BBC - Công an tỉnh Phú Yên vừa loan báo ‘chiến công’ phá tan một ‘tổ chức phản động’ và bắt giữ 10 thành viên cao cấp của tổ chức này tại khu vực núi Đá Bia thuộc huyện Đông Hòa.
Tổ chức này có tên gọi ‘Hội đồng công luật công án Bia Sơn’, Thiếu tướng Phạm Văn Hóa, giám đốc công an tỉnh Phú Yên, cho biết trong cuộc họp báo về vụ việc sáng thứ Hai ngày 6/2.
Đây là tổ chức hoạt động chống lại sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam theo phương thức bất bạo động với phương châm ‘bất chiến tự nhiên thành’.
Hội đồng công luật công án Bia Sơn (Núi Đá Bia) dự đoán Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ cáo chung vào năm 2013 và họ sẽ có thời cơ lên nắm quyền, công an Phú Yên cho biết.
Cũng theo thông tin mà cơ quan điều tra tỉnh Phú Yên cung cấp cho báo giới trong nước, tổ chức này có trên 300 thành viên rải ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và có cả Việt kiều.
Trần Công, người thành lập và đứng đầu tổ chức này, đã bị công an bắt giữ trong cuộc đột kích hôm Chủ nhật ngày 5/2.
Công an Phú Yên tổ chức họp báo
Theo lời Thiếu tướng Hóa trong cuộc họp báo, Trần Công có tên thật là Phan Văn Thu vốn sinh trưởng ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên và năm nay 64 tuổi.
Tổ chức 'phản động'
Trước đây, ông Phan Văn Thu từng sáng lập giáo phái ‘Ân đàn đại đạo’ vào năm 1975. Sau đó ông bị bắt và đưa đi cải tạo trong thời hạn 10 năm. Trong thời gian cải tạo, ông từng trốn trại vào năm 1976 và bị công an bắt lại vào năm 1978. Ông bị cải tạo cho đến năm 1983 thì được thả và bị quản thúc tại địa phương.
Một năm sau ông trốn khỏi Phú Yên vào Đồng Nai và đổi tên là Trần Công như hiện nay, vẫn theo các báo chính thống ở Việt Nam.
Vẫn theo truyền thông trong nước, năm 2004, ông Trần Công về lại Phú Yên và lập căn cứ tại khu du lịch sinh thái Đá Bia và sáng lập Hội đồng Bia Sơn hoạt động cho đến nay.
200 CA võ trang ập vào Hội đồng công luận công án Bia Sơn bắt người
BBC chưa có điều kiện liên lạc và tìm hiểu ý kiến từ phía những người tham gia tổ chức này.
Được biết, cùng bị bắt với ông Trần Công trong cuộc đột kích của công an là các cộng sự chủ chốt của ông như Trưởng Ban khoa giáo Lê Duy Lộc, Trưởng Ban đối nội Võ Thành Lê, Trưởng̉ Ban tổ chức Lê Phúc, Trưởng Ban Hồng vệ pháp Lê Đức Động, Tổng trưởng các ban Đoàn Đình Nam, phó Trưởng Ban nghi lễ Võ Ngọc Cư, Trưởng ban hành luật Tạ Khu, Trưởng ban hành pháp Nguyễn Kỳ Lạc và Lê Trọng Cư, tài xế kiêm vệ sỹ của ông Công.
Tướng công an Hóa cũng cho biết trong cuộc họp báo là sẽ xử lý theo pháp luật các thành viên khác của tổ chức Bia Sơn.
Ông Công và các cộng sự đã bị tỉnh Phú Yên ra quyết định khởi tố với tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’.
Ông Hóa cho biết công an Phú Yên đã thành lập chuyên án C611 để theo dõi hoạt động của tổ chức Bia Sơn và sáng ngày 5/2 đã đột kích vào trung tâm của tổ chức này.
Công an cũng cho hay họ đã tịch thu các tài liệu thể hiện cương lĩnh hoạt động của Bia Sơn cùng một số thiết bị như kíp nổ, bộ đàm, máy tính xách tay, máy quay phim, máy ảnh và tiền mặt.
Tuy nhiên, hiện chưa có nguồn tin độc lập nào khác xác nhận các chi tiết này.
Bắt thêm 1 người trong tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” - Human Rights Watch lên tiếng Phú Yên
Bắt thêm 1 người trong tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”
Đức Huy (thanhnien) - Chiều 7.2, thượng tá Lương Tấn Dĩnh - Phó chánh văn phòng Công an tỉnh Phú Yên cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã bắt tạm giam thêm một người trong tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”.
Đó là Nguyễn Kỳ Lạc (SN 1951, trú P.Xuân Đài, TX.Sông Cầu, Phú Yên) - trưởng ban hoằng pháp có nhiệm vụ tuyên truyền thuyết giảng chủ thuyết công bản của Trần Công (tức là Phan Văn Thu) - người đã bị bắt vào sáng 5.2. Đến nay, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã bắt tạm giam 10 người trong tổ chức nói trên.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120208/bat-them-1-nguoi-trong-to-chuc-hoi-dong-cong-luat-cong-an-bia-son.aspx
Tiềm ẩn bất ổn đằng sau vụ Phú Yên
BBC - Việc bắt giữ 10 người tại tỉnh Phú Yên đầu tháng Hai, được nói thuộc tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”, đã gây nhiều chú ý cho giới quan sát.
