Friday, April 7, 2017

(Y Nguyên Mai Trần) Hữu nghị mất Ải Nam Quan


Ải Nam Quan chiếm một vị trí quan trọng trong tâm thức người Việt Nam. Trải qua bao thời đại, lịch sử đã chứng minh người Việt phải hy sinh bao nhiêu xương máu để chống lại ý đồ Hán hóa, giữ vửng biên cương và tồn tại đến ngày nay. Bài viết này không mang tính cách khảo cứu lịch sử nhưng là một cố gắng tóm lược cùng đưa ra nhận định của người viết dựa vào những gì, đã thấy, đã nghe và đã tham khảo một số tài liệu về Ải Nam Quan, theo sau chuyến đi thăm vùng địa đầu Chi Lăng, Lạng Sơn, Cửa khẩu quốc tế Hửu Nghị cuối tháng 1 năm 2011.
Người đọc xin chú ý, trong suốt bài viết, nhiều tên được dùng để chỉ cửa Nam Quan (tham khảo bảng dưới đây) cũng như nhiều chú thích quan trọng của người viết trên một số hình ảnh mà người đọc cần tham khảo.
Phụ lục 1-hình ảnh Nam Quan trước 1950
Phụ lục 2-hình ảnh Nam Quan từ 1950-2011
Phụ lục 3-Đâu là Ải Nam Quan? So sánh vị trí xưa và nay
Phụ lục 4-Cột mốc Km 0 qua nhiều biến đổi
Phụ lục 5-Khu vực Nam Quan theo dòng lịch sử
Phụ lục 6-Tài liệu đề cập đặc biệt đến Nam Quan
Tên  khu vực Ải Nam Quan qua các thời đại . Chú ý: chử Quan= 關 =关 (viết dạng đơn giản)
Kê Lăng Quan  雍鸡关 và Giới Đạo Quan         界首关khoảng 200 BC nămNhà Hán
Đại Nam Quan大南关
Trấn Nam Quan                镇南关
1725Gia Tỉnh nhà Minh
Mục Nam Quan睦南关Jan-1953TQ (Mao)
Hửu Nghị Quan友谊关Jan 1965TQ (Mao + Hồ)
Theo sử Việt
Ải Pha Lủy, Pha dTrước 1406Trước Hậu Lê – Thời Minh
Ẳi Nam QuanThế kỷ 15 cho đến 1/1965 
Cửa khẩu Hửu NghịJan 1965từ 1965-CHXHCNVN
 Nhận Định
Theo sử lược và dử liệu nghiên cứu, biên giới VN và TQ không được phân chia rõ rệt trước thế kỷ 14, người Trung Quốc (TQ) có nhiều tên (xem bảng trên) và người Việt Nam (VN) Ải Pha Lủy để chỉ một khu vực có một đường hẻm nhỏ qua Nam (Việt Nam) đi giữa hai trái núi hay đồi trong vùng đồi núi hiểm trở. Đời vua Hồng Vủ (1368-1398) nhà Minh có xây Chiêu Đức đài. Mặc dù không tìm ra sử liệu đề cập đến một kiến trúc cổng tại khu vực Nam Quan trước Chiêu Đức đài, chúng ta có thể suy luận trước nhà Minh đã có dựng một cửa ải trước Chiêu Đức đài để kiểm soát sự thông thương tại Nam Quan. Sự kiện này thích hợp với chuyện Mạc Đỉnh Chi đi sứ nhà Nguyên năm 1308, sai hẹn, phải ra câu đối để được quan trấn Ái nhà Nguyên mở cửa Ải cho sang. Năm Gia Tỉnh nhà Minh (1725) xây lại Trấn Nam Quan(hình A và B), tham khảo hình A (nguồn TQ) chúng ta thấy cả Chiêu Đức đài. Nơi đây, VN cũng có cửa Ngưỡng đức đài (xem hình B) không biết xây từ lúc nào (tham khảo phụ lục 3 hình 29). Tôn Sĩ Nghị có dâng biểu lên vua Càn long (1736-1795) nói rõ “Từ đài Chiêu-đức đến đô thành nước họ (tức Thăng Long Hà Nội), quân đi chẳng qua chỉ mất sáu ngày…” (tham khảo 16)
Hinh A -Zhen Nan Guan-Victory 23/3/1885 Trấn Nam Quan

Bức ảnh này mô tả quang cảnh của trận đánh tại Nam Quan ngày 23/3/1885. Quân
Pháp thua trận, rút về Lạng Sơn
Hình B Trích từ “Sur les frontieres du Tonkin” bài viết của P Neis khoảng 1884-85 trang 339 (33)
Khảo sát chi tiết hình A và B, vào thời điểm 1885-86, chúng ta thấy toàn cảnh Nam Quan phù hơp với chi tiết ghi lại trong sử liệu (tham khảo Phụ lục 5, điểm 5, 16, 17). Hình A cho ta thấy đài Chiêu Đức được xây phía sau Trấn Nam Quan. Hình B cho ta thấy kiến trúc cổng phía VN mà có lẻ theo Nguyển Trọng Đang, đốc trấn Lạng Sơn 1774  tả lại …Đài không có quán, hai bên tả hửu lợp bằng cỏ; sửa chửa qua loa, vẫn theo như cũ… (Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Quan)
Ngày 26 tháng 6 năm 1887, Công Ước Về Hoạch Ðịnh Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký giữa Pháp và Nhà Thanh. Ngày 21 tháng 04 năm 1891 tiến hành cắm cột mốc tại vùng biên giới gần Trấn Nam Quan. Trong Công Ước có nói rõ biên giới Tonkin (Bắc Việt thời Pháp thuộc)  tại cột mốc 25 (sau là 18) nằm 100m cách Trấn Nam Quan (Porte de Chine à Nam Quan).
Một sự kiện quan trọng theo sử Pháp và bài hồi ký của P Neis trong phái đoàn đàm phán biên giới, khu ải Nam Quan bị tướng De Negrier đặt chất nổ san bằng 25 Tháng 2 1885. Ảnh chụp trong thời gian này (Hình B (nguồn TQ) và  B (nguồn Pháp) cho thấy kiến trúc của Trấn Nam Quan trùng hợp với sử liệu Phụ lục 5, điểm 6, 15, 16.  Sau khi san bằng thì kiến trúc Nam Quan đã được xây dựng lại với hai cổng (tham khảo hình  C,D,E).
Hình C. 1908 Chụp toàn cảnh từ trên đồi phía Việt Nam
Hình D:  1909. Hình chụp trên địa thế VN, thâý rỏ chi tiết tường xây kiểu bậc thang ngắn, so với tường răng cưa bên Trấn Nam Quan, Trung Quốc, dài, hai bên chạy lên tận đỉnh núi (tham khảo hình C)
Hình E: Ảnh chụp năm 1940 cho thấy chức sắc nhà Thanh qua cửa Ải Nam Quan của Việt Nam.
Tóm lại qua sử liệu theo tiến trình thời gian, cho đến 1949 chúng ta thấy được vùng thành ải Nam Quan, có Trấn Nam Quan ở phiá Bắc thuộc Trung Quốc và cửa phía Nam, gọi là ải Nam Quan thuộc về VN và đây cũng là lý do của “ Việt Nam dạng hình cong như chử S, kéo dài từ Ải Nam Quan đến mủi Cà Mau” Từ 1949 ta không thấy hình ảnh của hai kiến trúc này ở Nam Quan vì bị chiến tranh phá hủy Pháp Trung 1884-1886, cách mạng Tôn Trung Sơn chống nhà Thanh (1907), chiến tranh Nhật Trung (1937-1945) và Quốc Cộng (1949). Trấn Nam Quan được trùng tu và đổi thành Mục Nam Quan năm 1953. Năm 1957 Tỉnh Quảng Tây cho xây lại Mục Nam quan, đến năm 1965 thì Mao và Hồ đồng ý đổi tên thành Hửu Nghị Quan (1965) với kiến trúc chính còn tồn tại tới nay.
