Huệ Lộc :
Suy nghĩ về Hai Bản Thông Cáo
của Viện Hoá Đạo đến Hội Thích Như Đạt
1. Đã lâu rồi, từ ngày Hội Thích Thiện Minh không hoạt động nữa, tôi cũng không để ý vào việc sanh hoạt của GHPGVNTN nữa, ngoại trừ một vài phóng ảnh hay viết vài bài Phật Pháp khuyến tấn tu hành cho các bạn hữu duyên. Tôi không biết Hội Thích Như Đạt nầy ra đời lúc nào. Lần đâu qua bức thông cáo của Viện Hoá Đạo (VHĐ) và Văn Phòng II (VPII) cách đây vài ngày, thì được biết có một hội khác thay thế cho hội Thích Thiện Minh là hội Thích Như Đạt, và hội nầy cũng được Giáo hội yêu cầu đừng gởi tiền về cúng dường cho GHPGVNTN ở Viết Nam.
2. Căn cứ vào lá thư Thông bạch, tôi được biết :
Hội Thích Thiện Minh từ lúc thất bại trong danh nghĩa kêu gọi đóng tiền giúp Gíao hội lại quay sang đổi ra tên khác và lấy tên là Hội Thích Như Đạt điều mà VHĐ bảo rằng có sự không kính trọng Giáo hội. Như vậy thì việc dùng tên của cố HT Thích Như Đạt để đặt tên cho hội nầy đã xin phép VHĐ cũng như VPII chưa ?
3. Từ đó tôi lại nêu lên câu hỏi : Sự gởi tiền về Gíao hội trong nước còn gọi là cúng dường chư Tăng. Sự cúng dường nầy là vô vụ lợi hay có kèm theo yêu sách gì không ? Hãy xét hai phần như sau :
a. Về người cúng dường nếu có tâm vô vị lợi thì dầu món đồ cúng dường có người nhận hay không có người nhận cũng không lấy gì làm buồn hay bực tức mới đúng đạo lý. Vì sao ? Vì tâm họ vốn vô vị lợi tức không có sự cầu mong hay lợi dụng, và món đồ cúng dường đó tuy không người nhận nhưng có thể bố thí cho những người khốn khổ khác thì công đức vẫn không suy giảm.
b. Về người nhận của bố thí thì có hai trường hợp xảy ra :
* Trường hợp thứ nhất nếu người bố thí với tâm thành kính, món đồ bố thí trong sạch không đi kèm với những yêu sách ngặt nghèo, người nhận có tâm hoan hỉ không, có tâm lo lắng trước sau vì biết đây là việc phúc điền chớ không vì món ăn hay sự nghèo khó mà nhận. Nếu vậy thì bố thí viên mãn công đức.
* Trường hợp thứ hai người bố thí hoặc không có tâm thành kính, hoặc món đồ bố thí không thanh tịnh hay kèm theo những yêu sách ngặt nghèo, hoặc người nhận thí không cần dùng món đồ, hoặc vì vật thí mà sanh tâm lo sợ trước sau thì công đức bố thí không thành tựu. Lúc đó dù có bố thí mà thật sự không mang đến phước đức cho hai bên. Người nhận lúc bấy giờ không nhận cũng không có lỗi lầm gì. Của phi nghĩa có giàu đâu, người quân tử còn khinh khi món đồ phi nghĩa huống chi là người xuất gia.
Kinh Đại Trí Độ còn chép lại : Ngày xưa khi đức Thế Tôn còn tại thế, có một người Phạm Chí tánh tình kêu ngạo hống hách lại keo kiệt thường hay dùng thô ngữ đối với chư Tăng. Một hôm đức Phật dừng lại nơi cửa nhà ông ta để giảng pháp Nhân Duyên Vô Thường Sanh Diệt. Nghe xong ông ta thấy tự mình đuối lý, không nói được tiếng nào, nên bảo người nhà mang một bát cơm đầy ấp thức ăn ra bố thí cho Phật, và nói :
– Ngài hôm nay giảng pháp hay quá nên tôi cúng dường bát cơm ngon.
Đức Phật trả lời :