Lời Tựa:
Thưa quí Phật Tử quan tâm, có một số người tự xưng là Thục Vũ gởi đến cho tôi một bài viết tên là “Thục Vũ đối thoại với Pháp Sư Huệ Lộc về thực trạng GHPGVNTN qua bài Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai Không”. Thật ra tôi không có gì phải đối thoại với nhóm người này vì tôi không có gì để liên hệ với họ. Nhưng vì nhân duyên Phật Pháp, tôi chỉ nhận xét bài viết này của nhóm cư sĩ Thục Vũ và cải đổi tựa đề của bài này là: “Huệ Lộc Nhận Xét Những Thắc mắc của Cư Sĩ Thục Vũ về bài viết Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai không.” Bài nhận xét này gồm 31 phần và một bài kệ. Mỗi phần có hai đoạn A và B. Đoạn A là của nhóm cư sĩ Thục Vũ viết, màu đen. Đoạn B là do tôi nhận xét, màu xanh và đỏ. Tôi không chủ trương tranh cãi hơn thua, chỉ mong muốn làm sáng tỏ cái lý còn ẩn khuất bên trong.
*****
1A. Thục Vũ viết: Nhân đọc bài viết “Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai Không?” của Huệ Lộc Tôn Thắng Đạo Tràng, nhận thấy tác giả bằng vào một lối thủ thuật lợi dụng Phật pháp nhằm ru ngủ Phật tử, đưa người đọc vào mê hồn trận, lý trí mê mờ đánh mất khả năng nhận thức và phân biệt được hư thực, đúng sai.
1A. Thục Vũ viết: Nhân đọc bài viết “Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai Không?” của Huệ Lộc Tôn Thắng Đạo Tràng, nhận thấy tác giả bằng vào một lối thủ thuật lợi dụng Phật pháp nhằm ru ngủ Phật tử, đưa người đọc vào mê hồn trận, lý trí mê mờ đánh mất khả năng nhận thức và phân biệt được hư thực, đúng sai.
1B. Huệ Lộc nhận xét:
Đã nói là Phật pháp thì không bao giờ có chuyện dùng Phật Pháp để ru ngủ bất cứ một ai. Từ xưa nay Phật Pháp dùng để hoá giải những đau khổ của chúng sanh và đưa chúng sanh đến cảnh giải thoát yên ốn. Phật Pháp như nước Cam Lổ khi uống vào thì mọi chứng bịnh được tiêu trừ. Do đó mà không bao giờ có chuyện dùng Phật Pháp để mê hoặc hay ru ngủ ai được. Như trong Kinh Bát Nhã Luận Đại Trí Độ, Quyển 1 nói Phật pháp như ánh hào quang của chư Phật, khi ánh hào quang của Phật chiếu tới chúng sanh, thì kẻ mù được thấy, kẻ điếc được nghe, kẻ bịnh được mạnh, thì làm sao có chuyện bảo rằng Phật pháp có khả năng ru ngủ hay mê hoặc con người? Nóí dùng Phật Pháp để ru ngủ Phật tử chính những kẻ không biết về Phật Pháp. Chỉ có những kẻ không hiểu Phật pháp là gì và có tâm thức rất đen tối thường làm những chuyện trái với Phật Pháp mới nói là Phật Pháp ru ngủ. Tại sao vậy? Vì Phật Pháp là ánh sáng soi chiếu vào những tâm hồn đen tối và tội lỗi, khi thấy ánh sáng Phật Pháp chiếu đến thì có ba hạng người phản ứng như sau:
1. Hạng thượng là những kẻ thường nghĩ thường hành những việc thiện lành, có lời nói thiện lành, và có hành động thiện lành thì hân hoan sung sướng đón nhận Phật Pháp và xem như một món quà vô giá.
2. Hạng trung là những kẻ có tư tưởng thiện, có ý thiện, và có lời nói thiện nhưng khi nhớ khi quên, khi hành khi không. Hạng người này gặp lại Phật Pháp thì mừng rỡ vô hạn như kẻ lạc đường, bơ vơ, khổ sở, nay có người chỉ hướng, giúp đỡ phương tiện trở về nhà. Nên họ biết lắng nghe cẩn thận, sám hối, và hành trì nghiêm mật.
3. Hạng thứ ba là hạng hạ, khi nghe Phật Pháp thì tâm ác trở nên bị ngăn cản, mọi việc hại người bằng tư tưởng, bằng lời nói, và bằng việc làm thảy đều bị tê động trước sức chuyển hoá của Phật Pháp. Vì thế ác trí bị mê mờ đánh mất khả năng ác độc trong tâm thức, và vì thế nên họ không thể tác động được sức ác nghiệp của bản thân mình, cũng như xúi quẩy người khác làm điều tội lỗi. Nhưng gì do tập khí lâu đời hưng mạnh, mà họ có sự tức giận của họ đối với ai đang rao giảng Phật Pháp. Cho nên họ mới nói rằng: “Có người dùng Phật pháp ru ngủ Phật Tử, đưa người đọc vào mê hồn trận, lý trí mê mờ đánh mất khả năng nhận thức và phân biệt được hư thực, đúng sai.” Thực sự có thể nói:
Không có Phật tử bị Phật Pháp ru ngủ, mà chỉ có Ma tử bị Phật Pháp ru ngủ. Không có một Phật tử nào bị Phật Pháp đưa vào mê hồn trận, mà chỉ có Ma tử bị Phật Pháp đưa vào mê hồn trận. Không có một Phật tử nào bị Phật Pháp làm lý trí mê mờ đánh mất khả năng nhận thức và phân biệt được hư thực, đúng sai, mà chỉ có Ma tử bị Phật Pháp làm lý trí mê mờ đánh mất khả năng nhận thức và phân biệt được hư thực, đúng sai.
Tại sao? Như một tội nhân bị lo sợ, khủng hoảng khi đứng trước vành móng ngựa tại toà án vì phải trả lời những hành động phạm pháp, cũng vậy đứng trước Phật Pháp, kẻ có tâm địa xấu xa trở nên bất lực do thấy được tội lỗi của mình đã gây. Trong Kinh Duy Ma Cật có một đoạn: Ông Duy Ma Cật nói pháp yếu làm Ma Vương sợ hãi.
Một hôm Ma vương muốn phá hoại Ngài Trì Thế Bồ Tát mới mang 12000 thiên nữ, giống như Trời Đế Thích, trổi nhạc đàn ca đi đến chổ của Trì Thế Bồ Tát và nói xin cúng dường 12000 thiên nữ này cho Bồ tát dùng để hầu hạ quét tước…. Bồ Tát Trì Thế tưởng rằng đây là Trời Đế Thích, và Ngài nói:
- Này Kiều Thi Ca! Ông đừng cho vật phi pháp này, tôi là người xuất gia, nên không thể nhận phụ nữ được.
Vừa lúc ấy ông Duy Ma Cật liền đến, nói với Ngài Trì Thế Bồ Tát:
- Đây chẳng phải là Đế Thích, mà là ma đến quấy nhiễu ông đấy…
Xong, Cư Sĩ Duy Ma Cật nói với Ma vương rằng: “Nên đem cho ta các thiên nữ này, như ta đây mới nên thọ.” Nghe nói trúng tâm đen, Ma liền sợ hãi nghĩ rằng: “Có lẽ ông Duy Ma Cật này đến khuấy rối ta chăng?” Ma muốn ẩn hình trốn đi mà không thể ẩn hình được, ráng hết thần lực cũng không thể đi được. Liền nghe giữa hư không có tiếng rằng: “Này Ba Tuần! Hãy đem thiên nữ cho ông Duy Ma Cật thì mới đi được. Ma vì sợ hãi nên miễn cưỡng cho ông hết các thiên nữ.
Vậy mà biết khi có Phật Pháp ở đâu thì ma lực bị mất sức tự chủ. Vì kẻ có tâm ma bao giờ cũng không ưa Phật Pháp. Kẻ đó tưởng rằng Phật Pháp có khả năng ru ngủ Phật Tử, nhưng thật ra Phật pháp làm sáng tỏ Phật tử và làm ru ngủ tê liệt ác ý của tâm ma.
2A. Thục Vũ viết: Đây cũng là một vấn nạn cho đạo pháp và dân tộc từ suốt hơn 43 năm qua, vì thế bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng, không thể tiếp tục ngồi yên trong thinh lặng.
2B. Huệ Lộc nhận xét: Vì tự tánh Phật Pháp không ru ngủ hay mê hoặc quần chúng. Chỉ có những kẻ có tâm thuật bất chính mới sợ hãi và tê liệt trước sự chuyển hoá của Phật Pháp. Do đó mà trong có câu: “Ma đến Bồ Đề, ma phải tan.”
Không cần Cư sĩ phải lên tiếng, hoặc không thể tiếp tục ngồi thinh lặng gì đó. Mọi người ai cũng biết Cư sĩ là hạng người nào qua quá trình viết bài và hành động quá khứ của Cư sĩ.
Nay căn cứ vào những tin tức do Cư sĩ cung cấp trong bài viết của Cư sĩ đã gởi đến Tôi, Tôi hỏi Cư sĩ:
1. Trong thời gian hơn 43 năm qua, Cư sĩ đã đóng góp được gì cho Phật giáo Việt Nam? Nếu có thì đó là những gì?
2. Trong thời gian hơn 43 năm qua, Cư sĩ đã đóng góp được gì cho Dân Tộc Việt Nam? Nếu có thì đó là những đóng góp gì?
3. Vai trò của Cư sĩ trong Phật Giáo Việt Nam hiện nay là gì? Nếu có thì đó là chức vụ gì?
4. Cư sĩ tham gia trong tổ chức Phật giáo nào mà Cư sĩ bảo rằng bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng và không thể tiếp tục ngồi yên lặng? Nếu có thì là tổ chức nào?
Đề nghi Cư sĩ Thục Vũ trả lời những câu hỏi này một cách rõ ràng cho mọi người cùng biết, không được dấu diếm hay trốn lủi.
3A. Thục Vũ viết: Thật vậy, Phật pháp không ngoài thế gian pháp.
3B. Huệ Lộc nhận xét: Kinh điển Phật giáo không bao giờ nói Phật Pháp không ngoài thế gian pháp, mà Đức Phật nói rằng: “Phật Pháp bất ly thế gian pháp.” Tại sao Đức Phật lại nói thế? Vì tánh chất không và có của mỗi pháp không khác nhau cũng không giống nhau và cũng không thể cách ly nhau như trong Kinh Bát Nhã nói: “Sắc bất dị Không; Không bất dị Sắc. Sắc tức thị Không; Không tức thị Sắc”.
Vậy không thể nói “Phật pháp không ngoài thế gian pháp” mà nói là “Phật pháp không rời thế gian Pháp” vì Phật pháp bất ly Thế gian Pháp, như trong câu kệ sau đây:
Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian pháp
Ly thế gian mịch Bồ Đề
Kháp như cầu thố giác
Dịch là
Phật pháp ở thế gian
Không thể rời thế gian pháp
Ly thế gian mà tìm Bồ Đề
Giống như tìm sừng thỏ. (Lục Tổ)
Cư sĩ có đọc Kinh sách, vậy có biết điều này không: “Rời Kinh một chữ là đồng Ma thuyết”?
Vậy câu “Phật pháp không ngoài thế gian pháp “ phải viết lại như thế này: ”Phật pháp không rời thế gian pháp” mới đúng. Này Cư sĩ, đây là sự hiểu biết Phật Pháp một cách hời hợt và nguy hiểm, có ai tin tưởng vào điều như thế thì Cư sĩ càng thêm vô số tội lỗi. Vì sao? Ông Lão Tử có nói:
“Một người tướng sai lầm thua một trận thì có thể mất một cái thành lớn. Nhưng người làm văn hoá mà sai lầm thì hại tới ba đời.”
Còn trong Kinh Phật, giảng kinh mà sai lầm thì mang hơn 500 kiếp chồn. Cư sĩ có biết câu chuyện Hồ Tinh với ngài Bá Trượng không?
Trong Lịch Sử Công án Thiền Tông có một câu truyện được ghi lại vào thời Ngài Bá Trượng Đại Sư. Ngày kia sau khi Tổ Bá Trượng giảng kinh xong cho Đại Chúng, mọi người bước ra nhà ăn để thọ trai. Trong lúc Tổ Bá Trượng còn đang thu dọn thì có một lão trượng đến gần Ngài như có điều muốn thưa hỏi. Ngài mới làm lạ, nên hỏi rằng:
- Lão cư sĩ có điều chi muốn hỏi tôi chăng?
- Lão cư sĩ có điều chi muốn hỏi tôi chăng?
Ông lão nói:
- Bạch Hoà Thượng! Con là thần núi ở đây. Năm trăm kiếp về trước con là vị trụ trì ở đây. Nhân vì một hôm có người đến hỏi con rằng: “Người tu hành có thoát được nhân quả hay không.” Con trả lời là có. Vì câu trả lời ấy mà con bị đoạ làm thân chồn, nay tính đã được 500 kiếp rồi. Con muốn giải thoát kiếp chồn nhưng không biết phải làm sao.
Tổ Bá Trượng nghe xong, rồi nói với ông lão rằng:
- Vậy ông mang câu hỏi đó hỏi tôi đi.
Ông lão liền hỏi:
- Bạch Hoà Thượng! Kẻ tu hành thoát được vòng nhân quả hay không?
