Monday, August 4, 2014

Thượng Tọa Thích Giác Đẳng - Sống độc cư có một giá trị lớn đối với người tu tập

 photo 4525072a-1755-443d-a0b9-0bd0a18bfb50_zps7e920ddb.jpg
 
Hỏi: Sống độc cư có một giá trị lớn đối với người tu tập
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 15-7-2014, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng: Khi chúng ta đề cập đến đời sống độc cư thì phải nhận rằng ở trong xã hội nhiều khi người ta hay đặt nặng quan niệm là mình sống phải có gia đình, phải có vợ, có chồng, phải có sự gắng bó với người này với người kia, nhất là trong xã hội ảnh hưởng tôn giáo. Nhưng có một vài hình thái xã hội ở trong đó đặc biệt xã hội Ấn Độ người ta rất trọng những vị ẩn sĩ. Danh từ Mâu Ni là những bậc hiền triết ẩn định một mình được nói nhiều ở trong văn hóa Ấn Độ và đó là kinh nghiệm rất qúi cho cuộc sống của mỗi chúng ta.
Nói một thí dụ, một khi chúng ta có thể tự quyết định về thì giờ của mình. Mình quyết định về lối sống của mình, mình quyết định về nơi mình thích hợp hay không thích hợp thì thật ra rất khó với chúng ta chia sẻ quyết định đó với một người khác. Nói cụ thể hơn, mình ở gần một người bạn xấu hay ở một nơi mà phiền não sanh khởi mình thấy rằng không có lợi cho sự tu tập, không có lợi cho đời sống nội tại thì quyết định ra đi. Và nếu trong lúc đó mình sống một mình thì mình giỏi quyết định hơn là có sự trồng tréo ràng buột với người khác.
 Ở đây, chúng ta cũng thấy trong tất cả những vị sống có những thành tựu lớn về mặt cá nhân như những nhà phát minh hay những người chuyên về một ngành gì đó họ có cuộc sống đặc biệt, cuộc sống của họ vốn chỉ có thể sống một mình thôi và chia sẻ với người khác thật là khó. Đôi khi người khác trở thành một chướng ngại giống như mình bơi trong sông hồ có người khác họ trì họ kéo mình lại làm mình bơi không được. Như vậy trong sự nỗ lực để chuyển hóa cá nhân, thay đổi đời sống cá nhân cái thuận lợi nhất là đời sống độc thân sống một mình.
 Ở trong nhiều thế kỷ người ta có đặt lại câu hỏi rằng không biết những vị tu sĩ có nên có gia đình hay không? Và tại Âu Châu người ta làm cuộc cách mạng từ thời mục sư Martin Luther khi ông thấy rằng những vị linh mục của Catholic gặp nhiều khó khăn đối với đời sống độc thân. Và trong phong trào cải cách giáo người ta đã đưa ra giáo phái Tin Lành, những vị mục sư có gia đình thì người ta cảm thấy ổn định hơn cho việc thờ phượng Chúa và rao giảng phúc âm. Tuy vậy, người ta vẫn thấy không có đời sống nào hoàn hảo hết, nó có điều chắc chắn rằng với cuộc sống có gia đình chia sẻ với người khác hiếm khi một người bạn đời họ có cùng quan niệm họ chia sẻ được với mình tất cả mọi thứ.
Chúng tôi có một kinh nghiệm riêng đối với bản thân của mình, kinh nghiệm này có thể đặc biệt của cá nhân chúng tôi thôi. Đó là mỗi lần chúng tôi đi đâu với một số đông người thì chúng tôi có cảm tưởng như mình phải cố gắng lắm để mình đi chậm lại, còn đi một mình thì chúng tôi đi nhanh hơn. Và khi chúng tôi làm việc thông thường làm việc với nhiều người thì họ giúp chúng tôi nhiều việc nhưng đa phần làm việc với nhiều người chúng tôi cảm thấy rằng mình mất nhiều thì giờ để có thể nói với mọi người nên làm cái gì, cái gì cần làm. Do vậy, có những công việc chúng tôi cần gấp thì chúng tôi làm một mình hơn là nhờ đến người khác. Chúng tôi lấy một ví dụ, có khi cần viết một văn thư lẽ ra giao cho vị Tổng Thư Ký của Giáo Hội viết, nhưng chúng tôi nhờ những vị đó viết rồi các vị gửi đến chúng tôi xem và chỉnh sửa qua lại thì mất nhiều thì giờ nên chúng tôi nghĩ thôi thà mình làm cho nhanh hơn, sự thật là như vậy.
