2011). Ngay cả khi bị bắt, kẻ cắp có thể tránh phải trả tiền phạt và tiếp tục điều hành một cửa hàng sách bán các bản sao bất hợp pháp bằng cách sử dụng một tên mới (7). Theo Hiệp hội các nhà xuất bản Việt Nam (VPA), tất cả các nhà xuất bản tuân thủ theo các quy tắc hiện nay: vấn đề nảy sinh là từ các tiệm bán sách. Nhiều nhà xuất bản, đặc biệt là các công ty tư nhân (mà thực sự không phải nhà xuất bản chính thức) bị thiệt hại nặng vì vấn nạn vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, khó để đánh giá con số tổng thể. Chúng tôi đã đưa ra một ví dụ của một cuốn sách bán chạy nhất là 12.000 cuốn (hợp pháp). Bản sao giả của cuốn sách này khoảng 40.000. Giá bán lẻ của cuốn sách thật khoảng 100.000 đồng (tức là 4-5 USD). Các thị trường vi phạm bản quyền do đó chiếm ít nhất ba lần giá trị thị trường của sách bán chạy nhất đó. Trong những năm qua, doanh số bán hàng giảm dần vì tình trạng vi phạm bản quyền.
D. Hiệp hội các nhà xuất bản Việt Nam: Phụ lục của Chính phủ Việt Nam
Hiệp hội Các nhà xuất bản Việt Nam (VPA) được thành lập vào năm 2000. Các thành viên là các nhà xuất bản và các công ty tư nhân (không còn các nhà phân phối và công ty in ấn). VPA hiện có 139 thành viên, bao gồm 64 nhà xuất bản chính thức.
VPA là một thành viên của Hiệp hội các nhà xuất bản khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APPA) và Hiệp hội các nhà xuất bản Đông Nam Á (ASEAP). VPA đã bày tỏ sự quan tâm đến IPA, mục tiêu, nhiệm vụ và thành viên của IPA. Mục tiêu của VPA là để thúc đẩy xuất bản, nhưng nó không đủ mạnh để có một văn phòng có hiệu quả lâu dài. VPA có một Chủ tịch và Phó Chủ tịch. Đại hội thứ ba của VPA sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Nhìn chung, VPA đã không được mô tả như là một thành phần hoạt động tích cực. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên với tình trạng khép kín của thị trường xuất bản Việt Nam. Chủ tịch VPA, ông Nguyễn Kiệm cũng là giám đốc của bộ phận xuất bản trong chính phủ Việt Nam.
IV: Sách Kiểm duyệt: Quy trình phức tạp, không rõ ràng và nặng nề hành chánh:
Ở Việt Nam, kiểm duyệt sách là một quá trình phức tạp, không rõ ràng, đôi khi không hợp lý, với một quy trình rất quan liêu xảy ra trước khi và sau khi sách được xuất bản.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã thiết lập hệ thống kinh tế và chính trị của Việt Nam và đặc biệt là tái khẳng định sự thay đổi chính trị của "đổi mới" (đổi mới quốc gia) của Đảng Cộng sản khởi xướng tại Đại hội 6 vào năm 1986. Nó đưa ra các quyền cơ bản và nghĩa vụ của công dân Việt Nam, nói lên nguyên tắc về sự phân quyền và cơ cấu của Nhà nước, và hiến định mối quan hệ giữa đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý.