Ngài Bá Trượng trả lời:
- Kẻ tu hành tránh được vòng nhân quả.
Nghe thế ông lão bừng tỉnh và liền tự biết mình sẽ thoát khỏi kiếp chồn, nên nói với Ngài Bá Trượng:
- Cám ơn đức Ngài đã giải thoát cho tôi. Ngày mai xin Hoà Thượng an táng xác tôi sau núi.
Hôm sau, Tổ Bá Trượng kêu đồ chúng ra sau núi tìm được xác một con chồn to lớn mang về chùa làm lễ an táng.
Như thế từ chữ “thoát” đổi qua chữ “tránh” mà vị thần núi hết kiếp chồn. Thế mới biết Kinh điển có chổ nhiệm mầu.
Giảng sai lầm Phật pháp cho một người thì bị làm chồn đến 500 kiếp. Ở đây cư sĩ Thục vũ viết sai lầm Phật pháp cho biết bao nhiêu người đọc, tức là mang tà thuyết mị nhân, như vậy theo nhân quả thì làm chồn đến bao lâu? Cư sĩ có muốn làm chồn không? Nếu không muốn làm chồn thì phải sám hối với Đại Chúng và phải viết bài sửa lại câu “Phật pháp khôngngoài thế gian Pháp” thành ra câu “Phật pháp không rời thế gian pháp.” Là người Phật tử tin nhân quả, có lẽ Cư Sĩ hiểu biết vòng nghiệp lực nhân quả vận chuyển như thế nào. Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Quả theo nhân như bóng với hình. Hễ hình cong thì bóng cũng cong.”
Thục Vũ cư sĩ vì do sự hiểu biết hời hợt Phật pháp, viết điều phi Pháp, cho nên mọi lý luận hay tư tưởng của Cư sĩ này về Phật pháp từ đây trở xuống toàn cả bài viết, có thể chỉ là loại ác tà kiến có khả năng ru ngủ Phật tử và làm đảo lộn sự học hỏi của Phật tử về chánh Pháp Phật, và đồng thời đưa người đọc vào trong mê hồn trận, có khả năng làm tê liệt trí huệ nhận thức người nghe, mà thôi!
4A. Thục Vũ viết: Đạo Phật soi sáng cho chúng sanh con đường gíac ngộ, giải thóat ra khỏi biển trầm luân sanh tử. Thế gian pháp cũng dạy cho người ta ăn hiền ở lành, kính trên nhường dưới, chân thật, không ăn gian nói dối. Người cư sĩ học Phật vì thế phải là người con Phật đúng nghĩa, chân thật từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. Ngoài trách nhiệm hộ pháp, hộ đạo, người cư sĩ còn có thêm trọng trách nữa là đem giáo lý cao siêu của Đức Thế Tôn - thọ giáo được từ các vị bậc chân tu hay tự học được từ Tam Tạng kinh điển - quãng bá làm cho nhiều người thấm nhuần đạo Phật, đạt được chân thiện mỹ trong đời sống hiện tiền và tạo được nhân lành với quả vị giải thóat trong đời vị lai.
4B. Huệ Lộc nhận xét: Đã không hiểu chính xác Phật pháp, dù có khuyên gì đến người cũng vô ích. Tự bản thân mình mờ mờ mịt mịt, ai lại nghe theo kẻ mịt mịt mờ mờ?
5A. Thục Vũ viết: Từ ý nghĩa và mụch đích cao quý đó, Gia Đình Phật Tử Việt Nam, một tổ chức giáo dục thanh, thiếu niên và cánh chim Oanh Vũ đã được ra đời. Các anh chị huynh trưởng các cấp được đào tạo qua các khóa huấn luyện và tu học đặc biệt. Bên cạnh đó nhờ sinh hoạt dưới mái chùa che chở hồn dân tộc, thụ đắc nhân duyên pháp lạc từ Thầy Cố vấn Giáo hạnh, Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử từ đó tiếp tục sứ mạng hướng dẫn các em Oanh Vũ và ngành Thiếu đi đúng con đường chân chánh của Phật Giáo từ đời này sang đời khác. Cho nên việc nói pháp không ai cấm ông Huệ Lộc cả, nhưng điều kiện tiên quyết khi dùng Phật Pháp phải nhắm đến mục đích thiện tâm và thiện ý đúng với chánh pháp nhà Phật, không xử dụng nó trong mục đích điêu ngoa, dối trá nhằm phục vụ cho bè phái hoặc cá nhân với dụng ý bất chánh.
5B. Huệ Lộc nhận xét: Điều này không có gì là quan trọng. Người chân chính luôn luôn có tâm chân chính, lời nói chân chính, việc làm chân chính, và nhất là hiểu biết đúng nghĩa Phật lý. Mong Cư sĩ đừng bao giờ nói điều mà mình không biết, vì đó là cái ngu nhất trong đời người.
6A. Thục Vũ viết: Phật giáo là một tôn giáo thấm đậm hương vị giải thoát của Đức Như Lai, người con Phật tu tập thoát ra mọi vọng động thế tục, không ngoài mục đích mong cầu được thành Phật như Ngài, nhưng Phật giáo Việt Nam dưới thời Xã Nghĩa, Cộng sản nặn ra một Giáo Hội Quốc Doanh, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Ban Tôn Giáo Chính Phủ, vì thế mà chúng ta thấy vô số Sư Quốc Doanh tràn ngập trong các chùa, viện tại Hải Ngoại góp phần thu hoạch 16 tỷ Mỹ kim Kiều hối hàng năm cho Đảng và Nhà nước CSVN https://tienglongta.com/2018/12/20/nguoi-viet-tai-duc-dua-phat-den-nha-hang-va-ton-giao-dinh-huong-xhcn/
6B. Huệ Lộc nhận xét:
Nay căn cứ vào những tin tức do Cư sĩ cung cấp trong bài viết của Cư sĩ đã gởi đến Tôi, Tôi hỏi Cư sĩ:
1. Cư sĩ có làm việc cho Ban Tôn Giáo Chính Phủ không?
2. Tại sao Cư sĩ nghiên cứu chi tiết tổ chức và tài chánh của nhóm sư quốc doanh rõ ràng thế?
3. Cư sĩ nói rằng đã thấy có vô số sư quốc doanh tràn ngập trong các chùa, viện tại Hải ngoại góp phần thu hoạch 16 tỷ Mỹ kim kiều hối hàng năm cho Đảng và Nhà Nước Việt Nam, vậy ai là những sư quốc doanh đã làm những chuyện này? Các sư quốc doanh có thực sự làm điều đó không?
4. Trong link của Cư sĩ chỉ nói các sư quốc doanh ở Đức hay các nước xa xôi, vậy còn các sư quốc doanh ở tại Hoa Kỳ, tại sao không nghe Cư sĩ nhắc đến?
5. 4 điều trên này làm mọi người liên tưởng rằng Cư sĩ có sự liên hệ mật thiết với nhóm sư quốc doanh Hoa Kỳ. Vậy cư sĩ trả lời như thế nào?
Đề nghị Cư sĩ trả lời 5 câu hỏi trên đây một cách rõ ràng cho mọi người đều biết.
7A. Thục Vũ viết: Qua link dẫn chứng mọi người đã thấy bằng hình ảnh chứng thực được sự hiện diện của các chức sắc Tướng Tá Cộng Sản trong khuôn viên chùa vào ngày khánh thành đặt viên đá đầu tiên. Thêm vào đó, những ông Thầy đầu tròn áo vuông trong cung cách trang nghiêm kính cẩn tế lễ trước bàn thờ Hồ Chí Minh tại Đức quốc. Sự trạng này nay đã mọc lên như nấm khắp nơi tại hải ngoại. Chùa chiền càng mở rộng, lời nói Pháp càng nhiều, tiếng kinh, tiếng kệ nghe thánh thót như rót vào tai là được chúng sinh đáng giá ngay Thầy là bậc tu hành đắc đạo, kinh điển làu làu, trí huệ hơn người, thế là bu đông bu đỏ, ngay cả những người có nợ máu với Cộng sản, không còn biết đến làn ranh quốc Cộng! Làm cho những người yêu nước mến đạo chỉ biết ngậm ngùi xót thương, như tác giả Ngàn Giọt Lệ Rơi, đã đổ những giọt nước mắt nhiều rồi bây giờ lại khóc thêm cho ngôi chùa mà một thời đã cùng biết bao Phật tử chung góp và xây dựng.
7B. Huệ Lộc nhận xét:
Nay căn cứ vào những tin tức do Cư sĩ cung cấp trong bài viết của Cư sĩ đã gởi đến Tôi, Tôi hỏi Cư sĩ:
1. Có phải đây là công việc nghiên cứu “chuyên môn” của Cư sĩ đối với Ban Tôn Giáo Chánh phủ Việt Nam với các cấp Tướng Tá Cộng sản và những sư quốc doanh, có link dẫn chứng cho mọi người đều thấy được những hình ảnh “bí mật” trên không?
2. Tại sao những hình ảnh sư quốc doanh trong link chỉ là các quốc gia ở xa xôi, không có một sư quốc doanh nào ở tại Hoa Kỳ?
3. Tại sao Cư sĩ không cung cấp những tin tức của Ban Tôn Giáo Chánh Phủ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho mọi người được thấy?
Đề nghị Cư Sĩ xác nhận và cung cấp thêm chi tiết cho mọi người trên mạng được biết.
8A. Thuc Vũ viết: Nhân đây chúng tôi cũng xin khẳng định, chúng tôi không hề cáo buộc cho ông Huệ Lộc là Cộng sản hay thiên cộng. Có chăng, chúng tôi chỉ nêu lên một ý đồ bất chánh của ông Huệ Lộc đã lợi dụng Phật pháp đưa người đọc vào trong mê hồn trận, có khả năng làm tê liệt trí huệ nhận thức người nghe, mà thôi!
8B. Huệ Lộc nhận xét:
Đương nhiên tôi cũng không bảo rằng Cư sĩ là Dư luận viên viết theo Nghi Quyết. Hơn nữa, Cư sĩ hiểu Phật pháp quá hời hợt và nguy hiểm cho nên dù có nói thế nào đi nữa thì có khác nào là gã mù chữ mà đọc diễn văn cho quần chúng nghe. Vì vậy tôi muốn có lời khuyến cáo ở đây mà cũng không biết làm sao nói. Mong Cư sĩ từ bỏ diễn đàn “chưởi mướn”, chỉ là phiền não và tội lỗi, nên trở về quê xưa làng cũ, tay chuông tay mõ, quỳ hương đội sớ, sớm hôm sám hối chờ ngày được gặp thầy khai thị.
9A. Thục Vũ viết: Có lẽ trong chúng ta không còn ai xa lạ gì về bà Thanh Hải. Bà thọ Ngũ giới dưới sự chứng minh của HT Thích Như Điển, nhưng chẳng ai biết Bà học Phật do Hòa thượng Truyền bá được bao nhiêu vốn, mà Bà ra sách rao giảng, thuyết Pháp Giác Ngộ nhà Phật làm say mê lòng người. Những người theo bà Thanh Hải đủ mọi thành phần: già, trẻ, lớn, bé, bình dân cũng có, thiện trí thức tinh thông Phật pháp cũng nhiều, và đa số là những người giầu có, vì thế mà người ta tạo dựng cái gọi “công quỹ' to lớn cho Bà không một chút đắn đo, thậm chí có nhiều người bán cả nhà cửa, đất đai, ruộng vườn mong được sống bên Bà muôn đời, mãn phần mãn kiếp. Thoạt đầu người ta xưng tụng Bà là Pháp sư rồi vinh danh Bà là Vô Thượng Sư ngang hàng với Phật. Từ đó, người ta gỡ bỏ bàn thờ Phật, hạ bệ bàn thờ gia tiên, đồng thời thượng trướng chân dung bằng khổ người thật của Bà trên bức tường đối diện ngay cửa ra vào cho mọi người trong nhà cùng khách khứa ra vào chiêm ngưỡng, và cho ma quỷ có vào nhà mà thuần phục quay hầu Đấng Thượng Sư. Đến khi Bà ngồi trên ghế cao chót vót, cảm thấy chán dời liền rời gót ngọc lên xe hoa về nhà chồng, lúc đó biết bao người té ngửa, mới biết mình tiền mất tật mang, cửa nhà tan nát, gia phong bất hòa.
9B. Huệ Lộc nhận xét: Bà Thanh Hải không giảng Phật Pháp nên mới có xảy ra như thế. Tuy bà ta quy y với thầy nầy thầy nọ nhưng không bao giờ tuân hành giới luật nhà Phật và học hỏi Phật pháp. Nên không có gì là lạ cả. Tại sao? Vì trong Phật Pháp ai tự nói mình là kẻ đắc đạo thì đã phạm giới rồi, huống chi là xưng mình ngang như Phật. Thế mới biết bà ta không bao giờ giảng Phật pháp. Người Phật tử cần phải có tri kiến hiểu biết thế nào là Phật pháp, không nên mờ mịt đồng hoá ngoại đạo với Phật đạo.