Nhiều bài viết công phu tố cáo chính phủ Cộng Sản Hà Nội “bán đất, nhường đất” cho Bắc Kinh chẳng những vùng Nam quan mà ở các khu vực khác, riêng về vùng Nam Quan, người viết thấy có ba vấn đề cần minh xác:
1)      Khoảng cách giữa Đồng Đăng tới Ải Nam Quan không rõ, theo “Ðịa-dư Các Tỉnh Bắc-Kỳ” của Ngô Vi-Liễn, Phạm Văn-Thư và Ðỗ Ðình-Nghiêm (Nhà in Lê Văn-Tân xuất-bản, Hà-Nội, 1926) là 5 km , theo “Đi thăm Đất Nước” của Hoàng Đạo-Thuý (Nhà Xuất bản Văn hoá, Hà Nội, 1976), Đồng- Đăng cách biên-giới Trung-quốc 4 km, trong khi VietNamtourism sách lưu hành nội bộ xuất bản 1989 thì Đồng Đăng cách biên giới Trung Quốc là 3 km và sách của Tổng cuộc Du lịch Việt Nam 2010-2011 cũng là 3 km.
2)      Vị trí cửa Ải? Ngưỡng đức Đài nằm đâu?
Theo Đại Nam Nhất thống chí (ĐNNTC) thì Ngưỡng đức đài nằm phía Nam của Trấn Nam Quan (TNQ), tất nhiên không phải cửa Nam. Tham khảo phụ lục 1, hình 6, 7, 8, 9, chúng ta thấy một kiến trúc cổng với 2 bờ tường ngắn (so với hai bờ tường của TNQ chạy dài lên đỉnh núi cả hai phía Đông và Tây). Tất cả hình chụp này sau 1885-86 chỉ có thể được vì kíến trúc mà Nguyển trọng Đang mô tả (hình A) và có cho sửa chữa đã không còn nữa sau khi bị Pháp đặt chất nổ phá hủy ngày 25 thàng 2 1885. Trong ĐNNTC, Nguyển trọng Đang cho biết đài Ngưỡng Đức không biết ai xây và vào năm nào, đài không có quán và hai bên tả hữu lợp bằng cỏ
Bức tường ngắn với cổng về phía Nam có lẽ do người Pháp xây cất, thay thế bức tường xụp đổ – cổng này chính là cửa Ải Nam Quan. TQ cũng cho xây cất lại TNQ. Các kiến trúc này tồn tại đến thập niên 1940?
3)      Cột mốc biên giới 18 ở đâu?
Công ước Pháp Thanh 1886 và 1898 nói rõ: cột mốc 18 cách Porte de Chine à Nam Quan -Trấn Nam Quan lúc bấy giờ – 100m .
Cột biên giới 18 (theo hiệp định Pháp Trung 26-6-1887) chôn ở chân tường cửa Ái Nam Quan VietNam. Hình do quân Nhật chụp tháng 7 1940, trên cột có viết “Trung Việt Quốc Gíới, Trấn Nam Quan ngoại, đệ thập bát hiệu, No 18 Frontiere”
Cột mốc này 18 đả mất theo ông Vũ Dũng (nguyên thứ trưởng bộ Ngoại giao năm 2007) vì yếu tố thời gian. Nhưng trước đó Vũ Dũng quên rằng năm 1979 đảng CS Việt Nam đã tố cáo TQ “…đã ủi nát mốc biên giới số 18 rồi đặt cột Km 0 sâu vào lảnh thổ VN trên 100m, trên đường quốc lộ (1A bây giờ), coi đó là biên giới giữa TQ và VN ở khu vực này (phụ lục 3 hình 30)http://www.danchimviet.info/archives/4256
Trong tài liệu “Vấn đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc-Nhà xuất bản Sự thật Hà   nội 1979 trang 10” tố cáo Trung quốc ủi nát cột mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam Quan 100m.
Cho dù Ngưỡng đức đài, tường thành ngắn và cột mốc 18 , thời nào ai xây, ai giữ, tất cả đã bị tàn phá bởi chiến tranh liên tiếp với TQ, trong chiến tranh Pháp Trung (1885), Tôn Trung Sơn chống phong kiến nhà Thanh (1907), hay chiến tranh Trung -Nhật (1939), Quốc Cộng (1949) và gần đây Việt Trung (1979) thì Hiệp ước biên giới ký kết 1886 và 1898 cũng phải được thực thi vì cả TQ và CHXHVN thừa nhận : Biên giới Việt Nam cách Trấn Nam Quan 100m.
Nhưng Hiệp định 30-12-1999 1 vô hiệu hóa các hiệp định trước và đồng ý trụ cột Km 0 là  đường ranh biên giới mới nằm giữa cột 1116 và 1117 nằm ngang hai bên của quốc lộ 1A . Cột 1116 thay thế vị trí cột biên giới củ 18. Điều này chứng tỏ dưới áp lực của Bắc Kinh,Chính phủ Hà Nội, tối thiểu2, đã nhường một phần đất vùng Ải Nam quan thuộc Đồng Đăng cho TQ, khoảng cách ước lượng từ 200m đến 500m từ cột Km 0 đến Hửu Nghị Quan (xem hình F).  Taị sao chính quyền Hà Nội, không đòi hỏi TQ tôn trọng công ước 1887 và 1895 (mà TQ đã đồng ý tháng 4/1958), mà lại chấp nhận đường biên giới mới qua cột Km 0-theo hiệp ước 30/12/1999-mà chính phủ Hà Nội tố cáo TQ đả cho san bằng vị trí cột mốc củ và di chuyển cột thay thế mới về phía Vietnam (hình 30 phụ lục 4, Tài liệu vong lục của b Ngoại Giao Hà Ni công bố  15-3-79). Cũng nên nhắc lại Công hàm nhường luôn Hoàng Sa và Trường Sa cũng được ký cùng năm 14/9/58.  Phải chăng đây là quà cho đại huynh Bắc Kinh để được trợ giúp trong thời kỳ anh em đồng chí “môi hở răng lạnh“!
Nói một cách khác để thực thi 16 chử vàng
  • “Ổn định lâu dài”
  • “Hướng tới tương lai
  • “Hữu nghị láng giềng”
  • “Hợp tác toàn diện”
Chính phủ Hà Nôi đã nhượng phần đất lịch sữ thiêng liêng này cho Trung Quốc. Ải Nam Quan không còn nửa, cửa khẩu Hửu Nghị bây gìờ nằm ngoài vùng Ải, cửa này có trạm cảnh sát biên phòng cách xa cột mốc km0 (hay cột mốc 1116) khoảng 100m (hình G) và cột Km 0 cách Hửu Nghị Quan ước tính khoảng 500m  (hình F).
Hinh F
Hinh G :  Trạm Cảnh Sát Biên phòng/và tòa nhà cửa khẩu hửu nghị
Cột Km 0  năm 2000
Cột Km0 : năm 2005, chử Quan biến mất.