A. Luật Xuất bản năm 2004 ủy quyền công việc kiểm duyệt trước cho các Giám đốc và Trưởng-Biên tập của những nhà xuất bản đã được chính phủ phê chuẩn
Mặc dù tự do bày tỏ được ghi nhận trong các hiến pháp của Việt Nam (8) và Điều 5 (khoản 2) của Luật Xuất bản của Việt Nam (2004) (9) quy định rằng "Chính phủ không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản", những nhân sự liên lạc của chúng tôi trong ngành xuất bản Việt Nam và cộng đồng văn sĩ đã thông báo một cách đáng tin cậy cho chúng tôi về một cơ chế sàng lọc phức tạp liên quan đến việc đăng ký các ấn phẩm với các cơ quan, vai trò tích cực của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình chỉnh sửa bản thảo trước khi xuất bản (hoặc trực tiếp hoặc thông qua ban kiểm duyệt cho đến một trưởng biên tập được phê chuẩn bởi nhà nước), việc phát hành giấy phép khác nhau, và việc cung cấp các bản sao của một tác phẩm in cho các cơ quan chức năng để xác minh đã hạn chế sự tự do xuất bản tại Việt Nam một cách nghiêm trọng. Các dữ kiện mà chúng tôi đã có thể thu thập cho thấy cơ chế sàng lọc này của nhà nước nhắm vào việc cho phép sự kiểm duyệt tác phẩm trước và sau khi tác phẩm được xuất bản.
Tại Việt Nam, gần 70 các đơn vị thuộc Bộ (ở cấp trung ương hoặc cấp tỉnh (10)) ở vào vị trí để kiểm duyệt sách.
Giám đốc, trưởng biên tập và những phó giám đốc của tất cả các nhà xuất bản phải được Chính phủ phê duyệt (11). Do đó, họ có thể được coi như là công chức dân sự và có thể được thuyên chuyển, bãi nhiệm nếu một "sai lầm" xảy ra. Kể từ khi Luật Xuất bản năm 2004 được thông qua, thay thế phiên bản năm 1993, việc kiểm tra và chỉnh sửa các bản thảo đã được giao cho những người được chính phủ phê chuẩn. Nếu có một nghi ngờ là một bản thảo vi phạm Điều 10 Luật Xuất bản (tức là danh sách các nội dung bị cấm; xem "V: Các điều nhạy cảm"), thì phải hiểu rằng, trên thực tế, giám đốc của nhà xuất bản của nhà nước có trách nhiệm gửi bản thảo đến cấp cao hơn để được xem xét kỹ lưỡng. Ngoài ra, Điều 21 của Luật Xuất bản năm 2004 đã bắt buộc nhà xuất bản đánh giá các tác phẩm trước khi đăng ký kế hoạch xuất bản để xem có chỉ dấu nào vi phạm Điều 10: "tác phẩm xuất bản ở nước ngoài, xuất bản trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, xuất bản từ năm 1945 và năm 1954 tại khu vực bị chiếm đóng tạm thời, và các công trình xuất bản từ năm 1954 và tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam ". Năm 1975, một danh sách bao gồm hàng chục các tên tác phẩm bị cấm được ban hành. Cho đến nay, người ta nói rằng 90% của những cuốn sách này vẫn còn bị cấm.
Điều 13 của Luật Xuất bản năm 2004 quy định rằng các cơ quan quản lý của một nhà xuất bản phê duyệt kế hoạch xuất bản. Hàng năm, các nhà xuất bản phải đăng ký kế hoạch xuất bản với Bộ Văn hóa trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động xuất bản nào (Điều 18). Giám đốc của nhà xuất bản, theo Điều 14, thực hiện kế hoạch xuất bản, ký quyết định xuất bản đối với từng bản thảo dựa trên cơ sở của kế hoạch xuất bản đã đăng ký và phê duyệt bản thảo trước khi gửi cho in ấn và phê duyệt để phân phối.