10A. Thục Vũ viết: Phật pháp là những lời Phật dạy cho chúng sinh tu tập hầu chuyển mê thành ngộ, hết khổ được vui, nhưng điều tiên quyết cho người học Phật và hành lời Phật dạy phải có trí huệ nhận xét ở nơi tâm vị Thầy mang giáo lý Phật truyền cho chúng ta có chân thực không? Nếu không thì không chóng thì muộn sẽ rơi vào lưới ma thành nạn nhân như bà Thanh Hải và nhơn nhởn những vị mà người đời xưng tụng Pháp sư ngày nay, để rồi chỉ thấy chuyển mê thành mê muội, khổ đau mãi còn vương mắc không tan, thì tội biết dường nào.
10B. Huệ Lộc nhận xét: Đây là những lời khuyên vô nghĩa, đã tự mình hiểu hời hợt ý nghĩa Phật Pháp thì làm sao biết được cái nào là mê, cái nào là ngộ? Như thế thì sẽ lấy ngộ làm mê, lấy mê làm ngộ. Lấy vui làm khổ; lấy khổ làm vui. Lấy dơ làm sạch; lấy sạch làm dơ. Như thế Cư sĩ cần phải trở về quy y minh sư, học lại Phật pháp và nhất là cầu mở con mắt huệ, không đồng hoá ngoại đạo với Phật đạo.
11A. Thục Vũ viết: Nào bây giờ chúng ta cùng nhau phân tích bài Pháp “Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai Không?” của Pháp sư Huệ Lộc Tôn Thắng Đạo Tràng,
Mở đầu bài thuyết giảng, Pháp Sư Huệ Lộc thò tay vào túi đãy sách móc ra quyển Kinh Mi Tiên Vấn Đáp giữa Ngài Na Tiên và vua Mi Lan số 148 về luật giới, luật tạng rồi ê a giảng, cuối cùng tìm thấy câu “...Chỉ đáng trách là các tu sĩ hư đốn vì tham danh lợi mà bỏ quên đi những mục đích cao thượng của tăng đoàn, lại nở lòng dùng những thủ đoạn đê tiện để tự hại mình và hại người.” trong trang 617,
11B. Huệ Lộc nhận xét: Nói rằng tôi giảng ê a thì cũng không sao. Biết một chút eh, ah, om thì nói một chút eh, ah, om như hạt cơm thừa của Như Lai cũng quí. Nói điều mình biết há không phải là trí thật biết sao? Còn như cư sĩ Thục Vũ thì biết Phật Pháp được tới đâu rồi? Sao phải chờ bà Thanh Hải về nhà chồng mới ngã ngữa ra? Thế là cư sĩ bị người gạt mất rồi! Ngày ngày chờ lá rụng trụi cây rồi mới biết vô thường đến ư?
12A. Thục Vũ viết: Pháp sư Huệ Lộc bèn lấy đó chỉ trích HT Thích Tâm Liên đã đi sai đường, lạc lối, không thể hiện đúng với tinh thần tu chính Hiến Chương năm 2015
12B. Huệ Lộc nhận xét: Đây là một câu nói của cư sĩ Thục Vũ mà trong Phật pháp gọi là Vọng Ngữ. Vọng ngữ là 1 trong 5 Đại Giới của người cư sĩ. Phạm giới này mà không sám hối thì không phải là Cư sĩ nữa. Trong Vọng ngữ có bốn loại:
1. Vọng ngôn (Nói dối): Chuyện không nói có; chuyện có nói không
2. Ỷ Ngữ :Nói lời khoe khoang phách lối
3. Lưỡng Thiệt: Làm nội gián khích bác hai bên, làm cho hai bên tiêu diệt lẫn nhau.
4. Ác khẩu: Lời nói rất ác độc nhầm hại người
Câu nói trên của cư sĩ Thục Vũ phạm về giới vọng ngôn và ác khẩu.
Tôi viết bài “Phật Giáo có còn Thanh Tịnh trong Tương Lai hay Không” là để cúng dường lên Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ rằng Ngài chớ nên buồn, vì vấn đề Tăng sĩ hư đốn đã có từ xưa lâu rồi. Thế kỷ thứ nhất thời Ngài Na Tiên và Vua Mi Lan Đà đã có tình trạng phân hoá Tăng đoàn rồi. Tuy nhiên mặc dù Tăng đoàn của Phật có bị phân hoá vì những phần tử xấu như thế, nhưng sự thanh tịnh của Đạo Phật vẫn còn. Tại sao? Vì vẫn còn những Tăng sĩ có giới luật thanh tịnh. Đó là Phần I như sau. Và tôi chưa bao giờ dùng những điều như vậy để kết tội HT Tâm Liên. Nói rằng tôi kết tội HT Tâm Liên thì đó là lời vọng ngữ. Hãy đọc lại bài viết này:
“Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai Không? (Xem phần 1 trước)
I. Thanh Tịnh Trong Phật Giáo:
Sau 500 năm đức Phật nhập Niết Bàn, tức khoảng thế kỷ thứ nhất, có một vị vua nước Hy Lạp tên là Mi Lan Đà mới hỏi vị Tỳ Kheo Na Tiên rằng:
- Trong Giáo Hội của Đức Thế Tôn, có phải tất cả hàng Tăng chúng và Ni Chúng đều là người đã chứng đắc các quả vị thanh tịnh cả chăng?
Tỳ Kheo Na Tiên trả lời:
- Không hẳn thế Đại Vương! Có rất nhiều vị đắc quả Tứ Thánh. Có nhiều vị đang đi trên đường chứng nghiệm. Có nhiều vị còn ít tham sân si, nhưng cũng có rất nhiều người có lắm tham sân si…
Nhà vua mới hỏi tiếp:
- Như thế thì tại sao Giáo Hội lại dung chứa những kẻ quá lắm tham, sân si như thế? Những kẻ này có khả năng chứng ngộ đạo quả chăng? Hoặc trong tương lai họ sẽ ra sao?
Ngài Na Tiên mới đáp:
- Đại vương! Sẽ có những người đạt quả vị nhỏ hoặc không đạt được đạo quả nào hết. Có vị không đắc đạo quả nào nhưng được phước báu trời, người. Có vị chỉ là gieo duyên cho vô lượng kiếp về sau, dầu cho họ có khoác lên một hình tướng phẩm mạo Sa Môn, nhưng họ không thu gặt được đạo quả gì cả là do tánh tham sân si quá nặng. Có nhiều vị sau khi tu không được gì, họ hoàn tục, như ngựa quen đường cũ, tánh nào tật nấy, sống nơi đâu cũng lừa dối, gian ác, tham lam và xảo trá còn tệ hơn hơn người Cư sĩ chứ không phải người tu nào cũng tốt đẹp cả đâu.
Nhà Vua hỏi tiếp:
- Ồ! Những kẻ như thế mà sao Đức Thế Tôn vẫn để họ tồn tại trong Giáo Hội? Đức Phật không sợ người ta chê bai, phỉ báng rằng giáo hội của Ngài rất là xấu xa nên có người xuất gia cũng rất xấu xa. Tại sao Đức Phật không ngại họ làm nhơ uế giáo hội?
Ngài Na Tiên đáp:
- Những vị Tỳ Kheo xấu xa, nhơ uế ấy có liên quan gì đến sự thanh tịnh của Giáo Hội đâu!
Vua Mi Lan Đà hỏi:
- Tại sao không liên quan? Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Con sâu làm rầu nồi canh. Cái lý rõ như thế, làm sao Đại Đức có thể biện hộ cho được?
Ngài Na Tiên mới đáp:
- Đại Vương nghĩ thế nào, thí dụ có một hồ nước trong vắt sạch sẽ, mát mẻ, một buổi trưa hè nóng bức có một người thanh niên mình dính đầy bụi đất muốn đến tắm trong hồ nước đó, nhưng khi y vừa lội xuống thì đã vội bước lên. Thế là bụi đất ở trên người đó vẫn còn nguyên. Có người thấy thế, không chê chàng thanh niên mà lại chê cái hồ nước như thế này: “Cái hồ này thật dơ quá, nó chứa đầy bụi đất.” Lời chê đó có đúng không?
Nhà vua nói:
- Ai lại chê cái hồ bao giờ! Có chê là chê chàng trai thanh niên lười biếng không kỳ cọ rửa ráy thân thể cho sạch sẽ.
Ngài Na Tiên mới nói:
- Ấy cũng thế Đại Vương! Ai lại chê trách giáo hội bao giờ. Có chê là chê vị Tỳ Kheo không chịu rửa ráy tâm mình bằng giới luật cho sạch sẽ; không chịu thiền định để tâm được tĩnh lặng, bình hoà, yên ổn. Lỗi ở ai thì Đại Vương biết rồi chứ gì?
Vua Mi lan Đà nói:
- Vâng thưa Ngài tôi đã biết.
Ngài Na Tiên nói tiếp:
- Giáo hội Đức Bổn Sư vốn không có nhơ bợn, bao giờ cũng quý báu, cao thượng và trong sạch là do nơi Giới Luật Tạng và mục đích cao thượng tự giác và giác tha. Tuy nhiên cũng có những kẻ vào tu không phải vì mục đích cao thượng như thế, mà họ chỉ nhắm đến những mục đích hạ liệt như chùa lớn, tiền nhiều, hoặc tìm của cúng dường Phật tử, tích luỹ của tứ sự cúng dường, hoặc được thân cận bậc quyền thế, hoặc tìm chổ nhàn hạ thảnh thơi không tốn công làm việc mà vẫn hưởng được lợi quyền, có kẻ mong muốn lãnh đạo Tăng chúng … Với những hạng người ấy, đa phần là những kẻ lười biếng tu tập, chỉ có ăn và ngủ, nhìn ngắm nữ giới, chọc ghẹo nữ giới; mang tiếng thọ giới mà chẳng bao giờ giữ được giới nào dù lớn dù nhỏ, tâm nghĩ tà kiến lang thang đến nhà thí chủ này thí chủ kia kêu gọi bố thí tiền tài. Khi tích luỹ, tom góp được của cải, tài sản rồi, những kẻ ấy mang về cho gia đình, quyến thuộc vợ con; hoặc nếu chưa có vợ con thì mang cho người nữ để lợi dụng việc dâm dục, làm sự bất tịnh xấu xa. Chúng ẩn mình trong chiếc y cà sa, lợi dụng tín tâm của Phật tử để thoả mãn tham vọng mưu đồ. Chúng ở đâu cũng phóng túng tiêu xài bừa bãi, ăn nói lố lăng, đi đứng vung vãi, không hề biết hổ thẹn với đám đông mọi người.
Tuy nhiên, hiện tượng ấy cũng tương tự như vàng ngọc trên đường xá thì quá ít, còn sỏi cát đá thì quá nhiều chổ nào cũng có. Đá sỏi cát đất nhiều mà vàng ngọc càng quý hiếm như thế nào thì các bậc Giác Ngộ xa rời lòng thấp hèn càng trở nên quí báu, cao thượng chừng ấy. Không thể chê trách hồ nước mà chỉ nên chê trách chàng thanh niên đã ở trong hồ nước sạch rồi mà không chịu kỳ cọ tắm rửa thân mình cho sạch sẽ. Giáo hội và những tu sĩ trong giáo hội cũng như thế. Chỉ đáng trách là các tu sĩ hư đốn vì tham danh lợi mà bỏ quên đi những mục đích cao thượng của tăng đoàn, lại nở lòng dùng những thủ đoạn đê tiện để tự hại mình và hại người. Đức Phật là bậc Toàn Giác. Ngài có Phật Nhãn thấy rõ thế gian, thông suốt thế gian. Ngài biết rõ rằng những kẻ xấu xa, bất tịnh đó vài ba kiếp, ngàn kiếp về sau, hoặc lâu xa hàng vạn kiếp sau, chúng sẽ được cứu độ.”
(Thuật lại Kinh Mi Tiên Vấn Đáp, số 148, trang 617)
Qua nhiều chuyện thăng trầm trong Phật Giáo từ lúc Đức Phật còn tại thế, có rất nhiều thế lực ngoại đạo cũng như thế lực của vua chúa muốn san bằng tiêu diệt giáo pháp và giáo hội của Ngài nhưng họ không bao giờ thành công được. Vì sao? Vì trong Phật Giáo có tinh thần vô uý, có tinh thần dân chủ, trật tự và giới luật nhất trên thế gian này. Theo đúng như truyền thống tu tập thì các môn sinh đệ tử trong giáo hội có đời sống tương kính, tương ái, đoàn kết và hoà hợp nhau mà không nơi nào có được. Đức Phật có dạy rằng: “Nơi nào mà Tăng Chúng sống với nhau bằng tinh thần Lục Hoà và Tứ Nhiếp pháp thì nơi ấy tất sẽ có được sự đoàn kết, hoà hợp không phân ly, không chia rẽ.”
Lục hoà gồm 6 thứ:
1. Giới hoà đồng tu
2. Hiểu biết riêng đồng giải thích cho nhau
3. Thân hoà đồng ở
4. Tài lợi đồng chia đều nhau
5. Miệng hoà không tranh cãi
6. Ý hoà cùng vui vẻ với nhau
Pháp Lục Hoà là để các môn đệ của Phật sống với nhau được lợi ích, thuận hoà, và an lạc.
Ngài Cưu Ma Thập dạy rằng: “Muốn đại chúng hoà hợp, cần thực hiện sáu pháp như sau:
1. Dùng Tâm Từ dấy khởi thân nghiệp.
2. Dùng Tâm Từ thốt ra lời nói.
3. Dùng Tâm Từ dấy khởi ý nghiệp.
4. Nếu được thức ăn (tài thí) nên lấy bớt phần cơm (tài thí) trong bát cúng dường vị lớn (trưởng lão, hoà thượng, Tăng Thống, Phật…) một ít, chia cho vị nhỏ một ít.