Ngày 23 tháng 1 năm 2011, chử Km 0 biến mất
Cột này nằm ngang với cột mốc 1116 và 1117 ngang qua Quốc Lộ 1A (tham khảo phụ lục 3)
Ải Nam Quan bây giờ chỉ còn trong lịch sử, trong tâm tư của bao người dân Việt ê a từ lúc cấp sách đến trường ‘Nước Việt Nam hình cong như chử S chạy dài từ Mủi Cà Mau đến Ải Nam Quan.
————————————————–
1-Ngày 30/12/1999 Nguyễn Mạnh Cầm và Đường Gia Triển ký Hiệp ước về biên gìới đất liền Việt Nam – Trung Quốc xác định “Ở khu vực cưả khẩu Hửu Nghị (map 249C) biên gìới đi qua cột Km 0” (Tài liệu Biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc-Bộ Ngoại Giao, Uỷ ban Biên gìới Quốc Gia, Hà Nôị 2010, dự án được sự trợ giúp của bộ Di Trú Ôxtrâylia-trang 18). Như vậy hiệp định này đả vô hiệu hóa Công ước 1887 và 1895 về Ải Nam Quan mà trang 13 của tài liệu trên nói rỏ  “ Tháng 4/1958 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đồng ý với Trung ương đảng Lao  Động Việt Nam tôn trọng nhìn nhận hiện trạng đường biên giới lịch sử được các Công Ước 1887 và 1895 xác lập”.
2Hữu Nghị Quan đã di chuyển phía Nam, hình 18 (tham khảo hình phụ B) nếu xác thực, trước 6-1940 không thấy có Hửu Nghị Quan và 2 đường hầm, điều này chứng tỏ Hửu Nghị Quan đã di về phía Nam (hình 18, hình phụ A) trong trường hợp này, chi tiết chắc hẳn phải còn tồn trong thư khố bí mật của TQ, và như vậy TQ đã lấn sâu vào lãnh thổ VN. Trong hồi ký của P Neis, có đề cập đến biên giới VN ở phía trước Trấn Nam Quan, gần một con suối nhỏ (le ruisseau) cách khoảng 150m (ước đoán cùa P.Neis, tham khảo hình 28) thì theo bài tường trình của BS Trần đại Sỹ, phải chăng đây là suối Phi Khanh và như thế theo ông Sỹ chúng ta đã mất vài km (25). Vị trí của suối này cần được kiểm chứng vì suối có thề thay đối bởi động lực thiên nhiên hay nhân tạo.
===================================================================================
Phụ lục 1
Hình ảnh Ải Nam Quan trước 1950.
Một số anh dẩn chứng từ nguồn, một số do người viết cung cấp. Tất cả chú thích trên hình ảnh theo nhận định từ người viết dựa vào sử liệu.
Hinh 1 -Zhen Nan Guan-Victory 23/3/1885 Trấn Nam Quan
Bức ảnh này mô tả quang cảnh của trận đánh tại Nam Quan ngày 23/3/1885. Quân
Pháp thua trận, rút về Lạng Sơn.
Hình 2 Trích từ “Sur les frontieres du Tonkin” bài viết của P Neis khoảng 1884-85 trang 339 (33)
Khảo sát chi tiết hình 1 và 2, vào thời điểm 1885-86, chúng ta thấy toàn cảnh Nam Quan phù hơp với chi tiết ghi lại trong sử liệu (tham khảo Phụ lục 5, điểm 5, 16, 17). Hình 1 cho ta thấy đài Chiêu Đức được xây phía sau Trấn Nam Quan. Hình 2 cho ta thấy kiến trúc cổng phía VN mà có lẻ theo Nguyển Trọng Đang, đốc trấn Lạng Sơn tả lại …Đài không có quán, hai bên tả hửu lợp bằng cỏ; sửa chửa qua loa, vẩn theo như cũ… (Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Quan)
Hình 3. 1890-1920: Địa thế toàn cảnh khu vực Nam Quan vẩn còn 2 cửa: Trấn Nam Quan (TQ) và Ải Nam Quan (VN)- cổng thấp và nhỏ hơn và vị trí các đỉnh đồi Đông –Nam và Tây Nam (hình nhỏ).
Description: ww97059 Dong Dang Tonkin Poste Francais bordure frontier 8 postalisch nicht gelaufen 1890-1920 zeitgenoessische Erhaltung (www.delcampe.net)
Hinh 4 . Hình chụp 1905 trên đất TQ, thấy rỏ Chiêu đức đài (bên trái), khu Miếu Quan Đế và Đền chiêu Trung (bên phải)
Hình 5: 1905-1908 nhìn từ phía Trung Quốc, mặt sau của cổng Trấn Nam Quan
Hình 6. 1908 Chụp toàn cảnh từ trên đồi phía Việt Nam
Hình 7:  1909. Hình chụp trên địa thế VN, thâý rỏ chi tiết tường xây kiểu bậc thang ngắn, so với tường răng cưa bên Trấn Nam Quan, Trung Quốc, dài, hai bên chạy lên tận đỉnh núi (tham khảo hình 6)
Hình 8: Ảnh chụp năm 1940 cho thấy chức sắc nhà Thanh qua cửa Ải Nam Quan của Việt Nam.
Hình 9 và 10:  chụp năm 1940. Nguồnwww.flickr.comphoto80@N074633
Hình 11a. Hình chụp khoảng trước 1949, hình 11a và 11b có cùng một kiến trúc, kiến trúc bị phá hủy trong cuộc chiến Quốc Cộng 1949.
Hình 11b.  Khoảng thời gian 1949
Đây là một kiến trúc khác hẳn so với các nhóm hình trên (4, 5, 6, 7, 8). Có vẻ sơ sài vì đã mất hẳn phần kiến trúc phía trên trong cuộc nội chiến tại Trung Cộng vào năm 1949. Hình 11b cho thấy có dáng một nhân vật đang cầm súng đứng phiá trước Trấn Nam Quan (hình chụp từ phía Việt Nam nhìn về TNQ. Tuy nhiên lúc này cổng nhỏ Ải Nam Quan (xem hình 7) có lẻ cũng bị san bằng rồi. Theo sử liệu TQ, trong cuộc giao tranh Quốc cộng vào năm 1949 thì toàn bộ phần trên cổng đã bị phá hoại hoàn toàn (hình 12). So sánh với hình 12, hình 11a và 11b cho thấy Trấn Nam Quan đã được sửa lại sau chiến tranh.
Hình 12 Khoảng 1949. Quân Trung Cộng chụp hình trước tấm biển tạm bợ Mục Nam Quan, ki ến trúc tầng trên bị phá hủy chỉ còn 1 tầng có vòm cổng.
Phụ lục 2
Hình ảnh của Hửu Nghị Quan trong thời gian 1950’s cho đến nay 2011.
Hình 12a: Mục Nam Quan Tháng 6 1955 chụp trên đất Tàu với thứ trưởng ngoại giao Ji Pengfei, nhân dịp Hồ chí Minh hướng dẩn phái đoàn Việt Nam tới gặp thủ tưóng TQ.(http://www.picturechina.com.cn/bbs/thread-7784-1-1.html).
Tham khảo hình 12a và cụm hình 13a, 13b,14,15, kiến trúc 12a khác hẳn, lý do chính phủ Quảng Tây đã cho xây lại Mục Nam Quan, sau đó  Mao và Hồ đổi tên thành Hữu Nghị Quan (1965). Đây là thời điểm mà TQ có thể xây lại Hữu Nghị Quan di về phương Nam (chưa có tài liệu minh xác việc này)
Hinh 13a: 1965 (22)
Quan sát toàn cảnh khu Nam Quan sau 1949-50 , chúng ta không thấy hình ảnh cổng Ái Nam Quan (cổng nhỏ xem hình 6, 7, 8, 9, 10) của Việt Nam, có lẻ đã bị chiến tranh phá hủy hay chính TQ phá hủy vào lúc nào thì chưa thấy tài liệu nào được công bố cả. Chắc chắn tài liệu phải nằm đâu đó bên TQ hay ở cả VN.
