Saturday, December 29, 2018

(Huệ Lộc) Phật Giáo Còn Thanh Tịnh Trong Tương Lai Không?


I.  Thanh Tịnh Trong Phật Giáo:
            Sau 500 năm đức Phật nhập Niết Bàn, tức khoảng thế kỷ thứ  nhất, có một vị vua nước Hy Lạp tên là Mi Lan Đà mới hỏi vị Tỳ Kheo Na Tiên rằng: 
            - Trong Giáo Hội của Đức Thế Tôn, có phải tất cả hàng Tăng chúng và Ni Chúng đều là người đã chứng đắc các quả vị thanh tịnh cả chăng?
            Tỳ Kheo Na Tiên trả lời:
            - Không hẳn thế Đại Vương!  Có rất nhiều vị đắc quả Tứ Thánh.  Có nhiều vị đang đi trên đường chứng nghiệm.  Có nhiều vị còn ít tham sân si, nhưng cũng có rất nhiều người có lắm tham sân si…
            Nhà vua mới hỏi tiếp:
            - Như thế thì tại sao Giáo Hội lại dung chứa những kẻ quá lắm tham, sân si như thế?  Những kẻ này có khả năng chứng ngộ đạo quả chăng?  Hoặc trong tương lai họ sẽ ra sao?
            Ngài Na Tiên mới đáp:
            - Đại vương!  Sẽ có những người đạt quả vị nhỏ hoặc không đạt được đạo quả nào hết.  Có vị không đắc đạo quả nào nhưng được phước báu trời, người.  Có vị chỉ là gieo duyên cho vô lượng kiếp về sau, dầu cho họ có khoác lên một hình tướng phẩm mạo Sa Môn, nhưng họ không thu gặt được đạo quả gì cả là do tánh tham sân si quá nặng.  Có nhiều vị sau khi tu không được gì, họ hoàn tục, như ngựa quen đường cũ, tánh nào tật nấy, sống nơi đâu cũng lừa dối, gian ác, tham lam và xảo trá còn tệ hơn hơn người Cư sĩ chứ không phải người tu nào cũng tốt đẹp cả đâu.
            Nhà Vua hỏi tiếp:
            - Ồ!  Những kẻ như thế  mà sao Đức Thế Tôn vẫn để họ tồn tại trong Giáo Hội?  Đức Phật không sợ người ta chê bai, phỉ báng rằng giáo hội của Ngài rất là xấu xa nên có người xuất gia cũng rất xấu xa.   Tại sao Đức Phật không ngại họ làm nhơ uế giáo hội?
            Ngài Na Tiên đáp:
            - Những vị Tỳ Kheo xấu xa, nhơ uế ấy có liên quan gì đến sự thanh tịnh của Giáo Hội đâu!
            Vua Mi Lan Đà hỏi:
            - Tại sao không liên quan?  Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.  Con sâu làm rầu nồi canh.  Cái lý rõ như thế, làm sao Đại Đức có thể biện hộ cho được?
            Ngài Na Tiên mới đáp:
            - Đại Vương nghĩ thế nào, thí dụ có một hồ nước trong vắt sạch sẽ, mát mẻ, một buổi trưa hè nóng bức có một người thanh niên mình dính đầy bụi đất muốn đến tắm trong hồ nước đó, nhưng khi y vừa lội xuống thì đã vội bước lên.  Thế là bụi đất ở trên người đó vẫn còn nguyên.  Có người thấy thế, không chê chàng thanh niên mà lại chê cái hồ nước như thế này: “Cái hồ này thật dơ quá, nó chứa đầy bụi đất.” Lời chê đó có đúng không?
            Nhà vua nói:
            - Ai lại chê cái hồ bao giờ!  Có chê là chê chàng trai thanh niên lười biếng không  kỳ cọ rửa ráy thân thể cho sạch sẽ.
            Ngài Na Tiên mới nói:
            - Ấy cũng thế Đại Vương!  Ai lại chê trách giáo hội bao giờ.  Có chê là chê vị Tỳ Kheo không chịu rửa ráy tâm mình bằng giới luật cho sạch sẽ; không chịu thiền định để tâm được tĩnh lặng, bình hoà, yên ổn.  Lỗi ở ai thì Đại Vương biết rồi chứ gì?
            Vua Mi lan Đà nói:
            - Vâng thưa Ngài tôi đã biết.
            Ngài Na Tiên nói tiếp:
            - Giáo hội Đức Bổn Sư vốn không có nhơ bợn, bao giờ cũng quý báu, cao thượng và trong sạch là do nơi Giới Luật Tạng và mục đích cao thượng tự giác và giác tha.  Tuy nhiên cũng có những kẻ vào tu không phải vì mục đích cao thượng như thế, mà họ chỉ nhắm đến những mục đích hạ liệt như chùa lớn, tiền nhiều, hoặc tìm của cúng dường Phật tử, tích luỹ của tứ sự cúng dường, hoặc được thân cận bậc quyền thế, hoặc tìm chổ nhàn hạ thảnh thơi không tốn công làm việc mà vẫn hưởng được lợi quyền, có kẻ mong muốn lãnh đạo Tăng chúng … Với những hạng người ấy, đa phần là những kẻ lười biếng tu tập, chỉ có ăn và ngủ, nhìn ngắm nữ giới, chọc ghẹo nữ giới; mang tiếng thọ giới mà chẳng bao giờ giữ được giới nào dù lớn dù nhỏ, tâm nghĩ tà kiến lang thang đến nhà thí chủ này thí chủ kia kêu gọi bố thí tiền tài.  Khi tích luỹ, tom góp được của cải, tài sản rồi, những kẻ ấy mang về cho gia đình, quyến thuộc vợ con; hoặc nếu chưa có vợ con thì mang cho người nữ để lợi dụng việc dâm dục, làm sự bất tịnh xấu xa.  Chúng ẩn mình trong chiếc y cà sa, lợi dụng tín tâm của Phật tử để thoả mãn tham vọng mưu đồ.  Chúng ở đâu cũng phóng túng tiêu xài bừa bãi, ăn nói lố lăng, đi đứng vung vãi, không hề biết hổ thẹn với đám đông mọi người.
            Tuy nhiên, hiện tượng ấy cũng tương tự như vàng ngọc trên đường xá thì quá ít, còn sỏi cát đá thì quá nhiều chổ nào cũng có.  Đá sỏi cát đất nhiều mà vàng ngọc càng quý hiếm như thế nào thì các bậc Giác Ngộ xa rời lòng thấp hèn càng trở nên quí báu, cao thượng chừng ấy.  Không thể chê trách hồ nước mà chỉ nên chê trách chàng thanh niên đã ở trong hồ nước sạch rồi mà không chịu kỳ cọ tắm rửa thân mình cho sạch sẽ.  Giáo hội và những tu sĩ trong giáo hội cũng như thế.  Chỉ đáng trách là các tu sĩ hư đốn vì tham danh lợi mà bỏ quên đi những mục đích cao thượng của tăng đoàn, lại nở lòng dùng những thủ đoạn đê tiện để tự hại mình và hại người. Đức Phật là bậc Toàn Giác.  Ngài có Phật Nhãn thấy rõ thế gian, thông suốt thế gian.  Ngài biết rõ rằng những kẻ xấu xa, bất tịnh đó vài ba kiếp, ngàn kiếp về sau, hoặc lâu xa hàng vạn kiếp sau, chúng sẽ được cứu độ.”
                                                (Thuật lại Kinh Mi Tiên Vấn Đáp, số 148, trang 617)

            Qua nhiều chuyện thăng trầm trong Phật Giáo từ lúc Đức Phật còn tại thế, có rất nhiều thế lực ngoại đạo cũng như thế lực của vua chúa muốn san bằng tiêu diệt giáo pháp và giáo hội của Ngài nhưng họ không bao giờ thành công được.  Vì sao?  Vì trong Phật Giáo có tinh thần vô uý, có tinh thần dân chủ, trật tự và giới luật nhất trên thế gian này.  Theo đúng như truyền thống tu tập thì các môn sinh đệ tử trong giáo hội có đời sống tương kính, tương ái, đoàn kết và hoà hợp nhau mà không nơi nào có được.  Đức Phật có dạy rằng: “Nơi nào mà Tăng Chúng sống với nhau bằng tinh thần Lục Hoà và Tứ Nhiếp pháp thì nơi ấy tất sẽ có được sự đoàn kết, hoà hợp không phân ly, không chia rẽ.” 
Lục hoà gồm 6 thứ:

            1. Giới hoà đồng tu
            2. Hiểu biết riêng đồng giải thích cho nhau
            3. Thân hoà đồng ở
            4. Tài lợi đồng chia đều nhau
            5. Miệng hoà không tranh cãi
            6. Ý hoà cùng vui vẻ với nhau
Pháp Lục Hoà là để các môn đệ của Phật sống với nhau được lợi ích, thuận hoà, và an lạc.
Ngài Cưu Ma Thập dạy rằng:  “Muốn đại chúng hoà hợp, cần thực hiện sáu pháp như sau:
            1. Dùng Tâm Từ dấy khởi thân nghiệp.
            2. Dùng Tâm Từ thốt ra lời nói.
            3. Dùng Tâm Từ dấy khởi ý nghiệp.
            4. Nếu được thức ăn (tài thí) nên lấy bớt phần cơm (tài thí) trong bát cúng dường vị lớn (trưởng lão, hoà thượng, Tăng Thống, Phật…) một ít, chia cho vị nhỏ một ít.
            5. Trì giới thanh tịnh
            6. Chứng được trí huệ lậu tận (người tu theo phương cách này tức sẽ chứng được Lậu Tận Trí, tức A La Hán).
            Khi sống chung trong hội chúng cần phải dùng sáu pháp này làm cơ bản thì mới thể hiện được đặc tính tôn quí của Tăng Bảo, làm ruộng phước cho thế gian.”