Công an Việt Nam nói đã thu giữ "hàng trăm tập tài liệu cương lĩnh phản động", cùng kíp nổ, bộ đàm, tiền bạc.
Phát biểu trên Radio Australia, giáo sư Adam Fforde, từ Đại học Victoria ở Melbourne, cho rằng việc loan báo vụ bắt giữ cho thấy một cuộc khủng hoảng sâu sắc ở Việt Nam vì chính quyền không thể thay đổi cung cách lãnh đạo.
Ảnh - Núi Đá Bia là nơi Hội đồng Bia Sơn hoạt động trong bảy năm qua.
Trong khi đó, ông Phil Robertson, phó giám đốc ban châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, nói với BBC rằng bộ máy an ninh "đang áp dụng tối đa các biện pháp nhằm ngăn cản khả năng nổi dậy có thể xảy ra trong dân chúng".
Phil Robertson: Theo như thông tin chúng tôi nắm được, có ít nhất 33 trường hợp bị xử tù, phần lớn vì vi phạm các điều luật về an ninh quốc gia như điều 88 Tuyên truyền chống nhà nước, điều 79 Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền hay điều 258 Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.
Chúng tôi vẫn chưa biết nhóm hoạt động gồm chín người vừa bị bắt gần đây sẽ bị truy tố như thế nào. Chúng tôi đang chờ đợi thông báo chính thức từ phía chính quyền Việt Nam trước những vấn đề liên quan đến việc tổ chức này làm gì, bị cáo buộc ra sao.
BBC: Ông có ngạc nhiên trước việc xuất hiện một tổ chức gọi là “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”?
Tôi không hề ngạc nhiên trước những kiểu bắt giữ như thế này vẫn tiếp diễn thường xuyên ở Việt Nam. Nhưng tất nhiên, đối với những người giống như tôi làm việc từ bên ngoài Việt Nam thì việc khó khăn là lấy được những thông tin đáng tin cậy để có thể đưa ra bình luận hay bất cứ xác nhận gì.
Bây giờ chúng tôi đang tiến hành điều tra, thu thập thông tin về trường hợp này. Đây cũng là công việc mà chúng tôi phải làm mỗi khi có các trường hợp như thế xảy ra.
Cảm nhận của chúng tôi là không hề ngạc nhiên trước hành động theo dõi của chính phủ đối với những nhóm và tổ chức kiểu này vì họ nhìn thấy ở đâu cũng là kẻ thù.
Thực tế là mọi người chỉ đơn giản thực thi nhân quyền, thực thi quyền tự do ngôn luận, nhóm họp và lập hội. Họ chỉ muốn tiếng nói của họ được lắng nghe và trong một số trường hợp những điều họ nói bị chính quyền cho rằng nó ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước.
Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam nên tự cảm thấy an tâm hơn, nên sẵn lòng cho phép người dân thực thi những quyền đó như quyền tự do ngôn luận, nhóm họp và lập hội.
Tôi nghĩ rằng chính quyền nên lập tức cho phép nhóm những người này có cố vấn pháp lý và luật sư cũng như tiếp xúc gia đình họ. Tuy nhiên, thật không may các hình thức tra tấn và lạm quyền được đã được áp dụng chung ở Việt Nam cho những ai bị giam giữ chưa xét xử vì cáo buộc trước tội danh chính trị như thế này.
Chúng tôi cũng quan ngại công an ở Phú Yên có thể lạm dụng quyền lực để ép họ nhận tội và lạm dụng các biện pháp khác đối với những người bị tạm giam chưa xét xử.
Chúng tôi cho rằng cộng đồng quốc tế nên yêu cầu được tiếp cận ngay lập tức với những người này, và giới ngoại giao ở Hà Nội nên gây áp lực để yêu cầu công khai thông tin, danh tính cũng như nơi giam giữ họ hiện nay và đảm bảo rằng họ sẽ không phải chịu đựng bất cứ hình thức tra tấn nào.
BBC: Thưa ông, có ý kiến cho rằng những vụ bắt giữ như thế này là chỉ dấu cho thấy căng thẳng đang gia tăng tại Việt Nam. Là một người theo dõi thường xuyên tình hình nhân quyền tại quốc gia này, xin ông cho biết suy nghĩ về ý kiến này?
Hiện nay, chính phủ Việt Nam tập trung vào sự chống đối ở mọi dạng và mọi tổ chức. Chính quyền tăng cường sự theo dõi không chỉ trên mạng mà tất nhiên cả các hình thức khác.