Hình 13b:  Năm 2005
Quan sát toàn cảnh khu Nam Quan sau 1949-50 , chúng ta không thấy hình ảnh cổng Ái Nam Quan (cổng nhỏ xem hình 6, 7, 8, 9, 10) của Việt Nam, có lẻ đã bị chiến tranh phá hủy hay chính TQ phá hủy vào lúc nào thì chưa thấy tài liệu nào được công bố cả. Chắc chắn tài liệu phải nằm đâu đó bên TQ hay ở cả VN.
Hình 14:  Năm 2009
Hình 15. Năm 2010
Hinh 12a Chụp tháng 6-1955 cho thấy kiến trúc 2 tầng, mái cong đã được xây lại trùng tu vào n ăm 1957 với kiến trúc 3 tầng (tham khảo hình 13a,13b,14,15) . M ột điều đáng chú ý là hình Mao Trạch Đông trưng bày (hình 12a, 1965) biến mất ở những hình sau. 
Phụ lục 3
Đâu là Ải Nam Quan: So sánh vị trí của Ải Nam Quan xưa và nay
Hình 16: chú thích chử trong hình phụ A và B do người viết. Tài liệu hiếm lấy từ nguồn Chân Mây 2009(http://motgocpho.com/forums/showthread.php?t=11258&goto=nextoldest )
Hình phụ B: Do trinh sát quân Nhật Bản chụp vào tháng 6 năm 1940 trước khi tiến hành “cuộc chiến 3 ngày” nhằm đạt mục đích đưa quân vào lãnh thổ Đông Dương. Hình được mô tả: “…thấy được đường xe lửa Lào Cai-Côn Minh. Lại có đường xe ô-tô từ Đồng Đăng lên tận Trấn Nam Quan. Bờ tường thành này bên trong là đất Trung Quốc, ngay bên ngoài là Bắc bộ Đông Dương”.
Từ cao điểm như trong hình ta thấy rõ vị trí lô cốt như đã xem qua hình B. Có thể lô cốt đã xây dựng trên một nền kiến trúc cổ xưa của Việt Nam.
Hinh A “Từ trên núi Kim Kê  (Jinji, Golden rooster mountain) cao 511m chụp xuống, đây là điểm chiến lược cao  ở vùng này nằm ở cánh trái cửa khẩu Hửu Nghị nhìn từ VN về  hướng TQ, hướng Tây của Hữu Nghị Quan, vòng tròn màu vàng là cao điểm tranh chấp Trung-Việt, hiện thời do quân ta khống chế; Vùng màu xanh lá cây hình tam giác là khu vực gài địa lôi là nơi mà vào đầu tháng 7-2007, phía Trung Cộng đã tuyên bố hoàn tất gỡ bỏ tấm đạn địa lôi (mìn) cuối cùng, bảo đảm thông thương an toàn cho “vùng Hữu Nghị, Hòa bình vạn tuế!”. Vạch dài màu tím là con đường sắt qua lại với Đồng Đăng. Vùng trắng giữa hình có hai cửa đường hầm là điểm cuối của cao tốc Nam Ninh đến Bằng Tường” . Ảnh do cựu chiến binh Trung Cộng (tham gia chiến tranh biên giới Trung-Việt 1979) chụp vào năm 2005 (21)
Dải núi Kim Kê gồm 3 đỉnh nằm như giá ba chân ngược với vách núi thẳng, về chiến lược rất dể thủ, khó công. Sau chiến tranh Trung Pháp, tướng giử Mục Nam Quan cho xây 3 tháp canh (gọi là Trung, Nam, Bắc tháp). Tháp canh này vẩn còn tồn tại, TQ đang xử dụng như tiền đồn với radar hoạt động suốt ngày đêm. (23)
Hình 17: Ảnh chụp vệ tinh vị trí của Hửu Nghị Quan
Khu vực Hữu Nghị Quan (đóng khung) so với đường biên giới Trung-Việt màu vàng. Ảnh do cựu chiến binh Trung Cộng thiết kế để mô tả lại chiến trận biên giới Trung-Việt năm 1979. Lúc này, Hữu Nghị Quan đã nằm sâu trong đất Trung Cộng từ đời…Hồ Chí Minh!
(24)
Hình 18. Ngày 25 tháng 2 2009 Việt Nam Trung Quốc cử hành lể chào mừng hoàn thành công tác cắm mốc. (26)
Theo hiệp đinh ký kết ngày 30/12/1999 giữa TQ và VN chấp nhận đường ranh biên giới tại khu vực Hửu Nghị bắt đầu từ cột Km 0 nằm trên đường nối ngang quốc lộ 1A giữa hai cột mốc 1116 (thay cho cột 18) và cột mốc 1117
Hình 19 . Vị trí cột mốc mới (nguồn bộ Ngoại Giao Hà Nội) chú thích người viết
Vị trí cột Km 0 (ngang với cột mốc biên giới mới 1116, tham khảo hình 22)  và cột mốc  1117 và 1118 (cột mốc 19 xưa).
Lưu ý : Cột mốc phân chia biên giới (có tính cách pháp lý) khác với cột cây số không (Cột Km 0). Theo Hiệp ước 30-12-1999 giữa TQ và VN, cột Km 0 vì nằm ngang với cột biên giới 1116 v à 1117 nên cũng  được xem như cột  ranh giới  khởi đầu của Quốc lộ (national route) 1A của VN, và quốc lộ (state route) 322 của TQ.
Hình 20 và 21 Vị trí các cột mốc.
Hình 22. Các ngọn đồi ở phía đông và đông-nam, tây và tây nam vùng ải Nam Quan.
Tham khảo hình 2,3,6,7 và 22a được chụp vào thời Pháp, đồi núi vùng này có độ cao tương đương. Trong hồi ký P.Neis mô tả các ngọn đồi này có độ cao trung bình khoảng 50 đến 60m, với tường thành hình răng cưa chạy dài lên tận đỉnh núi. Trong khi đó so sánh vị trí các hình 3,4,5,6,7, 22 với 18,19,20, 21  chúng ta thấy vị trí những cột mốc mới này chỉ nằm vị trí tương đối bằng phẳng của trái đồi thấp.
Hinh 23:  Cột mốc 1116 nằm trên khu đất cao, ngang với Cột mốc Km 0
Hình 24 : Hình chụp 23 tháng 1 2011 Khoảng cách từcột biên giới (cột cây số 0) đến Hửu Nghị Quan ước lượng 400m-500m
Phụ lục 4
Cột mốc biên giới Km0 qua nhiều biến đổi
 
Hinh 25 : Cột biên giới 18 (theo hiệp định Pháp Trung 26-6-1887) chôn ở chân tường cửa Ái Nam Quan VietNam. Hình do quân Nhật chụp tháng 7 1940, trên cột có viết “Trung Việt Quốc Gíới, Trấn Nam Quan ngoại, đệ thập bát hiệu, No 18 Frontiere” Nguồnhttp://www.danchimviet.info/archives/4256
Cột mốc này 18 (có lẻ đặt tại thành tường cửa Ải về phía VietNam) (xem ảnh 25) đả mất theo ông Vủ Dủng (nguyên thứ trưởng bộ Ngoại giao năm 2007) vì yếu tố thời gian. Nhưng trước đó Vủ Dủng quên rằng năm 1979 đảng CS Việt Nam đã tố cáo TQ “…đã ủi nát mốc biên giới số 18 rồi đặt cột Km 0 sâu vào lảnh thổ VN trên 100m, trên đường quốc lộ (1A bây giờ), coi đó là biên giới giữa TQ và VN ở khu vực này (hình 30)http://www.danchimviet.info/archives/4256
 
Hình 26: năm 2000
Hình 27: năm 2005, chử Quan biến mất.