Các nhà xuất bản chính thức phải thường xuyên đăng ký tác phẩm mới với các bộ phận xuất bản. Họ gửi các tiêu đề và tóm tắt nội dung của những cuốn sách mà muốn xuất bản (giám đốc nhà xuất bản ký và gửi thư chấp nhận đến bộ phận quản lý xuất bản). Quá trình này mất khoảng 10 ngày trung bình. Các bộ phận quản lý xuất bản sau đó gửi lại danh sách các cuốn sách được in. Từ đó, giám đốc của nhà xuất bản ký giấy cho phép in. Đó là vai trò của bộ phận quản lý xuất bản bao gồm đăng ký, kiểm soát, và thu hồi sách. Bộ phận này thường không kiểm duyệt sách trước khi in, nhưng sau khi in. Thực tế tình hình thường là rất rõ ràng và việc kiểm duyệt trước xuất bản đã thực thi bởi biên tập viên và tổng biên tập của nhà nước. Nói cách khác, một hình thức kiểm duyệt trước khi xuất bản diễn ra ở tầng các nhà xuất bản khi mà họ nhất thiết phải thận trọng: trong cái nhìn của họ, họ cần phải tự bảo vệ mình khi mà Giám đốc và tổng biên tập do chính phủ phê duyệt chịu trách nhiệm về nội dung kể từ khi Luật xuất bản 2004 ra đời. Kiểm duyệt trước khi xuất bản cũng có thể xảy ra ở cấp Bộ với các tiêu đề nhạy cảm liên quan đến các khoảng của Điều 10, ví dụ như vấn đề chủ quyền quốc gia. Trong trường hợp này, bộ phận xuất bản kiểm duyệt bản thảo, viết một báo cáo đánh giá để dẫn đến quyết định tác phẩm được xuất bản hay ngăn cấm.
B. Kiểm duyệt sau khi xuất bản: được ghi nhận trong pháp luật
- Kiểm duyệt sau xuất bản cũng đã xảy ra. Theo Điều 27 của Luật Xuất bản năm 2004, ít nhất 10 ngày trước khi phân phối, bộ phận trách nhiệm về giấy phép của nhà xuất bản phải nộp ba bản sao của cuốn sách mới in cho Bộ Văn hóa, và hai bản nữa cho Ủy ban nhân dân cấp địa phương trong trường hợp địa phương cấp giấy phép xuất bản. Khung thời gian 10 ngày này, được mô tả trong pháp luật như là một sự cho phép đăng ký bản quyền, đã tạo cơ hội cho một khung thời gian để kiểm duyệt sau xuất bản và trước khi phân phối. Trong thực tế, kiểm duyệt sau xuất bản có thể xảy ra ở giai đoạn sau nữa. Điều 28 của Luật Xuất bản quy định Bộ Văn hóa sẽ bố trí cho việc đọc các ấn phẩm (cũng như Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh). Điều 28 dẫn tiếp: "Nếu phát hiện một tác phẩm vi phạm luật quy định, Bộ Văn hóa hoặc ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm gửi một thông báo bằng văn bản yêu cầu nhà xuất bản sắp xếp việc đánh giá các nội dung".
Ví dụ gần đây của việc kiểm duyệt sau khi xuất bản:
Theo các nguồn tin khác nhau, có hàng trăm trường hợp bị thu hồi giấy phép xuất bản ngay sau khi tác phẩm được xuất bản. Gần đây, một truyện tranh về thành ngữ Việt Nam đã bị cấm vì nội dung được coi là xúc phạm. Cuốn sách đã khá thành công. Việc thu hồi tác phẩm từ cửa hàng sách đã được ra lệnh bởi Bộ Văn hóa dựa trên cơ sở lý do kỹ thuật. Công ty tư nhân và nhà xuất bản bị phạt vài triệu đồng Việt Nam. Điều này rõ ràng là một trường hợp trong đó quy định kỹ thuật đã bị lạm dụng để thực thi việc kiểm duyệt sau khi tác phẩm đã được xuất bản.
Các nhà chức trách có thể thay đổi thái độ của họ giữa 2 quá trình sàng lọc. Giấy phép xuất bản có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào. Ngoài ra, quá trình phức tạp, không rõ ràng và nặng nề hành chánh áp dụng trước và sau khi xuất bản sách và các tài liệu đã gia tăng tình trạng kiểm duyệt
C. Vi phạm Luật: Thiết lập các biện pháp trừng phạt
Điều 30 của Luật Xuất bản năm 2004 liệt kê các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng cho các trường hợp vi phạm Luật (đặc biệt là Điều 10): bắt buộc sửa đổi trước khi xuất bản, tạm thời đình chỉ việc phân phối các ấn phẩm, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành hoặc tiêu huỷ xuất bản, xin lỗi trước công chúng, thu hồi hoặc đình chỉ giấy phép, truy tố hình sự.