Tôi nghĩ rằng chính phủ loại trừ bất cứ các tổ chức nào mà họ cho là có thể gây đe dọa. Họ buộc tội bằng các quy định luật pháp rất mơ hồ và quá chung chung giống như tuyên truyền chống nhà nước hay hoạt động muốn lật đổ chính quyền.
Những điều luật như thế này cho phép giới chức có thể có thêm thời gian thư thả điều tra, và tạm giam họ tại những nơi mà nghiên cứu của chúng tôi cho thấy họ thường bị tra tấn để lấy lời khai theo đúng những gì mà chính quyền cáo buộc họ.
BBC: Sự cứng rắn của chính phủ liệu có thể hiện một sự khủng hoảng chính trị bắt nguồn từ các vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam?
Chúng tôi đánh giá trước bối cảnh thông tin tự do, việc sử dụng ngày càng tăng các mạng xã hội đã khiến chính quyền Việt Nam càng cảm thấy bị đe dọa nhiều hơn. Bởi vì những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động ngày càng trở nên có dũng khí hơn trong việc chia sẻ thông tin ra bên ngoài.
Sự kết nối của mạng internet cũng cho phép mọi người có thể trao đổi các thông điệp và các vấn đề khác nhau như những người chống tham nhũng có thể trao đổi với các nhà vận động quyền đất đai, hay với những nhà hoạt động dân chủ và tự do tôn giáo.
Hiện tượng giao thoa thông tin này đang xảy ra trên mạng internet vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ và bây giờ chắc chắn khiến chính phủ cảm thấy lo ngại.
Họ sẽ quan tâm chú ý đến những mảng thông tin nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Nỗi sợ về ngọn đuốc cháy trên khắp khu vực Trung Đông và về Mùa Xuân Ả Rập. Thậm chí, một vài nhà hoạt động cũng đề cập đến cách mạng hoa nhài ở Việt Nam.
Và hiển nhiên rằng điều này đã tạo ra mối quan ngại lớn trong bộ máy an ninh rằng phải bảo đảm để không có gì nằm ngoài quyền kiểm soát của họ.
Họ đang áp dụng tối đa các biện pháp nhằm ngăn cản khả năng nổi dậy có thể xảy ra trong dân chúng.
Ví dụ là các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Khi ở thời điểm bắt đầu, người xuống đường nói những điều đúng ý chính phủ, như việc chính phủ không hài lòng trước hành động của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Họ đã cho phép những cuộc biểu tình này diễn ra trong vòng một hay hai tuần. Tuy nhiên, không lâu sau đó chính phủ tiến hành ngay các biện pháp trấn áp mạnh tay, một phần bởi vì họ thấy những cuộc biểu tình tiềm ẩn khả năng vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
BBC: Kinh tế Việt Nam nói chung được dự đoán sẽ đi lên. Vậy, ông có nghĩ sẽ là không bình thường nếu cho rằng trong khi kinh tế đang cải thiện thì tình hình chính trị lại đi vào lối mòn?
Đảng cộng sản Việt Nam không đưa ra bất cứ giải pháp mở nào đối với những nhóm hay tổ chức khác mà có chính kiến chống lại nhà cầm quyền.
Quan điểm của chính phủ Việt Nam về thể chế chính trị đa nguyên là cuộc chơi không tồn tại vì nếu họ cho phép bất kỳ ai bày tỏ quan điểm chống lại chính quyền thì bằng cách này hay cách khác họ nghĩ điều này sẽ xóa bỏ chính thể.
Đây là cách nghĩ vô cùng hạn chế về những quan điểm phản kháng chính trị. Đồng thời, nó phản ánh rằng Việt Nam không hề thực thi hay tôn trọng nhân quyền bất chấp thực tế rằng Việt Nam đã thông qua một thỏa thuận quốc tế về các điều khoản cốt lõi của nhân quyền.
Đối với chính phủ Việt Nam, thỏa thuận này chỉ như là mảnh giấy mà họ ký với mục đích nhằm đánh lạc hướng cộng đồng quốc tế.
Chính quyền Việt Nam về nguyên tắc cho rằng nhân quyền có nghĩa là lạm dụng đến quyền cai trị của họ.
BBC: Nhìn sâu hơn, theo ông, những ảnh hưởng chính trong cấu trúc chính trị ở Việt Nam là gì?
Một điều rõ ràng là Bộ Công an đang ngày càng có thế lực ở Việt Nam, họ có mối quan hệ cộng sinh với đảng Cộng sản Việt Nam và với các nhà lãnh đạo như thủ tướng chính phủ.
Bằng việc tạo ra kẻ thù như tuyên bố rằng những người vừa bị bắt đang cố lật đổ chính quyền Việt Nam, điều này giúp họ có lý do để tăng cường quyền lực.
Một phần của điều này còn là việc vi phạm nhân quyền, vi phạm các quyền tự do ngôn luận, cấm tham gia vào các nhóm và tổ chức mà người dân mong muốn.
Những động thái này sẽ được bộ công an nhìn nhận là chống lại chính quyền. Và đó là lý do tại sao, họ dùng đến những tội an ninh như điều khoản tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước,v.v.