Hình 28: Tháng 23 tháng 1 năm 2011, chử Km 0 biến mất
Theo chử viết bên hông cột mốc Km 0, Đl 6-8-1965, có thể là ngày cột được dựng lên. Cột này nằm ngang với cột mốc 1116 và 1117 ngang qua Quốc Lộ 1A (tham khảo hình 18, 19)
Vùng ranh giới có dấu hiệu thay đổi không ngừng, điều nay cho ta thấy TQ tìm mọi cách để xóa bỏ vết tích của việc lấn đất. Cột Km 0 luôn luôn thay đổi, nằm trên lằn ranh giới một cách thờ ơ, miển cưởng. Phiá cửa khẩu Việt Nam từ trụ Km 0 đến trạm biên phòng, toàn cảnh có tính cách tạm bợ, đơn giản, trong khi quang cảnh phía TQ vừa mỹ quan vừa uy nghi với những tòa công sự lo việc thông thương qua biên giới. Không hiểu niềm hảnh diện, tự hào của dân tộc VN còn được bao nhiêu?

Quang cảnh cửa khẩu Trung Quốc         Quang cảnh cửa khẩu Hửu Nghị Việt Nam
Hình 28a.  Hồi ký của P Neis  đoạn đầu của trang 338
Hình 28b. Biên bản cấm mốc 1894
Hinh 29 Đại Nam Nhẩt thống Chí -1882
http://www.danchimviet.info/archives/4056 và Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc-Nhà xuất bản Sự thật Hà nội  1979 trang 10
Hình 31: Quang cảnh cửa khẩu Hửu Nghị từ cột Km 0 đến cổng Cảnh Sát Biên Phòng
Hình 32: Một vị quan trấn Ải (thời nhà Nguyễn) 
Phụ lục 5
Tóm lược lịch sử nơi khu vực Ải Nam Quan
Một đặc điểm chung của Trung Quốc khi xua quân tràn vào Việt Nam họ đều phải đi qua ngỏ Ải Nam Quan tiến vào Lạng Sơn, điều này chứng tỏ đây là một vị trí chiến lược quan trọng cho tới ngày nay. Trong suốt các thời đại, Ải Nam Quan đã chứng kiến bao nhiêu chiến tích lịch sử gắn liến với vận mệnh của dân tộc và lảnh thổ Việt Nam.
1.      Tháng 10-979 Đinh Tiên Hoàng và con Đinh Liển bị sát hại. Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính đại thần. Triều thần nổi dậy chống Lê Hoàn, Lê Hoàn dẹp loạn. Nhà Tống thấy loạn diện cớ sai Hầu Nhân Bảo tấn công Đại Cồ Việt qua đường Lạng Sơn, đi qua ải Nam Quan. Trước tình hình khẩn trương, ông lên ngôi xưng là Đại Hành Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Thiên Phúc (980-988). Năm 981, quân Tống bị đánh bại,tướng nhà Tống, Hầu Nhân Bảo bị bắt và bị chém tại  Ải Chi Lăng (1)
2.      Thoát Hoan theo lịnh vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt (Kubilai) dùng kế xin VN qua cửa Ải để phạt Chiêm Thành, thực sự đem quân tấn công Đại Việt bằng đường bộ qua Ải Nam Quan Lạng Sơn, tháng chạp năm Giáp Thân (1284) Thượng Hoàng (vua Thánh Tông) cho triệu các bô lão tới điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý cùng hỏi mưu chước. Các bô lão đều đồng thanh xin đánh. Thế là qua hai hội nghị (Diên Hồng và Bình Than), toàn quốc đã nhất trí kháng địch. Quân bản bộ của Thoát Hoan đến cửa Nam Quan thì ngừng lại. Thoát Hoan phái Bá Tổng A Lý mang thư qua nói: “Bản súy chỉ nhờ đường Nam quốc qua đánh Chiêm Thành, chứ không có bụng gì đâu mà ngại. Nên mở cửa cho bản súy đi và đến đâu chỉ nhờ giúp ít nhiều lương thảo, khi phá xong Chiêm Thành sẽ có trọng tạ. Nhược bằng kháng cự thiên binh, bản súy sẽ không dong tình, bờ cõi sẽ tan hoang, lúc đó có hối cũng đã muộn” (2)
3.      Năm 1285, Thoát Hoan thua trận phải chui vào ống đồng trốn vế Tàu cũng qua ngả Nam Quan. (3)
4.      Năm 1308 Trạng Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, đến cửa khẩu sai hẹn, quan Tàu giử cửa đang chờ, biết nếu trể thì cửa phải đóng, trạng phải ngủ lại trạm dịch, quan vui miệng ra câu đối  “Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua”   (4)
5.      Dưới thời vua Hồng Vủ nhà Minh 1368-1398 Chiêu Đức đài. (Zhaozhong flatform) được xây dựng  tại Nam Quan (hình 1, ( 5))
6.      Tháng 9, mùa Thu 1401, đời nhà Hồ (1401-1407). Nhà Minh sai đại tướng quân Chu Năng, phó tướng quân là bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân sang đánh Hồ Hán Thương (con của Hồ Quý Ly) .Khi tiến quân đến Long châu, Chu Năng chết, Trương Phụ được bổ lên thay. Phụ bèn theo đường Bằng Tường thuộc Quảng Tây tiến quân đến quan ải Pha Lũy (ải Nam Quan), kéo thẳng đến sông Phú Lương… (7)
7.      Tháng 6 Đinh Hợi 1406 Nguyền Trải tiển cha Nguyển Phi Khanh bị vua nhà Minh bắt sang tàu cùng cha con Hồ Quý Ly ở Aỉ Nam Quan.(6)
Năm 1406, tháng 9, nhà Minh sai Chinh Di hữu phó tướng quân đeo ấn Chinh di phó tướng quân Tân Thành hầu Trương Phụ, Tham tướng Huỳnh Dương Bá Trần Húc, đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Pha Lũy (ải Nam Quan) cứ một toán mai phục, một toán hành quân, thay nhau phiên nhau cứu ứng lẫn nhau. (8)
8.   Tháng 6. Mùa hạ 1427, tháng 6, ngày mồng 10, thời vua Lê Lợi,  trấn thủ Quảng Tây Chinh man tướng quân Trấn Viễn Hầu Cố Hưng Tổ của Nhà Minh đem 5 vạn quân, 5 nghìn cổ ngựa, từ Quảng Tây sang cứu viện các thành. Đến cửa ải Pha Lũy (Nam Quan) bị tướng giữ ải Lê Lựu, Lê Bôi đón đánh ngay tại cửa ải, phá tan quân giặc, chém hơn 3.000 thủ cấp, bắt được 500 ngựa. Hưng Tổ thua to chạy về. (9)
9.      Tháng 8 nam 1427 Liểu Thăng bị quân Lê Lợi chém chết tại Ải Chi Lăng, tàn quân Minh trốn về nước qua Ải Nam Quan (7)
10.  Khi họ Trịnh (Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng) đã vào được Thăng Long, Mạc Đăng Dung thấy tình thế bất lợi, cho người nhà Mạc sang kêu với vua Minh rằng họ Trịnh nổi lên tranh ngôi chớ không phải con cháu nhà Lê. Một phái đoàn của Minh triều được cử sang Nam Quan khám xét.