5. Trì giới thanh tịnh
6. Chứng được trí huệ lậu tận (người tu theo phương cách này tức sẽ chứng được Lậu Tận Trí, tức A La Hán).
Khi sống chung trong hội chúng cần phải dùng sáu pháp này làm cơ bản thì mới thể hiện được đặc tính tôn quí của Tăng Bảo, làm ruộng phước cho thế gian.”
Tứ Nhiếp Pháp gọi là 4 pháp Tế Độ gồm có 4 thứ:
1. Bố Thí: Người tu hành nhận vật hay tiền của vào thì luôn luôn bố thí lại cho kẻ khác
2. Ái Ngữ: Tu sống chung nhau không nên nói những lời khiếm nhã, cộc cằn, thô lỗ.
3. Lợi hành: Tu sống chung nhau không được ích kỷ, hoặc có những tư tưởng hay hành động đưa đến hại người, hay không có thiện lợi cho người.
4. Đồng sự: Bình đẳng trong ăn ở. Khổ vui chia sớt có nhau. Không phân chia gia cấp.
Tứ nhiếp pháp để các môn đệ của Phật sống tương quan giữa thầy và trò. Giữa người xuất gia và kẻ tại gia cho đến người trong cùng một gia đình, hay cuộc sống bên ngoài xã hội. Lục hoà luôn luôn đi chung với Tứ Nhiếp Pháp thì mới thành sự đoàn kết trong tăng đoàn hay trong giáo hội.
Đó là 10 điều quyết định cho sự đoàn kết cũng như sự tồn vong của Phật Giáo thế giới cũng như Phật Giáo Việt Nam. Tuy nhiên 10 điều này được hiểu là phải được đặt trên nền tảng Luật Tạng để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc trong những thế hệ sau này. Tại sao? Vì Luật giới trong Tạng Luật rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp sự lưu truyền giáo pháp nhà Phật, như Đức Phật đã từng di huấn trong kinh Di Giáo:
“Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng kính quí Ba La Đề Mộc Xoa, như tối tăm gặp ánh sáng, kẻ nghèo được của báu. Phải biết đó là bậc thầy của các vị, ta có ở thế gian này cũng không khác như vậy… Cho nên này các Tỳ Kheo, phải trì tịnh giới, đừng để hư khuyết. Nếu người nào trì tịnh giới, tất có thiện pháp, nếu không có tịnh giới, tất không thể sinh công đức lành. Cho nên phải biết Giới là trụ xứ an ổn nhất của các công đức.” (Di Giáo Tam Kinh, trang 192, Ngẫu Ích Thích Trí Húc, viết khoảng năm 1627.)
Do đó mà biết Giới bổn nhà Phật rất quan trọng, đứng đầu trong mọi pháp tu. Có đắc giới mới đắc được pháp, chưa bao giờ có đắc pháp rồi mới đắc giới. Vì sao? Vì phá giới tức sinh tâm điên đảo vọng tưởng và nhuộm đầy nhơ bẩn tội lỗi thì không thể đắc được pháp tu nào. Giới là khởi nguyên của con đường chính thuận giải thoát, gọi là Ba La Đề Mộc Xoa, các tu sĩ nhờ giới này mà đắc sinh mọi thiền định cùng trí huệ diệt khổ, cho nên Đức Phật ân cần dạy bảo đừng để giới bị hư khuyết như Ngài nói:
“Cho nên này các Tỳ Kheo, phải trì tịnh giới, đừng để hư khuyết. Nếu người nào trì tịnh giới, tất có thiện pháp, nếu không có tịnh giới, tất không thể sinh các công đức lành. Cho nên phải biết Giới là trụ xứ an ổn nhất của các công đức.”
Vì thế sự căn bản gây dựng một tổ chức Tăng Đoàn hay một Giáo Hội đầu tiên là phải dựa vào Luật Giới để bảo đảm sự thanh tịnh của Tăng Bảo vì trong Tăng Bảo sẽ sinh xuất ra Phật Bảo, cho nên Tăng sự thanh tịnh thì Phật sự mới viên thành. Bất cứ việc điều hành trong Giáo Hội hay Tăng Đoàn đều phải dựa theo Luật tạng mà sinh hoạt. Vì thế khi xét xử bất cứ những hành vi của Tăng chúng trong Giáo Hội hay trong các Tăng Đoàn, đều phải dựa vào Giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa mà luận xét trước để quyết định có tội hay không có tội, rồi sau đó mới xét bằng nội qui hay hiến chương để gia giảm sự vi phạm. Vì khi đã vi phạm luật Phật rồi, thì phải theo pháp Yết Ma để kỷ luật là việc đầu tiên mà bất cứ mọi tôn phái Phật giáo nào cũng phải làm. ( Hết Phần I)”
Vậy toàn thể phần một là câu chuyện về giới luật Nhà Phật, không có liên hệ gì với HT Tâm Liên hết. Việc Ngài Tâm Liên có phạm giới hay không là phải xem từ Quyết Định số 12 và bản Thông Bạch không số từ Viện Tăng Thống ở những phần sau.
13A. Thục Vũ nói: Và như một Phán quan, Pháp sư Huệ Lộc trưng dẫn thêm về tinh thần Lục hòa, Tứ Nhiếp Pháp buộc tội phạm nhân Thích Tâm Liên trước vành móng ngựa!
13B. Huệ Lộc nhận xét: Cư sĩ có thấy rằng Cư sĩ đang vọng ngữ chưa? Chưa bao giờ trong bài viết “Đạo Phật còn Thanh Tịnh trong Tương Lai Không” tôi dùng Lục Hoà hay Tứ Nhiếp Pháp để buộc tội cho bất cứ một ai.
Nay căn cứ vào những tin tức do Cư sĩ cung cấp trong bài viết của Cư sĩ đã gởi đến Tôi, Tôi hỏi Cư sĩ:
1. Căn cứ vào đoạn nào, câu nói nào trong bài viết mà bảo rằng tôi dùng Lục Hoà buộc tội HT Thích Tâm Liên?
2. Căn cứ vào đoạn nào câu nói nào trong bài viết mà bảo rằng tôi dùng Tứ Nhiếp Pháp buộc tội HT Thích Tâm Liên?
Việc HT Tâm Liên có phạm giới hay không là do điều trong Quyết Định số 12 VTT và từ Bản Minh Định Lập Trường VHĐ bất khâm tuân. Đương nhiên chỉ có Giáo Hội mới toàn quyền xác nhận có tội hay không có tội, người Phật tử chỉ nói lên cái thấy biết của mình mà thôi.
Lấy một thí dụ thì hiểu lời nói của Cư sĩ Thục Vũ trên đây là một lý luận thật là ấu trĩ:
Thí dụ: Một hôm có người mang súng vào một siêu thị. Người đó nổ súng loạn xạ giết hơn cả chục mạng. Sau đó người đó bị chánh quyền địa phương bao vây, nhưng kẻ kia trốn thoát. Bấy giờ những người chung quanh, có những người đi đường mới nói với nhau:” Kẻ nổ súng này trước sau gì cũng bị bắt vì hắn ta đã làm ra tội lỗi rồi. Có thể hắn ta bị án tử hình đấy.”
Như thế người ta có cho rằng vì những câu nói như thế, người đó là những phán quan không? Dĩ nhiên không thể nói như vậy được. Tại sao? Vì đó chỉ là ý kiến nhận xét của người qua đường. Chỉ có Toà án mới là nơi quyết định. Chỉ có Toà án mới là phán quan.
Sống trong một xã hội hay một tổ chức, dù mình không phạm tội nhưng tự bản thân mình phải biết điều gì gây ra tội và điều gì không gây ra tội. Đó là căn bản kiến thức để tự bảo vệ mình và gia đình con cái. Người lái xe cần phải biết luật đi đường, luật lái xe, càng nhiều càng tốt để bảo vệ lấy mình. Người Phật tử cũng vậy, cần phải có trí tuệ hiểu biết việc làm của những vị lãnh đạo tinh thần cho mình có đúng hay không, từ đó mới biết đâu là minh sư hay tà sư. Trong Qui Sơn Cảnh Sách, Tổ Qui Sơn có khuyên, nếu biết thầy mình là tà sư thì nên bỏ đi, để tìm minh sư. Thì cái biết về người phạm giới đâu phải gọi là Phán Quan được. Ngôn từ phán quan là thuộc vào thẩm quyền Giáo Hội. Không biết thì chớ nên phát ngôn bừa bãi.
Giờ đây hãy đọc và tìm hiểu lý do mà HT Tâm Liên đã phạm những giới nào:
Phật lịch 2562 Số : 12/TT/VTT/QĐ
QUYẾT ĐỊNH
của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống
giải tán nhân sự Viện Hoá Đạo và tạm ngưng hoạt động,
chờ Đại hội Bất thường GHPGVNTN công cử nhân sự mới
giải tán nhân sự Viện Hoá Đạo và tạm ngưng hoạt động,
chờ Đại hội Bất thường GHPGVNTN công cử nhân sự mới
– Nhận xét rằng, ngày 3 tháng 10 năm 2018 từ Saigon tôi viết bức Tâm Thư đưa ra hai Quyết định gửi Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế phổ biến. Thứ nhất, bãi nhiệm chức vụ Tổng Thư ký cùng các chức vụ khác trong Ban Chỉ đạo Viện Hoá Đạo của Phật tử Nguyên Chánh Lê Công Cầu kể từ ngày ký Tâm Thư. Thứ hai, bãi truất chức vụ Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống dự tính trao cho Hoà thượng Thích Tâm Liên như đã viết trong bản Di Chúc gửi sang Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris để ban hành và công bố ngày nào tôi không còn nữa. Nhưng hai Quyết định đề ra trong Tâm Thư đã không được thi hành trong thời gian tôi vắng mặt. Phật tử Lê Công Cầu vẫn tiếm danh Tổng Thư ký cho phát hành những văn kiện bất hợp lệ của Viện Hoá Đạo;
– Nhận xét rằng, trong thời gian một tháng vừa qua tôi vắng mặt ở Saigon, Hoà thượng Thích Tâm Liên đã không có một buổi họp nhân sự Viện Hoá Đạo nào để thỉnh ý chư Tăng, phác hoạch chương trình hoạt động của Viện Hoá Đạo trong nước cũng như sinh hoạt hải ngoại của GHPGVNTN. Trái lại, Hoà thượng còn nhân danh Viện Hoá Đạo ký và phát hành nhiều văn kiện đi ngược lại đường lối, lập trường và Hiến chương của GHPGVNTN tu chỉnh lần cuối thông qua năm 2015;
– Nhận xét rằng, chỉ trong vòng một tháng tôi vắng mặt ở Saigon, sinh hoạt của Viện Hoá Đạo đã xáo trộn, gây bế tắc và hoang mang cho chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử trong và ngoài nước;
NAY QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Thu hồi và huỷ bỏ Giáo chỉ số 18 Tấn phong Ban Chỉ đạo Viện Hoá Đạo nhiệm kỳ 2018 – 2020 của Viện Tăng Thống ký ngày 8 tháng 8 năm 2018.
Điều 2 : Thu hồi và huỷ bỏ Di Chúc viết vào tháng 5 năm 2017 và đã gửi sang Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris để ban hành và công bố ngày nào tôi không còn nữa. Di chúc này có điểm dự tính trao chức Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống cho Hoà thượng Thích Tâm Liên chờ hoàn cảnh thuận duyên tổ chức Đại hội Khoáng đại thỉnh cử Đức Đệ lục Tăng Thống. Cùng với sự thu hồi và huỷ bỏ Di chúc, dự tính chức Xử lý Thưởng vụ Viện Tăng Thống cũng bị vộ hiệu hoá theo.
Điều 3 : Bãi nhiệm vĩnh viễn chức vụ Viện trưởng Viện Hoá Đạo của Hoà thượng Thích Tâm Liên; và bãi nhiệm vĩnh viễn chức vụ Tổng Thư ký và mọi chức vụ trong Viện Hoá Đạo của Phật tử Nguyên Chánh Lê Công Cầu.
Điều 4 : Giải tán mọi nhân sự và chức vụ trong Ban Chỉ đạo Viện Hoá Đạo nhiệm kỳ 2018 – 2020 quy định trong Giáo chỉ số 18 do Viện Tăng Thống ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2018.
Điều 5 : Trong thời gian chờ Viện Tăng Thống triệu tập Đại hội bất thường GHPGVNTN công cử nhân sự mới cho Viện Hoá Đạo, tạm ngưng mọi hoạt động của Viện Hoá Đạo cùng mọi nhân sự Ban Chỉ đạo quy định trong Giáo chỉ số 18 do Viện Tăng Thống ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2018.
Điều 6 : Trong thời gian chờ đợi Viện Hoá Đạo khôi phục, chiếu Điều thứ 37, Chương thứ 9 Hiến chương GHPGVNTN tu chỉnh năm 2015, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế có trụ sở tại Paris do Cư sĩ Nguyên Thái Võ Văn Ái điều hành vẫn tiếp tục hoạt động để loan tải tin tức, lập trường của Viện Tăng Thống GHPGVNTN trên trường Quốc tế cũng như cho đồng bào Phật tử trong và ngoài nước.