Các luật lệ này quá chung chung và nhiều lỗ hổng trong việc định nghĩa để được sử dụng dưới bất cứ hình thức nào mà bộ công an muốn biện hộ cho việc xử tù của họ.
BBC: Ông nghĩ gì trước ý kiến một ngày nào đó Việt Nam sẽ nhìn thấy sự hình thành của một Mùa xuân Ả Rập?
Thực sự tôi không thể nói trước điều gì. Chắc chắn có lo sợ như vậy trong tâm khảm những người đứng đầu bộ công an và bộ chính trị, tin rằng đang tồn tại một nhóm hay một tổ chức nào đó muốn có một Mùa xuân Ả Rập ở Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào như vậy. Chúng tôi chỉ nhận thấy những công dân Việt Nam bình thường yêu cầu quyền lợi của mình như việc dân chúng muốn kiềm chế tệ nạn tham nhũng, yêu cầu được viết những gì họ muốn trên các trang blog cá nhân miễn là không có chủ trương gây bạo lực.
Như vậy, rõ ràng là chính phủ đã đánh đồng những người đã ôn hòa thể hiện sự bất đồng chính kiến với hiện tượng Mùa xuân Ả Rập.
Thay vì nên được ghi nhận như là một quốc gia tôn trọng nhân quyền, giới chức đã dùng các biện pháp độc đoán nhất nhằm chống lại các hình thức chống đối chính phủ. Họ đã coi đây là mối nguy hiểm đe dọa đến quyền lực của họ.
Lại nói về trường hợp bắt giữ gần đây ở Phú Yên, tôi nhắc lại, chính phủ nên cho phép những người này được tiếp xúc với gia đình luật sư và đảm bảo rằng họ không bị đối xử ngược đãi trong trại giam.
Tổ chức "phản động" Hội đồng công luật công án Bia Sơn là ai?
Việt Hoàng (eThongLuan) - “…Khu du lịch này gồm 60 công trình kiến trúc lớn nhỏ, xây dựng rải rác trên các triền núi… Phải chăng đây mới là mục đích của vụ án này?...”
Chìm trong núi sự kiện của vụ thu hồi cưỡng chế đất không thành tại Tiên Lãng nên một tin tức khá quan trọng không được dư luận chú ý đó là vụ bắt giữ 9 thành viên của một ‘tổ chức phản động’ có tên là “Hội đồng công luật công án Bia Sơn’”.
Tìm trên Google thì đây là lần đầu tiên chúng ta nghe nói về tổ chức này và chỉ sau khi nghe tin họ đã bị bắt giữ bởi công an tỉnh Phú Yên với tội danh ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’. Theo báo Công an TPHCM thì tổ chức chính trị phản động có danh xưng “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” do đối tượng Phan Văn Thu tức Trần Công (sinh năm 1948, quê ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, đăng ký hộ khẩu thường trú tổ 10, Liêm Trực, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) cầm đầu. ‘Đây là đối tượng đã lập nên tổ chức “Ân đàn đại đạo”, núp dưới danh nghĩa tu hành để hoạt động tình báo, gián điệp. Từ năm 2004 đến năm 2011, Trần Công về Khu du lịch sinh thái Đá Bia (Hòa Xuân Nam, Đông Hòa) làm trung tâm hoạt động để bí mật phát triển tổ chức có danh xưng “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”, hoạt động dưới danh nghĩa “bất bạo động” với âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’.
Ông Phan Văn Thu (Trần Công)
Rất buồn cười cho ‘tổ chức phản động’ này vì âm mưu tuy rất ghê gớm là ‘lật đổ chính quyền nhân dân’ nhưng thủ lĩnh Trần Công lại thu nạp thành viên bằng cách: ‘Một hình thức khác để lôi kéo, ru ngủ mọi người tham gia vào “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”, Trần Công đã tổ chức thuyết giảng, tuyên truyền “Cửu kinh Minh triết” với nhiều nội dung mơ hồ như: “Thống thức chân quang kinh”, “Hệ thống kinh quỹ bát đoạn”, “Chân tính ánh sáng bất đoạn sát na trong hệ thống Tam thiên Đại thiên thế giới”, “Nguyên lý pháp tính bất diệt” .v.v. Hàng ngày, buổi sáng từ 4 đến 5 giờ 30, buổi chiều từ 18 đến 21 giờ, Trần Công trực tiếp thuyết giảng tại Khu nhà hàng Kim Việt để lôi kéo mọi người tham gia’. Không hề thấy các thành viên học tập gì về chính trị hay sử dụng vũ khí gì cả, sao lạ vậy ta?