Tháng 3 năm Bính Thân (1596) các quan nhà Lê là Hộ Bộ thượng thư Đỗ Uông, Đô Ngự Sử Nguyễn Văn Giai (sau lại có hai hoàng thân Lê Cánh, Lê Lựu cùng Công Bộ Tả Thị Lang Phùng Khắc Khoan) đem 10 người kỳ mục, 100 cân vàng 1.000 cân bạc, và cái ấn An Nam Đô Thống Sứ của nhà Mạc và cái ấn An Nam Quốc Vương của vua Lê ngày trước lên trình các quan nhà Minh ở Nam Quan..
11.  Các quan nhà Minh đòi vua Lê Thế Tông phải lên gặp họ. Trịnh Tùng đành cử Hoàng Đình Ái, Nguyễn Hữu Liêu đem một vạn quân đi hộ giá. Nhà Minh đòi phải nộp người vàng và ấn vàng như cũ, rồi không chịu đến hội. Chờ không lâu được vua Thế Tông lại trở về.
12.  Tháng tư năm sau, nhà Minh lại mở cuộc họp thứ hai cũng vẫn tại Nam Quan. Lần này 5 vạn quân đi hộ vệ nhà vua cũng do Hoàng Đình Ái chỉ huy, chừng e quan nhà Minh trở mặt bắt vua Lê chăng. Cuộc đàm phán thành tựu vì phái đoàn của nhà Lê chịu nhận chức Đô Thống Sứ và cử phái đoàn sang nộp cống tại Yên Kinh, sau này Phùng Khắc Khoan còn dâng sớ cố nài nhà Minh phong vương cho vua Lê. Từ đó hai nước có sự thông sứ như trước còn nhà Mạc thì được nhà Minh can thiệp nên nhà Lê phải để cao bằng thuộc gia quyến nhà Mạc (10)
13.  Đinh Hợi, năm thứ 5 (1647) thời Lê chân Tông, nhà Minh sai bọn Phan Kỳ đệ tờ sắc cáo, cùng đi với bọn Nhân Chính do Trấn Nam Quan sang nước ta, sắc phong thái thượng hoàng làm An Nam quốc vương. (8b)
14.  Quý Hợi, năm thứ 4 (1683). (Thanh, năm Khang Hy thứ 22).
Tháng 6 năm trước, vua nhà Thanh hạ lệnh cho quan chức Quảng Tây giao trả tù binh gồm những người nhà Mạc là bọn Kính Liêu. Tích Dục tuần phủ Quảng Tây, báo tin ấy cho nước ta biết Triều đình sai phó đô ngự sử Vũ Duy Đoán và trấn thủ Lạng Sơn là hoạn quan Thân Đức Tài cùng nhau đến cửa ải nơi biên giới tiếp nhận tù binh (12)
15.  Năm 1725 Án sát tỉnh Quảng Tây Cam Nhữ Lai vào thời Gia Tĩnh (Yongzheng) nhà Thanh 1722-1735 tu bổ cửa Nam Quan, gồm có một tầng và một cửa đôi để qua lại, năm 1728 cho treo phía trong tường biển đề Trấn Nam Quan, (Zhennan Pass), phía ngoài “Nam cương trọng trấn”. Đời vua Càn Long nhà Thanh, lại cho treo tấm biển “Trung Ngoại Nhất Gia”. Cửa có khóa, chỉ mở khi nào có sứ bộ đi qua (hình 2, ( 13))
16.  Năm 1774. Ðốc trấn Lạng Sơn là Nguyễn Trọng Ðang cho tu sửa, xây lại Ải Nam Quan bằng gạch. Về việc sửa sang đài Ngưỡng Ðức, văn bia của Nguyễn Trọng Ðang ghi khắc có đoạn như sau:
“… Ðài “Ngưỡng-Ðức” không biết dựng từ năm nào; hình như mới có từ khoảng niên hiệu Gia-Tĩnh nhà Minh, ngang với niên-hiệu Nguyên-Hòa, đời vua Lê Trang Tông ở nước ta. Ðài không có quán, hai bên tả hữu lợp bằng cỏ; sửa chữa qua loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê ta trung hưng, đời thứ 14, vua ta kỷ-nguyên thứ 41, là năm Canh tý, ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn-Long nhà Thanh; Ðang tôi làm chức Ðốc-trấn (Lạng-Sơn), trải qua 5 năm là năm Giáp-thìn, sửa chữa lại, xây dựng bằng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng…”.(hình 2, (13,14))
17.  Năm 1788, tháng 10,theo lời cầu viện của Lê Chiêu Thống, vua nhà Thanh Càn Long (1736-1795) cử Tổng đốc lưỡng Quảng, Tôn Sĩ Nghị cầm đại quân sang Đại Việt, đi bằng ba ngả: Cao Bằng do Sầm Nghi Đống; Tuyên Quang do Đề tổng Vân Nam và Quý Châu, họ, Ô; còn Tôn Sĩ Nghị cùng Hứa Thế Hanh qua Trấn Nam Quan tràn vào Đại Việt (15).
Tôn Sỉ Nghị phỏng đoán từ đài Chiêu-đức (Trấn Nam Quan) đến đô thành nước họ (La thành, Hà Nội), quân đi chẳng qua chỉ mất có 6 ngày (16)
18.  Năm 1804, tháng giêng, vua Gia Long trú tất ở Hành cung Thăng Long. Có sứ Tàu là Tề Bố Sâm đến cưả Nam Quan để đem cáo sắc và Quốc Ấn sang tuyên phong. Ngài nghe tin, cho Trương Tấn Bửu, Đặng Trần Thường sung chức quan thượng hầu mạng sứ, lại sai đình thần lựa người đẹp tiếp sứ. (17)
19.  Trong chiến Tranh Trung Pháp, ngày 25 Tháng 2 Năm 1885,Tướng Pháp De Negrier đặt chất nổ san bằng Trấn Nam Quan (Porte de Chine à Nam Quan) (35). Trong cuôc đàm phán về Công Uớc giữa 8 thang 4 đến 4 tháng 5 năm 1885. Pháp và TQ đồng ý biên gìới VN là địa điểm cách Trấn Nam Quan và gần con suối. Suối này cách cổng 150m có lẻ là suối Phi Khanh (tên phong cho con suối nơi Nguyền Trải khóc tiển cha-Nguyển phi Khanh-quan nhà Hồ (1401-1407)- bị bắt giải về Tàu) (hình 28a).
20.  26 tháng 6 năm 1887, Công Ước Về Hoạch Ðịnh Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc ký giữa Pháp và Nhà Thanh. Ngày 21 tháng 04 năm 1891 tiến hành cắm cột mốc tại vùng biên giới gần ải Nam quan. Trong Công Ước có nói rỏ Biên giới Tonkin tại cột mốc 25 (sau là 18) nằm 100m  cách Trấn Nam Quan (porte de Chine à Nam Quan) (hình 28a và 28b)
21.  Sau thỏa uớc Pháp Thanh 1887, Tô Nguyên Xuân (Su Yuanchun) nhà Thanh cho xây lại Trấn Nam Quan với hai tầng lầu và cho xây miếu Quan Đế và đền Chiêu Trung (Zhaozhong hall) phía sau Trấn Nam Quan (18). Cửa Ải của Việt Nam có lẻ cũng được Pháp xây lại cùng thời.