Một loạt các Nghị định được thông qua bởi chính phủ và cho các quy định của Luật Xuất bản năm 2004. Ví dụ, một nghị định của chính phủ ngày 6 tháng 1 năm 2011, và có hiệu lực ngày 25 tháng hai năm 2011, quy định về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí và xuất bản. Trong Nghị định này, có 9 điều để đối phó với các vi phạm trong các hoạt động xuất bản. Một số lượng rất cao các "vi phạm hành chính" được liệt kê. Ví dụ, xuất bản mà không đăng ký kế hoạch xuất bản, hoặc xuất bản mà không có quyết định xuất bản từ giám đốc nhà xuất bản, bị phạt phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Về nội dung, xuất bản một bản đồ có ranh giới hành chính sai, lối sống đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục có thể dẫn đến việc áp dụng phạt tiền từ 20 đồng và 30 triệu, xin lỗi trước công chúng hoặc bị thu hồi ấn phẩm. Vi phạm Điều 10 có thể dẫn đến phạt tiền cao hơn giữa 30 và 40 triệu đồng (13). Khi xuất bản cùng với một công ty tư nhân, phạt tiền từ 10 và 20 triệu đồng có thể được áp dụng nếu ấn phẩm chung được xuất bản có chữ ký chấp thuận của giám đốc nhà xuất bản. Thay đổi nội dung của đã được Giám đốc phê duyệt cũng bị phạt phạt tiền. Tịch thu các ấn phẩm cũng được liệt kê như là một biện pháp.
Nhập khẩu các ấn phẩm vi phạm Điều 3 và Điều 10 của Luật Xuất bản có thể bị trừng phạt bằng cách phạt tiền từ 30 đồng và 40 triệu. Các ấn phẩm này cũng có thể bị tịch thu. Điều 3 của Luật Xuất bản xác định xuất bản là một hoạt động sản xuất và phát hành ấn phẩm "giới thiệu ý tưởng từ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, các giá trị văn hóa dân tộc và văn hóa thiết yếu của nhân loại, đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân và nâng cao trí tuệ của mình, tạo ra tiêu chuẩn đạo đức tốt cho nhân dân Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước khác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, chống lại hệ tư tưởng và hành vi có hại cho lợi ích quốc gia, và góp phần xây dựng và bảo vệ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ".
V: Những vấn đề nhạy cảm chính:
Điều 10 của Luật Xuất bản năm 2004 đưa ra danh sách các điều cấm kỵ trong "tiến hành các hoạt động xuất bản":
"1. Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại đoàn kết của nhân dân.
2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh và xâm lược, gây hận thù giữa nhân dân, và công dân các nước khác, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống đồi trụy, hành vi độc ác, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan, hoặc phá hủy giềng mối đạo đức và truyền thống.
3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, quân đội, quốc phòng, kinh tế, ngoại giao, tiết lộ bí mật cuộc sống riêng tư của cá nhân, và những bí mật khác theo quy định của pháp luật.
4. Xuyên tạc lịch sử, chống lại những thành quả cách mạng, xúc phạm công dân, vĩ nhân, anh hùng, vu khống, xúc phạm đến uy tín của cơ quan, tổ chức hay xúc phạm danh dự và nhân phẩm của cá nhân".
Danh sách trên có một phạm vi rộng và định nghĩa của mỗi thể loại cũng mênh mông. Nghị định của Thủ tướng Chính phủ đã được ban hành để cung cấp giải thích chi tiết hơn. Ví dụ, một nghị định của chính phủ ngày 6 tháng 1 năm 2011 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí và xuất bản.
Các điều nhạy cảm chính yếu xó thể được tóm tắt như sau:
a. Tuyên truyền chống chính phủ (tức là tuyên truyền chống đảng cộng sản), chính trị, lịch sử, Hồ Chí Minh;
b. tôn giáo;
c. tình dục;
d. tập tục và truyền thống.