Một điều nực cười hơn nữa là ‘tổ chức phản động’ này tuy ‘hoạt động bí mật’ nhưng lại thành lập một khu du lịch rộng lớn là “Khu du lịch sinh thái Đá Bia - chi nhánh Công ty TNHH Quỳnh Long có tổng diện tích 48,1ha được bao bọc bởi rừng cấm Đèo Cả, có địa hình phức tạp. Từ trên cao nhìn xuống khu du lịch không khác gì lòng chảo Điện Biên. Bên trong khuôn viên là quần thể với trên 60 công trình kiến trúc được xây dựng rải rác trên các triền núi. Để tạo vỏ bọc trá hình, bọn chúng đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc kiên cố với những cái tên khá mỹ miều như Động Bích Lạp, Động Tam Thanh, Động Đại Bi, Ngọc Động, Thạch Linh cung, nhà hàng Hoàng Trang... Tại mỗi công trình này, các đối tượng vừa sử dụng làm nơi ở, vừa lấy đó làm nơi làm việc, tổ chức các hoạt động và cất giữ tài liệu’, vẫn theo báo Công An TPHCM.
Sau khi tổ chức này bị bắt giữ thì trong buổi họp báo ngày 6/2 thiếu tướng Phạm Văn Hóa, Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên cho biết công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, công dân’ đối với nhóm của Trần Công (Phan Văn Thu).
Ông Lê Đức Động lúc bị bắt
Ông Hóa cho biết ‘qua khám xét, Công an Phú Yên đã thu giữ hàng trăm tập tài liệu thể hiện nội dung cương lĩnh hoạt động của tổ chức, 19 kíp nổ, 10 bộ đàm, 1 ống nhòm, trên 12.000USD, gần 190 triệu đồng tiền Việt Nam và một số phương tiện hoạt động khác’.
Đằng sau những lời lẽ buộc tội nặng nề của chính quyền Việt Nam dành cho tổ chức này và sau khi gạn lọc những thông tin trên báo chí chính thống chúng ta có thể thấy được những gì đằng sau vụ án?
Đầu tiên, dễ nhận thấy nhất là tổ chức này không phải là một tổ chức chính trị mà chỉ là một ‘giáo phái tu hành’ hay đơn giản là một tổ chức dân sự không được chính quyền thừa nhận. Nếu là một tổ chính trị thì bắt buộc phải có danh xưng, thủ lĩnh, cương lĩnh, phải tuyên truyền rộng rãi trên mạng internet… Nếu là một tổ chức vũ trang thì không thể nào chỉ có ‘19 kíp nổ’ (có thể để dùng trong việc xây dựng trên núi). Chứng cớ buộc tội của công an quá yếu và không thuyết phục, với ‘10 bộ đàm, 1 ống nhòm, trên 12.000USD, gần 190 triệu đồng tiền Việt Nam’ thì rất nhiều người Việt Nam cũng có thể cùng chung tội trạng. ‘Hàng trăm tập tài liệu’ mà công an thu được là gì? Nội dung ra sao? Cần công bố rõ ràng chứ không thể mù mờ như thế?
Thứ hai, tổ chức này hoàn toàn hoạt động công khai, họ có cả một khu du lịch rộng lớn với 48 héc-ta, lớn hơn cả khu đầm của anh Đoàn Văn Vươn 8 héc-ta. Khu du lịch này gồm 60 công trình kiến trúc lớn nhỏ, xây dựng rải rác trên các triền núi… Phải chăng đây mới là mục đích của vụ án này?
Thứ ba, vụ án này phản ánh rằng quyền lực ngày càng lớn của Bộ Công an Việt Nam cũng như thái độ bất khoan dung của chính quyền Việt Nam đối với các cá nhân và tổ chức không cùng quan điểm, đúng như nhận xét của giáo sư Adam Fforde từ Đại học Victoria ở Melbourne, khi ông cho rằng ‘việc loan báo vụ bắt giữ cho thấy một cuộc khủng hoảng sâu sắc ở Việt Nam vì chính quyền không thể thay đổi cung cách lãnh đạo’. Xem bài "Tiềm ẩn bất ổn sau vụ Phú Yên" của BBC.
Hệ quả sau vụ này là sự bất ổn ở Phú Yên sẽ gia tăng. Phát súng của Đoàn Văn Vươn đã làm thay đổi hoàn toàn ý thức phản kháng của người dân Việt Nam đối với đảng cộng sản Việt Nam. Người dân đã chuyển đổi thái độ từ nhẫn nhục, cam chịu sang việc sẵn sàng cầm vũ khí để chống lại chính quyền.
Việc chính quyền Việt Nam và tỉnh Phú Yên cần làm ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này như vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng là phải công khai minh bạch trong quá trình điều tra, xét xử các thành viên của tổ chức ‘Hội đồng công luật công án Bia Sơn’. Hãy để những người này được tiếp xúc với các luật sư để các luật sư tư vấn luật pháp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ và cho phép họ được liên lạc với gia đình, tuyệt đối tránh việc bức cung và dùng nhục hình với họ trong lúc bị giam cầm để buộc họ phải nhận tội...
Đã đến lúc chính quyền Việt Nam cần thay đổi và hủy bỏ những điều luật mơ hồ và trái với hiến pháp (ngay cả với Hiến pháp Việt Nam) như điều 88: ‘Tuyên truyền chống phá nhà nước XHCN’ hay điều 79: ‘Âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng’ trong Bộ luật Hình sự nhằm bịt miệng mọi tiếng nói bất đồng của người dân đối với chính quyền.