22.  Năm Quang Tự (Guangsu) nhà Thanh 1896, Trấn Nam Quan được trùng tu, dở bỏ miếu Quan Đế và đền Chiêu Trung để xây Pháp Quốc Lầu (18)
23.  Năm 1907Tôn Trung Sơn và Hoàng Hưng phát động cuộc khởi nghĩa Trấn Nam Quanchống Thanh, nhưng thất bại. (19)
24.  Vùng Trấn Nam Quan bị liên tiếp phá hủy bởi chiến tranh Trung Nhật 1937-45 và chiến tranh quốc cộng 1949 , ngày 20-12-1939 quân Nhật bôi xóa chử Trấn Nam quan và đốt  lầu Trấn Nam Quan (19)
25.  Sau 1949 Mao Trạch Đông trùng tu Trấn Nam Quan cho xây thêm tầng các, nóc lợp ngói lưu li (20)
26.  Năm 1957 Chính phủ Quảng Tây trùng tu Mục Nam Quan với kiến trúc ba tầng như hiện nay (18)
27.  Năm 1965 Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đồng ý đổi Mục nam Quan thành Hửu Nghị Quan, phía Việt Nam gọi là cửa khẩu Hửu Nghị cho tới nay 2011.  (22)
28.  Từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tung trên 200.000 quân tấn công Việt Nam ở sáu tỉnh biên giới: Lai ChâuLào CaiHà GiangCao BằngLạng Sơn và Quảng Ninh, và đã chiếm được các thị xã Lào CaiCao BằngLạng Sơn. Bộ binh Trung Hoa vào thị xã Lào Cai bằng thung lũng sông Hồng, vào thị xã Cao Bằng theo thung lũng sông Bằng (Bằng Giang), và vào thị xã Lạng Sơn qua Ải Nam Quan. Có một vài thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng sau khi rút quân ngày 5 tháng 3 năm 1979, quân Trung Quôc vẫn chiếm giữ vùng đất phía nam ải Nam Quan, và trạm hải quan (quan thuế) của Việt Nam phải dời xuống phía nam ải nầy, sâu trong lãnh thổ Việt Nam. (36)
29.  Năm 1999, ngày 30 tháng 12, tại Hà nội, hai ngoại trưởngNguyễn Mạnh Cầm của Việt Nam và Đường Gia Triền của Trung quốc chính thức ký ‘Hiệp ước biên giới trên đất liền’, theo đó Ải Nam Quan thuộc về Trung quốc. Bản hiệp ước này được quốc hội Trung quốc thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2000, và quốc hội Việt Nam thông qua ngày 9 tháng 6 cùng năm, và việc cắm mốc biên giới bắt đầu từ năm 2001 đến cuối năm 2008 là xong.
30.  Ngày 25 tháng 2 2009 Viet Nam Trung Quốc cử hành lể chào mừng hoàn thành công tác cắm mốc. VN chấp nhận phía Nam cột 1116 là cột Km 0 là biên giới VN, là khởi đầu của quốc lộ 1A từ Cửa khẩu Hửu Nghị đến Cà Mau
Phụ lục 6
Tài liệu đề cập đặc biệt về Ải Nam Quan
1490-Tâm Quang-Langlet trong bài “La perception des frontières dans l’Ancien Vietnam à travers quelques cartes vietnamiennes et occidentales” (tạm dịch: Quan niệm biên giới ở Việt Nam thời trước qua vài bàn đồ Việt Nam và Tây Phương) trong quyển “Les frontières du Vietnam, Histoire des frontières de la péninsule indochinoise” (Các biên giới của Việt Nam, Lịch sử các biên giới trên bán đảo Ðông Dương), nhà xuất bản L’Harmattan, 1989, cho biết rằng trên bản đồ Hồng Ðức (được thiết lập vào năm 1490) có vẽ hình một cái đồn để tượng trưng cho ải Nam Quan và có ghi chú là Ải Nam Quan nằm ở huyện Văn Uyên (thuộc trấn Lạng Sơn, tức là thuộc về Việt Nam) và tại đấy có hai đài, đài Chiêu Ðức (thuộc về Trung quốc) và đài Ngưỡng Ðức (thuộc về Việt Nam).
1774-Năm 1774, Ðốc trấn Lạng-Sơn là Nguyễn Trọng Ðang cho tu sửa, xây lại Ải Nam Quan bằng gạch. Về việc sửa sang đài Ngưỡng Ðức, văn bia của Nguyễn Trọng Ðang ghi khắc có đoạn như sau:
“… Ðài “Ngưỡng-Ðức” không biết dựng từ năm nào; hình như mới có từ khoảng niên hiệu Gia-Tĩnh nhà Minh, ngang với niên-hiệu Nguyên-Hòa, đời vua Lê Trang Tông ở nước ta. Ðài không có quán, hai bên tả hữu lợp bằng cỏ, sửa chữa qua loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê ta Trung hưng, đời thứ 14, vua ta kỷ-nguyên thứ 41, là năm Canh tý, ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn-Long nhà Thanh; Ðang tôi làm chức Ðốc-trấn (Lạng-Sơn), trải qua 5 năm là năm Giáp-thìn; sửa chữa lại, xây dựng bằng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng…”.
1882-Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan:
Trấn Nam Quan thuộc nội-địa nước Tàu, dựng dưới đời vua Gia-Tĩnh [1522-1566] nhà Minh. Năm 1726, dưới đời nhà Thanh, niên-hiệu Ung-Chính thứ-ba, quan Án-sát tỉnh Quảng-Tây là Cam Nhũ-Lai có cho tu-bổ lại cửa quan này.
Cửa này dài 110 trượng [khoảng 50m], có đề ba chữ Trấn-Nam Quan — nghĩa là cửa quan
để phòng giữ [trấn] ở phương Nam [hay người phương Nam]. Bên trong cửa này — vẫn
thuộc nội-địa Trung-quốc — có đài Chiêu-Đức và đình Tham-Đường là nơi đón tiếp sứ-bộ
nước ta mỗi khi sang Tàu công-cán và cũng là nơi sứ-bộ Trung-quốc nghỉ-ngơi trước khi
qua cửa quan này để sang nước ta (31). Đối-diện với Trấn-Nam Quan, thuộc xã Đồng-Đăng
và xã Bảo-Lâm thuộc châu Văn-Uyên, trấn Lạng-Sơn có đài Ngưỡng-Đức của nước ta, là
nơi đón tiếp sứ-bộ Trung-quốc qua ta công-cán. Ngưỡng-Đức Đài này trước lợp bằng cỏ;
năm 1774, Đốc-trấn Lạng-Sơn là Nguyễn Trọng-Đang cho tu-sửa, xây lại bằng gạch. Về
việc sửa sang đài Ngưỡng-Đức, văn bia của Nguyễn Trọng Đang ghi khắc có đoạn như sau
: .. ..Đài [Ngưỡng-Đức] không biết dựng tự năm nào; hình như mới có từ khoảng niên-hiệu
Gia-Tĩnh nhà Minh, ngang với niên-hiệu Nguyên-Hoà, đời vua Lê Trang-Tông ở nước ta.
Đài không có quán, hai bên tả hữu lợp bằng cỏ; sửa chữa qua-loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê
ta trung-hưng, đời thứ 14, vua ta kỷ-nguyên thứ 41, là năm Canh-tý, ngang với năm thứ 44
niên-hiệu Càn-Long nhà Thanh; Đang tôi [Nguyễn trọng-Đang] làm chức Đốc-trấn [Lạng-
Sơn], trải qua 5 năm là năm Giáp-thìn; sửa chữa lại, xây dựng bằng gạch ngói, đài mới có
vẻ hoằnh-tráng. ..