Điều 7 : Giáo Chỉ nầy có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Điều khoản, Văn kiện, Quyết định, Giáo chỉ trái với Quyết định này đều bị huỷ bỏ.
Điều 8 : Viện Tăng Thống, Giáo hội các cấp trong và ngoài nước chiếu nhiệm vụ thi hành Quyết định nầy.
Phật lịch 2562, Saigon ngày 19 tháng 10
âm lịch Mậu Tuất, tức 25 tháng 11 năm 2018
Đệ Ngũ Tăng Thống
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký
âm lịch Mậu Tuất, tức 25 tháng 11 năm 2018
Đệ Ngũ Tăng Thống
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký
Nay xem đến phần III. Luật Phật của bài viết của tôi, cũng như là ý kiến của kẻ qua đường trong thí dụ trên:
1. Hoà Thượng Tâm Liên đã tự ý dùng lại Hiến Chương 2011 không thông qua Đại Hội Khoáng Đại quyết định nên đã làm vô hiệu hoá tất cả những văn bản đã ban hành trước đó như là:
a. Giáo Chỉ số 18/VTT/TT/GC ban hành ngày 8 tháng 8 , 2018 vốn dùng để tấn phong HT Tâm Liên làm Viện Trưởng VHĐ, và thành lập nhân sự VHĐ, do Đức Tăng Thống ban hành.
b. Quyết Định VHĐ số 016 .16/VHĐ/QĐ ban hành ngày 06 tháng 11, 2016 dùng tấn phong HT Thích H. Việt là Chủ Tịch Hội Điều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại Hoa Kỳ, và thành lập nhân sự Ban Điều Hành, do HT Viện Trưởng VHĐ Thích Thanh Quang ban hành.
c. Giáo chỉ số 16/TT/GC ban hành ngày 17 tháng 01, năm 2016 dùng để tấn phong HT Thích Thanh Quang vào ngôi vị Viện Trưởng VHĐ; tấn phong HT Thích Tâm Liên vào ngôi vị Phó Viện Trưởng VHĐ kiêm nhiệm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự, và chỉ định các nhân sự VHĐ.
Vì “vi phạm” Hiến Chương 2015 và làm vô hiệu hoá toàn thể cơ cấu nhân sự VHĐ bao gồm cả Tứ Chúng qua việc dùng trở lại Hiến Chương 2011, căn cứ vào Bộ Luật Tứ Phần HT Tâm Liên có thể phạm vào tội “Ngũ Nghịch thứ 5”: Phá Hoại Tăng Đoàn Nhà Phật.
Phá Hoại Tăng Đoàn Nhà Phật là giới “Ngũ Nghịch”. Giới này bằng như Giới làm thân Phật bị chảy máu nên nghiệp quả rất nặng. Theo Bộ Luật Tứ Phần, thời gian của kẻ phạm giới Phá Hoại Tăng Đoàn ngồi trong Địa Ngục Vô Gián là Vô Lượng Kiếp.
2. Sau khi có Quyết Định số 12 do VTT ban hành nhằm giải tán nhân sự VHĐ và ngưng lại mọi hoạt động của VHĐ để chờ sự bầu lại, HT Tâm Liên cho ban hành Thông Bạch số 37.18/VHĐ/VTR cho phép Viện Hoá Đạo vẫn sinh hoạt bình thường. Đó là sự bất khâm tuân Quyết Định số 12 và Hiến Chương năm 2015. Căn cứ vào Năm Thiên Bảy Tụ trong Bô Luật Tứ Phần, trong 17 Pháp Tăng Tàn thì HT Tâm Liên có thể phạm vào pháp Tăng Tàn số 12 là Giới: Bị Đuổi Mà Không Chấp Hành.
Luật Tứ Phần, tập 1, quyển ba , trang 205 còn nói người phạm giới Tăng Tàn bị đoạ vào địa ngục bằng thời gian sống ở cõi Trời Hoá Lạc là 8000 năm, so với thế gian là 2 triệu ba trăm bốn ngàn năm (2,304,000). Địa ngục này đầy cả tiếng rên la vì tội nhân bị trị tội trong vạc nước sắt nóng nên la rống rất lớn.
Ngài Quảng Độ ra Quyết Định số 12 là chỉ mới kỷ luật HT Tâm Liên và Cư Sĩ Lê Công Cầu bằng luật hành chánh, chớ chưa dùng luật Phật. Vì nếu dùng luật Phật thì HT Tâm Liên có thể bị thu giới lại thành người thế tục không còn là Hoà Thượng nữa. Tu sĩ phạm giới thì Giới thể bị tổn hại gặp nhiều quả báo, nếu muốn sám hối tu lại thì trước phải thông qua phép Yết Ma xưng tội ba lần, sau hầu hạ một Đại Đức khoảng ba năm để chờ xem hạnh kiểm rồi mới cho thọ giới Ba La Đề Mộc Xoa. Tuy nhiên trong kiếp này đã phạm trọng giới rồi thì không trông mong gì đắc được một Thánh Quả nào cả. Ngoài ra, Bộ Luật Tạng còn ghi những vị tu sĩ nào còn ủng hộ hay che chở cho người phạm trọng giới thì đều phạm giới Tăng Tàn.
Như thế theo luật Phật thì HT Tâm Liên có thể đã vi phạm vào hai giới :
1. Phá Hoại Sinh Hoạt trong Tăng Đoàn do sự sự dụng sai lầm Hiến Chương 2011 thay vì là Bản Tu Chính Hiến Chương 2015.
2. Giới Tăng Tàn số 12: Bị đuổi mà không chấp hành.
Nên nhớ rằng trong bài viết “Phật Giáo còn Thanh Tịnh trong Tương lai hay không”, tác giả dùng hai chữ “Có Thể”. Có thể có nghĩa là ý kiến mà thôi. Còn chuyện phán xét thì thuộc vào lãnh vực của Giáo Hội. Cho nên hiểu lầm. Tuy nhiên quy luật nhà Phật có phần châm chế. Khi nào cố tình làm mới gọi là trọng tội. Vì thế nếu không cố tình chỉ vì không biết mà phạm thì HT Tâm Liên có thể nói với Đức Tăng Thống về sự vô ý của mình thì mọi việc sẽ có sự thay đổi. Chính vì đó mà tôi có sự kêu gọi HT Tâm Liên hãy quay về với Đức Tăng Thống.
Vậy trong phần trên này có gì sai trái?
14A. Thục Vũ viết: Mà một điều lạ lùng là ông Trùm tội phạm VVA là nguyên nhân chính đưa Giáo Hội đến sự đổ vỡ và Chư Tăng bất hòa thì Pháp Sư không hề đề cập tới, đã cho người ta thấy rõ cái thâm ý vô cùng đen tối, vị kỷ, thiếu chân thực của Pháp Sư Huệ Lộc rồi.
14B. Huệ Lộc viết: Về chuyện ông VVA, cùng các Phật tử quan tâm: Có ai trong chúng ta nghĩ rằng:
1. Ai là Tiếng Nói của Giáo Hội, Tiếng nói của VHĐ, kẻ đã tranh đấu cho GHPGVNTN từ thời ĐTT Thích Huyền Quang, đã cố gắng ra công sức bảo vệ nhân quyền cho Giáo Hội và ĐTT Thích Quảng Độ?
2. Ai là kẻ luôn luôn đánh phá GHPGVNTN bằng cách tách rời, hạ gục Tiếng nói của Giáo Hội để cho Đức Tăng Thống, bên trong bị ngăn cách, bên ngoài mất đi tiếng kêu cầu cứu, và cuối cùng thì có thể dẫn đến chết cô đơn một nơi nào đó mà không ai hay biết gì cả?
3. Ai là kẻ đang tìm cách chiếm thu tàn cuộc để tiêu diệt hai nhóm trong Giáo Hội trong nước và đồng thời muốn cô lập Đức Tăng Thống cho đến chết?
Hỏi thế thì chúng ta biết rằng kẻ thù của Giáo Hội là ai? Tôi nghĩ cư sĩ là người rành nhất trong câu trả lời này.
15A. Thục Vũ viết: Về nguyên nhân và ai là những kẻ tác nhân đã đưa GHPGVNTN rơi vào thảm trạng ngày nay, thiết tưởng người ta đã quá rõ, Pháp sư Huệ Lộc không thể lợi dụng Phật pháp nhằm che mắt chúng sinh, che mặt cho kẻ tội đồ được. Tất cả mọi chuyện thấm cung bí sử nay đã phơi bày trước ánh sáng sự thật, không còn vào thời Giáo Chỉ Sô 9 của những năm 2007 nữa, lúc người ta còn nghi với ngờ, mà Phán quan Huệ Lộc tiếp tục dấu với diếm, mà che với đậy.https://tienglongta.com/2018/12/20/y-dan-thu-goi-thay-thich-thanh-tung-ve-su-lua-dao-phat-tu-cua-ong-vo-van-ai-qua-2-chuc-thu-cua-duc-tang-thong-thich-huyen-quang/
15B. Huệ Lộc nhận xét: Tác nhân đã đưa GHPGVNTN rơi vào thảm trạng ngày nay có thể chính là:
1. Kẻ luôn luôn đánh phá GHPGVNTN bằng cách tách rời, hạ gục Tiếng nói của Giáo Hội để cho Đức Tăng Thống, bên trong bị ngăn cách, bên ngoài mất đi tiếng kêu cầu cứu, và cuối cùng thì có thể dẫn đến chết cô đơn một nơi nào đó mà không ai hay biết gì cả.
2. Kẻ đang tìm cách chiếm thu tàn cuộc trước tiêu diệt hai nhóm trong Giáo Hội trong nước và đồng thời muốn cô lập Đức Tăng Thống cho đến chết?
3. Những Dư Luận Viên tại hải ngoại đang viết bài đánh phá GH một cách say sưa và tàn nhẫn, không một chút tiếc thương.
Hiến Chương GHPGVNTN
16A. Thục Vũ viết: Bây giờ xin mạn phép bàn tới Hiến Chương GHPHVNTN. Hiến Chương là gì? Sau ngày Cách Mạng 1-11-1963 Phật giáo cùng các tôn giáo khác được tháo gỡ xích xiềng bởi Đạo Dụ Số 10. Vào ngày 4-1-1964 GHPGVNTN được thành lập, quy tụ 13 Tông phái Phật giáo Việt Nam, bao gồm 2 tông phái chính là Nam Tông và Bắc Tông. Cũng từ đó Hiến Chương GHPGVNTN được thành lập và soạn thảo bởi các chất sám của Phật Giáo cùng nhất tâm khẳng định rằng Giáo-Hội PGVNTN không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. Ngoài Danh xưng, Mục đích, Hiến Chương GHPGVNTN còn bao gồm các điều khoản quy định như một bản Nội quy và là những Luật định ràng buộc các thành viên GHPGVNTN phải theo đúng nguyên tắc, đường hướng một Giáo Hội hợp nhất.
Dù là tôn chỉ dẫn đường cho các thành viên mà hành, nhưng đạo Phật là đạo Tùy Duyên, cho nên cũng phải tùy thời, tùy lúc, tùy khúc mà xử, do đó một số điều khoản trong Hiến Chương GHPGVNTN cần phải được tu chính sao cho thích ứng với khế lý, hơp với khế cơ. Chúng tôi nhớ khi còn còn làm việc trong Tổng Vụ Hoàng Pháp, HT Thích Chánh Lạc, HT Thích Viên Lý, Pháp sư Niên trưởng Thích Giác Đức, quý Cư sĩ Trần Quang Thuận, Bùi Ngọc Đường...trong ngày tổ chức Đại hội đã kêu gọi Chư Thiện Trí Thức Phật giáo góp ý với Ban Tu chính Hiến Chương. Sau khi Giáo Chỉ số 10 ban hành ngày 9-12-1913, rồi tiếp nối đến Giáo Chỉ Số 14 ban hành ngày 8-8-2015, nhân sự Giáo Hội thực sự đã cạn kiệt, việc biên soạn tu chính bản tu chính Hiến Chương lần cuối cùng vào ngày 4-12-2015 không thể tránh khỏi tính cách nguyên vị cá biệt.
16B. Huệ Lộc nhận xét: Đây là những lời sao chép sử liệu lại cho dài bài viết ra thôi, điều có thật nó tự có thật, không cần phải nói thêm.
Ai đã vi phạm Hiến Chương GHPGVNTN
17A. Thục Vũ viết: Hiến Chương GHPGVNTN với những điều khoản ví như sắc luật quy định của một quốc gia. Tuy nhiên, luật pháp có kẽ hở của luật pháp, không có nghĩa cứ thấy ai giết người hay vi phạm Hiến Chương là cứ chiếu theo điều khoản này, điều khoản kia mà Phán quan Huệ Lộc có thể y án được đâu! Cũng như không thể thấy một vị Tăng cõng một người phụ nữ qua sông, thì a lê hấp buộc tội là phạm trai phá giới, mà không cần xét vị Tăng đó cõng người phụ nữ trong trường hợp nào, hoàn cảnh nào và nhất là phải xét ở nơi cái tâm của vị Tăng đó là tâm thiện hay là tâm bẩn nhơ, tâm vọng động? Điều này thiết tưởng Đại Pháp Sư Huệ Lộc nhà ta rõ hơn ai hết, tất cả đều do TÂM làm chủ, TÂM tạo tác tất cả!