Tứ Nhiếp Pháp gọi là 4 pháp Tế Độ gồm có 4 thứ:
            1. Bố Thí:  Người tu hành nhận vật hay tiền của vào thì luôn luôn bố thí lại cho kẻ khác
            2. Ái Ngữ: Tu sống chung nhau không nên nói những lời khiếm nhã, cộc cằn, thô lỗ.
            3. Lợi hành: Tu sống chung nhau không được ích kỷ, hoặc có những tư tưởng hay hành động đưa đến hại người, hay không có thiện lợi cho người.
            4. Đồng sự: Bình đẳng trong ăn ở.  Khổ vui chia sớt có nhau.  Không phân chia gia cấp.
Tứ nhiếp pháp để các môn đệ của Phật sống tương quan giữa thầy và trò.  Giữa người xuất gia và kẻ tại gia cho đến người trong cùng một gia đình, hay cuộc sống bên ngoài xã hội. Lục hoà luôn luôn đi chung với Tứ Nhiếp Pháp thì mới thành sự đoàn kết trong tăng đoàn hay trong giáo hội. 
            Đó là 10 điều quyết định cho sự đoàn kết cũng như sự tồn vong của Phật Giáo thế giới cũng như Phật Giáo Việt Nam.   Tuy nhiên 10 điều này được hiểu là phải được đặt trên nền tảng Luật Tạng để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc trong những thế hệ sau này.  Tại sao?  Vì Luật giới trong Tạng Luật rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp sự lưu truyền giáo pháp nhà Phật, như Đức Phật đã từng di huấn trong kinh Di Giáo:
            “Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng kính quí Ba La Đề Mộc Xoa, như tối tăm gặp ánh sáng, kẻ nghèo được của báu.  Phải biết đó là bậc thầy của các vị, ta có ở thế gian này cũng không khác như vậy…  Cho nên này các Tỳ Kheo, phải trì tịnh giới, đừng để hư khuyết.  Nếu người nào trì tịnh giới, tất có thiện pháp, nếu không có tịnh giới, tất không thể sinh công đức lành.  Cho nên phải biết Giới là trụ xứ an ổn nhất của các công đức.” (Di Giáo Tam Kinh, trang 192, Ngẫu Ích Thích Trí Húc, viết khoảng năm 1627.)
            Do đó mà biết Giới bổn nhà Phật rất quan trọng, đứng đầu trong mọi pháp tu.  Có đắc giới mới đắc được pháp, chưa bao giờ có đắc pháp rồi mới đắc giới. Vì sao?  Vì phá giới tức sinh tâm điên đảo vọng tưởng và nhuộm đầy nhơ bẩn tội lỗi thì không thể đắc được pháp tu nào.  Giới là khởi nguyên của con đường chính thuận giải thoát,  gọi là Ba La Đề Mộc Xoa, các tu sĩ nhờ giới này mà đắc sinh mọi thiền định cùng trí huệ diệt khổ, cho nên Đức Phật ân cần dạy bảo đừng để giới bị hư khuyết như Ngài nói:
            “Cho nên này các Tỳ Kheo, phải trì tịnh giới, đừng để hư khuyết.  Nếu người nào trì tịnh giới, tất có thiện pháp, nếu không có tịnh giới, tất không thể sinh các công đức lành.  Cho nên phải biết Giới là trụ xứ an ổn nhất của các công đức.”
            Vì thế sự căn bản gây dựng một tổ chức Tăng Đoàn hay một Giáo Hội đầu tiên là phải dựa vào Luật Giới để bảo đảm sự thanh tịnh của Tăng Bảo vì trong Tăng Bảo sẽ sinh xuất ra Phật Bảo, cho nên Tăng sự thanh tịnh thì Phật sự mới viên thành.  Bất cứ việc điều hành trong Giáo Hội hay Tăng Đoàn đều phải dựa theo  Luật tạng  mà sinh hoạt.  Vì thế khi xét xử bất cứ những hành vi của Tăng chúng trong Giáo Hội hay trong các Tăng Đoàn, đều phải dựa vào Giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa mà luận xét trước để quyết định có tội hay không có tội, rồi sau đó mới xét bằng nội qui hay hiến chương để gia giảm sự vi phạm.  Vì khi đã vi phạm luật Phật rồi, thì phải theo pháp Yết Ma để kỷ luật là việc đầu tiên mà bất cứ mọi tôn phái Phật giáo nào cũng phải làm. 
II Những Chuyển Biến Trong GHPGVNTN trong Hiện Tại
             Nhận xét riêng về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất những tháng gần đây có những việc biến động thay đổi bất thường, ai đúng ai sai đều phải dựa trên Giới Bổn mà xét thì mới biết rõ được.  Dưới đây là dòng thời gian diễn ra với những việc làm trong GH vừa qua: 
Phần 1:  Ngày 17 tháng 01 năm 2016- VTT Căn Cứ vào Bản Hiến Chương 2015, ban Giáo Chỉ số 16/TT/GC tấn phong Ban Chỉ Đạo VHĐ. 
Nội dung:
“- Chiếu Khoản 3, Điều 11, Chương Thứ Tư, Hiến Chương GHPGVNTN
-Chiếu biểu quyết tại Đại Hội Khoáng Đại Bất Thường GHPGVNTN kỳ thứ X do Đức Tăng Thống triệu tập. 
Giáo Chỉ 16:
Điều 1:
-Tấn phong HT Thích Thanh Quang vào ngôi vị Viện Trưởng VHĐ GHPGVNTN
- Tấn phong HT THích Tâm Liên vào ngôi vị phó Viện Trưởng VHĐ GHPGVNTN kiêm nhiệm Tổng Vụ Trưởng Vụ Tăng Sự….” 
Phần 2:  Ngày 06 tháng 11, năm 2016 – Quyết Định Số 016.16/VHĐ/QĐ:  Ngài Thích Thanh Quang Dựa Trên Bản Hiến Chương GHPGVNTN ký ngày 04 tháng  12 năm 2015  để phê chuẩn Hội Đồng Điều Hành Văn Phòng II tại Hoa Kỳ. 
Trích:
- Chiếu theo Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ban hành năm 1964 được tu chính lần sau cùng bởi Đại Hội GHPGVNTN kỳ X ngày 04 tháng 12 năm 2015 tại Tu Viện Long Quang – Thừa Thiên Huế.
- Chiếu điều 19, Chương thứ Tư  của Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Điều Thứ 5, Chương Thứ Nhất của Nội Qui VHĐ  quy định quyền hạn và trách nhiệm của Viện Trưởng VHĐ.
………….
                                                 
                                                            Quyết Định 
Điều 1:
Phê chuẩn nhân sự Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Hoa Kỳ với thành phần như sau:
            Chủ Tịch:  HT Thích H. Việt
            Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: TT Thích T. Tịnh
            Phó Chủ Tịch Nội Vụ: TT Thich T. Quảng
            …………….
                                                                        Ngày 06 tháng 11, năm 2016
                                                            Tỳ Kheo Thích Thanh Quang ấn ký.