Bộ Đại Nam Nhất Thống Chí Quyển 14 viết về Ải Nam quan.
“Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là “Ðại Nam Quan”, phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ “Trung ngoại nhất gia”, dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có “Chiêu đức đài”, đằng sau đài có “Ðình tham đường” (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có “Ngưỡng đức đài” của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ.” (36)
1926-Theo “Ðịa-dư Các Tỉnh Bắc-Kỳ” của Ngô Vi-Liễn, Phạm Văn-Thư và Ðỗ Ðình-Nghiêm (Nhà in Lê Văn-Tân xuất-bản, Hà-Nội, 1926):
“Cửa Nam-Quan ở ngay biên-giới Trung-quốc và Việt-Nam. Kể từ Hà-Nội lên đến tỉnh-lỵ Lạng-Sơn là 150 km; đến cây-số 152 là chợ Kỳ-Lừa; đến cây-số 158 là Tam-Lung; đến cây-số 162 là Ðồng-Ðăng; đến cây-số 167 là cửa Nam-Quan đi sang Long-Châu bên Tàu. Như vậy từ Ðồng-Ðăng lên cửa Nam-Quan có 5 km; từ Kỳ-Lừa lên Nam-Quan mất 15 km [về phía tây-nam chợ Kỳ-Lừa có động Tam-Thanh, trước động Tam-Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô-Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng-Sơn] và từ tỉnh-lỵ Lạng-Sơn lên Nam-Quan là 17 km.”
1960 -Quyển “Phương Ðình Dư địa chí” của Nguyễn Văn Siêu đời Minh Mạng (bản dịch của Ngô Mạnh-Nghinh, Tự Do xuất-bản, Saigon, 1960) thì ghi:
Về cửa hay ải Nam-Quan đời Hậu-Lê trở về trước gọi là cửa Pha-Lũy [hay Pha-Dữ], ở về phía bắc châu Văn-Uyên (1), trấn Lạng-Sơn. Từ châu Bằng-Tường [tỉnh Quảng-Tây] bên Trung-quốc muốn vào nước An-Nam [tức nước ta] phải qua cửa quan này. Theo Cương-mục, cửa Pha-Lũy chính là cửa Nam-Quan ở xã Đồng-Đăng thuộc huyện Văn-Uyên [xưa là Văn-Châu hay Châu Văn], tỉnh Lạng-Sơn. Từ đời Lê trunghưng, người Tàu gọi cửa Pha-Lũy là Trấn-Nam Quan; còn ta thì quen gọi là của hay ải Nam-Quan.
Theo,“Ải Nam Quan trong lịch sử” -sử gia Trần Gia Phụng, Thư viện Tiếu Lùn, 2006-12-25 :
Mặc dù từ thời Gia Long, thủ đô đã được dời vào Phú Xuân (Huế), tầm quan trọng của Hà Nội không còn như trước kia, nhưng nhà Nguyễn cũng hết sức coi trọng hệ thống cửa ải của Lạng Sơn, đặc biệt là hai cửa ải Nam Quan và Du Thôn. Theo Đại Nam thực lục, “phàm có sứ bộ qua lại thì do ải Nam Quan đưa đi, người phạm tội và dân bị bão xiêu dạt thì do ải Du Thôn”. Vào thời Lê có đặt haihiệu để giữ hai ải, mỗi ải có hai chức quan là chánh và phó thủ hiệu, được cấp một chiếc ấn khắc chữ “Văn Uyên châu quảng úy sứ ty chi ấn” để mỗi khi tiếp lãnh công văn của nhà Thanh thì đóng ấn ấy làm tin. Đến đời Gia Long, nhà vua tiếp tục sử dụng hai quan thủ ải cũ là Nguyễn Đình Minh và Nguyễn Đình Giáp, cho Đình Minh làm Thủ hiệu giữ ải Nam Quan, Đình Giáp làm phó thủ hiệu giữ ải Du Thôn, và cấp cho ấn đồng khắc chữ triện “Văn Uyên châu thủ hiệu chi chương
Tham khảo
1:  Ngô văn Phú -Thời Ngô Đinh Tiền Lê-Lý–Kể chuyện lịch sử nước nhà –NXB Trẻ 2008
2:  Phạm văn Sơn – Việt sử toàn thư- Từ thuợng cổ đến cận đại –trang 183
3:Phạm văn Sơn – Việt sử toàn thư- Từ thuợng cổ đến cận đại –trang 183
4Ngô văn Phú-Kể chuyện lịch sử nước nhà cuối đời Trần –NXB Trẻ 2008 trang 14 vàwww.vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1c_%C4%90%C4%A9nh_Chi
6: Trinh quốc Thiên- Chứng minh lịch sử Ải Nam quan là của Việt Nam
7: Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục quyen v
8: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Bản Kỷ – Quyển VIII trang 307
9:  Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Bản Kỷ – Quyển X trang 347
10: Việt Sử Toàn Thư page 322
11:Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục trang 696
12:  Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục – Chính Biên – Quyển XXXIV trang 745
13 Đại Nam nhất thống chí- 1882 &http://forum.hscva.net/showthread.php?t=1795
14:  Hà Mai Phương – Lưu Chu Thanh Tao, “Từ Cửa Nam Quan đến Ải Chi Lăng, Châu Ôn và núi Phân Mao”, Thư viện Tiếu Lùn, 2002-06-18:
15: Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục trang 993
16: Hoàng Lê nhất thống chí -Ngô Văn Gia phái hồi 12, trang 10
17: Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu – Quyển I
20:  From china Vietnam business gateway
21: Chân Mây- Ô nhục Ải Nam Quan-http://tiengnoitudo.perso.sfr.fr/ainamquan.htm
25:  Bản điều trần của Bác Sỹ Trần Đại Sỹ.
27: Tham khảo tài liệu của sử gia Trương Nhân Tuấn về Ải Nam Quan
28: Tham khảo tài liệu của tác giả Mai Thái Lỉnh “Ái Nam Quan trong Lịch sử”
29: Tham khảo tài liệu của tác giả  Chân Mây “Ô Nhục  Ải Nam Quan”
30: Bàn Tân Định. Bàn v ề Bi ên giới Việt Nam: Vấn đề dữ kiện
31: Ông Ngô Thì-Vị [1774-1821] — con trai út của Ngô Thời-Sĩ — nhân dịp đi sứ Tàu, qua
cửa Trấn-Nam, phải vào đài Chiêu-Đức và đình Tham-Đường ở cửa quan này, có làm bài
thơ về Trấn-Nam Quan, ngụ ý chê người Trung-quốc về những cái hoa mỹ rỗng tuếch và sự trịch thượng của họ.(30)
32:  Phương châm 16 chử vàng
  • “Ổn định lâu dài”
  • “Hướng tới tương lai
  • “Hữu nghị láng giềng”
  • “Hợp tác toàn diện”
33:  Sur les frontieres du Tonkin
Author: Neis, P
34:Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc-Nhà xuất bản Sự thật Hà nội  tháng 4 năm 1979 trang 10 
35: The destruction of the gate of China -25-2-1885
“On 25 February the French blew up the ‘Gate of China’, an elaborate Chinese customs building on the Tonkin-Guangxi border at Zhennan Pass. De Négrier erected a wooden placard on the ruins of the Gate of China, inscribed in Chinese with the words ‘It is not stone walls that protect frontiers, but the faithful execution of treaties’. The message was a pointed allusion to theBac Le ambush in June 1884, in French eyes a treacherous violation by the Chinese of the terms of the Tientsin Accord,signed between France and China on 11 May 1884.
36: Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 –http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung,_1979

No comments:

Post a Comment