17B. Huệ Lộc nhận xét: Đã hiểu Phật pháp một cách hời hợt vụn vặt , thì làm sao cư sĩ hiểu Tâm là cái chi? Cư sĩ dù có nói chi chăng nữa, với cái kiến thức Phật pháp quá nông cạn làm người ta chẳng ai tin nhận. Như tôi đã giải thích ở trên, chỉ có Giáo Hội làm công việc xét xử và luận tội Tăng theo luật Phật mà thôi. Bên ngoài dư luận chỉ là ý kiến cá nhân không có gì đáng bận tâm. Đề nghị Cư sĩ về tìm vị thầy nào đó cõng phụ nữ qua sông mà hỏi ông ta muốn gì, cứ tìm cả chục thầy mà hỏi, để hiểu biết cái tâm các vị ấy ra sao.
18A Thục Vũ viết: Bàn về chuyện ai đã vi phạm Hiến Chương, thì thiết tưởng nhiều nhiều lắm, thực ra không chỉ riêng HT Thích Tâm Liên như Phán quan Huệ Lộc buộc tội và y án. Nếu là người con Phật chân chính, đã thọ Tam quy Ngũ giới, không nói dối, thì chúng ta không thể không kể đến có Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ nữa, mà qua một số sự kiện chính yếu người ta thấy và hiểu được:
Trong Hiến Chương không có một điều khoản nào quy dịnh Đức Tăng Thống có quyền giải thể Viện Hóa Đạo. Tuy nhiên như chúng tôi đã nói ở trên, Đạo Phật là Đạo Tùy Duyên, trong tình trạng khẩn cấp Ngài có quyền xử dụng quyền Lãnh Đạo tinh thần tối cao để có thể đối ứng kịp thời, hầu cứu nguy mạng mạch Giáo Hội.
18B. Huệ Lộc nhận xét: Cư sĩ này có lời nói trước, lời nói sau tự mâu thuẫn với nhau. Có khi thì nói không có một điều khoản nào quy định cho Đức Tăng Thống có quyền “giải thể VHĐ”. Có khi thì nói tình trạng khẩn cấp Ngài có quyền xử dụng quyền Lãnh Đạo tinh thần tối cao để đối ứng kịp thời. Hai lời nói trên chẳng những mâu thuẫn nhau mà không một lời nào nói đúng hết.
1. Sự lầm lẫn của cư sĩ Thục Vũ: Ở đây Đức Tăng Thống không nói rằng Ngài giải thể VHĐ, mà Ngài chỉ nói giải tán nhân sự VHĐ tạm thời, chờ bầu lại. Lý do VTT là:
“– Nhận xét rằng, trong thời gian một tháng vừa qua tôi vắng mặt ở Saigon, Hoà thượng Thích Tâm Liên đã không có một buổi họp nhân sự Viện Hoá Đạo nào để thỉnh ý chư Tăng, phát hoạch chương trình hoạt động của Viện Hoá Đạo trong nước cũng như sinh hoạt hải ngoại của GHPGVNTN. Trái lại, Hoà thượng còn nhân danh Viện Hoá Đạo ký và phát hành nhiều văn kiện đi ngược lại đường lối, lập trường và Hiến chương của GHPGVNTN tu chỉnh lần cuối thông qua năm 2015;
– Nhận xét rằng, chỉ trong vòng một tháng tôi vắng mặt ở Saigon, sinh hoạt của Viện Hoá Đạo đã xáo trộn, gây bế tắc và hoang mang cho chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử trong và ngoài nước.”
2. Sự mâu thuẩn của Thục Vũ: Đã nói rằng không có một điều khoản nào quy định cho Đức Tăng Thống có quyền giải thể VHĐ, rồi lại nói rằng tình trạng khẩn cấp Ngài có quyền xử dụng quyền Lãnh Đạo tinh thần tối cao để đối ứng kịp thời. Nói như thế tức là “không cho quyền giải thể VHĐ và cho quyền giải thể VHĐ.” Tìm ở đâu trong Hiến Chương mà có điều này? Hai câu nói này tự mâu thuẫn với nhau.
19 A. Thục Vũ viết: Qua 5 đời Tăng Thống, chúng ta phải nhìn nhận Đức đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống HT Thích Quảng Độ phải chịu khổ đau nhiều nhất, Ngài đã phải sống trong cảnh tù đày CSVN với 4 bức tường bao quanh, không được tiếp cận với thế giới bên ngoài, nên Ngài hoàn toàn không am tường được lòng người. Cho nên trước thực trạng GHPGVNTN tan nát như ngày nay, Phật tử vẫn không than oán Ngài, mà ngược lại còn xem Ngài như một vị Phật.
19 B. Huệ Lộc nhận xét: Ở đây không có ai xem Đức Tăng Thống như một vị Phật hết. Cư sĩ đừng có vọng tưởng. Há không có nghe câu Tác Tâm Tác Phật hay sao? Đời này có Phật trước mặt để Thục Vũ chiêm bái? Vậy sự xác định hiểu biết về Phật pháp như thế nào?
20 A.Thục Vũ viết: Người ta thực hiểu. Trong lòng Đức Tăng Thống chỉ có một hoài bão duy nhất là tranh đấu giải thể chế độ độc tài đảng trị CSVN mang lại tự do tôn giáo, nhân quyền cho người dân, và đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta được toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải. Vì thế, sau khi ông VVA vận động với Thủ tướng Na Uy, Thụy Điển áp lực với Nhà Cầm Quyền CSVN thả tự do cho HT Thích Tuệ Sỹ và Cư sĩ Lê Mạnh Thát, thì Đức Tăng Thống hoàn toàn đặt hết niềm tin vào ông VVA. Cho dù sau Giáo Chỉ Số 9 ban hành vào ngày 8-9-2007, với hơn ¾ Chư Tăng, Ni và Phật tử bỏ Giáo Hội ra đi, ngay cả có một số Chư Tăng thưa thỉnh với Ngài, là cần lưu ý về một sự trao đổi mà Giáo Hội phải trả cho cái giá tự do của Thầy Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát, nhưng rất tiếc vẫn không thay đổi được niềm tin của Ngài.
Thực vậy, Ông Phát Ngôn Nhân VVA Nguyên là Tổng Vụ Trưởng vụ Truyền Thông đặt dưới sự điều hành của Ngài Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, nhưng Đức Tăng Thống lại định đặt ông VVA vào vai trò nhiếp chính. Qua các Giáo Chỉ Số 9, 10, 14, 18 và Thông Tư, Quyết Định của Giáo Hội, Ngài thường họp bàn riêng với ông Phát Ngôn Nhân, mà không hội ý với Chư Đại Tăng thành viên Hội Đồng Lương Viện. Điều này đã tạo ra mọi cớ sự, nguyên nhân góp phần gây ra xáo trộn, đổ vỡ trong nội tình Giáo Hội. Bằng chứng qua audio Đức Tăng Thống điện đàm với ông VVAhttp://pttpgqt.org/2018/10/05/thich-quang-do-ra-quyet-dinh-bai-nhiem-chuc-vu-tong-thu-ky-vhd/
Nghe qua Audio mọi người đã chứng thực rõ, Đức Tăng Thống đã bị lợi dụng, bị giăng bẫy, bị cuốn hút vào một thủ đoạn chính trị của những tên hoạt đầu chính trị trong tổ chức Phật giáo.
20B. Huệ Lộc nhận xét:
Nay căn cứ vào những tin tức do Cư sĩ cung cấp trong bài viết của Cư sĩ đã gởi đến Tôi, Tôi hỏi Cư sĩ:
1. Tại sao Cư sĩ nói: “Người ta thực hiểu. Trong lòng Đức Tăng Thống chỉ có một hoài bão duy nhất là tranh đấu giải thể chế độ độc tài đảng trị CSVN mang lại tự do tôn giáo, nhân quyền cho người dân, và đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta được toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải.”? Văn bản nào có điều này?
2. Tại sao cư sĩ Thục Vũ biết Đức Tăng Thống định đặt ông VVA vào vai trò nhiếp chính? Ông có văn bản hay chứng cứ gì chứng minh không?
3. Tại sao cư sĩ Thục Vũ biết Giáo Chỉ số 9 của GH, Đức Tăng Thống chỉ họp bàn riêng với ông Phát Ngôn Nhân, mà không hội ý với Chư Đại Tăng thành viên Hội Đồng Lưỡng Viện? Đâu là chứng cớ?
4. Tại sao Cư sĩ biết Giáo Chỉ số 10 của GH, Đức Tăng Thống chỉ họp bàn riêng với ông Phát Ngôn Nhân, mà không hội ý với Chư Đại Tăng thành viên Hội Đồng Lưỡng Viện? Đâu là chứng cớ?
5. Tại sao Cư sĩ biết Giáo Chỉ số 14 của GH, Đức Tăng Thống chỉ họp bàn riêng với ông Phát Ngôn Nhân, mà không hội ý với Chư Đại Tăng thành viên Hội Đồng Lưỡng Viện? Đâu là chứng cớ?
6. Tại sao Cư sĩ biết Giáo Chỉ số 18 của GH, Đức Tăng Thống chỉ họp bàn riêng với ông Phát Ngôn Nhân, mà không hội ý với Chư Đại Tăng thành viên Hội Đồng Lưỡng Viện? Đâu là chứng cớ?
7. Thông tư số mấy của GH mà Đức Tăng Thống chỉ họp bàn riêng với ông Phát Ngôn Nhân, mà không hội ý với Chư Đại Tăng thành viên Hội Đồng Lưỡng Viện? Đâu là chứng cớ?
8. Quyết Định số mấy của GH mà Đức Tăng Thống chỉ họp bàn riêng với ông Phát Ngôn Nhân, mà không hội ý với Chư Đại Tăng thành viên Hội Đồng Lưỡng Viện? Đâu là chứng cớ?
Cư sĩ nên trả lời rõ ràng trước mọi người để chứng tỏ lời nói của cư sĩ không vu cáo Thành Viên Giáo Hội và Đức Tăng Thống.
21A. Thục Vũ viết: Thoạt đầu người ta nghe tiếng chuông reo, tiếng trả lời A lô – điều này đã nói lên cuộc điện đàm đã được cài sẵn, bố trí để thâu băng.
21B. Huệ Lộc nhận xét: Tôi nghĩ rằng Đức Tăng Thống muốn có cuộc ghi âm này để bảo vệ Giáo Hội trước khi Ngài ra Bắc.
22A. Thục Vũ viết: Với những lời tố cáo, miệt thị cá nhân và dùng tiếng nói của Đức Tăng Thống nhằm xác quyết với đại chúng Ngài đã loại bỏ HT Thích Tâm Liên và ông Lê Công Cầu. Hành động này đã không thể hiện đúng tôn chỉ và Hiến Chương GHPGVNTN. Và nhất là những chuyện đại sự không vui trong nội bộ Giáo Hội, thì không ai mang ra giữa chợ đời cho thiên hạ đàm phán! Chứng tỏ việc làm của ông VVA không phản ảnh đúng với chức năng, danh nghĩa PTTPGQT.
22B. Huệ Lộc nhận xét:
Nay căn cứ vào những tin tức do Cư sĩ cung cấp trong bài viết của Cư sĩ đã gởi đến Tôi, Tôi hỏi Cư sĩ:
1. Ông Ái làm đúng sự dặn dò của Đức Tăng Thống trước khi Ngài ra Bắc, thì tại sao Cư sĩ gọi là miệt thị cá nhân?
2. Tại sao hành động trên không đúng với tôn chỉ và Hiến Chương GHPGVNTN?
2. Trong đoạn này có phải Cư sĩ nói rằng ông Ái đã mang những chuyện không vui trong nội bộ Giáo Hội ra giữa chợ đời cho thiên hạ đàm phán không, vậy đó là những chuyện gì? Đâu là chứng cớ? (Tuy nhiên những thư nặc danh thì không thể chấp nhận được.)
23A. Thục Vũ viết: Ông VVA đấu tố ông Lê Công Cầu trước tòa án nhân dân với bao điều buộc tội, nào là 4 năm liên tiếp mỗi tháng Ông gởi về $1000.USD cho ông Cầu có phương tiện vào Saigon thăm Đức Tăng Thống. Lời buộc tội này ôi chao thật hữu hiệu, đã đánh động được tâm lý của Đức Tăng Thống rất cấm kỵ chuyện tiền bạc không sòng phẳng, để rồi Ngài tự nhẩm tính ra được một số tiền lừa lọc kếch xù, mà lên tiếng phủ nhận không biết ông Lê Công Cầu là ai! Thực tâm ông VVA chỉ muốn thế, và Ông không chỉ muốn lợi dụng cái vai trò Thông tin Quốc tế để hạ gục ông Lê Công Cầu không thôi, mà Ông còn bêu xấu Đức Tăng Thống và bôi bẩn GHPGVNTN trước công chúng nữa. Cho nên, từ đó chúng ta thấy số lượng người theo dõi thông tin về GHPGVNTN cảm thấy chán ngán nên đã giảm thiểu quá nhiều.