Phần 3: Ngày 08 tháng 08 năm 2018 – Căn Cứ Hiến Chương 2015, Giáo Chỉ số 18 do Đức Tăng Thống ban hành đề cử HT Thích Tâm Liên làm Viện Trưởng VHĐ và nhân sự VHĐ. 
VTT Đức Tăng Thống THích Quảng Độ căn cứ vào Bản Tu Hiến Chương 2015 để ban hành Giáo Chỉ số 18/VTT/TT/GC tấn phong HT Thích Tâm Liên làm Viện Trưởng Viện Hoá Đạo và các nhân sự VHĐ. 
Phần 4: Ngày 15 tháng 09 năm 2018 dương lich- Đức Tăng Thống rời khỏi Thanh Minh Thiền Viện do lời yêu cầu của Viện Chủ Viện Thanh Minh Thiền Viện.
Đức Tăng Thống chỉ kịp lấy ba bộ y áo Tăng bỏ vào một chiếc va li nhỏ ra đi.  Liền lúc đó HT Thanh Minh đã cho khoá trái cửa thang gác đưa lên phòng Ngài.  Tất cả mọi kinh sách hay đồ vật dụng của Ngài đều để lại hết.  Từ đó trong suốt hai tuần lễ Ngài sống lang thang các chùa quanh Sài Gòn, có lần Ngài đến tá túc chùa Từ Hiếu của Hoà Thượng Thích Nguyên Lý.  Ngài có được đưa đi khám bác sĩ cho thuốc trước khi đi về Bắc. Trong thời gian này Ngài có gọi điện thoại cho PTTPGQT ở Paris để cho hay những việc trong phần 5.
Phần 5:  Ngày 3 tháng 10 năm 2018 dương lịch- Ngài Quảng Độ cho hay PTTPGQT về việc bãi Nhiệm mọi chức vụ của ông Cầu và rút quyền Xử Lý Viện Tăng Thống của HT Thích Tâm Liên
Đại Đức Thị Giả tuân lịnh Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ gửi sang Paris cho phòng TTPGQT để phổ biến bản Tâm Thư về Phật Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do Ngài ký tại Sài Gòn ngày 3 tháng 10, 2018 dương lịch.  Trong đó có hai quyết định quan trọng phải được thi hành như Ngài đã ghi lại trong bức tâm thư này:
            a. Quyết định thứ nhất, bãi nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký GHPGVNTN Viện Hoá Đạo và cùng mọi tất cả chức vụ khác trong ban Chỉ Đạo VHĐ của ông Nguyên Chánh Lê Công Cầu.
            Một điều lưu ý, quyết định thứ nhất này đã được Đức Tăng Thống điện thoại sang Paris cho Cư Sĩ Võ Văn Ái nghe, và Ngài căn dặn ông Ái rằng kể từ nay không đăng tải bất cứ tin tức nào, hay bất cứ văn kiện gì do ông Cầu nhân danh Viện Hoá Đạo gởi qua.  Cuộc nói chuyện này còn được thu băng lại và được PTTPGQT gởi ra trên mạng.     
            b. Quyết định thứ hai, lấy lại hay xoá bỏ chức tương lai Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của HT Thích Tâm Liên như trong bản di chúc mà Đức Tăng Thống dự định trao cho HT Thích Tâm Liên ngày nào Đức Tăng Thống ra đi về cõi Phật.  Theo dự tính Ngài ghi trong Di Chúc gửi sang Paris PTTPGQT năm 2017, chuẩn bị ban hành khi Ngài về cõi Phật.  Tuy nhiên trong Giáo Hội tại Việt Nam ông Cầu  tiết lộ Di Chúc này cho một số Chư Tăng, đặc biệt là người bên ngoài Giáo Hội cũng được biết (căn cứ vào 12 Điều Minh Định.)  Đây là sự phạm luật Phật tương tự như tội trộm cắp. Quyển Luật Phật -  Sa Di Luật Giải trang 185, Thích Hành Trụ, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản 1985 có viết:
            Quyển 6, Bài Hai, Điều 15, Luật viết:
 “ Thầy dạy đem thơ tín, chớ đặng riêng mình mở coi, cũng chẳng đặng cho người coi. “

Điều đó đưa đến sự xáo trộn trong nội bộ GH suốt thời gian hơn một năm qua (2017- 2018).   
            Đối với sự phát tán điều Di Chúc chưa được sự cho phép của Đức Tăng Thống chính là giới trộm cắp trong luật Phật, nhưng ông Cầu không tự suy nghĩ và sám hối.  Sau ngày  Đức Tăng Thống khai trừ ông Cầu ra khỏi GH từ  ngày 03 tháng 10, 2018,  ông Cầu không tuân lời dạy bảo  (khẩu giáo)  của Đức Tăng Thống, tiếp tục tự xưng mình vẫn là Tổng Thư Ký Viện Hoá Đạo. 
            Riêng HT Tâm Liên nhân danh VHĐ ký và phát hành nhiều văn kiện “vi phạm” hiến chương GHPGVNTN bản tu chính kỳ X, 2015. 
Phần 6: Ngày 05 Tháng 10, năm 2018 – Ngài Quảng Độ lên tàu hoả về Bắc: 
 Phần 7 Ngày 12 tháng 10 năm 2018 dương lịch- HT Tâm Liên tự ý dùng lại Hiến Chương Tu Chính 2011 mà không thông qua Đại Hội Khoáng Đại để quyết định tấn phong HT H. Việt làm Chủ tịch VP II và nhân sự VPII.   Đây là sự “vi phạm” Hiến Chương Tu Chính 2015, và làm “vô giá trị” mọi Giáo Chỉ cũng như mọi Quyết Định đã được ban hành từ Bản Hiến Chương Tu Chính 2015  trong Đại Hội X, ngày 04 tháng 12, năm 2015.
            Sau 7 ngày Đức Tăng Thống ra Bắc, thì ngày 12  tháng 10 năm 2018.  HT Tâm Liên “phá bỏ” Hiến Chương 2015 và thay thế bằng Hiến chương năm 2011 vốn đã quá hạn (invalid) và không được dùng làm các quyết định hay thông báo hoặc thông tư gì nữa cả. 

            Sau đây là nguyên văn trích lại từ Quyết Định số 29.18/VHĐ/HĐ/VT/QĐ, ngày  12 tháng 10 , năm 2018 Dương Lịch

Trích: “                      Viện Trưởng Viện Hoá Đạo
                        Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
- Căn cứ Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ban hành năm 1964 được tu chính lần sau cùng năm 2011 tại Sài Gòn, Phần 2, Điều 36, Chương Thứ 9, Quy Định nhiệm vụVP II VHĐ
- Căn cứ Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ban hành năm 1964 được tu chính lần sau cùng năm 2011 tại Sài Gòn, Phần 2, Điều 36, Chương Thứ 9, Quy Định Pháp LýVP II VHĐ
- Chiếu theo đề nghị của Chư Thành Viên Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
- Chiếu nhu cầu sinh hoạt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hải Ngoại trước quốc nạn và pháp nạn.

                                                Nay Quyết Định
Điều I: 
Văn Phòng II Viện Hoá Đạo thực thi Trách Nhiệm và Pháp Lý do Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tu chính năm 2011 được Đức Tăng Thống phê chuẩn và ban hành quy định.

 Điều II
HT HV được miễn nhiệm chức vụ Xử Lý Thường Vụ VPII để đảm nhiệm chức chủ tịch VPII VHĐ…..
Điều III:  HT chủ tịch VPII được quyển thỉnh cử Ban Thường Vụ VPII….” (hết trich)   
        
Đây là một Quyết Định “vi phạm” Bản Hiến Chương năm 2015 mà HT Tâm Liên đã ban hành ra.   HT Tâm Liên đã dùng lại Bản Hiến Chương 2011 vốn đã quá hạn (invalid) để ban hành Quyết Định trên (Quyết Định số 29.18/VHĐ/HĐ/VT/QĐ, ngày  12 tháng 10 , năm 2018 Dương Lịch) tức là tự phủ nhận mọi sự tấn phong Viện Trưởng VHĐ/VPII và  nhân sự VHĐ/VPII theo Hiến Chương năm 2015, đồng thời làm  hiệu hoá các  Giáo chỉ số 16 (Phần 1), phá bỏ Quyết Định số 016 (Phần 2), và Giáo Chỉ số 18 (Phần 3) vì những văn bản này dựa trên Bản Hiến Chương 2015 mới có giá trị.  Đây là sự “vi phạm” trầm trọng Hiến Chương Giáo Hội, là điều không thể chấp nhận cho làm thành viên của Giáo Hội nữa. Vì thế mà có chuyện sau này Đức Tăng Thống cho giải tán nhân sự VHĐ và cho bầu lại.  Vì sao?  Vì các văn bản dùng để thành lập VHĐ và nhân sự VHĐ trong giáo chỉ số 16 và 18 đã bị mất hiệu lực toàn bộ do sự dùng lại Hiến Chương 2011 một cách sai lầm. 
Tóm lại trong Phần 7:
HT Tâm Liên dùng Quyết Định số 29.18/VHĐ/HĐ/VT/QĐ và dùng bản Hiến Chương 2011 tức là không công nhận bản Hiến Chương năm 2015.  Điều này dẫn tới hai hậu quả sau đây:
            a. Tự huỷ bỏ Quyết Định Số 016.16/VHĐ/QĐ do HT THích Thanh Quang VHĐ cho phép thành lập chủ tịch và nhân sự VPII năm 2016.
            b. Tự huỷ bỏ Giáo Chỉ số 18 , ĐTT Thích Quảng Độ VTT cho phép HT Tâm Liên làm Viện Trưởng VHĐ và thành lập nhân sự VHĐ năm 2018.  
            Như thế dưới ảnh hưởng của Quyết Định số 29.18/VHĐ/HĐ/VT/QĐ, HT Tâm Liên đã “đốt sạch” VHĐ cũng như VPII mà họ không hay biết gì hết.  Đây không phải bẻ vụn VHĐ và VPII ra từng mảnh mà là VHĐ và VPII bị “đốt sạch”,  và mọi pháp lý của Giáo Hội không còn sinh hoạt ở hai chổ này nữa, như đã thấy PTTPGQT tuyên bố ra 12 Điều Minh Định trong ngày 15 tháng 10, 2018, tức ba ngày sau khi nhận được chỉ thị từ VHĐ.