Không thể buộc tội ‘lật đổ chính quyền’ với một tổ chức hoạt động ‘bất bạo động’ như ‘Hội đồng công luật công án Bia Sơn’.
Việt Hoàng
http://ethongluan.org/component/content/article/1290-hoi-dong-cong-luat-cong-an-la-ai.html
Trước đó, hôm 5 tháng 2, chín người bị công an bắt vì bị vu cho tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Theo truyền thông Việt Nam, người đứng đầu tổ chức là ông Phan Văn Thu, 64 tuổi và cũng là sáng lập viên của “Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn”.
Trang mạng 'bee.net.vn' dẫn lời Thiếu Tướng Phạm Văn Hóa - giám đốc công an tỉnh Phú Yên xác nhận việc này và nói rằng “Các đối tượng bị bắt về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’ theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự”.
Bốn người bị bắt hôm 12 tháng 2, bao gồm: “Vương Tấn Sơn (SN 1953) trú ở thôn Thạnh Lâm, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa - giám đốc công ty THNH Quỳnh Long; Trần Phi Dũng (SN 1966) trú ở thôn Phú Nhiêu, xã Hòa Mỹ Ðông, huyện Tây Hòa; Ðoàn Văn Cư (SN 1966) trú ở thôn Ðại Bình, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên - giám đốc chi nhánh công ty TNHH Hoàng Long tại đèo Cả và Trần Quân (SN 1984) trú ở thôn Lâm Tuyền, thị trấn Dran, huyện Ðơn Dương, tỉnh Lâm Ðồng”.
Tin của 'bee.net.vn' cho biết thêm, công an tỉnh Phú Yên tiếp tục khám xét thu giữ thêm một số tài sản của “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” “cất giấu trong 4 hầm bí mật ở khu du lịch sinh thái Ðá Bia và nhà riêng”.
Số tài sản “bị thu giữ lên tới 80,334 USD, 300 US Canada, 500 US Australia, 229,824.000 VND, một số kim loại màu vàng, 7.7 kg thuốc nổ TNT, 19 kíp nổ, 10 bộ đàm, 1 ống nhòm, 1 máy ảnh, 1 camera, 2 laptop và 1 xe ô tô 7 chỗ hiệu Jolie 77H-6605...”
Theo công an Phú Yên, “Với phương thức hoạt động là ‘bất chiến tự nhiên thành’ tổ chức này nói rằng năm 2013 chế độ cộng sản Việt Nam sẽ bị lật đổ và đây sẽ là thời cơ để tổ chức này lên cầm quyền.”
Không có một nguồn tin độc lập nào để phối kiểm xem nhóm người đó có hoạt động chính trị hay không, hay chỉ là một tổ chức tín ngưỡng không được nhà cầm quyền cấp giấy phép hoạt động.
Những cái tên như “Hội đồng Công luật Công án” hay “Ân đàn Ðại đạo” cho người ta cảm tưởng của một tổ chức tín ngưỡng, không phải tổ chức chính trị. Dù vậy, công an gọi họ là một “tổ chức phản động”. (K.N.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?z=1&a=144479&utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+NguoiVietOnline+%28NG%C6%AF%E1%BB%9CI+VI%E1%BB%86T+Online+%28www.nguoi-viet.com%29%29
Thêm 4 người của ‘Hội đồng công luật công án Bia Sơn’ bị bắt
PHÚ YÊN (NV) -Nhiều cơ quan truyền thông tại Việt Nam hôm 12 tháng 2 đồng loạt loan tin việc công an tỉnh Phú Yên bắt thêm bốn người của tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”.
Trước đó, hôm 5 tháng 2, chín người bị công an bắt vì bị vu cho tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Theo truyền thông Việt Nam, người đứng đầu tổ chức là ông Phan Văn Thu, 64 tuổi và cũng là sáng lập viên của “Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn”.
Trang mạng 'bee.net.vn' dẫn lời Thiếu Tướng Phạm Văn Hóa - giám đốc công an tỉnh Phú Yên xác nhận việc này và nói rằng “Các đối tượng bị bắt về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’ theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự”.
Ông Phan Văn Thu sau khi bị bắt. (Hình: 'bee.net.vn')
Bốn người bị bắt hôm 12 tháng 2, bao gồm: “Vương Tấn Sơn (SN 1953) trú ở thôn Thạnh Lâm, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa - giám đốc công ty THNH Quỳnh Long; Trần Phi Dũng (SN 1966) trú ở thôn Phú Nhiêu, xã Hòa Mỹ Ðông, huyện Tây Hòa; Ðoàn Văn Cư (SN 1966) trú ở thôn Ðại Bình, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên - giám đốc chi nhánh công ty TNHH Hoàng Long tại đèo Cả và Trần Quân (SN 1984) trú ở thôn Lâm Tuyền, thị trấn Dran, huyện Ðơn Dương, tỉnh Lâm Ðồng”.