Thì mình thấy rõ ràng là trong cuộc sống để mình có đầy sự nhiệt thành, đầy sự nhiệt tâm để phấn chấn và làm hết sức mình  thì chỉ có đời sống độc cư mới cho chúng ta được có cơ hội để làm cái gì mình muốn làm. Điều này, không có nghĩa chúng tôi phủ nhận những giá trị của những người thân hay giá trị của những người bằng hữu nhưng sự cột chặt sự liên đới quá nhiều với một người nào đó, với một số người nào đó họ chỉ là một cái gì rất vướng mắc trồng tréo rất là khó làm việc.
Bởi vậy, nếu chúng ta đọc kỹ ở trong kinh chúng ta thấy có  một điểm là những bậc ẩn sĩ hay những người ra đi cho cuộc sống nội tâm trong cuộc sống tu tập thì họ chọn con đường độc thân, con đường đó là con đường rất dễ đi, rất dễ để đạt đến. Còn đời sống ràng buột chúng tôi không phủ nhận có những người họ sống có gia đình có những người sống họ gắng liền với người khác thì họ cũng làm nên những việc rất là tốt ,chứ không phải là không có.
Nhưng để đơn giản cuộc sống mình cống hiến cái gì đó thì rất cần một đời sống độc lập, đời sống độc cư, đời sống một mình. Do vậy riêng với cá nhân chúng tôi thì bài kinh Tê Ngưu Một Sừng tạo nên nguồn cảm hứng rất đặc biệt. Khi chúng tôi làm việc chùa có một số Phật tử Việt Nam họ qua đây họ quen với cách sinh hoạt của qúi Ngài ở Việt Nam,  họ hay nói là Ngài Hộ Tông ngày xưa làm thế này, Ngài Giới Nghiêm làm thế kia. Và chúng tôi sống với họ chúng tôi cảm thấy họ là cái giây cột mình nhiều hơn là họ giúp cho mình, giúp rất là ít mà cột rất là nhiều, và do vậy cuối cùng chúng tôi cũng chọn đi một mình. Tại vì sao vậy? Tại vì nó là như vậy đó, mình không thể sống vào trong sự kỳ vọng với người khác.
Và với câu chuyện này chúng tôi muốn chia sẻ. Khi Đức Bồ Tát Ngài rời khỏi thành Ca Tỳ La Vệ thì lúc bấy giờ có một vị Bàlamôn trẻ, Bàlamôn Kondanna ở chùa Kỳ Viên là một người được cái duyên xem tướng của Thái Tử lúc còn nhỏ lúc mới ra đời và cũng là người quyết định đã tạo sự quyết định trong việc đặt tên Thái Tử là Siddhattha – Sĩ Đạt Đa. Thì vị đó mới rủ con cái của Bàlamôn khác đi tìm Thái tử Sĩ Đạt Đa tức là Samôn Cồ Đàm để cùng cộng trú với Ngài, cùng tu tập để chờ một ngày nào đó Ngài trở thành một bậc Đạo Sư chỉ dạy thì những người này sẽ theo
 Ngài. Thì chúng ta được biết rằng Bồ Tát Ngài đã trải qua nhiều cuộc thử thách, sự thử thách lớn nhất là sự tu tập khổ hạnh, Ngài tu tập khổ hạnh đến chỗ gọi là đệ  nhất về khổ hạnh thời bấy giờ là đệ nhất về yểm ly, về bất tịnh thực, Ngài tu tập nhiều pháp về khổ hạnh. Và những vị đạo sĩ ở trong nước lúc bấy giờ không làm được như Ngài nhưng họ rất ngưỡng mộ rất tán thán và họ luôn luôn có hy vọng lớn là nhờ vào khổ hạnh đó mà Ngài thành tựu lớn.
Cho đến khi Đức Bồ Tát thấy được sự khổ hạnh đó chỉ làm cho khô cạn thân thể bị suy yếu bệnh hoạn và không giúp gì cho tuệ giác hết, Ngài chọn con đường trung đạo. Những vị đạo sĩ đó thất vọng đã nói với nhau rằng: “Samôn Gotama đã bỏ cuộc” Và những người này đã bỏ lại Ngài ra đi. Những vị đạo sĩ đó bỏ Ngài ra đi và Đức Bồ Tát ở lại một mình mà Ngài không có nản lòng. Ngài tiếp tục với quyết định một mình đi theo con đường trung đạo.
Thì hình ảnh đó chúng tôi thấy ở đây có một điểm như vầy nhiều khi ngay cả trong đời sống tu tập chúng ta cũng không thể quá mật thiết với một người nào đó với một nhóm nào đó, mà chúng ta phải biết dám làm dám quyết định, dám đi tới giám sát một mình. Chuyện đó nó không dễ nhưng nó có một giá trị lớn ./.

No comments:

Post a Comment