Phần 8: Ngày 14 Tháng 10, 2018- Bản Thông Cáo Khẩn Số 35.18/VHĐ//TB- Ô. Cầu vẩn tự xưng là Tổng Thư ký VHĐ và ký tên mình vào bản Thông Báo trên  với con dấu VHĐ.  
            Nhân khi Đức Tăng Thống vì một thuận duyên nên có cơ hội tìm đường trở về miền Nam, trong thời gian này, ngày 17 tháng 11, 2018 HT Thích Nguyên Lý nhận được điện thoại của cháu Đức Tăng Thống là chị Đặng Thị Thu Huyền pháp danh Diệu Thân từ Thái Bình gọi vào và bảo với HT rằng Đức Tăng Thống muốn về chùa Từ Hiếu Sài Gòn.  Nói xong Phật tử Diệu Thân đưa điện thoại cho ĐTT nói chuyện với HT Nguyên Lý.  Ngài nói :”Tôi muốn về chùa Từ Hiếu, Sài Gòn.” HT hứa với ĐTT là ngày mai (tức ngày 18 tháng 11, 2018) thì sẽ ra đón Ngài ở Thái Bình.  Tuy nhiên, sau đó vì người tài xế bận công việc nên phải hoãn lại một ngày HT Nguyên Lý mới khởi hành.   Một chuyến đi thật xa và rất khó khăn, nguy hiểm, tốn nhiều thời gian và tài chánh. Chuyến đi gồm thêm một Tu sĩ và ba Phật Tử như là thầy Quảng Hiệp, Phật tử Diệu Thường, Phật tử Quảng Tuyền theo lo ăn uống.  Cũng nên nhớ trước đây, lúc đầu tiên khi Ngài Quảng Độ ra Bắc thì vài ngày sau có một vị tu sĩ pháp danh là Thượng Toạ Thích Từ Giáo, cũng vì lòng thương xót Đức Tăng Thống mà vị này không ngại đường xá xa xôi hiểm trở , một mình mướn xe từ Quảng Trị (?) ra đến Thái Bình trong suốt ngày đêm dưới những cơn mưa tầm tả để được thăm hỏi cũng như an ủi Đức Tăng Thống. Thật cũng là một hành động đáng khâm phục.
            Tại Thái Bình, Phật tử Diệu Thân trung kiên không ngủ nhiều đêm, suy nghĩ cùng cực rốt cuộc vượt qua nhiều cam go mang được Đức Tăng Thống về miền Nam,  và cũng để gặp HT Nguyên Lý đang trên đường đi ra Bắc, thật là nhi nữ phi thường.  Phật tử Diệu Thân và phái đoàn HT Nguyên Lý rốt cuộc thành công trong chuyến đi này, đưa Ngài Quảng Độ bình an về chùa Từ  Hiếu an toàn và như ý.
           
Phần 9: Ngày 22 tháng 11, 2018 – Đức Tăng Thống về lại chùa Từ Hiếu sau 49 (7x7) ngày lưu lạc ngoài Bắc.

            Như trên đã nói, nhờ sự giúp đỡ tận tình của người cháu ruột Ngài là chị Đặng Thị Thu Huyền, pháp danh Diệu Thân và phái đoàn HT Thích Nguyên Lý, Ngài được đưa về chùa Từ Hiếu ở thành phố Sài Gòn chiều ngày 22 tháng 11, 2018.

Phần 10: Ngày 25 tháng 11, 2018 dương lịch- Đức Tăng Thống ban hành Quyết Định số 12/TT/VTT/QĐ thu hồi huỷ bỏ giáo chỉ 18 tấn phong Ban Chỉ Đạo VHĐ nhiệm kỳ 2018-2020 và bãi nhiệm vĩnh viễn chức vụ viện trưởng VHĐ của HT Tâm Liên.           

Ngài viết:
Trích : “Nhận xét rằng, ngày 3 tháng 10 năm 2018 từ sài Gòn, tôi viết bức tâm Thư đưa hai quyết định gởi PTTPGQT phổ biến.  Thứ nhất bãi nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký cùng các chức vụ khác trong Ban Chỉ Đạo Viện Hoá Đạo của Phật Tử Nguyên Chánh Lê Công Cầu kể từ ngày Ký Tâm Thư.  Thứ hai, bãi truất chức vụ Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống dự tính trao cho Hoà Thượng Thích Tâm Liên như đã viết trong bản Di Chúc gởi sang Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế ở Paris để ban hành và công bố ngày nào tôi không còn nữa.  Nhưng hai Quyết Định đề ra trong Tâm Thư đã không được thi hành trong thời gian tôi vắng mặt.  Phật tử Lê Công Cầu vẫn tiếm danh Tổng Thư Ký cho phát hành những văn kiện bất hợp lệ của Viện Hoá Đạo.
- Nhận xét rằng, trong thời gian một tháng vừa qua tôi vắng mặt ở Sài Gòn, Hoà Thượng Thích Tâm Liên đã không có một buổi họp nhân sự Viện Hoá Đạo trong nước cũng như sinh hoạt hải ngoại của GHPGVNTN.  Trái lại, Hoà Thượng còn nhân danh Viện Hoá Đạo ký và phát hành nhiều văn kiện đi ngược lại đường lối, lập trường và Hiến Chương của GHPGVNTN tu chỉnh lần cuối thông qua năm 2015.
- Nhận xét rằng, chỉ trong vòng một tháng tôi vắng mặt tại Sài Gòn, sinh hoạt của Viện Hoá Đạo đã xáo trộn, gây bế tắc và hoang mang cho chư tôn Hoà Thượng, Thượng Toạ, Đại Đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử trong và ngoài nước.

Nay Quyết Định:
Điều 1:  Thu hồi và huỷ bỏ Giáo Chỉ số 18 Tấn Phong Ban Chỉ Đạo Viện Hoá Đạo nhiệm kỳ 2018-2020 của Viện Tăng Thống ký ngày 8 tháng 8 năm 2018.
Điều 2:  Thu hồi và huỷ bỏ Di Chúc viết vào tháng 5 năm 2017 và đã gởi sang Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế  ở Paris để ban hành và công bố ngày nào tôi không còn nữa.  Di chúc này có có điểm dự tính trao chức xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống cho Hoà Thượng Tâm Liên chờ hoàn cảnh thuận duyên tổ chức Đại Hội Khoáng Đại thỉnh cử đức Đệ Lục Tăng Thống.  Cùng với sự thu hồi và huỷ Di Chúc, dự tính chức Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống cũng bị vô hiệu hoá theo.
Điều 3:  Bãi nhiệm vĩnh viễn chức vụ Viện Trưởng Viện Hoá Đạo của Hoà Thượng Thích Tâm Liên, và bãi nhiệm vĩ nh viễn chức vụ Tổng Thư Ký và mọi chức vụ trong Viện Hoá Đạo của Phật tử Nguyên Chánh Lê Công Cầu.
Điều 4: Giải tán mọi nhân sự và chức vụ trong Ban Chỉ Đạo Viện Hoá Đạo nhiệm kỳ 2018-2020 quy định trong Giáo Chỉ số 18 do Viện Tăng Thống ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2018.
Điều 5: Trong thời gian chờ Viện Tăng Thống triệu tập Đại Hội Bất Thường GHPGVNTN công cử nhân sự mới cho Viện Hoá Đạo, tạm ngưng mọi hoạt động của Viện Hoá Đạo cùng mọi nhân sự Ban Chỉ Đạo quy định trong Giáo Chỉ số 18 do Viện Tăng Thống ban hành ngày 08 tháng 08 , năm 2018.
Điều 6: Trong thời gian chờ đợi Viện Hoá Đạo khôi phục, chiếu điều thứ 37, Chương thứ 9 Hiến Chương GHPGVNTN  tu chính năm 2015.  Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế có trụ sở tại Paris do Cư Sĩ Nguyên Thái Võ Văn Ái điều hành vẫn tiếp tục hoạt động để loan tải tin tức của Viện Tăng Thống GHPGVNTN trên trường quốc tế cũng như cho đồng bào Phật tử trong và ngoài nước.
Điều 7: Giáo Chỉ này có hiệu lực kể từ ngày ký.  Các Điều khoản, Văn Kiện, Quyết Định, Giáo chỉ trái với Quyết Định này đều bị huỷ bỏ.
Điều 8:  Viện Tăng Thống, Giáo Hội các cấp trong và ngoài nước chiếu nhiệm vụ thi hành Quyết Định này.
                                                            Phật Lịch 2562, Sài Gòn ngày 19 tháng 10                                                                              Âm lịch Mậu Tuất, tức 25 tháng 11 năm 2018
                                                                                                Đệ Ngũ Tăng Thống
                                                            Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
                                                                                                                    (ấn ký)”
                                                Hết trích

Trong Quyết Định này, Điều 1, 2, 3, 4 là những Điều bãi bỏ mọi chức vụ trong Giáo Hội của HT Tâm Liên và Cư Sĩ Lê C. Cầu đồng thờl giải tán nhân sự Ban Điều Hành VHĐ, ngoài ra còn có hai Điều rất quan trọng là Điều 5 và Điều 7.

Điều 5 xác định: Trong thời gian chờ Viện Tăng Thống triệu tập Đại Hội Bất Thường GHPGVNTN công cử nhân sự mới cho Viện Hoá Đạo, tạm ngưng mọi hoạt động của Viện Hoá Đạo cùng mọi nhân sự Ban Chỉ Đạo quy định trong Giáo Chỉ số 18 do Viện Tăng Thống ban hành ngày 08 tháng 08 , năm 2018.

Điều 7 xác định: Các Điều khoản, Văn kiện, Quyết Định, Giáo chỉ trái với Quyết Định này đều bị huỷ bỏ.  Điều này có nghĩa là mọi tài liệu thu âm thu hình bảo rằng đây là lời của Đức Tăng Thống nói được thực hiện trước đây bởi những cá nhân hay nhiều người, trái với Quyết Định 12 trên đều bị huỷ bỏ.

Phần 11:  Ngày 02 tháng 12, 2018 dương lịch – HT Thích Tâm Liên Ra Thông Bạch Minh Định Lập Trường Của Viện Hoá Đạo Về Quyết Định Của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giải Tán Nhân Sự Viện Hoá Đạo và Tạm Ngưng Hoạt Động Chờ Đại Hội Bất Thường GHPGVNTN Công Cử Nhân Sự Mới.  Số 37.18/VHĐ/VTR.