Thật vậy, người ta không còn quan tâm về Giáo Hội như trước đây, nên không mấy ai biết đến, trong Đại Hội Khoáng Đại tổ chức tại chùa Từ Bi, qua hệ thống điện dàm viễn liên, ông Lê Công Cầu đã phủ nhận sô tiền hàng tháng $1000.USD và khẳng định lời đấu tố của ông VVA chỉ toàn là vu khống, vu cáo đối với Ông. Chúng tôi nghĩ nay ông Lê Công Cầu đã thấm thía về luật Nhân Quả nhà Phật, mà trước đây Ông cũng đã gắp lửa bỏ vào tay người, trong số nạn nhân có các Hội Từ Thiện.
23B. Huệ Lộc nhận xét: Đây không phải là thời kỳ 1954 đấu tố ở miền Bắc VN nên không có vấn đề toà án nhân dân gì đây hết. Việc tài chánh giữa hai người này thì chỉ có người trong Giáo Hội mới biết rõ ràng. Cư sĩ chớ nên tự suy luận mà cho ý kiến của mình vào.
Nay căn cứ vào những tin tức do Cư sĩ cung cấp trong bài viết của Cư sĩ đã gởi đến Tôi, Tôi hỏi Cư sĩ:
1. Cư sĩ nói rằng ông Ái còn bêu xấu Đức Tăng Thống trước công chúng. Vậy ông Ái đã bêu xấu Đức Tăng Thống như thế nào?
2. Cư sĩ nói rằng ông Ái bêu bẩn GHPGVNTN trước công chúng. Vậy ông Ái đã bôi bẩn GHPGVNTN như thế nào?
Đây là điều có liên hệ đến danh dự của Đức Tăng Thống và thể diện của Thành viên GH, cũng như uy tín tôn giáo, mong cư sĩ minh chứng bằng tài liệu và văn kiện trước công luận.
24A. Thục Vũ viết: Một điều không biết ông Huệ Lộc Tôn Thắng còn nhớ hay đã quên, nhưng chúng tôi tin rằng ông Lê Công Cầu vẫn còn nhớ mãi, bà Ỷ Lan đã có lần tâm sự với đại chúng về cái chuyện “Lá rách đùm lá rách!”. Cái “Lá rách” VVA vào thời gian Chư Tôn Đức trong nước hay tin ông VVA té ngã đến lâm bệnh, quý Ngài vội vàng dùng tiền Phật tử cúng dường kí ca kí cóp nhiều năm đem ra đùm cái “lá rách” VVA, trong số đó có “Lá Rách” HT Thích Tâm Liên cũng cúng hỉ $1000.USD. Mà thực không chỉ lúc cái “Lá Rách VVA yếu đau hay ể mình, ngay cả căn nhà “Lá Rách” Võ Văn Ái cư trú cũng có biết bao bao “Lá Tả Tơi” Phật tử một lòng vì đạo pháp, dân tộc đùm bọc mới có được!
24B. Huệ Lộc nhận xét: Những chuyện đơn giản thế này ai cũng biết. Riêng Cư sĩ có quyên được ít tiền nào để “đùm lá rách và lá tả tơi “ không? Tôi nghĩ rằng mọi người đang đọc bài này, họ muốn biết lắm. Họ thấy cư sĩ nói “hay” mà chẳng biết việc làm thì như thế nào.
25A. Thục Vũ viết: Nhận xét chung, thiết tưởng chẳng cần nói thì mọi người ai cũng biết, nếu không có tay trong thì cho dù ông VVA ba đầu sáu tay cũng không thể thực hiện được cuộc điện đàm giữa Ông và Đức Tăng Thống và có được cả hình ảnh Đức Tăng Thống trên chuyến tàu ra Bắc. Cũng như trước đây, thử hỏi nếu không có ông Lê Công Cầu đồng hội, đồng thuyền thì làm sao ông VVA có thể thực hiện Giáo Chỉ số 9,10, 14, 18 và bao Thông tư, Thông Bạch tuôn ra được!?
25B. Huệ Lộc nhận xét: Lại suy luận nữa. Dù có nói hết thế kỷ, không chứng cớ, ai sẽ là người tin vào sự suy luận này?
26A. Thục Vũ viết:Nay đường Anh, Anh đi; đường Em, Em đi với bao phũ phàng đắng cay, thì cũng là lúc ông Lê Công Cầu cũng đã nhận thức được rằng, bản thân Ông nay chỉ là cái vỏ chanh sau khi đã bị ông VoVA lợi dụng vắt hết nước và là nạn nhân chung với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, HT Thích Chánh Lạc, HT Thích Viên Lý, Pháp sư Niên Trưởng Thích Giác Đức, TT Thích Giác Đẳng, HT Thích Thông Đạt, Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Sư Bà Thích Nữ Tịnh Thường, Cư sĩ Trần Đình Minh, HT Thích Huyền Việt, cùng với nhiều quý Chư Tôn Đức và Phật từ khác qua tính cách dùng người cho mỗi gian đoạn, mỗi biến cố xẩy ra trong nội tình Giáo Hội, xong chuyện để rồi ông VVA đạp đổ phủi tay! Nhìn về sự kiện này người ta tin rằng thật không giản dị đơn thuần! Cá nhân chúng tôi có trước đây có nghe một số người thuật lại, ông VVA đã lần tâm sự “ không có chó bắt mèo ăn ...” sau khi HT Thích Huyền Việt tỏ bày tâm tư qua bài viết “ Lá Rụng Về Cội” và được thỉnh cử làm Chủ Tịch VPII, thú thật lúc đó chúng tôi không tin, nhưng nay đọc được thư ông VVA gửi Đức Tăng Thống về HT Thích Huyền Việt, nào là: Tiểu Thừa, không biết giảng pháp...đã cho chúng tôi phải xét lại và có thể tin là sự thật. Một điều chúng tôi đã thấm thía qua một bài viết của đạo hữu Ý Dân nhận xét về ông VVA: Bất cứ ai làm việc với ông VVA trước hay sau gì cũng trở thành nạn nhân của ông ta. Chính VVA là kẻ đã gây nên tất cả mọi mối bất hòa chia rẻ trong GH suốt thời gian ông giữ chức giám đốc PTTPGQT, vệy mà ngay sau khi tự phổ biến Giáo Chỉ số 10 trên trang web PTTPGQT, ông ta lên đài Phật Giáo Việt Nam giảng pháp Lục Hòa cho chư Tăng và Phật Tử nghe, thật là trơ trẽn và lố bịch. Chúng tôi cũng đã thấy trước ngày hôm nay ông đem ông Lê Công Cầu và HT Thích Huyền Việt, HT Thích Tâm Liên, những nạn nhân cuối cùng ra bàn mỗ như ông đã từng đem quí Chư Tôn Đức trong Hội Đồng Lưỡng Viện lên bàn mỗ trước đây, vì đã đến lúc ông ta cần hạ cánh an tòan (xin ĐTT được nghĩ vì đã già) sau khi đã thành công và hòan tất một sứ mạng được giao phó: Tiêu diệt GHPGVNTN.
26B. Huệ Lộc nhận xét:
Nay căn cứ vào những tin tức do Cư sĩ cung cấp trong bài viết của Cư sĩ đã gởi đến Tôi, Tôi hỏi Cư sĩ:
1. Tại sao Thiền Sư Nhất Hạnh là nạn nhân của ông VVA? Đâu là bằng chứng?
2. Tại sao HT Thích Chánh Lạc là nạn nhân của ông VVA? Đâu là bằng chứng?
3. Tại sao HT Thích Viên Lý là nạn nhân của ông VVA? Đâu là bằng chứng?
4. Tại sao Pháp Sư Niên Trưởng Thích Giác Đức là nạn nhân của ông VVA? Đâu là bằng chứng?
5. Tại sao TT Thích Giác Đẳng là nạn nhân của ông VVA? Đâu là bằng chứng?
6. Tại sao HT Thích Thông Đạt là nạn nhân của ông VVA? Đâu là bằng chứng?
7. Tại sao Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh là nạn nhân của ông VVA? Đâu là bằng chứng?
8. Tại sao Sư Bà Thích Nữ Tịnh Thường là nạn nhân của ông VVA? Đâu là bằng chứng?
9. Tại sao Cư Sĩ Trần Đình Minh là nạn nhân của ông VVA? Đâu là bằng chứng?
10. Tại sao HT Thích Huyền Việt là nạn nhân của ông VVA? Đâu là bằng chứng?
11. Quý Chư Tôn Đức nào là nạn nhân của ông VVA? Đâu là bằng chứng?
12. Quý chư Phật Tử nào là nạn nhân của ông VVA? Đâu là bằng chứng?
13. Tại sao HT Thích Tâm Liên là nạn nhân của ông VVA? Đâu là bằng chứng?
Yêu cầu Cư sĩ đưa ra các chứng cớ và mọi dữ kiện thật đến tất cả mọi người để chứng tỏ là Cư sĩ không cáo gian ông VVA.
27A. Thục Vũ viết: Tuy ông Lê Công Cầu cũng là một loại Gà cứng cựa, nhưng ông VVA xem Ông không hơn không kém chỉ là một con Gà nuốt dây thung, con Gà nuốt cơ bẩm, để rồi con Gà chết vì tiếng gáy như lời cổ nhân đã dạy. Liền ngay khi Đức Tăng Thống về Thái Bình, thì Ông Lê Công Cầu vội vàng cho ra liếp tiếp 3 Thông Bạch mang danh nghĩa HT Viện Trưởng Thích Tâm Liên tẩn xuất ông Võ Văn Ái. Trớ trêu thay vì quá sân hận trong lòng, nên ông Lê Công Cầu đã buông lời chỉ trích Đức Tăng Thống đã sai phạm Hiến Chương trên các văn bản! Điều này chính ông Lê Công Cầu đã lôi kéo 13/16 thành viên trong Hội Đòng Lưỡng Viện theo Ông vi phạm Hiến Chương vậy
27B. Huệ Lộc nhận xét:
Lại gọi người ta là con gà con vịt gì ở đây nữa! Chuyện đang nghiêm túc tự nhiên dùng từ hạ cấp mất hết giá trị của bài viết. Cư Sĩ hết đánh ông VVA rồi bây giờ Cư sĩ đánh qua nhóm người ông Cầu. Như vậy Cư sĩ đang tính toán điều gì? Có phải chăng Cư sĩ chờ cho hai phe đánh nhau rồi thu tàn cuộc về mình phải không? Như thế có thể cho chúng tôi biết số phận của Đức Tăng Thống sẽ được quyết định ra sao? Chúng tôi giờ đây thấy rõ được mưu đồ của Cư sĩ một cách quá rõ ràng. Đây gọi là một chiến thuật gì đây?
Tiện đây tôi cũng muốn nhắn gởi các vị Hoà Thượng nào bên Việt nam đang liên hệ với cư sĩ này thì cũng nên đề cao cảnh giác vô cùng thận trọng, có thể mắc mưu kế “Nhất tiển xạ song điêu” và rồi khi thu được tàn cuộc thì “săn thú xong, chó cũng bị thịt luôn”.
Chùa chiền đất đai bây giờ ở Việt Nam cũng đắt đỏ, lỡ có bị ủi sạch để làm “công sở” thì cũng khổ lắm.
Trách người không được, trách Trời sao cam!
Trách mình biết trước chẳng làm,
Để cho giặc cướp phá tan cảnh chùa.
Công trình xây cất sớm trưa,
Ngày sau tiêu mất đổ thừa cho ai?
Nghe lời đường mật khen dai,
Cho nên mới bị nạn tai thảm sầu.
Chi bằng toan tính thưở đầu,
Mau mau chận trước, chuyển thâu thế tình.
Càn khôn vốn ở tay mình,
Nhân lìa thì quả có sinh bao giờ?
Còn như chờ đến nguy cơ,
Cũng như Hạng Võ chết bờ Trường Giang.
Sách xưa lời dạy rõ ràng,
Gieo nhân gặt quả, phải toan lúc đầu.
Trí là tránh được nạn sâu,
Bỏ đi bạn ác, mới cầu bình an.
Tránh kẻ tà đảng ác gian,
Mới mong yên ổn thênh thang lâu dài.
Thích lời đường mật bên tai,
Qua rồi lại mất có xài vào đâu,
Chi bằng liệu trước tính sâu,
Tuyệt giao kẻ xấu, đoạn sầu tương lai.
Trời, người trông thấy biết ngay,
Ai người mê muội, ai tài Minh Sư.
Bỏ đất mà lấy vàng dư,
Thấy ngay phước báo đến từ do tâm.
Phàm Tăng trí sáng trăng rằm,
Nhân thiên kính nể, nhất tâm phụng thờ. (Huệ Lộc)
Về Quyết Định số 12 và Thông Bạch Không Số của Đức Tăng Thống.