Tin của 'bee.net.vn' cho biết thêm, công an tỉnh Phú Yên tiếp tục khám xét thu giữ thêm một số tài sản của “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” “cất giấu trong 4 hầm bí mật ở khu du lịch sinh thái Ðá Bia và nhà riêng”.
Số tài sản “bị thu giữ lên tới 80,334 USD, 300 US Canada, 500 US Australia, 229,824.000 VND, một số kim loại màu vàng, 7.7 kg thuốc nổ TNT, 19 kíp nổ, 10 bộ đàm, 1 ống nhòm, 1 máy ảnh, 1 camera, 2 laptop và 1 xe ô tô 7 chỗ hiệu Jolie 77H-6605...”
Theo công an Phú Yên, “Với phương thức hoạt động là ‘bất chiến tự nhiên thành’ tổ chức này nói rằng năm 2013 chế độ cộng sản Việt Nam sẽ bị lật đổ và đây sẽ là thời cơ để tổ chức này lên cầm quyền.”
Không có một nguồn tin độc lập nào để phối kiểm xem nhóm người đó có hoạt động chính trị hay không, hay chỉ là một tổ chức tín ngưỡng không được nhà cầm quyền cấp giấy phép hoạt động.
Những cái tên như “Hội đồng Công luật Công án” hay “Ân đàn Ðại đạo” cho người ta cảm tưởng của một tổ chức tín ngưỡng, không phải tổ chức chính trị. Dù vậy, công an gọi họ là một “tổ chức phản động”. (K.N.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?z=1&a=144479&utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+NguoiVietOnline+%28NG%C6%AF%E1%BB%9CI+VI%E1%BB%86T+Online+%28www.nguoi-viet.com%29%29
Ối giời đã nói phương châm là bất bạo động thì tất ko có kíp nổ đâu các ba. Hai bao cao su đã qua sử dụng chúng còn dựng dc thì kíp nổ đã là cái gì. Rồi còn khối trò đểu nữa chúng sẽ trưng ra. Cái bọn khốn nạn vô liêm sỷ thì chúng chẳng từ thủ đoạn nào. Mất hết lòng tin rồi đảng ơi. Chính đảng mới là bọn phản động chống lại nhân dân và đất nước, làm nhiều trò vô liêm xỉ, nói dối vu oan chẳng ngượng ngùng. Yêu nước sừng sững ai cũng thấy mà đảng còn vu cáo họ là phản động không sợ xấu mặt thì cái vụ này chỉ một mình đảng độc quyền nói lấy được ai tin. Chính quyền và đảng có cái gì tốt nói ra thử coi để dân ủng hộ. Nói không được thì chống lại là phải rồi
ReplyDeleteNgày nay mà nghe cái lưỡi gỗ của đảng thì có mà bán cả nhà cửa người thân ...Hết bịp được ai nữa rồi đảng ngụy quyền cọng việt ơi .
Đọc qua bài báo cho thấy đây là một tổ chức "tôn giáo". Mà tôn giáo là đối thủ của đám gian manh, lừa gạt và vô thần CSVN. Nên chúng muốn tiêu diệt mà không bị chống đối nên vu oan, gía họa cho họ để kiếm cới bắt bớ, thủ tiêu... Các trò gian manh, tàn ác, mọi rợ của CSVN qua 82 năm lúc nào cũng thế...!!!
ReplyDeleteCs luôn như vậy. Người bình thường ai cũng biết cả. Phải giành lại quyền con người bằng nổ lực của toàn dân,đứng lên lật đổ,xoá bỏ bọn côn đồ ác ôn này. Hãy dũng cảm lên,hỡi đồng bào. Đừng để khi nghẹt thở mới vùng dậy sẽ không kịp
ReplyDeleteThật ra "cũng là bản cũ soạn lại" của cái đám cầm quyền cs....vì khu vực Đá bia (dưới chân đèo Cả ) sắp sửa xây con đường hầm mới vì là một công trình lớn cho nên khu này sẽ khu đất béo bở..cho nên bọn cầm quyền tìm cách chiếm hữu để ăn chia ......chứ không gì khác hơn...và dân địa phương ai cũng thấy.....cái bọn "nhà nước" này không khác gì bọn trộm cướp....thấy chỗ nào có tí béo bở là chúng chả tha cho ai .....chán cho cái xứ này quá ....
ReplyDeleteKhu du lịch sinh thái Đá bai là miếng mồi của Quan tham từ lâu rồi! Bọn cán bộ , công an bè đảng địa phương muốn cướp khu sinh thái của đạo giáo ‘Hội đồng công luật công án Bia Sơn’ đó thôi.
ReplyDeleteCái nhà của ông Vươn to thế kia, quân ta bắn nát rồi sau đó cho xe ủi sập phi tang ,chuyện đó còn có thể làm được ,xá gì cái kíp nổ bé con, một cái chứ trăm cái bỏ vào túi quần vứt vào chỗ nào chỗ ấy thành tang vật cũng làm được như chơi. Chờ lúc mọi người đang lu bu nhét vào góc nào đó ,thế là ta có "vật chứng". Khi người ta đã chủ đích hại nhau thì có trời mà biết được!