Trích và Nhận xét: ( Trích là từ Bản Thông Bạch.  Nhận Xét là ý kiến riêng tôi.)

Trong bản Thông Bạch này HT Tâm Liên căn cứ trong 8 Lý Do như sau để không khâm tuân Quyết Định số 12 ban hành từ VTT:

1. Lý Do 1
1a. Trích 
Xét rằng: Quyết Định số 12 của Đức Tăng Thống không hề có một điều khoản nào gởi đến các đương sự liên quan để thi hành, tất cả Thành Viên Viện Hoá Đạo không hề nhận được Quyết Định theo nguyên tắc hành chánh của Giáo Hội mà chỉ đọc qua Trang Nhà của ông Võ Văn Ái đăng tải, đây là một Trang nhà bất hợp Hiến nên Viện Hoá Đạo xem như không biết đến Quyết Định này. 
 1b. Nhận xét :  
Quyết Định số 12 đã được ban hành từ Viện Tăng Thống và được PTTPGQT loan tải đến tất cả mọi người là điều hợp lý vì xưa nay PTTPGQT vẫn là nơi phát ra những tin tức của VTT và VHĐ cũng như từ VPII. Trong Quyết Định số 12, căn cứ trên Hiến Chương tu chính  năm 2015 có Điều 6 cho phép Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế có trụ sở tại Paris do Cư Sĩ Nguyên Thái Võ Văn Ái điều hành vẫn tiếp tục hoạt động để loan tải tin tức của Viện Tăng Thống GHPGVNTN trên trường quốc tế cũng như cho đồng bào Phật tử trong và ngoài nước.  Do đó không thể nói “đây là một trang nhà bất hợp Hiến, nên Viện Hoá Đạo xem như không biết đến.”  Viện Hoá Đạo không chấp nhận tức là “vi phạm” Hiến Chương năm 2015 một lần nữa.  Thật ra Viện Hoá Đạo đến giờ phút này đã không còn nữa vì đã bị giải tán hai lần.  Lần thứ nhất VHĐ bị giải tán do HT  Tâm Liên dùng và “gia hạn” Hiến Chương 2011 để ban hành chức vụ Chủ Tịch  VPII nên đã vô hiệu hoá Giáo Chỉ số 18 và  Hiến Chương năm 2015 dùng tấn phong HT Tâm Liên vào chức vụ Viện Trưởng Viện Hoá Đạo như trong phần 3.  Lần thứ hai, VHĐ bị giải tán là do Quyết Định số 12 ban hành bởi Viện Tăng Thống như trong phần 10.   Vì không còn ai trong Viện Hoá Đạo nữa nên PTTPGQT chỉ đăng tải trên Trang nhà đó mà thôi.  Tuy nhiên trong Quyết Định số 12 có Điều 8:  Viện Tăng Thống, Giáo Hội các cấp trong và ngoài nước chiếu nhiệm vụ thi hành Quyết Định này. 
            Vì thế không thể lấy Lý Do 1 của bản Thông Bạch ngày 10 tháng 12 , 2018 của HT Tâm Liên để bất khâm tuân Quyết Định số 12 của Viện Tăng Thống.

2. Lý Do 2:
2a. Trích: Xét rằng : Đức Tăng Thống đã dự liệu chuyến đi về Bắc, nên ngày 15.9.2018 Ngài đã gọi Hoà Thượng Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Thích Tâm Liên, Hoà Thượng Thích Nguyên Lý , Tổng Thủ Quỹ Viện Hoá Đạo… đến Thanh Minh Thiền Viện.  Buổi gặp mặt này Ngài dặn dò chu đáo các Phật sự , giao cho HT Tâm Liên Viện Trưởng VHĐ toàn quyền quyết định công việc của Giáo Hội trong thời gian Ngài về an dưỡng tại quê nhà.
 2b. Nhận Xét:  Ngài đã dặn dò Hoà Thượng Thích Tâm Liên toàn quyền quyết định công việc của Giáo Hội, nhưng Ngài đâu có nói HT kiêm luôn chức Xử Lý Thường Vụ của Viện Tăng Thống đâu.  Đây là một việc hiểu lầm mà không có văn tự. Hơn nữa,  dù Ngài có ý muốn như thế nhưng điều đó hôm nay trái với Quyết Định Số 12, Điều 7 xác định: “Các Điều khoản, Văn kiện, Quyết Định, Giáo chỉ trái với Quyết Định này đều bị huỷ bỏ.”  Điều này có nghĩa là mọi tài liệu thu âm thu hình bảo rằng đây là lời của Đức Tăng Thống nói được thực hiện trước đây bởi những cá nhân hay của nhiều người, trái với Quyết Định trên đều bị huỷ bỏ.
            Vì thế không thể lấy Lý Do 2 của bản Thông Bạch ngày 10 tháng 12, 2018 của HT Tâm Liên để bất khâm tuân Quyết Định số 12 của Viện Tăng Thống.

3. Lý Do 3: 
3a. Trích: “Xét rằng:  Tuy Ngài đã trao truyền rõ ràng như vậy, nhưng ngày 03.10.2018, Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế lại đăng tải Tâm Thư qua Quyết Định số 10 với nội dung bãi nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký cùng các chức vụ khác trong Ban Chỉ Đạo Viện Hoá Đạo của Đạo Hữu Nguyên Chánh Lê Công Cầu.  Bãi chức  vụ xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống dự tính trao cho Hoà Thượng Thích Tâm Liên như đã viết trong Di Chúc năm ngoái một khi ĐTT ra đi.  Thấy sự lạ nên Hoà Thượng Viện Trưởng gọi điện thoại xin xác minh, Đức Tăng Thống nói tôi quên, tôi không nhớ có ký hay không, xin lỗi Hoà Thượng bỏ qua cho, do đó Tâm Thư không đóng dấu, xem như đã huỷ bỏ.  Hoà Thượng Nguyên Lý và Đại Đức Minh Bình đều nghe rõ.”
3b. Nhận xét:
Đúng ra đây là Quyết Định số 11/QĐ/TT/VTT chớ không phải Quyết Định số 10 như đã viết trong 3a trên.  Trước khi Đức Tăng Thống đi ra Bắc, Ngài có điện thoại nói chuyện với Cư Sĩ Võ Văn Ái PTTPGQT rằng Ngài đã bãi nhiệm Cư Sĩ Lê Công Cầu và rút lại Di chúc không cho HT Tâm Liên Xử Lý VTT sau này khi Ngài ra đi về cõi Phật.  Đoạn ghi âm rất rõ ràng có trước có sau có tiếng của hai người đối thoại lẫn nhau, Ngài hỏi,  Cư Sĩ Ái trả lời mạch lạc từng câu từng lời, cho nên người ta biết đó là một đoạn audio thật sự, không gian dối.  Hơn nữa , đoạn audio này được truyền đi khắp mọi nơi, mọi người đều nghe và chú ý.  Cho nên không thể nói rằng Ngài không có nói điều đó.  Dù trước đây Đức Tăng Thống có căn dặn gì đi nữa, nhưng  theo Hiến Chương số 15, nếu Điều đó trái với Quyết Định số 12 ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2018 cũng đều bị huỷ bỏ.  Cho nên các thành viên GH phải cập nhật hoá những kiến thức này lại mới theo kịp việc Giáo Hội.   Dù Ngài Quảng Độ có viết trên giấy trắng mực đen trước kia bảo các ông làm gì đi nữa, nhưng theo  Hiến Chương 2015, Quyết Định Số 12, ngày 25 tháng 11, 2018 , Điều 7  thì mọi giấy tờ, dữ kiện, tài liệu bao gồm văn tự, audio, video, lời nói từ miệng… nếu trái lại Quyết Định số 12 này đều bị huỷ bỏ.  Việc cập nhật hoá những văn bản Giáo Hội là nhiệm vụ phải làm và bất khả kháng của mọi thành viên Giáo Hội.
            Vì thế không thể lấy Lý Do 3 của bản Thông Bạch ngày 10 tháng 12 , 2018 của HT Tâm Liên để bất khâm tuân Quyết Định số 12 của Viện Tăng Thống.

4. Lý Do 4:
4a. Trích:
“ Xét rằng: Ngày 24.9.2018 Hoà Thượng Thích Minh Quang, Chánh Văn Phòng Viện Hoá Đạo, Cư Sĩ Minh Hoá, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tài Chánh, theo lệnh Hoà Thượng Viện Trưởng đến chùa Bảo Minh thăm Đức Tăng Thống, trong lúc vấn an Ngài dạy rằng, tất cả công việc tôi đã giao cho Hoà Thượng Thích Tâm Liên toàn quyền rồi, anh Minh Hoá hỏi: vậy Hoà Thượng Thích Chí Viên là phó Viện trưởng, anh Lê Công Cầu là Tổng Thư Ký, Giáo Chỉ số 18 không có gì thay đổi phải không Ôn, Ngài bảo đúng rồi, cứ vậy mà làm (có video ghi nhận). “


4b.Nhận Xét: 
             
            Dĩ nhiên ngày 24 tháng 9, năm 2018 còn quá sớm.  Giáo chỉ số 18 vẫn còn giá trị cho đến khi      ngày 12 tháng 10 năm 2018 dương lịch- HT Tâm Liên căn cứ và “gia hạn” Hiến Chương 2011 đã qúa  hạn để quyết định tấn phong HT H. Việt làm Chủ tịch VP II,  nên vi phạm Hiến chương 2015 như trong Phần 7.  Lúc bấy giờ Giáo Chỉ số 18 bị HT Tâm Liên phá vở và VHĐ bị “đốt” sạch sẽ. Sau đó Ngài Quảng Độ từ Bắc trở về cho ra Quyết Định 12 để một lần nữa xác định sự giải tán nhân sự VHĐ và huỷ bỏ chức vụ của HT Tâm Liên vì đó là điều hợp lý.  Cho nên trước sau,  VTT không có gì là mâu thuẩn cả.
            Vì thế không thể lấy Lý Do 4 của bản Thông Bạch ngày 10 tháng 12 , 2018 của HT Tâm Liên để bất khâm tuân Quyết Định số 12 của Viện Tăng Thống.