VI: Đình chỉ hoạt động của Nhà xuất bản Đà Nẵng
Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đình chỉ hoạt động của Nhà xuất bản Đà Nẵng trong ba tháng, giữa tháng 12 2008 và tháng 3 năm 2009, vì đã vi phạm "những sai lầm nghiêm trọng" trong việc xuất bản một cuốn sách mang tên Rồng Đá (Stone Dragon) của tác giả Võ Ngọc Tiến và Lê Mai. Vào lúc cuối thời gian bị đình chỉ, nhà xuất bản Đà Nẵng gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông. Giấy phép hoạt động sau đó đã được phục hồi, nhưng giám đốc của nhà xuất bản đã bị bãi nhiệm.
Nhà xuất bản phải hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trong vụ việc này. Các nhà đầu tư (công ty tư nhân) đã buộc phải thu hồi ấn phẩm từ thị trường. Việc thu hồi đã được thực thi bởi công an văn hóa và bộ phận xuất bản. Công an văn hóa đã đến nhà gặp một trong hai tác giả.
Trong trường hợp của Rồng Đá, bản thảo đã được gửi đến Cơ quan xuất bản để được thẩm định, và cơ quan này đã gửi lại bản báo cáo đánh giá. Tuy nhiên, có sự bất đồng bên trong Bộ Văn hóa ở cấp độ (Đà Nẵng) thành phố. Điều này dẫn đến việc vấn đề được giải quyết ở cấp trung ương tại Hà Nội.
Rồng Đá bao gồm những câu chuyện về cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việc cấm cuốn sách có thể liên hệ đến sự căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam trong năm 2008.
Một trong các tác giả đã viết một bức thư ngỏ đến Nhà xuất bản Đà Nẵng, bày tỏ hối tiếc và nỗi buồn.
VII: Sách nhiễu nhà văn và nhà xuất bản chui: Một vài ví dụ:
Các nhà xuất bản chui là đối tượng bị thẩm vấn thường xuyên bởi công an văn hóa và đe dọa thường trực từ phía công an. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa ai bị chính thức bị kết án tù. Kiểm duyệt trực tiếp được tránh né. Các nhà xuất bản chui thường không bao giờ được bảo là không được xuất bản. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền rõ ràng muốn các nhà xuất bản chui tránh các vấn đề chính trị nhạy cảm, được liệt kê bởi đảng Cộng sản. Chúng bao gồm các vấn đề "tiêu cực xã hội". Công ty tư nhân tham gia vào việc xuất bản e dè đối với những vấn đề này. Đó là chưa nói đến các nhà xuất bản chính thức, điều khiển hệ thống bằng cách đưa ra phê chuẩn cuối cùng. Trước những vấn đề này, các tác giả không có sự lựa chọn nào khác hơn là chuyển sang nhà xuất bản chui. Các tác giả này thường được cho vào danh sách đen và bị lưu ý thường xuyên hơn. Một số đang ở trong tù bởi vì những tội danh đã bị tạo dựng ra. Tuy nhiên, nhà xuất bản chui cũng thường là các nhà văn. Hệ thống này thường được mô tả như là Kafkaesque: Một số người vào tù, một số không.
Khả năng truy tố nói chung hình thành trong khi bị công an thẩm vấn. Tuy nhiên, đa phần chỉ là những hù dọa chung chung. Một nhà xuất bản chui thường bị đe dọa bị đuổi việc bởi người chủ (thí dụ như trong một tờ báo).
Công an văn hóa, khi thẩm vấn một nhà xuất bản chui, thường hỏi những câu hỏi sau: nhà xuất bản ở đâu? Làm thế nào để nhận được tiền? Ai phân phối và ai đọc sách? Những điều này là một phần trong mô hình chung của quấy rối.
VIII: Lộ đồ tiến đến Tự do Xuất bản: Các khuyến cáo cho nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, IPA yêu cầu nhà cầm quyền trả lại vô điều kiện và ngay lập tức hộ chiếu của Bùi Chát, người nhận giải thưởng Tự do Xuất bản 2011 của IPA, giấy chứng nhận giải thưởng, và máy tính xách tay của ông ta.