28A. Thục Vũ viết: Phật tử quan tâm trước hiện tình Giáo Hội hiểu được tấm lòng của 13/16 Chư vị thành viên trong Hội Đồng Lưỡng Viện, quý ngài chỉ muốn bày tỏ một sự thật về những điều trái quấy trong thư ông VVA gởi Đức Tăng Thống mà thôi. Và khi biết Đức Tăng Thống không hoan hỉ nên đã tin rằng, đó là lý do Ngài muốn thu hồi Di Chúc thỉnh cử HT Thích Tâm Liên trong vai trò Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống. Đáng lẽ Chư vị trong nước phải nhất bộ, nhất bái đến chùa Từ Hiếu thỉnh ý Đức Tăng Thống và HT Thích Huyền Viện cũng nên điện thoại vấn an để nghe Ngài dạy việc, hơn là ra ban hành một Thông Bạch Minh Định, Quan Điểm Lập Trường hết sức mâu thuẫn, miệng minh định khâm tuân, nhưng lập trường thì lại khác biết với ý chỉ của Đức Tăng Thông.https://tienglongta.com/2019/01/05/thong-bach-quan-diem-va-lap-truong-cua-van-phong-ii-vien-hoa-dao/
Chúng tôi nhơ trước đây ông VVA có nói với chúng tôi và nhiều người “có mấy ông Thầy về Việt Nam, vào Thanh Minh Thiền Viện nói với HT Quảng Độ ra Thông Bạch kêu gọi họ về, HT Quảng Độ trả lời “tôi có đuổi mấy Thầy đâu, tự mấy Thầy bỏ đi””. Nhưng từ khi Ngài rời khỏi Thanh Minh Thiền Viện, Chư Tăng có thêm cơ duyên đảnh lễ và thưa trình với Ngài về thực trạng Giáo Hội, cũng từ đó Ngài mới thực hiểu rõ được hư thực ngọn ngành, nên ngày 24-9-2018, Ngài đã viết Tâm Thư kêu gọi “tất cả quý vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni Việt Nam đang hành đạo tại các châu, hãy bỏ qua những gì không vui trong quá khứ không được như ý, ngồi lại với nhau đoàn kết một lòng...” https://tienglongta.com/2018/10/12/tt-thich-vinh-phuoc-van-an-duc-tang-thong-ghpgvntn-truong-lao-ht-thich-quang-do-ngay-9-10-2028/
Trong Tâm Thư, tuy Đức Tăng Thống không nói lời xin lỗi, nhưng mọi người đọc đều cảm nhận được từ trong tâm tưởng Ngài có suy nghĩ về những điều không vui trong quá khứ, nên Ngài mới kêu gọi bỏ qua. Cho dù sức khỏe Đức Tăng Thống hiện nay có lức nhớ, lúc quên.
28B. Huệ Lộc nhận xét:
1. Câu VHĐ “miệng minh định khâm tuân, nhưng lập trường thì lại khác biết với ý chỉ của Đức Tăng Thông” thời là đúng, và đều đó ai cũng thấy.
2. Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã làm lỗi điều gì mà bảo rằng Ngài có điều không vui trong quá khứ. Không vui mà Ngài nói đó là các vị khác không vui, chớ Ngài có gì mà không vui? Bậc hiền nhân quân tử lúc nào cũng an vui với thời mạng. Khi xưa Đức Khổng Tử bị vây ở đất Khuông hơn ba tháng, quân dân trong thành muốn tuyệt cả lương thực, mà Ngài lấy đàn ra, đàn và ca. Học trò Ngài là Ngài Tử Lộ mới hỏi:
- Chúng ta đang sắp hết lương thực, sao Thầy còn đánh đàn ca hát.
Ngài mới bảo:
- Lộ này, ta đã tận hết nhân lực mà tình thế vẫn như thế ni, thời ta chẳng có gì là buồn nữa.
Thế mới biết người quân tử an vui với thời mạng. Tận nhân lực tri thiên mạng, tuy chuyện trong quá khứ đã qua nhưng nghĩ lại lòng ta không sai phạm điều bất nghĩa thì có chuyện gì mà không vui. Chớ nên lấy lòng bé nhỏ của hạng tiểu nhân mà suy ra cho lòng Ngài Quảng Độ. Trong quá khứ mọi việc xảy ra là do lòng người thay đổi, chớ bản thân Ngài chưa bao giờ sai trái việc gì. Như thế thì biết bức Tâm Thư Ngài kêu gọi chính là lúc Ngài mở lòng Đại Xả cho mọi người một cơ hội trở về, còn nếu không trở về thì thôi, Ngài cũng đã trọn vẹn tận nhân lực của mình rồi, không thành công thì cũng thành Đức, như thế thì có gì phải xin lỗi. Trí phàm phu tục tử như ánh đom đóm, chớ nên suy đoán lòng dạ bậc giải thoát như sáng mặt trời.
29A. Thục Vũ viết:
Lúc nhớ Ngài làm bài thơ Ngắm Hoa:
Ta với hoa ai già ai trẻ
Nghĩ ra rồi cái lẽ như nhau
Hoa có từ nghìn xưa, có mãi đến nghìn sau
Ta sinh ra từ vô thỉ và còn sinh mãi mãi
Tâm Bồ Tát không bao giờ sợ hãi
Đường tử sinh cứ thanh thản đi qua
Ta vân du khắp cõi Ta Bà
Và ở đâu cũng thấy hoa tươi thắm
Từng sát na lặng yên ta ngắm
Ta nhìn hoa và hoa nở trong ta
Giữa thăng trầm thế cuộc phù sa
Ta và hoa an nhiên tự tại
Mặc bốn mùa Xuân qua Đông lại
Hoa vẫn tươi và ta mãi chẳng già
Vòng luân hồi tuỳ nguyện vào ra
Mà ai biết chỉ ta với hoa tri kỷ.
Dù HT Thích Quảng Độ là bậc đạo cao đức trọng, Phật tử kính ngưỡng Ngài như bậc xuất trần thượng sĩ, nhưng Ngài vẫn còn hiện tiền nơi cõi Ta Bà, thì những lúc tỉnh thức là lúc Ngài không thể không nhớ đến hình ảnh Đức Cố Hòa Thượng Viện Trưởng Thích Thiện Hoa đã Y Áo đến tận hậu liêu đảnh lễ Ngài 3 lạy, với lời thỉnh cầu như van xin Ngài ra giúp Giáo Hội như thời Vua Nghiêu, Vua Thuấn ngày xưa. Trước lời dạy của vị Sư Trưởng, Ngài đã quỳ lạy và y giáo phụng hành. Nay nhìn trước thực thể Giáo Hội tan hoang, thì trong tâm Ngài làm sao không tránh khỏi nỗi ân hận trong lòng! Đó là một trong lý do chính yếu để Ngài ban hành Quyết Định giải tán nhân sự Viện Hoá Đạo và tạm ngưng hoạt động, chờ đến khi Chư Tôn Đức Tăng, Ni và Phật tử thiện tâm trở về tổ chức Đại hội Bất thường công cử thành phần nhân sự mới. Có như vậy, Giáo Hội mới có thể phát triển và cũng để khỏi phục lòng Ân Sư đã trao trọn niềm tin nơi Ngài.
29B. Huệ Lộc nhận xét: Trừ bài thơ của Đức Tăng Thống, phần còn lại không có gì đáng nói.
30A. Như chúng tôi đã nói ở trên đạo một thể với đời, ông Huệ Lộc cho rằng“Đây là một Thông Bạch kêu gọi sự đóng góp tài đức của mình vào Giáo Hội chớ không phải là lá thư xin lỗi như một số người đã lầm tưởng...” Nói như thế, thực sự Ông Huệ Lộc vẫn chưa hiểu Ngài Tăng Thống một cách sâu xa, thì chúng tôi khuyên ông đừng nên móc trong đãy sách thêm vào câu Phật pháp làm mê hoạc người đọc nữa.
30B. Huệ Lộc nhận xét:
Cư sĩ nói mà không hiểu thì chớ nên phát ngôn. Lý do nào mà Thục Vũ bảo rằng Đức Tăng Thống xin lỗi? Như một gia đình kia có một đứa con hư đốn, nghiện ngập hút sách rượu chè, cha mẹ la rầy, bỏ nhà đi hoang. Sau nhiều năm, cha mẹ thương nhớ mới kêu đứa con đó trở về, mà đứa con đó cứ nghĩ là cha mẹ xin lỗi mình, thật ra cha mẹ đang tội nghiệp nó mà nó cứ hiểu lầm là cha mẹ xin lỗi. Thật là một ý nghĩ kỳ cục chỉ có những đứa con hư đốn mới hiểu như thế.
31A. Thục Vũ nói: Cuối cùng ông Huệ Lộc cần nên hiểu thêm rằng Giáo lý Vô thượng Phật Đà truyền bá cho chúng sinh đã hơn 2000 năm qua. Ai cũng biết mỗi quốc gia, mỗi bộ tộc đều có phong tục riêng biệt, tập quán hoàn toàn khác nhau, do đó cũng phải tùy duyên mà đem hạt giống, hạt mầm hướng dẫn chúng sinh, vì thế có những điều luật và nghi thức hành lễ khác nhau, nhưng điều đáng nói là chung quy tụ lại vẫn chỉ có một hương vị giải thoát mà thôi! Hiến Chương GHPGVNTN cũng thê, cũng phải tu chính cho hợp với khế lý khế cơ, thích nghi với thời thế hiện tại. Tuy nhiên, ông Huệ Lộc không thể mang điều khoản trong Bản Tu Chính Hiến Chương 2015 mang so sánh với Bản Hiến Chương cũ, mà lấy đó nhằm buộc tội cho HT Thích Tâm Liên. Điều thiết thực là Ông chỉ cần xem Ngài có nhất tâm không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc hay không mà thôi!.
Thục Vũ
Những ngày đầu Xuân Dương lịch 2019
31B. Huệ Lộc nhận xét: Khuyên cư sĩ đừng nói những điều mà không hiểu không biết. Cư sĩ đã hiểu sai lầm quá xa về Hiến Chương rồi, hầu như cư sĩ chưa bao giờ đọc Hiến Chương. Nên biết rằng tất cả Hiến Chương đều không thể dùng để buộc tội cho bất cứ ai, nhưng từ Hiến Chương mà biết sự vi phạm Hiến Chương theo thủ tục Hành Chánh như thế nào, nghĩa là nếu không tuân theo Hiến Chương thì không được chấp nhận là thành viên hay tín đồ GHPGVNTN. Trong Hiến Chương không có kết tội, nhưng trong Luật Phật có sự kết tội. Nếu đệ tử Phật có điều phạm giới dù gây ra bất cứ từ đâu, thì có sự kết tội phạm giới bằng Luật Phật. Mong đừng hiểu lầm rơi vào tà kiến mà ăn nói phát ngôn loạn xạ bừa bãi chỉ có hại tự mình thôi, còn gọi là tự mình điên loạn như ngoại đạo, Luận Đại Trí Độ, Ngài Long Thọ chỉ ra như sau:
Luận Đại Trí Độ tập một, Chương 13 Giải Thích Phóng Quang, trang 327:
Ngài nói: “Điên có hai thứ: Một là ai cũng biết đó là điên. Hai là vì ác tà kiến mà tự trần truồng, không hay biết, đó cũng gọi là điên. Như truyện kể, ở Nam Thiên Trúc có vị Pháp Sư, ngồi toà cao thuyết nghĩa Ngũ giới, trong chúng ấy có nhiều ngoại đạo đến nghe.
Khi ấy vị quốc vương mới hỏi vị Pháp sư rằng:
- Nếu như lời Pháp Sư giảng: Người thí cho rượu và người tự uống rượu, phải chịu quả báo điên khùng, như vậy thì ngày nay người điên phải nhiều hơn người tỉnh mới đúng, chứ sao đời nay người điên ít mà người tỉnh lại nhiều?
Lúc đó ngoại đạo nhao nhao lên nói:
- Hay thay, câu hỏi rất thâm thuý! Ông trọc đầu ngồi toà cao ấy chắc chắn không đáp được vì vua quá thông minh.
Khi ấy vị Pháp Sư đưa tay chỉ về phía ngoại đạo, rồi nói qua chuyện khác. Vua liền hiểu. Các ngoại đạo nói với vua:
- Lời vấn nạn của nhà vua rất thâm thuý. Ông Pháp sư kia không biết trả lời, sợ xấu hổ vì điều không biết, nên đưa tay chỉ và nói qua chuyện khác.
Vị vua mới nói với đám ngoại đạo này rằng:
- Pháp Sư ngồi toà cao lấy tay chỉ là đã đáp xong. Vì hộ vệ cho các ngươi nên Pháp sư không dùng lời nói, mà chỉ dùng tay chỉ các ngươi để nói rằng các ngươi là người điên, điên không phải ít (có cả đám). Các ngươi lấy tro bôi mình, ở trần truồng ( không tàm không quí) không biết hổ, dùng đầu lâu của người đựng phân mà ăn, nhổ tóc, nằm trên chông gai, treo ngược, xông mũi, mùa đông nhảy vào nước, mùa hạ hơ lửa. Các sở hành phi đạo như thế, đều là hình thức của điên khùng.”
Điên khùng chính là những kẻ không biết tàm quí tức là không biết xấu hổ, cứ trơ trơ mặt ra nói đều bất chánh mặc ai trách ai chê cũng được. Tới đây đủ cho chúng ta suy gẫm trong lòng rồi.
31 điều nhận xét Những Thắc mắc của tập đoàn Cư Sĩ Thục Vũ về bài viết “Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai Không.” đến đây là vừa dứt.
Hy vọng mang đến quí Phật tử trên mạng những giây phút vui vẻ đầu năm, siêng năng tinh tấn thực hành và phát huy lời Phật dạy.
Đầu năm kính chúc tập đoàn đạo hữu Thục Vũ siêng năng tu tập tin tấn tiến bộ bớt được vọng ngữ nghiệp đạo.
Huệ Lộc
Tôn Thắng Đạo Tràng
Ngày 10 tháng 01 năm 2019
No comments:
Post a Comment