5. Lý Do 5:
5a. Trích:  “ Xét rằng Ngày 27.9.2018. Hoà Thượng Phó Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Thích Chí Viên vào thăm Đức Tăng Thống tại chùa Bảo Minh, một lần nữa Đức Tăng Thống cũng căn dặn Hoà Thượng Phó Viện Trưởng các Phật sự thiết yếu, đặt niềm tin vào Ban Chỉ Đạo Viện Hoá Đạo mà Ngài đã tấn phong.  Do những căn cứ vững chắc đó nên Hoà Thượng Phó Viện Trưởng đã thay mặt Hoà Thượng Viện Trưởng ban hành Thông Bạch số II ngày 12.10.2018 quy định Cơ Cấu Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Trong Giai Đoạn Hiện Tại qua kim khẩu Đức Tăng Thống. 
5b. Nhận Xét
            Dù Đức Tăng Thống có căn dặn chi nữa,  nhưng theo Hiến Chương số 15, nếu Điều đó trái với Quyết Định số 12 ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2018 cũng đều bị huỷ bỏ.  Cho nên các ông phải cập nhật hoá những kiến thức này lại mới theo kịp việc Giáo Hội.   Dù Ngài Quảng Độ có viết trên giấy trắng mực đen trước kia bảo các ông làm gì đi nữa, nhưng theo  Hiến Chương 2015, Quyết Định Số 12, ngày 25 tháng 11, 2018 , Điều 7  thì mọi giấy tờ, dữ kiện, tài liệu bao gồm văn tự, audio, video, lời nói từ miệng… nếu trái lại Quyết Định số 12 này đều bị huỷ bỏ. Cần phải cập nhật hoá những văn bản Giáo Hội là nhiệm vụ phải làm bất khả kháng của mọi thành viên Giáo Hội.
            Vì thế không thể lấy Lý Do 5 của bản Thông Bạch ngày 10 tháng 12, 2018 của HT Tâm Liên để bất khâm tuân Quyết Định số 12 của Viện Tăng Thống.



6. Lý Do  6:  
6a. Trích :”Xét rằng ngày 9.10.2018, Hoà Thượng Thích Vĩnh Phước tuy thuộc Tăng Đoàn nhưng rất quan tâm đến sức khoẻ Đức Tăng Thống nên đã điện đàm thăm hỏi bằng hệ thống skype ( truyền hình trực tiếp), Đức Tăng Thống xác định là “tôi đã giao việc điều hành Phật sự của Giáo Hội cho Hoà Thượng Tâm Liên, tôi có cách chức đạo hữu Lê Công Cầu đâu, ai nói tôi cách chức.” Video này Hoà Thượng Thích Vĩnh Phước đã đăng tải trên mạng toàn cầu, Phật tử khắp các Quốc Gia, châu lục đều nghe thấy.”
6b. Nhận Xét:        
              Nếu muốn dùng lời Ngài Quảng Độ một cách chính chắn thì phải cập nhật hoá mọi nguồn tin xem lại điều đó , câu nói đó, video đó…có thích hợp  với Quyết Định Số 12 trong Phần 10, Điều 7 vì Điều 7 huỷ bỏ hết tất cả những văn kiện và tất cả những lời nói trước đây của Ngài Quảng Độ nếu những văn kiện và những lời nói đó trái ngược với Quyết Định số 12.
            Vì thế không thể lấy Lý Do 6 của bản Thông Bạch ngày 10 tháng 12, 2018 của HT Tâm Liên để bất khâm tuân Quyết Định số 12 của Viện Tăng Thống.

7. Lý Do 7:
7a. Trích:  “ Xét rằng: Điều quan trọng nhất là ngày 26.10.2018 phái đoàn Đại Diện Hội Đồng Lưỡng Viện do Hoà Thượng Thích Chí Viên, Phó Viện Trưởng VHĐ làm trưởng đoàn.  Hoà Thượng Thích Minh Quang, Chánh Văn Phòng VHĐ làm phó đoàn….ra Bắc vấn an Đức Tăng Thống, buổi vấn an kéo dài suốt 2 giờ đồng hồ, trong đó Ngài đã điện đàm với Hoà Thượng Viện Trưởng Thích Tâm Liên nhắc nhở rằng: “Tôi đã giao toàn quyền cho Hoà Thượng, tôi chỉ tin một mình Hoà Thượng mà thôi, ngoài ra tôi không tin ai hết.  Hoà thượng có toàn quyền lựa chọn những người tài đức đưa  vào phục vụ Giáo Hội. Tổng vụ nào không làm đúng trách nhiệm, Hoà Thượng cứ thay thế”  Lời của Đức Tăng Thống rất quyết liệt và nhắc lui nhắc tới đến 3 lần trước sự chứng kiến của phái đoàn Đại Diện Hội Đồng Lưỡng Viện, Ngài cho phép ghi video để làm chứng liệu.”
7b. Nhận xét:
            1. Thì dù Ngài có nói chi đi nữa, lúc đó chức vụ của HT Tâm Liên cũng vẫn là Viện Trưởng VHĐ như  trong Giáo Chỉ  số 18 là cùng. 
            2. Giấy trắng mực đen cho Điều 7 của bản Thông bạch này chính là Quyết Định số 12, Điều 7.  Điều 7 của Quyết Định số 12 ban hành từ Viện Tăng Thống đã xoá bỏ tất cả những dữ kiện, tài liệu, video, audio nào đã trái ngược việc truất quyền Viện Trưởng VHĐ và giải tán nhân sự VHĐ.
            Vì thế không thể lấy Lý Do 7 của bản Thông Bạch ngày 10 tháng 12 , 2018 của HT Tâm Liên để bất khâm tuân Quyết Định số 12 của Viện Tăng Thống.

8. Lý Do 8:
8a. Trích :” Xét rằng: Ngày 22.11.2018, Hoà Thượng Thích Nhật Ban, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghi Lễ vào chùa Từ Hiếu thăm Đức Tăng Thống.  Đức Tăng Thống dặn dò: Sau này tôi có ra Quyết Định hay Văn Bản gì thì kệ tôi, Quí Thầy phải căn cứ những gì tôi đã giao cho Hoà Thượng Viện Trưởng Thích Tâm Liên mà làm…”
8b. Nhận Xét:
            1. Từ ngữ “những gì” không có ý nghĩa và cũng không được viết thành văn. Người ta cũng có thể hiểu “những gì” bằng nhiều nghĩa trái ngược khác nhau, cho nên lý do nầy không có giá trị như một chứng cứ hay một lập luận.
            2.   Tuy nhiên theo Quyết Định số 12, Điều 7,  bất cứ lời nói hay văn bản nào  ngược với Quyết Định 12 thì bị huỷ bỏ.
            3. Các Thành Viên của Giáo Hội có bổn phận cập nhật hoá mọi thông báo, thông điệp, các quyết định dựa vào Hiến Chương 2015 và Quyết Định số 12 được ban hành từ VTT.    Vì có cập nhật hoá mới có đủ kiến thức và phương án theo kịp công việc của Giáo Hội.
            Vì thế không thể lấy Lý Do 8 của bản Thông Bạch ngày 10 tháng 12 , 2018 của HT Tâm Liên để bất khâm tuân Quyết Định số 12 của Viện Tăng Thống.

Như thế HT Tâm Liên không thể  lấy 8 Lý Do trên của Bản Thông bạch  của HT Tâm Liên Ngày 02 tháng 12, 2018 dương lịch –  Số 37.18/VHĐ/VTR  để bất khâm tuân Quyết Định số 12 được ban hành ngày 25 tháng 11, 2018 từ Viện Tăng Thống, vì như thế là “vi phạm” Hiến Chương 2015 và Quyết Định số 12, trừ trường hợp HT Tâm Liên tách riêng ra khỏi Giáo Hội.  Còn nếu muốn tiếp tục trong Giáo Hội thì HT Tâm Liên phải tuân hành theo  Quyết Định 12 và Hiến Chương 2015.  

