Vietnam Committee on Human Rights (VCHR)
Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l'Homme
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam
Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l'Homme
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam
PARIS, 14-12-2018 (VCHR) – Hôm thứ sáu vừa qua, 6 tháng 12 năm 2018, tại Quốc hội Đan Mạch ở thủ đô Copenhague, Tổng Thư ký VCHR (Vietnam Committee on Human Rights – Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam) ông Võ Trần Nhật đã trình bày tình hình vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo tại Việt Nam.
Nhận lời mời của Hội đồng Dansk Missionråd tham gia cuộc Hội luận cùng với các Diễn giả Daniel Toft Jakobsen, Dân biểu Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Tự do Tôn giáo hay tín ngưỡng, Michael Suhr, Đại diện đặc biệt Đan Mạch cho Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng, Jonas Adelin Jørgensen, Tổng Thư ký Hội đồng Dansk Missionråd, và Jørgen Thomsen Đại diện DCA Actalliance.
Đại diện VCHR ông Võ Trần Nhật thuyết trình tại Quốc hội Đan Mạch ở thủ đô Copenhague, hình của Dansk Missionråd
Dưới sự Chủ toạ của ông Filip Buff Pedersen thuộc Hội đồng Dansk Missionråd, ông Võ Trần Nhật thuyết trình đề tài “Quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trong Không gian khép kín trước các xã hội dân sự : Thách thức và Chiến lược”. Cuộc Hội luận đã được Chính phủ Đan Mạch hậu thuẫn, do chính phủ hiện đang nghiên cứu định nghĩa mới cho chiến lược đấu tranh chống sự khép kín Không gian hoạt động của các xã hội dân sự.
Ông Nhật nhấn mạnh về vai trò chính yếu của tôn giáo hay tín ngưỡng trong một quốc gia độc đảng như Việt Nam. Nơi các tôn giáo với số lượng tín đồ đông đảo là những xã hội dân sự độc lập còn tồn tại và không bị chính quyền khuynh loát. Có những tôn giáo âu lo cho bình đẳng xã hội, không ngừng đòi hỏi cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ, như trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một. Nhưng Giáo hội này lại bị chính quyền đàn áp, không cho hoạt động. Các Giáo hội Thiên Chúa giáo, Tin lành hiện nay hoạt động mạnh mẽ cho nạn sinh thái, bênh vực các nạn nhân của Công ty Formosa.
Để giải quyết thảm nạn nhân quyền và tôn giáo, ông Nhật đưa ra một số khuyến cáo cụ thể để phát triển nền văn hoá nhân quyền, như dịch thuật, phổ biến các văn bản nhân quyền, các Công ước LHQ để người dân biết rõ quyền lợi, quyền hạn của mình hầu tạo áp lực chính đáng lên chính quyền, thúc đẩy nghĩa vụ quốc tế của chính quyền này tuân thủ các công ước nhân quyền mà V|iệt Nam đã tham gia ký kết. Trong lĩnh vực này, các quốc gia dân chủ trong thế giới cần có chủ trương chung mạnh mẽ và đoan quyết trong vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tại các diễn đàn quan trọng như cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát UPR của Hội đồng Nhân quyền LHQ mà Việt Nam sẽ hiện diện vào tháng Giêng 2019 tới tại Genève. Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đang vận động mạnh mẽ để các Phái đoàn Chính phủ các quốc gia dân chủ áp lực Việt Nam thông qua những khuyến cáo để cải thiện tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam rất quan ngại trước tình trạng không gian sinh hoạt của các xã hội dân sự cũng như người công dân đã bị nhà cầm quyền giới hạn và khép kín. Nên năm nay đã cho công bố bản Báo cáo chi tiết mang tựa đề “Khép kín không gian tự do” về vấn nạn này bằng 3 thứ tiếng Anh, Pháp, Việt, trong khi cuộc đàn áp có hệ thống và dữ dội chống lại mọi hình thức biểu đạt tự do suốt nhiều năm qua.
Ông Nhật cũng cho biết, tháng 8 vừa qua, đã tham gia Hội nghị lần thứ 4 về “Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng tại Đông Nam Á châu” (SEAFORB IV) ở Bangkok để nói lên tầm quan trọng của một Không gian Tự do cho các xã hội dân sự sinh hoạt.
No comments:
Post a Comment