Thứ hai, IPA kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thông qua các các sửa đổi sau cho Luật Xuất bản năm 2004 như một hành động cấp bách để Luật bày phù hợp với Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR):
- chấm dứt sự độc quyền của nhà nước về xuất bản (in ấn và phân phối là tư nhân, đã đến cao điểm cho việc xuất bản cũng là tư nhân);
- chấm dứt sự phê chuẩn của nhà nước đối với các giám đốc, phó giám đốc và Tổng biên tập của nhà xuất bản;
- bãi bỏ Điều 10 của Luật Xuất bản;
- thực hiện Điều 5 (khoản 2);
- bãi bỏ Điều 3, Điều 7 (14)
- cho phép các nhà xuất bản nước ngoài thành lập công ty con để sản xuất hoặc phân phối sách tại địa phương.
Thứ ba, và dựa vào Nghị quyết Đại hội lần thứ 28 đã thông qua tại Seoul, Hàn Quốc, vào 15.05.2008, IPA kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho những nhà xuất bản, các nhà văn, nhà báo và blogger hiện đang ở trong tù hoặc bị quản thúc chỉ vì thực hiện quyền hiến pháp của họ để tự do phát biểu; Danh sách những người có liên quan bao gồm: Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Mạnh Sơn, Ngô Quỳnh, Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thạnh, Phạm Thanh Nghiên, v.v...
Thứ tư, IPA tiếp tục khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mở rộng ranh giới của Điều 69 của Hiến pháp năm 1992:
- Đối xử với lãnh vực xuất bản như bất kỳ doanh nghiệp nào (một khi công ty được đăng ký, tư nhân hoặc nhà xuất bản chui, nó sẽ hoạt động mà không cần phải xin một giấy phép đặc biệt);
- Xoá bỏ hệ thống đăng ký xuất bản; có được ISBN là đủ;
- Chấm dứt việc quấy rối các nhà văn và nhà xuất bản đề cập đến các vấn đề nhạy cả (và bạn bè và gia đình của họ);
- Tôn trọng Điều 10 của Hiến pháp năm 1946 bằng cách cho phép các nhà văn và nhà xuất bản tự do đi lại (ví dụ như không tịch thu hộ chiếu của họ);
- Bãi bỏ hoặc sửa đổi các quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999 để đảm bảo rằng những quy định mơ hồ liên quan đến an ninh quốc gia được xác định rõ ràng hoặc gỡ bỏ, để chúng không thể được áp dụng một cách tuỳ tiện nhằm bóp nghẹt bất đồng chính kiến, tranh luận, đối lập và tự do ngôn luận, đặc biệt là bãi bỏ Điều 88 (15) của Bộ luật hình sự;
- Loại bỏ tất cả các hạn chế và sự can thiệp tùy tiện, vi phạm các quyền tự do ngôn luận, vào hoạt động và sử dụng Internet đồng thời chấm dứt những hoạt động kiểm duyệt và giám sát.
Cuối cùng, IPA, như là một hiệp hội thương mại quốc tế đại diện các nhà xuất bản sách trên toàn thế giới, nhấn mạnh sự cần thiết cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam:
- Chống lại vi phạm bản quyền mạnh mẽ hơn bằng cách chuyển những vi phạm này từ lãnh vực hành chính sang lãnh vực hình sự;
- Tham gia Hiệp ước bản quyền của WIPO (WCT) và WPPT;
- Mở cửa thị trường xuất bản giáo dục cho các công ty tư nhân (các nhà xuất bản);
- Bãi bỏ bộ phận công an văn hoá và công an mạng.
Chuyển ngữ:
Thông tin báo chí nếu tuân thủ theo hiến pháp , luật pháp quốc tế và của IPA thì sẽ vạch ra hết bộ mặt thật của CS .
ReplyDeleteMột đất nước với hàng trăm đầu báo nhưng không có tờ báo lề dân nào là đủ hiểu !