III. Luật Phật

1. Hoà Thượng Tâm Liên đã tự ý dùng lại Hiến Chương 2011  không thông qua Đại Hội Khoáng Đại quyết định nên đã làm vô hiệu hoá  tất cả những văn bản đã ban hành trước đó như là:
            a.  Giáo Chỉ số 18/VTT/TT/GC ban hành ngày 8 tháng 8 , 2018 vốn dùng để tấn phong HT Tâm Liên làm Viện Trưởng VHĐ, và thành lập nhân sự VHĐ, do  Đức Tăng Thống ban hành.
            b. Quyết Định VHĐ số 016 .16/VHĐ/QĐ  ban hành ngày 06 tháng 11, 2016 dùng tấn phong HT Thích H. Việt là Chủ Tịch Hội Điều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại Hoa Kỳ, và thành lập nhân sự Ban Điều Hành, do  HT Viện Trưởng VHĐ Thích Thanh Quang ban hành.
            c. Giáo chỉ số 16/TT/GC ban hành ngày 17 tháng 01, năm 2016 dùng để tấn phong HT Thích Thanh Quang vào ngôi vị Viện Trưởng VHĐ; tấn phong HT Thích Tâm Liên vào ngôi vị Phó Viện Trưởng VHĐ kiêm nhiệm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự, và chỉ định các nhân sự VHĐ.
            Vì  “vi phạm”  Hiến Chương 2015 và làm vô hiệu hoá toàn thể cơ cấu nhân sự VHĐ bao gồm cả Tứ Chúng qua việc dùng trở lại Hiến Chương 2011,  căn cứ vào Bộ Luật Tứ Phần HT Tâm Liên có thể phạm vào tội “Ngũ Nghịch thứ 5”: Phá Hoại Tăng Đoàn Nhà Phật.
            Phá Hoại Tăng Đoàn Nhà Phật là giới “Ngũ Nghịch”.  Giới này bằng như Giới làm thân Phật bị chảy máu nên nghiệp quả rất nặng.  Theo Bộ Luật Tứ Phần, thời gian của kẻ phạm giới Phá Hoại Tăng Đoàn ngồi trong Địa Ngục Vô Gián là Vô Lượng Kiếp.

2. Sau khi có Quyết Định số 12 do VTT ban hành nhằm giải tán nhân sự VHĐ và ngưng lại mọi hoạt động của VHĐ để chờ sự bầu lại, HT Tâm Liên cho ban hành Thông Bạch số 37.18/VHĐ/VTR cho phép Viện Hoá Đạo vẫn sinh hoạt bình thường.  Đó là sự bất khâm tuân Quyết Định số 12 và Hiến Chương năm 2015.  Căn cứ vào Năm Thiên Bảy Tụ trong Bô Luật Tứ Phần, trong 17 Pháp Tăng Tàn thì HT Tâm Liên có thể phạm vào pháp Tăng Tàn số 12 là Giới: Bị Đuổi Mà Không Chấp Hành.    
            Luật Tứ Phần, tập 1, quyển ba , trang 205 còn nói người phạm giới Tăng Tàn bị đoạ vào địa ngục bằng thời gian sống ở cõi Trời Hoá Lạc là 8000 năm, so với thế gian là 2 triệu ba trăm bốn ngàn năm (2,304,000).  Địa ngục này đầy cả tiếng rên la vì tội nhân bị trị tội trong vạc nước sắt nóng nên la rống rất lớn. 
           
            Ngài Quảng Độ ra Quyết Định số 12 là chỉ mới kỷ luật HT Tâm Liên và Cư Sĩ Lê Công Cầu bằng luật hành chánh, chớ chưa dùng luật Phật.  Vì nếu dùng luật Phật thì HT Tâm Liên có thể bị thu giới lại thành người thế tục không còn là Hoà Thượng nữa.  Tu sĩ phạm giới thì Giới thể bị tổn hại gặp nhiều quả báo, nếu muốn sám hối tu lại thì trước phải thông qua phép Yết Ma xưng tội ba lần, sau hầu hạ một Đại Đức khoảng ba năm để chờ xem hạnh kiểm rồi mới cho thọ giới Ba La Đề Mộc  Xoa.  Tuy nhiên trong kiếp này đã phạm trọng giới rồi thì không trông mong gì đắc được một Thánh Quả nào cả.  Ngoài ra, Bộ Luật Tạng còn ghi những vị tu sĩ nào còn ủng hộ hay che chở cho người phạm trọng giới thì đều phạm giới Tăng Tàn.

IV. Thông Bạch Kêu Gọi Từ Viện Tăng Thống – Ngày 17 Tháng 12, Năm 2018.

            Hôm nay khi tôi đang viết bài này thì có nhận được Bản Thông Bạch từ Viện Tăng Thống gởi đến cho Chư Tôn Hoà Thượng, Chư Thượng Toạ, Đại Đức Tăng Ni, và Đồng Bào Phật Tử Trong và Ngoài Nước.
Ngài kêu gọi như sau:
                        Trích “1. Tất cả chúng ta hãy xoá bỏ mọi dị biệt sai lầm trong quá khứ, cùng nhau ngồi lại mà đoàn kết xây dựng Giáo Hội, Y theo Hiến Chương của Giáo Hội mà tấn cử nhân sự mới, chấn chỉnh giới luật, thanh lọc Tăng Ni theo đuổi mục đích cao cả của Giáo Hội và lãnh đạo Giáo Hội có hiệu quả hơn.
                        2. Hoạt động của Viện Hoá Đạo trong thời gian qua không được như ý là do hoàn cảnh đặc biệt lại thiếu nhân sự và mâu thuẩn nội bộ trầm trọng, nên tôi đã ban hành Quyết Định số 12/TT/VTT/QĐ ngày 25/11/2018 tạm ngừng mọi hoạt động của Viện Hoá Đạo trong thời gian chờ duyên sẽ tổ chức Đại Hội Bất Thường công cử nhân sự mới.
                        3. Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế so Đạo Hữu Nguyên Thái Võ Văn Ái đảm nhiệm trong suốt thời gian qua, nay tuổi của Đạo Hữu cũng đã cao, cần sự tịnh dưỡng nhiều hơn; nên để giảm thiểu công việc cho PTTPGQT tại Paris, tôi quyết định từ nay Đạo Hữu Võ Văn Ái chỉ lo loan tải tin tức hoạt động của Giáo Hội cho Quốc Tế biết; còn lại các tin tức của Giáo Hội cần loan tải cho chư Tăng và Phật tử trong ngoài nước sẽ do văn phòng Viện Tăng Thống đảm nhiệm.
            Tôi hoàn toàn uỷ thác trọng trách này cho Chư Tôn Đức Tăng Ni và đồng bào Phật Tử các giới “Tác Như Lai Sứ. Hành Như Lai sự” Tôi tin tưởng các Ngài và Quý Phật Tử mạnh dạn, can đãm dấn thân, vượt qua mọi chướng ngại để hoàn thành trách nhiệm cao cả và khó khăn này.
                                                PL. 2062, Sài Gòn, ngày 17 tháng 12 năm 2018
                                                            (Nhằm ngày 11 tháng 11 năm Mậu Tuất)
                                                            Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
                                                            Sa Môn Thích Quảng Độ


            Đức Tăng Thống kêu gọi mọi người xoá bỏ những điểm dị biệt, y theo Hiến Chương GHPGVNTN để xây dựng lại một Giáo Hội thanh tịnh giới luật để tiếp nối truyền thống chư Phật Ba Đời.  Thanh lọc giới luật Giáo Hội hay Tăng Đoàn là công việc của chư Bồ Tát là những vị đã được phó chúc từ các Cổ Phật trong quá khứ,  mà người phàm phu không thể làm được.  Đây là một Thông Bạch  kêu gọi  sự đóng góp tài đức của mình vào Giáo Hội chớ không phải là lá thư xin lỗi như một số người đã lầm tưởng.   Ngài Quảng Độ đang tạo cơ hội cho những vị Hiền đức hay các vị Tăng tài nào có lòng thương tưởng đến Giáo Hội, họ phải là những người có Đức, có tài, có trí huệ sáng suốt, và có sự can đảm, dấn thân vượt qua mọi chướng ngại, muốn dùng tài “kinh bang tế thế” của bản thân mình để phục hồi lại sự nghiệp truyền thừa của Đức Thế Tôn  mãi mãi đến những đời sau,  thì Giáo Hội mới giao lại trọng trách. Còn nếu không có nhân tài xuất hiện mà sự bất lợi lại nhiều thì có thể Ngài sẽ quán xét Tuỳ Duyên định liệu mà không tác không động.  Từ chổ Vô Công Dụng Đạo mà không tác động nhân quả nghiệp lực nữa thì chổ đó gọi là Vô Tác Tam Muội.  Khi đi vào Vô Tác Tam Muội thì không cần phải tạo gây nhân quả thiện ác gì nữa, như bộ Kinh Hoa Nghiêm sau khi được Phật Thích Ca và các Bồ Tát giảng xong, vì nhân duyên truyền Đạo không đủ nên được đưa về chứa trong Long Cung rất lâu, đến khoảng giữa thế kỷ tứ 2 , cho đến khi Ngài Long Thọ là vị Tổ thứ 14  sau khi đắc pháp với Tổ thứ 13 là Ngài Ca Tỳ Ma La,  bấy giờ Ngài Long Thọ mới đi vào Long Cung ở đó 3 tháng đế lấy bộ Kinh Hoa Nghiêm  về lưu chuyển trong cõi thế gian này.  Đến bây giờ chỉ còn thấy có 40 quyển được dịch ra nhiều thứ tiếng.  Cũng cùng thời đó Ngài cũng đi đến một Đại Bảo Tháp ở Nam Thiên Trúc, đọc chú khiến vị Đại Sơn Thần mở cửa Bảo Tháp cho Ngài vào để lấy Mật Chú Đà Ra Ni vốn đã được vị Bổn Tôn là Ngài Kim Cang Tát Đoả cất giữ trong đó suốt mấy vạn năm.  Do đó mà biết, đến nổi Kinh, Chú  khi không đủ duyên cũng phải ẩn đi huống chi là Giáo Hội.
           