ReplyDeleteLại một màn dở trò để cướp đất cướp nhà của dân,một ngày không xa sẽ có một Tiên Lãng,Phú yên,Bắc Giang và trên khắp đất nước VN làm giống như Ô Khảm của TQ
ReplyDeleteNơi nào có tiếng ,nơi nào có thể hốt mau ra tiền ,nơi nào có địa thế phong cảnh đẹp ,nơi nào đất rộng đất có giá trị là nơi đó có phản động DÂN OAN chống lại bạo quyền cộng sản ăn cướp .
ReplyDeleteCS CHÚNG NÓ ĐỤC KHOÉT CƯỚP ĐOẠT THÌ PHÃI TRÃ THEO LUẬT NHÂN QUÃ NGÀY KHÔNG XA *** Bà con ơi chúng ta hãy chung sức mỗi người một tay đuỗi lũ cướp này đi .
ReplyDeleteTrừ kíp nổ ra em có tất ! vậy khi các chú ập vào và quăng cho em cá kíp nổ là em thành phản động áh áh ! nguy hiểm quá ! mình tàng trữ nhiều thứ nguy hại cho an ninh quốc gia quá !
ReplyDeleteTạo ra cái vụ án vớ vẩn này để lắng đọng vụ Tiên Lãng, đảng việt cọng là một phường lưu manh và thủ đoạn bật nhất của nhân loại . Buồn cho nước Việt Nam quá ! Khi nào có một đảng sáng suốt vì dân đứng lên đào thải thay thế cái đảng cầm thú quái thai việt cọng này đây.
ReplyDeleteCái tội danh "LỢI DỤNG các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước", theo tôi thấy nó sai bét, bỡi người dân Việt đâu có TỰ DO, DAN CHỦ đâu mà lợi dụng.
ReplyDeleteTheo tôi mục đích chính là vu vạ bắt bỏ tù và cướp đoạt tài sản của cánh nhân, tổ chức dân sự của nhân dân thôi. Một lũ cướp công khai, trắng trợn.
ReplyDeleteMong dư luận chú ý và lên tiếng cho những nạn nhân của vụ án này.
Máy tính, máy chụp hình ,tiền ,vàng ,ngoại tệ các loại.........là tang vật của vụ án!!?? Hô hô hô sao không kê luôn danh sách máy in, đồng hồ đeo tay, bếp ga, bàn ghế, giường ngủ, xà bông, bàn chải đánh răng, dao cạo râu ,bao cao su ... là tang vật của vụ án luôn thể Hô hô hô
ReplyDeleteĐạo diễn vở kịch dở chưa từng thấy ! .. NGU mà cò tỏ ra NGUY HIỂM đích thị là mấy cộng sản đầu trâu này, trong chớp mắt nó có thể vu khống cho con người bất cứ gì,... trốn thuế, quan hệ bất chính, trộm cướp v v ..là coi như XONG ĐỜI CÔ LỰU !
ReplyDeletevùng dạy chậm trễ ngày nào , người dân còn phải chịu tai ương CỘNG SẢN ngày ấy.. không có gì khác hơn là ...TỞM LỢM ĐẾN TẬN CÙNG !
Đúng cái đảng cộng sản ,nó mới là phản động , đảng hại dân cướp của, bán nước như bè lũ cường quyền cộng sản ba đình , không có NHÂN DÂN PHẢN ĐỘNG chống phá thì mới là lạ. Đem chúng ra bắn hết cho nhân dân được nhờ !
ReplyDeleteCướp được nhiều ghê : Khu du lịch, 7 chiếc ô tô và nhiều tài sản. Các đồng chí sẽ được thăng chức.
ReplyDeleteMóa ơi! Ngoài mục kíp nổ (chưa rõ đúng không) thì trong cái danh mục nêu ra có mấy thứ như: máy tính, máy chụp hình, quay phim, bộ đàm, tiền mặt bị thu giữ làm tang vật thì khả năng nhiều người có thể bị kết tội lắm nha. Những cái này rất nhiều người "tàng trữ" đây....Cẩn thận kẻo chúng muốn ăn cướp nhà ai thì chúng kéo bè đảng vào mà phán '' phản động '' lại bị kết tội chống Đảng rồi tha hồ vơ vét cướp sạch .
ReplyDeleteBọn bán nước cọng sản VN ăn lương của dân đóng thuế chưa đã mà còn bày chuyện để làm khổ dân và vu khống cho người dân vô tội những sự hoàn toàn bịa đặt không à. Ngày nay ai mà còn nghe cái lưỡi gỗ của đảng bịp bợm thì có mà chết trong ân hận tức tưởi .
ReplyDeleteAi ,tổ chức nào cũng được miển là lật đổ được bọn cầm quyền hiện tại là toàn dân ăn mừng.
ReplyDelete