Có CS thì không có tự do xuất bản nghe rõ chửa ?! IPA cùng chung số phận với các tổ chức của quốc tế và LHQ thôi!
ReplyDeleteLên án làm gì cho mỏi miệng, trong khi chẳng có biện pháp chế tài gì được VN cả!
VN không cần nghe, bỏ ngoài tai thì làm gì nhau!
Người ta nói "nước đổ lá môn", hay "nước đổ đầu vịt" cũng thế .
ReplyDeleteNói với Việt cộng mà dùng lời lẽ ôn hòa thì cũng giống như nước đổ đầu vịt !
Chỉ có cấm vận, không giao thương, không cho gởi tiền, không đỏ tiền vào đầu tư, không cho vay nợ quốc tế v.v...
Chỉ có làm thế, mất ăn, Việt cộng mới biết sợ, còn ngoài ra, thì vô ích mà thôi.
"Công bằng, công lý" là những trái cấm, là những xa xỉ phẩm nên rất hiếm, chỉ nghe chứ không bao giờ thấy ở cái xã hội mang danh "Thiên đàng CHXHCN Việt Nam".
ReplyDeleteĐể có được những sản phẩm này trong tay mình, nhân dân Việt Nam và các đoàn thể, tôn giáo, chính trị đã phải tranh đấu không ngừng nghỉ suốt mấy chục năm qua, nhưng vẫn chưa nhìn thấy bóng giáng "NÓ" hiện diện nơi đâu trong xã hội ??? Trong khi đã phải hy sinh không biết bao nhiêu là mồ hôi, nước mắt, và thậm chí cả xương máu đã đổ ra !!! Cái giá phải trả thì đã quá đắt, quá nhiều, nhưng thành quả đạt được thì vẫn xa xôi, diệu vợi như bóng chim, tăm cá ... !!!
Nhưng tất cả chúng ta đều tin tưởng rằng. Với sự quyết tâm, và với ý chí sẵn có. Nhân dân Việt Nam sẽ đạt thắng lợi loại bỏ đảng và nhà cầm quyền csVN một ngày gần đây. CÔNG BẰNG - CÔNG LÝ - SỰ THẬT sẽ hiện diện trên quê hương yêu dấu, và người dân sẽ được hưởng một cuộc sống đáng sống, xứng đáng với phẩm giá của một con người trong xã hội toàn cầu hiện nay.
Cám ơn mọi nỗ lực từ mọi hướng. Mỗi một thành quả đều đóng góp vào bước đường dân chủ của quê hương.
ReplyDeleteĐược đó! Tới luôn "bác tài".Xin được cụng ly cùng Bùi Chát cùng anh em trong Nhà Xuất bản Giấy Vụn. Điều tra luôn vụ mấy cơ quan Đảng CS VN chuyên sử dụng phầm mềm vi tính chùa luôn. Vụ này nặng ký lắm đó.
ReplyDeleteĐỪNG BỊT MỒM TÔI .... Mong một ngày rất gần mọi việc sẽ đổi thay theo chiều hướng tự do dân chủ hơn.
ReplyDeleteỞ cái nước Việt cộng nầy làm gì có quyền tự do về bất cứ phương diện nào,nhưng quyền tự do ăn cắp,cướp giật ,hành hung, nói phét,được bảo đảm khi bạn là đảng viên Việt cộng.
ReplyDeleteBài viết "Tự do Xuất bản tại Việt Nam: Giữa Kafka và Logic Thằng Bờm" đã cho thế giới văn minh thấy thực trạng ở VN, một thành viên LHQ đã ký kết vào Công ước quốc tế.
ReplyDeleteTự do xuất bản, tự do báo chí chính là quyền tự do căn bản và vô cùng cần thiết trong việc mở mang dân trí, trước khi đòi hỏi các quyền khác.Trong một đất nước mà người dân không được nói theo cảm nghĩ của riêng mình, dù chỉ lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của chính mình, thì đất nước đó đang tồn tại chế độ độc tài cần lên án và xóa bỏ.