            Vô Tác Tam Muội là đắc pháp không gượng ép làm hay Vô Sở Tác.  Tam Muội này làm cho chấm dứt mọi gây tạo nhân duyên nghiệp lực dù đó là thiện nghiệp cũng không làm.  Ngày xưa có  ông Cư Sĩ  Bàng Long Uẩn giàu có  trong vùng,  một hôm ông mang hết vàng bạc của mình lên thuyền, rồi đưa thuyền ra tận ngoài khơi sông Trường Giang rồi nhận chìm đổ vàng xuống bỏ hết trong sông lớn.  Có người hỏi ông rằng nếu ông không dùng thì cho người khác, cớ gì mà mà lại đổ hết xuống giòng sông?  Ông trả lời:
            - Làm phước không bằng vô sự.  Hôm nay ta cho nó của cải; mai này nó mang của cải ta để tạo nghiệp báo, chi bằng đừng cho là hơn.
            Kinh nói rằng Vô Tác Tam Muội là một trong ba cửa Niết Bàn. Nhập vào Vô Tác Tam Muôi được thì đi vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định được.  Vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định được thì vào Diệt Tận Định được; vào Diệt Tận Định được, khi xuất ra sẽ vào Vô Tranh Tam Muội được, nghĩa là không còn bàn cãi về chuyện thị phi, phải, quấy nữa, tức là lìa Có lìa Không.   Lìa Có lìa Không rồi tức là vào Không Tam Muội được.  Đó là ba cửa Hữu Dư/Vô Dư Niết Bàn. 
            Như thế Tâm thư kêu gọi của Ngài Quảng Độ không phải chỉ mở cửa các bậc Hiền nhân, Tăng Tài trở về giúp Giáo Hội, mà Ngài cũng tự mở cửa Hữu Dư Niết Bàn cho chính mình.  Như thế những điều này có thể xảy ra:
            1. Nếu có đủ những vị Hiền đức hay các vị Tăng tài có lòng thương tưởng đến Giáo Hội, những người có Đức, có tài, có trí huệ sáng suốt, và có sự can đảm, dấn thân vượt qua mọi chướng ngại, đó thuận duyên phát huy được mối đạo truyền thừa của GHPGVNTN.
            2. Nếu như tầm kiếm Nhân tài như tìm vàng nổi trên đường đi, người hiền không thấy, kẻ hung ngược quá nhiều; ăn nói thô bạo, nịnh bợ; tâm ý chẳng ngay thì có thể Ngài sẽ quán xét nghiệp thế gian mà  yên lặng nhập vào Vô Tác Tam Muội, sống trong Hữu Dư Niết Bàn, an tâm nhiếp niệm. Đó  cũng là một trong những cách giải quyết của các Thánh đệ tử Phật.  Vì sao?  Vì nếu gượng ép tạo duyên dùng người bất tài, vô trí, hung bạo sau này phải mắc công trở lại quét thu dọn sạch những hậu quả  bê bối do những kẻ ấy tạo ra. Chi bằng không nên dùng người gượng ép một đời để tránh tạo thêm nghiệp quả nhiều đời, cứ để cho Đại Đạo tự xây vần, Chư  Phật và chư Bồ Tát sẽ phối hợp tạo sự cân bằng.   

            Mong mỏi HT Tâm Liên lắng nghe lời kêu gọi trên của Ngài Quảng Độ và trở lại khâm tuân Quyết Định số 12.  Nếu làm được như thế thì đúng là bậc tu sĩ xuất gia không màng danh lợi, công phu tu hành bao năm không mất mát chút nào; trái lại còn gây được công đức to lớn không hổ mặt ân sư. Còn nếu HT gượng ép đi trên con đường ngược lại thì gây biết bao nhiêu khó khăn cho Giáo Hội, và tạo biết bao nghiệp tội cho bản thân mình và người,  cuối cùng không ăn lợi gì mà muôn đời tội khó trả hết, rồi kiếp này rốt lại cũng không được chuyện gì!  Mong HT suy xét để cứu vãn công đức bấy lâu nay chờ ngày đắc Đạo thoát kiếp luân hồi, chớ đừng nên nở đành nhìn công phu tu hành tuôn theo mây  khói.
            Trước khi dừng bút, tôi muốn kể lại một câu chuyện như sau:
            Trong Cổ Học Tinh Hoa có một câu chuyện gọi là Thầy Trò Dạy Nhau
            Thường Tung là thầy của Lão Tử.  Một hôm Thường Tung ốm nặng.  Lão Tử đến thăm thầy và hỏi:
            - Tôi xem tiên sinh mệt nặng.  Dám hỏi tiên sinh còn có câu gì để dạy đệ tử chúng con nữa không?
            Thường Tung nói:
            - Qua chổ cố hương mà xuống xe, ngươi đã hiểu biết điều ấy chưa?
            Lão Tử thưa:
            - Qua chổ cố hương mà xuống xe có nghĩa là không quên nơi quê cha đất tổ, có phải không?
            Thường Tung nói:
            - Ừ phải đấy!  Thế còn qua chổ cây cao mà bước rảo chân, ngươi đã biết điều ấy chưa?
            Lão Tử nói:
            - Qua chổ cây cao mà bước rảo chân, có phải là kính những bậc già cả không?
            Thường Tung nói:
            - Ừ phải đấy! 
Xong rồi Thường Tung liền há miệng ra cho Lão Tử coi và hỏi rằng:
            - Lưỡi ta còn không?
            Lão Tử thưa:
            - Còn
            Thường Tung lại há miệng cho Lão Tử coi một lần nữa và hỏi rằng:
            - Răng ta còn không?
            Lão Tử thưa:
            - Rụng hết rồi thầy ơi!
            Thường Tung mới hỏi:
            - Vậy ngươi có rõ cái lý đó không?
            Lão Tử thưa:
            Ôi!  Lưỡi mà còn lại có phải tại lưỡi mềm không?  Răng mà rụng hết có phải tại răng cứng không?
            Thường Tung nói:
            - Ừ phải đấy!  Việc đời đại để là như thế cả.  Ta không còn gì để nói với ngươi cả.  Thôi ngươi lui ra đi để ta nằm yên nghỉ.
            Câu chuyện đến đây là hết.
1. Ngài Thường Tung dạy đừng quên chổ cố hương đó chính là Đạo Nghĩa Thầy Trò.  Cố hương chỉ nuôi lớn sanh mạng cho ta, nhưng Giáo Hội đối người tu trong Phật Giáo chính nơi nuôi lớn huệ mạng  cho ta, đưa ta dứt khỏi khổ đau, xa lìa sanh tử, nhập Niết Bàn, đời đời an lạc với bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh thì hôm nay đừng bao giờ quên GH, tình nghĩa thầy trò, thâm ân Phật dạy nặng hơn non núi làm sao quên được . Đó mới gọi là qua chổ cố hương mà xuống xe của người Phật Tử. 
            Đối với GHPGVNTN thì đây là sự xây dựng lại nhân sự VHĐ.
2. Ngài Thường Tung dạy qua chổ cây cao mà bước rảo chân, tức là kính trọng các bậc già nua tuổi tác, vì những bậc già nua tuổi tác là những người có kiến thức, kinh nghiệm, việc làm thận trọng, không vì tham sân si mà tác động, nên được an lành.   Người Phật Tử nương theo Giới bổn mà tu hành thì thân tâm được an ổn.  Đó là bài học kính trọng người già nua tuổi tác. 
            Đối với GHPGVNTN thì đây là sự thanh lọc giới luật. Vì Tỳ Kheo nương theo giới luật mà thân tâm an ổn chứng quả thiền định như trong kinh Di Giáo:
            “Cho nên này các Tỳ Kheo, phải trì tịnh giới, đừng để hư khuyết.  Nếu người nào trì tịnh giới, tất có thiện pháp, nếu không có tịnh giới, tất không thể sinh các công đức lành.  Cho nên phải biết Giới là trụ xứ an ổn nhất của các công đức.”

3. Ngài Thường Tung dạy rằng răng cứng nên mất trước, lưỡi mềm nên còn lại chính là hạnh Tuỳ Duyên Nhẫn, trong Phổ Hiền Hạnh Nguyện thì gọi là Tuỳ Thuận Chúng Sanh, nghĩa là tuỳ duyên chúng sanh mà khai thông Đại Đạo.
            Đối với GHPGVNTN thì đây là mở rộng cửa GH ra đón nhận hiền tài.
            Việc làm kêu gọi của Ngài Quảng Độ trong bản Thông Bạch từ VTT hôm nay tự nhiên khế hiệp với ba điều dạy bảo mà ông Lão Tử học từ tiên sinh Thường Tung. Thật là một sự hy hữu trùng hợp.   

Nguyện Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ mọi sự an lành, sức khoẻ viên mãn.
Kính chúc các Chư Tăng Ni Phật Tử thân tâm an lạc, góp sức cho Giáo Hội tạo nhiều công đức.

Huệ Lộc
Tôn Thắng Đạo Tràng
Ngày 19  tháng 12, 2018

No comments:

Post a Comment